Search

4138. Có Tâm & Có Tầm

Thu Hằng đánh máy

Mô Phật! Bảo Thành xin kính chào quý Thầy, quý Sư Cô và tất cả các bạn đồng tu. Chúng ta với lòng thành kính hãy cùng nhau quy ngưỡng về ba ngôi Tam Bảo Phật – Pháp – Tăng, để chuẩn bị cho buổi đồng tu hôm nay.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Chúng con nguyện mười phương chư Phật, ban rải năng lượng tình thương xuống cho mọi loài chúng sanh và gia trì cho chúng con miên mật tinh tấn hành trì mật thiền chánh niệm hơi thở, để lan tỏa tình yêu thương, thắp sáng đuốc tuệ, sống đời tỉnh thức, biết hành các pháp thiện, quán chiếu thấu rõ Vô Thường, Khổ và Vô Ngã. Chúng con cũng đồng nguyện cho Cửu Huyền Thất Tổ ông bà cha mẹ, những người yêu thương của chúng con đã quá vãng được siêu sanh tịnh độ. Đồng nguyện cho hàng đệ tử chúng con cùng thân nhân và gia đình thân tâm thường an lạc, bệnh tật tiêu trừ, phiền não đoạn diệt, tinh tấn tu học, tin sâu vào nhân quả. Nguyện cho thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc. Xin chư Phật Từ Bi chứng minh!

Mời các bạn đặt tay phải vào lòng bàn tay trái, chúng ta hãy trở về với hơi thở của chánh niệm, thể nhập vào tánh biết. Quán chiếu để thấu rõ, ghi nhận rõ, biết rõ mọi cảm xúc, suy nghĩ của mình trong hiện tại. Đồng thời mang tình thương, Trí tuệ Tỉnh giác, Thiện lành qua các mật ngôn tưới tẩm vào trong chánh niệm của hơi thở. Phật dạy lấy Trí tuệ làm sự nghiệp giải thoát, lấy Từ bi lan tỏa tình yêu thương, tiếp hiện năng lượng của chư Phật qua tha lực và tự lực cầu đạo giác ngộ, mỗi người chúng ta sẽ lan tỏa tình thương và hồi hướng cho tất cả mọi chúng sanh.

Hãy hít vào bằng mũi, đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm, tổng trì mật ngôn, tiếp hiện năng lượng, hồi hướng cho nhau.

Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê – Sa Bi Mô U (7 Biến)

Các bạn đồng tu, ngay bây giờ, cả trái đất này mọi người đang tưng bừng hân hoan vì sự cung hỷ ngày Noel. Ngày Noel là ngày kỷ niệm của Thiên Chúa giáo, của một nền tôn giáo lớn trên thế giới này về Đức Chúa giáng trần cứu độ nhân loại. Thế giới ngày nay giữa tôn giáo này và tôn giáo kia không còn là mục đích tranh giành truyền giáo, lấn át, phổ quá giáo lý niềm tin. Mà là một cộng đồng chung biết mở tầm nhìn sâu rộng, để hiểu thấu niềm tin khác biệt của các tôn giáo với cái tâm có đức độ, tâm hoan hỷ, hạnh phúc. San sẻ những giá trị sống ngàn đời của mỗi một tôn giáo, của mỗi một dân tộc, quốc gia, của mỗi một phong tục tập quán, nhóm người, con người, môi trường ta có cơ hội đang sống chung với nhau. San sẻ giá trị sống rất cần người có tầm nhìn sâu rộng, không phân biệt, không khủng bố, không có độc bộ tư tưởng và cũng không có độc tài kiến thức, tư tưởng, niềm tin tôn giáo. Tầm nhìn rộng như vậy rất cần cho ngày nay và thế giới sẽ hòa bình nếu ai có tầm nhìn sâu rộng như thế và có tâm hiền lương đức hạnh, hiền lương và đức hạnh tâm như thế sẽ có tầm nhìn sâu.

Tâm và tầm là hai kiểu nói thời đại ngày nay, giới trẻ và người Việt trong mọi lĩnh vực hiện tại từ thương gia, doanh nhân, chính quyền, các cấp, người dân bình thường, hai chữ này đang thịnh hành – Tâm và Tầm. Tâm có nghĩa là đức, tâm là đức, tầm là có tầm nhìn xa, hay còn gọi là tài. Chữ tâm và tầm nói cho giống người xưa, nếu không sợ cũ, chữ tâm và tài nói giống như cổ nhân thường dạy tức là tài và đức, kẻ có tài và có đức. Người xưa nói có tài mà không có đức rất nguy hiểm, vì ứng dụng cái tài đó nguy hại đến mọi người. Người ta còn nói ngược lại có đức mà không có tài chẳng đi tới đâu, cũng có nhiều trường hợp đúng và sai cả về hai mặt.

Nhưng hôm nay ngày 25 – ngày lễ Noel, đồng hành với sự hân hoan tột cùng của Thiên Chúa giáo, đón mừng ngày kỷ niệm Thiên Chúa giáng trần, cũng mang hình ảnh có tâm và có tài. Tâm của Thiên Chúa là tâm đức yêu thương con người tội lỗi, tầm của Thiên Chúa là cái nhìn xa rộng. Với cái tài mang đức hạnh đồng hành với trần thế, để dẫn dắt con người nhận thức ra sự tối tăm của tội lỗi, quay trở về với ánh sáng của Thiên Chúa. Chính tầm nhìn cao rộng đó cộng với đức hạnh, mà Thiên Chúa sẵn sàng bước vào con đường khổ hạnh đau đớn để cho người ta giày vò thân xác. Nhưng vẫn giữ được tuệ giác quang minh, từng bước dìu dắt người tội lỗi trở về con đường công chính.

Người Phật tử chúng ta cũng nương vào ý nghĩa cao rộng này, chẳng hẹp hòi giữa hai vách tường của tôn giáo, ép người ta vào chỗ cùng, chỗ thua, chỗ dở. Tầm và tâm của người học Phật phải là người có đức hạnh và nhìn thấu về nhân quả. Trong cái đức đồng hành với lòng Từ bi – tâm từ bi. Người có tâm Từ bi là người có đức, tâm Từ bi là tâm Mu A Mu Sa. Tầm nhìn của người Phật tử là tầm nhìn thấu được nhân quả thiện ác của NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang, vô thường – khổ – vô ngã. Chúng ta phải nhớ tài đức ngay chỗ đó, đức là đức hạnh của tâm từ, tài là cách hiểu thấu và nhìn thấu mọi suy nghĩ, mọi cảm xúc, mọi hành vi, mọi lời nói đang, đã và sẽ có tạo nghiệp thiện hay ác hay không. Để chúng ta biết dừng ở chỗ ác tiến lên chỗ thiện.

Tâm và cái tầm của người học Phật gọi trong những điều như thế, nếu các bạn trong ngày hôm nay cùng với Bảo Thành quay trở về tài đức người con Phật cần phải có. Đức là đức hạnh hành trì giới luật, miên mật trong chánh niệm hơi thở. Còn tài chính là sự nhìn thấu của chúng ta qua sự quán chiếu, quán soi tự thân trong từng sát na, trong từng giây phút, trong từng hơi thở. Để cái tâm, cái tầm của chúng ta có chỗ để nở hoa trong đời, rất cần điều ấy. Chúa giáng trần cứu độ nhân loại, chúng ta cũng phải nhập thế ngay trong cuộc đời của gia đình, có trách nhiệm với bản thân, có trách nhiệm với vợ chồng con cái, với cha mẹ ông bà, với người thân, với cộng đồng, với xã hội. Mang tình thương gắn kết nhau, mang cái nhìn thấu rõ được thiện ác để hành trì. Đó chính là tâm và tâm của người con Phật chỉ có nhập thế.

Đạo Phật không chỉ có xuất thế gian, trốn trong rừng sâu núi thẳm nơi sơn tận thủy cùng, để mà gọi là tránh xa hết thành đạo. Mà đạo Phật của người con Phật là sống có trách nhiệm, không phải là đóng vai mà phải là thật sự trách nhiệm với vai trò hiện thời, do nhân duyên mà ta đang đồng hành cùng. Mỗi một người Phật tử có tầm nhìn và đức độ rõ ràng trong hành trì giới luật. Chánh niệm hơi thở quán chiếu rõ nơi gia đình, nơi gia đình của chúng ta sẽ luôn tràn đầy tình yêu thương, luôn luôn nở hoa, luôn luôn tươi sáng. Chẳng cần phải đèn hoa giả của thế gian lấp lánh để khoe mẽ, mà thực tế là sáng tự trong tâm. Tầm và tâm hay tâm và tầm ngược xuôi, hai chữ này đều phải có tài đức, mà Đức Phật dạy cho chúng ta chú trọng đến đức hạnh.

Người có đức hạnh nhất định phải biết giữ giới, người có tài nhất định phải nhìn thấu được nhân quả, để ngăn ngừa cái ác, phát triển cái thiện. Nếu có tài mà không thấu được nhân quả thì nguy hiểm vô cùng. Cho nên tâm và tầm, tài và đức của người con Phật cũng rất đơn giản thôi, giữ được giới hạn mà Đức Phật dạy, lan tỏa được tình yêu thương và có cái nhìn thật rõ về nhân quả. Để ngăn ngừa tội ác, làm việc thiện cứu rỗi chính bản thân của mình, cứu rỗi chính gia đình của mình. Mang sự gắn kết sâu sắc giữa người với người, giữa vợ với chồng, con cái, trên nữa có ông bà và cha mẹ. Cứ thế thì tầm và tâm, tâm và tầm, tài và đức, đức và tài của chúng ta sẽ trọn gói an vui mãi mãi.

Ngày giáng sinh của Thiên Chúa cũng là ngày chúng ta học được một bài học cao quý. Con một duy nhất của Thiên Chúa sẵn sàng xuống trần cứu độ. Còn ta có một đời này thôi, đang hiện hữu để sống, có dám nhập thế mang yêu thương và cái nhìn thấu nhân quả thiện ác để cứu rỗi chính mình. Để mang lại niềm hy vọng tái sinh trở lại trong cuộc sống quá nhiều điều cám dỗ, luỵ phiền, tội lỗi và đau khổ hay không? Mỗi một tôn giáo, mỗi một ngày lễ đều có những bài học rất đặc trưng, mà ta không có tâm phân biệt ta sẽ nhìn ra ánh sáng của chân lý. Những bài học cao cả thường được giảo nghiệm qua hàng bao nhiêu thế kỷ và những gì còn tồn tại sau nhiều thế kỷ đều chứng minh được giá trị tích cực của chúng.

Hôm nay nói về cái tâm, cái tầm của người học Phật, là nói về đức hạnh của người biết giữ giới, nói về tài của người nhìn thấu nhân quả. Tài gì đi nữa, giỏi gì đi nữa mà không nhìn thấu được nhân quả chẳng gọi là tài. Tâm gì đi nữa mà thiếu tình thương chẳng gọi là tâm hạnh tâm đức người con Phật. Tình thương tức là từ bi đứng đầu các pháp, tài cao nhất chính là thấu được nhân quả. Người tu như chúng ta mỗi một ngày miên mật trong chánh niệm của hơi thở, quán chiếu thấu rõ, ghi nhận rõ mọi cảm xúc, mọi suy nghĩ để kiểm soát. Để quản trị chính tự thân của mình, tăng trưởng tâm đức của mình, tăng trưởng cái tài bằng đức hạnh thấu rõ nhân quả. Có như thế bạn dù ở trong bất cứ một địa vị nào, hiện tại bạn thuộc tôn giáo nào cũng không sao. Chúng ta đều cống hiến với trách nhiệm trọn vẹn để hiến dâng, để phụng hiến cho tha nhân, cho mình, cho cộng đồng, cho xã hội, cho loài người, cho muôn vật.

Tầm và tâm, tâm và tầm nếu chỉ nói để sử dụng như cách nói của thời đại hời hợt, mà không suy nghĩ kỹ để thấu được tài đức ý nghĩa cần như thế nào. Chẳng cầu kỳ phân tích chi cho nhiều, chỉ cần nhớ người có tâm tức là người có đức. Người học Phật có đức là người biết giữ năm giới của nhà Phật. Người có tầm là người biết nhìn thấu, nhìn xa, nhìn rộng. Người con Phật có tầm là người con Phật biết nhìn thấu mọi nhân quả thiện ác từ suy nghĩ, từ hành vi, từ lời nói của chúng ta, thúc liễm chuyển hóa mỗi một ngày, mỗi một giây trong cái nhìn thấu đó và một đời sống khuôn mẫu giữ giới. Thì tầm và tâm của chúng ta thật sự có hữu hiệu. Đó chính là dấu chỉ thể hiện rằng chúng ta, người đã có trách nhiệm với chính mình, đã sống có trách nhiệm với vợ chồng, con cái, với cha mẹ ông bà, với xã hội, với cộng đồng.

Mỗi một người sống có trách nhiệm với cái Tâm – Tầm như thế, với Tài – Đức như thế, thì thế giới này, thế giới rộng lớn này sẽ luôn luôn có được sự bình an và hạnh phúc. Các bạn, mình trở về hơi thở chánh niệm, hồi hướng năng lượng thiện lành tới cả thế giới này, để ai ai cũng có Tâm – Tầm như thế, cũng có đức hạnh thật rõ ràng, gọi song song là Tài – Đức thật rõ như người con Phật. Để hạnh phúc không bao giờ tuột khỏi tầm tay và an lạc luôn huyền diệu trong đời của mỗi người chúng ta.

Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ thôi hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm, tổng trì mật ngôn, tiếp hiện năng lượng, hồi hướng cho nhau.

Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê – Sa Bi Mô U (7 Biến)

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn