Search

Bảo Chân đánh máy, Bảo Ngân biên tập

Mô Phật! Bảo Thành xin kính chào quý Thầy, quý Sư Cô cùng các bạn đồng tu. Chúng ta hãy cùng nhau quy ngưỡng về ba ngôi Tam Bảo để bắt đầu buổi đồng tu ngày hôm nay.

 Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải năng lượng tình thương xuống cho mọi loài chúng sanh. Và gia trì cho chúng con miên mật hành trì Mật thiền Chánh niệm hơi thở để lan tỏa tình yêu thương, thắp sáng đuốc tuệ, sống đời tỉnh thức, biết hành trì các pháp thiện, quán chiếu thấu được Vô thường, Khổ và Vô ngã. Chúng con cũng nguyện cầu cho Cửu Huyền Thất Tổ, ông bà cha mẹ, những người thân đã quá vãng được siêu sanh tịnh độ. Nguyện cho hàng đệ tử chúng con thân tâm thường an lạc, bệnh tật tiêu trừ, phiền não đoạn diệt, tinh tấn tu học, tin sâu vào nhân quả. Nguyện cho thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc. Hôm nay chúng con cũng đồng nguyện hồi hướng năng lượng thiện lành cho đệ tử Hoàng Quân để bớt bệnh, bớt phiền não, thân tâm khỏe mạnh. Xin Chư Phật Từ Bi chứng minh.

Mời các bạn đặt bàn tay phải vào lòng bàn tay trái. Lời Đức Phật dạy: sự cao quý của con người là chúng ta biết trở lại nơi cái tâm an tịnh, tự tại trong mọi cảm tác của cuộc sống này qua cái hơi thở của Chánh niệm tỉnh giác. Mỗi một giây phút tự tại ngồi xuống hít vào thở ra, trì các mật ngôn tiếp hiện năng lượng. Chúng ta lan tỏa tới muôn người để ai cũng đón nhận được tình thương và sức mạnh nội tâm để vượt qua mọi chướng ngại trong cuộc đời.

Hãy hít vào bằng mũi, đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm, tổng trì mật ngôn, tiếp hiện năng lượng và hồi hướng cho nhau.

Mu A Mu SaNamMô TaMô TaMô ĐaRaHoangMa Sa Ốp UêSa Bi Mô U(7 Biến)

Chỉ có đôi phút hít vào thật sâu, thở ra thật nhẹ nhàng, tổng trì mật ngôn quán tâm Từ Bi, quán tâm Trí Tuệ, tâm Tỉnh Giác và quán tâm tánh Thiện Lành trong Chánh niệm của hơi thở, mỗi người chúng ta đều tiếp hiện được năng lượng vô biên để trở về với cội tâm thanh tịnh của mình. Từ ngàn xưa trước, đang khi và sau đời Đức Phật, những ai đạt được sự thanh tịnh trong cuộc sống đều phải luôn luôn trải qua sự thật tu, tu chứng mỗi một ngày, không bao giờ rời bỏ. Vì các bạn nghĩ đi. Khi rời bỏ sự tỉnh giác là u mê phủ kín cuộc đời. Và khi trở về với sự tỉnh giác của tâm Từ Bi, của Trí Tuệ, thấy biết rõ mọi cảm xúc, suy nghĩ của mình để rồi mỗi cảm tác, tức là mọi cảm xúc và hành vi của chúng ta đều được khởi lên từ cái tánh thiện, ta thanh tịnh thôi. Rời xa những điều ấy, tâm ta sẽ u mê. Sống trên đời có hai cảnh giới, một là tỉnh thức, hai là u mê. Phật thấy chúng sanh bận rộn lũi đầu vào trong cơm ăn, áo mặc, tiền tài, đủ thứ vì mê, vì mê nên u mê. Mà chẳng phải hiểu thấu, vì cái lẽ sống nên tần tảo để sống, sống nhờ cái phương tiện vật thức nhưng đời sống cao quý hơn vẫn nhờ vào cái tinh thần trong sáng, cái tâm linh rõ, rõ đường đi đến sự an lạc và hạnh phúc.

Các bạn hỏi Bảo Thành nói về cái điều thô nhưng rất thật, thật mà thô, nghe nó hợp lý. Các bạn, nhiều khi trong cuộc sống này hình như cũng từng nói: mặc dù lời nói của tôi, hành động của tôi, suy nghĩ của tôi đó nó thô thiển lắm nhưng xin lỗi các bạn à, nó rất thật. Chúng ta đã quá lạm dụng cái chân lý thô mà thật này để cho mọi biểu cảm của chúng ta chất chứa, tàng chứa đầy rẫy những cái tâm sân đó các bạn. Mình nói đi để cùng nghe, Phật dạy chúng ta tu từ cái nhìn rõ cái tánh tham, sân, si. Vậy không có gì thoát khỏi ba cái tham, sân, si này. Nếu bạn nói thô, tất nhiên nó tới từ tâm sân, và khi đã sân thì chẳng còn thật nữa đâu, nó biến tướng rồi. Mình suy nghĩ nha các bạn, nhìn và quán chiếu. Nếu bạn đã có con nhỏ mới sanh hay còn rất trẻ, mấy tháng, một năm, hai ba năm, hoặc cháu, hoặc đã từng nuôi con, hoặc quán chiếu con cái của người khác ở cái dạng tuổi đó. Các trẻ thơ đều rất thật, thật với cái tự tánh, chân thật rõ ràng, chẳng bao giờ mượn bất cứ một điều gì để diễn bày cảm xúc của mình, rất thực, các bạn. Trong cái thực của trẻ thơ chẳng bao giờ thô, cái giãy chân, cái tiếng hét, cái tiếng khóc thét và những điều khác, các bé làm ra cũng rất dễ thương. Sự thật luôn luôn dễ thương, sự thật không bao giờ thô thiển. Khi còn thơ, sự thật được hiện bày trong cái tánh chân thật, chẳng sân si nên rất đẹp, rất đẹp. Chúng ta đã quên quán chiếu hình ảnh đó, để rồi cái tâm sân như những con vi khuẩn độc hại xâm nhập, ăn mòn cái thật của chúng ta, sự thật thà của chúng ta. Và độn vào trong đó cái tâm sân như mượn cái thật, cái tướng thật để biểu diễn, để trình bày, để múa máy.

Các bạn, người tu như chúng ta dù tại gia hay xuất gia luôn luôn phải hành trì và quán chiếu để nhận thật rõ bằng cái trí tuệ thật sáng suốt. Không thể u u mê mê trong những cái ngôn từ, trong những cái ngôn tình, trong những cái lời nói mà để làm hài lòng mình. Rồi khỏa lấp cái tâm sân của chúng ta đi, các bạn. Phần lớn chúng ta rất hài lòng khi ai đó nói hoặc hành động để đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu của chúng ta. Và hầu hết, chúng ta luôn luôn bám víu vào những hiện tượng đang xảy ra với mình và muốn phô diễn nó cho cả thế giới thấy là ta đang ở trạng thái đau khổ, trạng thái cô đơn, trạng thái buồn phiền, trạng thái bị hắt hủi, trạng thái bị người ta bủa vây, trạng thái bị người ta nguyền rủa, trạng thái bị người ta lừa gạt, nhiều lắm. Khi ta bị vào như thế, ai biết vuốt ve, tôn vinh những cái điều ấy, ta sướng. Nhưng các bạn phải nhớ, Đức Phật nhắc rằng: đừng bao giờ lặp đi lặp lại những cái ý tưởng của cảm xúc làm nó thẩm thấu, thấm sâu vào trong tâm cảm, từ đó mang nó di truyền đột biến để đời này qua đời sau, gây tạo trùng trùng kiếp kiếp, đắm mình trong dòng nghiệp thức tái sanh luân hồi khó thoát. Không có một cái gì đẹp khi đau khổ và phiền não, khi bị bỏ rơi cô đơn sầu muộn, những cái đó không phải là đẹp. Cho nên, những ai tôn vinh những cái đẹp đó hoặc tìm đủ mọi thứ, như người đục đẽo những khối đá để tạo nên những hình hài cho người ta mê, để rồi khi chúng ta nhìn vào những hình hài khối đá đó mà không nhận ra cái gốc của hình hài này đến từ những cục đá. Phật đưa chúng ta về những tâm tướng thiện lành của tâm Phật, tâm yêu thương, Từ Bi, Trí Tuệ, Tỉnh Giác để ta nhìn rõ về cuộc sống và giá trị của cuộc sống. Không nên bám víu và tìm đủ mọi cách để giữ cái trạng thái cảm xúc của mình mãi mãi. Khi rơi vào cái trạng thái hoảng hốt, sợ hãi, cô đơn, sầu muộn, khổ đau, thất bại, bị ruồng bỏ, bị phản bội hoặc bị này bị kia, các bạn phải biết rằng, những cảm xúc đó là những con mối sẽ ăn mòn cái nóc nhà Chánh kiến của các bạn. Rời xa ngay. Đừng để cái lời tán tụng về những cái điều đó như những thơ văn trong lời tán tụng, trong những ca khúc tình sầu của cuộc đời. Các bạn nhớ, một lời của người ta nói ra, một dòng nhạc một chữ viết không hẳn chỉ ảnh hưởng đến đời sống của người đó, mà còn ảnh hưởng đến biết bao nhiêu con người. Mức ảnh hưởng này nó cứ lưu truyền mãi mãi từ đời này qua đời sau, xấu và tốt đều như thế. Trong 45 năm trời Đức Phật trụ thế, mang giáo pháp giác ngộ, tỉnh giác truyền lưu cho mọi người, Ngài luôn luôn vạch rõ cho chúng ta từ suy nghĩ, những lời nói hành vi tạo thành những cảm giác, và luôn luôn nhắc nhở mọi cảm giác luôn luôn luôn huyễn giả. Đã là huyễn giả, có còn đâu mà tốt với xấu, đã là huyễn giả thì cái cảm giác đó có còn đâu mà đẹp mà hay. Tu phải nhìn thấy những điều đó mới có được sự tự tại. Còn nếu không, chúng ta đang bị những người câu những anh câu, câu cá chứ không phải câu view các bạn, rất hay, đã biết đúng cái mồi cảm xúc của chúng ta đang cần đáp ứng, luồn vào trong cái mồi cảm xúc đó qua ngôn ngữ, qua hành vi là cái lưỡi câu. Và rồi chới với trong cái cảm xúc như vậy, được đặt mồi cảm xúc, chúng ta nhất định sẽ bị mắc câu dính câu. Mọi cảm xúc là huyễn g, do vậy cảm xúc phải nhận diện qua sự quán chiếu. Cho nên, cái thật không bao giờ thô, luôn luôn rất đẹp, rất thơ. Nhìn một bé nhỏ đi, cái thật của bé đó rất thơ và rất đẹp, không bao giờ thô, đạp một cái, vung tay một cái, té một chút, nằm ngửa ra đất khóc, la hét cũng rất thật và rất dễ thương. Ai phát hiện được điều đó? Chỉ có người mẹ. Vì sao? Trong người mẹ tràn đầy Mu A Mu Sa, tức là trong trái tim của mẹ tràn đầy tình yêu thương, cái thật của bé luôn sáng trong cuộc đời của mẹ.

Từ điều này ta quán chiếu, khi mình mượn cớ tôi nói thật, tôi nói thật với các bạn, với các anh các chị, nhưng xin lỗi cách biểu cảm của tôi, lời nói của tôi, hành động của tôi hơi thô. Các bạn ơi, cách suy diễn như vậy, cách nói như vậy là ta đang đồng lõa với cái tánh sân của mình. Rất vi tế! Cái tánh sân đó, nó đang ăn mòn, nó đang chui vào trong tàng thức và làm chủ mọi thứ mà ta đánh bóng nó bằng cái thật. Khi tâm sân đã làm chủ rồi, những biểu cảm, suy nghĩ, lời nói và hành vi của chúng ta không còn thật nữa, mà nó đã lậm vào cái tâm tham của sự tự ái, dục vọng. Các bạn, đừng để ngôn ngữ lật lừa chúng ta, đừng để người ta chiều chuộng cảm xúc của mình, đánh đúng cái yếu điểm tâm lý mà trạng thái ta đang rơi vào, và cảm nhận được là người đó đang đồng cảm với chúng ta. Nếu người ta đang đồng cảm với trạng thái xấu của mình, thường là sẽ đưa ta đến với căn bệnh bị cảm, cảm cúm, chết đó, cúm cụm vào trong sự rối rắm chẳng có lối thoát. Phật tới, không gieo rắc sự mê lầm trong cảm xúc, mà chỉ rõ mọi cảm xúc đó đều huyễn giả, và đưa chúng ta tới cái thật, thật dễ thương không có thô đâu. Do vậy mà các bạn hãy, nhớ thô thì không có thật. Một cách nói khác mà ta nói “trung ngôn nghịch nhĩ”, lời thật thì đắng lòng, cách nói này hoa mĩ, chỉ dành cho những người thiếu cẩn trọng, dùng cách nói này để thỏa mãn tâm sân của mình. Chứ còn sự thật trong cuộc sống khi lan tỏa, khi trao đi, khi hiến dâng luôn rất đẹp, đâu có thô. Bạn đừng lầm tưởng tôi thô mà tôi thật, phải khẳng định cái thô mà cho là thật khi cái tuổi đã lớn rồi không còn là trẻ thơ tự nhiên nữa, thì cái thô đó là cái sân, cần phải nhìn kĩ. Đừng để nó đi đến giai đoạn hai, giai đoạn ba, giai đoạn bốn, trở thành nhân cách sống của chúng ta, lỗ mãng mãi mãi. Rồi mượn cái danh hiệu phù phiếm, là hào nhoáng của cái ngôn từ gọi là “thật” cứ tung tóe mãi trong cuộc đời làm phiền lòng nhau. Người tu là người phải nhận diện rõ, tư duy thật rõ trong Chánh kiến để có cái khả năng phát triển tâm từ bi yêu thương, sự sáng suốt, tỉnh thức và biết làm các việc thiện. Cho nên khi tâm mà thật thì biết trao, hiến dâng, biết đối xử với nhau trong cái thiện lành rất dễ thương. Cái thiện là cái dễ thương, cái không thiện là cái không dễ thương, là cái thô. Mình suy nghĩ và đừng để những người khéo ngôn ngữ lập luận và lập lừa chúng ta đi mãi vào trong những điều không cần thiết nữa. Mùa xuân cận kề và ta phải là người biết chăm sóc những vườn hoa của mình, cắt tỉa cành và lá nếu cành lá đó không cần thiết, để hoa có thể nở rộ, khoe màu khoe sắc, lan tỏa và mang cái đẹp của mùa xuân khi tới cho những ước mơ cao cả, chân thật của chúng ta thật sự được nảy mầm và tỏa hương trong cuộc sống.

Các bạn, mời các bạn trở về trong hơi thở của Chánh niệm.

Thưa Phật! Xin gia trì cho chúng con kiên định trong sự hành trì tu tập để nhận diện rõ mọi cảm xúc, suy nghĩ của mình. Hít vào bằng mũi, đưa xuống bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm, tổng trì mật ngôn, tiếp hiện năng lượng và hồi hướng cho muôn loài.

Mu A Mu SaNamMô TaMô TaMô ĐaRaHoangMa Sa Ốp UêSa Bi Mô U (7 Biến)

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn