Search

4075. Phải Làm Sao Khi Bị Hàm Oan, Vu Khống?

Thu Hằng đánh máy

Mô Phật! Bảo Thành kính chào quý Thầy, quý Sư Cô, các bạn đồng tu. Kính mời các bạn cùng với Bảo Thành đồng tâm quy ngưỡng về ba ngôi Tam Bảo, để chúng ta bắt đầu buổi đồng tu ngày hôm nay.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Chúng con nguyện mười phương chư Phật, ban rải năng lượng tình thương xuống cho mọi loài chúng sanh và gia trì cho hàng đệ tử chúng con miên mật, kiên nhẫn hành trì mật thiền chánh pháp, để lan tỏa tình yêu thương, thắp sáng đuốc tuệ, sống đời tỉnh thức, hành trì các pháp thiện lành, quán chiếu thấy rõ các pháp đều là Vô Thường, là Khổ, là Vô Ngã. Chúng con cũng đồng nguyện cho Cửu Huyền Thất Tổ, ông bà cha mẹ, những người thân đã quá vãng được siêu sanh tịnh độ. Nguyện cho chúng con thân tâm thường an lạc, bệnh tật tiêu trừ, phiền não đoạn diệt, tinh tấn tu học, tin sâu vào nhân quả. Nguyện cho thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc. Xin chư Phật Từ Bi chứng minh!

Mời các bạn đặt tay phải vào lòng bàn tay trái, chúng ta hãy ngồi xuống với tư thế phù hợp với cơ thể, thân tâm buông thư nhẹ nhàng. Trở về với hơi thở một cách chậm rãi, biết, thấy, ghi nhận thật rõ mọi tâm trạng của cảm xúc, mọi suy nghĩ khởi lên, đưa hơi thở vào trong chánh niệm. Quán chiếu tâm Từ bi – Trí tuệ – Tỉnh giác – Thiện lành qua các mật ngôn vi diệu Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê – Sa Bi Mô U. Để từ đó mỗi người chúng ta tiếp hiện và cộng hưởng năng lượng vi diệu, tha lực từ chư Phật, chư Bồ Tát đến với thân tâm của mình và lan tỏa tới muôn người, hồi hướng cho mọi loài chúng sanh.

Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm, tổng trì mật ngôn, tiếp hiện năng lượng, lan tỏa tới muôn người,

Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê – Sa Bi Mô U (7 Biến)

Các bạn đồng tu thân mến, cái chất mà chúng ta sinh ra vốn tự có do suy nghĩ, do những lời nói và hành vi tạo tác từ vô lượng kiếp qua hình thành, có một chữ duy nhất gọi là nghiệp. Nghiệp có lực tức là có sức hấp dẫn. Nghiệp chia làm hai loại thiện nghiệp và ác nghiệp. Thiện nghiệp giúp cho chúng ta có được phước báu, công đức để chuyển hóa mọi điều không tốt, có được đời sống bình an, hạnh phúc. Ác nghiệp gieo rắc những phiền muộn, đau khổ, bởi lực đó chiêu cảm năng lượng bất tịnh, tạo ra sự tăm tối u mê, lầm lạc, xui xẻo, bệnh hoạn, khổ não, sầu đau.

Ngày xửa ngày xưa con người cứ mặc định, mỗi một kiếp người như chúng ta khi sinh ra đều được thượng đế hoặc ông trời, đấng thần linh nào đó tác thành, tạo dựng và đặt để, nói đúng hơn là cài đặt mệnh số. Số phận vui buồn, sướng khổ, đều do tay của đấng đó sinh ra, ta phải cam chịu cho tới chết. Nếu sinh lại là người sống ở tầng lớp đó mãi mãi, mãi mãi mà thôi. Cho tới khi Đức Phật, hãy nhớ các nền tín ngưỡng tôn giáo trước đó và sau đó, mãi đến ngày hôm nay vẫn luôn luôn tin tưởng rằng chúng ta phải và lệ thuộc vào đấng quyền linh sáng tạo lên chúng ta, lập ra một chương trình định mệnh, như con chip được cài đặt chương trình vận số như vậy.

Nhưng Phật thì không bởi Ngài là bậc giác ngộ, Ngài thực tập và hiểu thấu, hiểu rõ, ghi nhận được sự chân thật vận hành của muôn loài. Ngài cởi trói cho chúng ta thoát khỏi định mệnh mà người ta ràng buộc. Ngài đưa tới một chân lý hiện hữu thật rõ trong nghiệp của nhân quả. Ta tạo nghiệp ta phải chịu nghiệp nếu đó là ác, ta tạo nghiệp ta đón nhận được nhiều cái tốt đó là thiện nghiệp. Nhân quả thiện ác phân minh rõ ràng, chẳng ai gieo rắc cho ta, muôn sự ở đời tốt hay xấu đều do ta mà ra, ta làm chủ cuộc đời của ta, ta làm chủ vận mệnh của ta, tốt xấu do ta mà ra. Chẳng có cái gì là tận cùng mãi mãi, chẳng có cái gì là bền vững mãi mãi, vì Phật đã nhìn ra quy luật của vô thường sanh diệt. Nương vào quy luật này ta tiến hóa trong sự thanh tịnh thân tâm, đời hiện hữu bây giờ hiện tại an lạc hạnh phúc,  đời đời kiếp kiếp sau cũng tận hưởng được nguồn phước báu công đức đó mà hạnh phúc an lạc.

Nhưng vốn từ xưa cho tới nay do chính sự tham, sân và si luôn luôn hiện hữu, ta không làm chủ chúng và để chúng làm chủ ta, nên ta bị rơi vào mê hồn trận của cái si, sự ngu dốt, sự mê muội, sự chấp trược. Do vậy mà trong mỗi người chúng ta cái thấy không bao giờ rõ, cái thấy của ta như kẻ mù sờ voi. Kẻ mù sờ vào tai con voi thì cho rằng con voi như cái quạt. Kẻ mù sờ vào đuôi con voi đâu có nhìn thấy đâu, thì cho rằng con voi như cái chổi. Kẻ mù sờ vào vòi con voi thấy đâu nên nói rằng con voi như cái vòi nước. Còn kẻ mù sờ vào chân con voi biết gì, thấy gì, nói khống lên con voi như cái cột nhà, mù mà nhưng thích nói, thích diễn. Bảo Thành và các bạn là những kẻ mù bởi lầm chấp si mê, gặp chuyện gì cũng thích diễn bày phô trương, khống lên. Từ cái khống trong lầm chấp ta đi vào sự mê hoặc, hàm oan người khác, vu khống đó các bạn. Vu khống hàm oan ta khống lên cho nhiều chuyện, cho thấy rõ, cho biết, cho chứng tỏ rằng ta thấy, nhưng khống quá hóa thành vu khống.

Mà có ai trong chúng ta nhận diện ra mỗi người ta thường vu khống người khác đâu, hàm oan cho người khác đâu. Ta cứ theo sự dẫn dắt của năng lượng tiêu cực, bất tịnh kia, mà bao nhiêu năm qua chuyện nhỏ tí ta xé toang ra to như trời đất, bao phủ cả cuộc đời người khác. Từ đó những lời hàm oan vu khống của ta đã tạo ra biết bao nhiêu sự đau khổ, phiền não, phiền lụy, gây ra sự chia rẽ trong thân thân tộc, gia đình, nơi ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cái. Để rồi từ trên xuống dưới, ngay cả tình nghĩa thâm sâu như cha mẹ, con cái cũng ruồng bỏ nhau, phân ly. Như tình cảm trăm năm hẹn hò mơ ước, ký hiệp định chung thủy như vợ chồng cũng sẽ bỏ qua đi. Điều đó xảy ra từ xưa đến giờ, bởi chính vì chữ mê, mê nên khống chuyện, mê nên vu khống hàm oan như những người mù. Các bạn thấy không khi chúng ta vu khống hàm oan ai đó, người đó khổ biết bao nhiêu, khổ nhường nào. Thì chúng ta khi bị ai đó vu khống hàm oan, ta cũng khổ chẳng khác họ đâu. Oan oan tương báo, lấy hận trả hận, lấy oán trả oán làm sao hết được. Chỉ có lấy tâm từ bi chuyển hóa hận thù, hàm oan, vu khống mới có thể hết được mà thôi.

Các bạn, các bạn có hàm oan vu khống người ta không? Có! Bảo Thành có rồi. Nhưng mỗi khi chúng ta sám hối nhìn lại ta thấy xấu hổ, ta thấy tội nghiệp cho mình và rồi từ đó quyết định từ bỏ. Hãy nhớ trong luật nhân quả bậc giác ngộ là Đức Bổn Sư khám phá ra thì nghiệp của ai tạo người đó phải chịu, ta chẳng đưa vai gánh vác hoặc bớt đi cho vơi cạn nghiệp của người khác được và cũng chẳng ai mang nghiệp của họ đổ lên đầu chúng ta. Nhớ vậy, nghiệp ta tạo ta chịu. Hàm oan, vu khống thật khó chịu khi bị, nhiều lần chúng ta bị người khác vu khống hàm oan ta đã nhảy bổ vào người ta, ta đã phùng mang trợn mắt ta cãi lại, ta lý luận, ta biện luận, ta mang cái ta ra để nói tôi như vầy tôi như kia, để thể hiện rằng ta không như họ hàm oan vu khống ta.

Nhưng những lúc như vậy ta không làm chủ được nữa, bởi ta cãi lại với họ, bổ báng nhau do tâm sân, tâm giận, lúc ấy ta không làm chủ được suy nghĩ, lời nói và hành vi. Nếu như có máy thâu thâu lại khi ta bị vu khống hàm oan, ta giận, ta sân, thì ta thấy rằng ta đúng là một kịch sĩ của sự nóng giận, ta lỗ mãng khó coi. Các bạn, ai ai trong chúng ta ở trong cuộc đời này cũng đều bị năng lượng tiêu cực dẫn dắt, để không chịu nổi sự hàm oan vu khống của người và ta cũng thường vu khống, khống chuyện như kẻ mù khi nói về người khác.

Câu hỏi là chúng ta, người đồng tu với nhau mỗi một ngày ta phải làm sao khi vu khống, hàm oan tới với chính mình? Bạn nhận diện đi có phải chăng chỉ có bạn và Bảo Thành là bị vu khống hàm oan hay không? Còn những bậc thánh, chư Phật có bị vu khống hàm oan hay không? Vị Phật mà ta nhận làm Thầy, hướng dẫn chúng ta đi từ mê đến giác để giải thoát khỏi luân hồi sanh tử, đó chính là Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Ngài là Phật, thế nhưng các bạn phải nhớ Ngài cũng bị vu khống hàm oan. Hãy trở về với kinh, kinh Phật còn ghi lại khi tình huống mà chính Đức Phật là bậc thầy của loài người, của trời đất bị vu khống hàm oan, Ngài ứng xử như thế nào?

Hai câu chuyện mẫu mực rõ, Bảo Thành và các bạn cần phải lướt qua một chút để thấy chính Phật là bậc giác ngộ cũng bị vu khống hàm oan. Thì bạn và Bảo Thành hãy nghĩ đi chúng ta làm sao tránh khỏi sự vu khống hàm oan, luôn luôn có, hết kiếp này và mãi mãi kiếp sau. Chẳng thể tu một pháp môn nào để rồi không bao giờ bị vu khống hàm oan, chẳng thể tu một pháp môn nào hoặc có một vị nào đó tới cuộc đời của mình để làm cho mình không bị vu khống hàm oan. Các bạn hãy nhớ điều đó, bởi chính Phật là Phật mà Ngài còn bị vu khống hàm oan. Cái khác giữa Phật, Bồ Tát và chúng ta là khi các Ngài bị vu khống hàm oan, các Ngài lấy tâm từ bi, lấy trí tuệ, lấy sự tỉnh giác và sự hiền lương, hiền lành, yêu thương để ứng xử với người vu khống hàm oan các Ngài. Chúng ta thì ngược lại, xắn tay áo, xắn quần lên nhảy thẳng vào, phang vào mặt họ, chửi vào mặt họ, triệt tiêu họ trực tiếp hoặc gián tiếp, cãi cọ biện luận cho cái ta gọi là đúng, cái ta gọi là bị hàm oan vu khống.

Câu chuyện thế này đơn giản một chút, Đức Phật thường xuyên giảng ở trong một hội đường thật lớn, hàng tứ chúng thường tới nghe. Có một người phụ nữ là đệ tử của các vị thầy thuộc các tôn giáo tín ngưỡng khác, không thuộc về Phật giáo. Khi Đức Phật giảng dạy quá hay với một nền minh triết thật rõ, giúp người ta cởi bỏ, không bị ràng buộc bởi những tín điều của con người tạo ra được gọi là tôn giáo, thì những vị thầy kia ghen tuông không thích, vì sao? Vì nhiều người khi tới với Phật được Phật giảng dạy, giác ngộ, hiểu và từ bỏ con đường mê tín dị đoan, làm cho các vị thầy đó mất đi đệ tử không có vui. Và cô kia là đệ tử trung thành của những vị thầy đó, hứa với các vị thầy đó rằng sẽ làm cho Phật bị người khác chê bai, ruồng bỏ, không theo nữa, thân bại danh liệt. Thế là cô ấy từ sớm tinh sương đã lẩn vào đằng sau hội trường đó, đợi cho tới khi Đức Phật giảng đông đủ đại chúng đông lắm, thì cô ấy cứ từ từ đằng sau mà bước ra đằng trước, cúi đầu chào Phật mọi người rồi đi về.

Cô ấy thật là kiên nhẫn, lặp đi lặp lại cho tới nhiều tháng trời, nhiều tháng sau cô ấy độn bụng lên cho to, cũng như thói quen hàng ngày đi ra chào đại chúng và Phật đi về. Nhưng hôm nay cô ấy xử trí khác, cô ấy chỉ vào mặt Phật và nói rằng “Ông làm cho tôi cái bụng bự như vậy, mà ông cứ giả nhân giả nghĩa ngồi ở đó để giảng đạo, ông không thấy cái bụng của tôi hay sao, nó to rồi đấy”

Chư Thiên ở trên trời thấy cô này vu khống hàm oan cho Phật, nhưng Phật vẫn cứ ngồi tĩnh lặng mỉm cười với nụ cười hàm tiếu vi diệu, lan tỏa hương từ bi phủ khắp cõi trần gian, yêu thương tất cả mọi loài, ngay cả người phụ nữ đang vu khống cho Phật. Chư Thiên thì không, cô ấy chửi xong bỏ đi tưởng như là Phật đã bị bẻ mặt, mọi người sẽ bỏ đi thôi. Nhưng khi cô ấy đi một trận động đất trên bước chân cô ấy đi lên lửa phun ra và cô ấy lọt xuống dưới, gọi là chư thiên trừng phạt và cô ấy liền chết.

Điều này thấy rằng không phải nghiệp tạo ra có thể tránh được đâu, nhân quả rõ ràng. Trong năm cái tội gọi là tội ngộ nghịch, tội lớn nhất mà nhà Phật gọi là phải đọa vào ngục Vô Gián, khổ nhất, đó là tội phỉ báng và làm Phật chảy máu. Cô ấy đã phạm vào tội phỉ báng Phật, nên nhân quả cô ấy tạo ra tày trời biến hết tất cả công đức, phước báu của cô không còn nữa và cô ấy bị tiêu mạng, chính là bởi nhân quả cô ấy tạo ra. Cho nên phỉ báng Phật là tội rất lớn, vu khống Phật là tội rất lớn. Nhưng Phật đối xử dù vẫn biết người đó vu khống Ngài vẫn cười trong tươi vui, an lạc và hạnh phúc, Ngài vẫn chúc phúc và ban rải năng lượng từ bi cho người ấy. Nhưng chỉ vì người đó đã cạn phước, cạn công đức do vu khống Phật mà bị chính nghiệp quả của mình đày đọa cho tới chết.

Một câu chuyện nữa là có một nhóm người các vị thầy tâm linh của các nhóm khác ghét Phật, ngay lúc Phật đang ở chỗ ấy thì mượn người ta giết người rồi mang xác chết chôn gần chỗ Phật. Sau đó tung hô lên rằng Phật đã giết người vì họ thấy rằng người đó tới với Phật rồi mất tích. Người ta báo quan và cho người tới khám xét thì những người kia liền chỉ ngay chỗ đó và đào lên thấy có xác người, Phật lại bị vu khống hàm oan một lần nữa. Người ta bắt Phật nhưng Phật vẫn bình tĩnh, an yên và tự tại, chúc phúc và rải tâm yêu thương đến muôn loài. Kẻ tạo nghiệp làm sao trốn thoát, y như biết bao nhiêu vụ sát nhân kẻ tạo nghiệp trốn rồi bị ám ảnh cũng phải ra đầu thú. Thì người giết người kia chôn chỗ Phật để vu khống khi được thưởng rồi đi ăn nhậu say sưa, trong lúc say sưa ăn nhậu đó đã nói toạc ra mình giết người chôn ở chỗ ấy, quan biết được nên giải oan cho Phật.

Hai câu chuyện thực tế khi Đức Phật phải đương đầu, dùng tâm từ bi để đối xử, để đối ứng, tha thứ và yêu thương. Rồi ai tạo nghiệp người đó bị chính nghiệp của mình trừng phạt mà thôi. Chúng ta người đồng tu học được gương của Phật thật đơn giản, học từ Phật thì phải làm theo, thực tập theo, hành trì theo những điều gì Phật đã làm gương trong hoàn cảnh đó và truyền lại cho chúng ta. Hẳn cuộc đời của bạn và của Bảo Thành sẽ không bao giờ tránh khỏi nhiều sự nhiễu nhương trong hàm oan vu khống của người đời, của người thân trong gia đình, có thể là chính cha mẹ mình, anh chị em của mình, ngay cả vợ hoặc chồng, con cái, người thân, bạn bè hoặc người bạn nơi công xưởng, văn phòng, người tình cờ gặp ở ngoài đường mà thôi. Họ vu khống hàm oan chúng ta, họ tạo nghiệp các bạn ơi.

Ta không nên vì họ tạo nghiệp vu khống hàm oan với ta và ta không để cho sự dẫn dắt đó để ta tạo nghiệp, sân hận với họ, để tổn phước mất đức. Các bạn biết rằng khi tổn phước là còn phước nữa, nói cho rõ hơn để ta phải sợ đó là khi mà chúng ta sân giận thì ra trở thành kẻ vô phước và thất đức. Kẻ vô phước thất đức trên cuộc đời này thật là khốn cùng, không nên để rơi vào tình trạng như thế. Phải nhận định thật rõ lời Phật dạy nhân quả rành rành, không ai có thể trốn thoát được. Họ vu khống hàm oan ta họ tạo nghiệp, họ phải chịu mà thôi. Nhưng ta là người có trí tuệ học Phật trong chánh niệm hơi thở, mỉm cười trong từ bi yêu thương, chúc phúc và rải tâm từ đến họ vì họ lầm mê, chấp trược, thiếu sáng suốt nên tạo nghiệp. Nhưng ta tịch tĩnh trong chánh niệm hơi thở quán chiếu, ta không thể để sự điên khùng hàm oan vu khống của họ dẫn dắt ta vào con đường đen tối, đọa đày cuộc đời này để trở thành vô phước và thất đức.

Nghiệp họ tạo họ chịu, họ phải chịu nhân quả đó mà thôi. Nếu trong tâm ta thanh tịnh thì chẳng bao giờ chúng ta bị lung lay, bởi vững chắc trong sự thanh tịnh. Do đó thật đơn giản thôi, những lúc như vậy khi hàm oan vu khống lọt vào tai hoặc bạn trực diện hoặc gián tiếp, bạn hãy bình tĩnh hít vào sâu phình bụng, thở ra từ từ quán chiếu tâm Từ bi, tâm Trí tuệ, tâm Tỉnh giác và Thiện lành. Các bạn hãy nhớ Phật đã ứng dụng phương pháp đó để thành tựu phước báu và công đức mà hồi hướng cho người tạo tác nghiệp ác. Ta nhân chỗ người ta tạo nghiệp mà sân giận thì mình và họ đều tạo nghiệp. Nhưng ngay chỗ họ tạo nghiệp mang tâm từ rải xuống, gắn kết với chư Phật để chiếu sáng tâm trí họ, giúp cho họ tỉnh, giúp cho họ không còn u mê mà nhận diện ra cần phải làm điều thiện. Đó mới là tăng trưởng phước báu vô cùng, đó gọi là bố thí pháp, phước báu vô lượng, bố thí vô quý thí không thể nghĩ bàn, không thể nói được.

Hãy ngay nơi đây để tạo phước cho mình, tạo công đức cho mình, hồi hướng cho ông bà cha mẹ, người thân yêu và muôn loài chúng sanh. Đừng ngay chỗ ấy mà tạo nghiệp, đọa đày bản thân. Người học Phật phải phân định thật rõ để ứng xử phù hợp, để thành tựu được đạo quả. Chúng ta ngày hôm nay đồng tôi với nhau phải nhớ nương theo lời Phật dạy, gương của Phật soi sáng trong suốt cuộc đời của Phật còn tại thế, để chúng ta hành trì cho đúng. Mỗi một bước chân trong cuộc đời phải mang sự an lạc in dấu vào lòng đời. Mỗi một hơi thở phải tỏa ra hương thơm của đức hạnh. Mỗi một cái nhìn phải sáng suốt trong trí tuệ. Mỗi một lời nói phải là tiếng chuông đánh thức sự u mê của người và của ta. Mỗi một nghĩa cử phải là vòng tay nhân ái, che chở và đùm bọc những mảnh đời bất hạnh và chăm sóc cho tự thân trong hơi thở chánh niệm.

Các bạn, đó là điều cao cả nhất của người tu, chẳng phải cao cả ở chỗ danh vọng, địa vị, quyền chức, chẳng phải cao cả ở chỗ là ông này bà kia, là vị này vị kia. Nhưng vô thượng ở chỗ ta hướng thượng để thoát ra khỏi tăm tối, nhưng vô thượng ở chỗ ta hướng thượng để giải thoát mình khỏi lầm chấp, khỏi ràng buộc, khỏi sự dẫn dắt của người khác mà tạo nghiệp, để trở thành kẻ vô phước thất đức. Các bạn thân mến, người tu phải rất bình tĩnh, phải tinh tấn, phải siêng năng mới tạo được đạo lực, mới tạo được niệm lực, trí lực, Phật lực, mới tạo được định lực. Những lực đó cộng hưởng với nhau mới có thể chặn đứng được lực của nghiệp ác, tức là nghiệp lực mới chuyển hóa được nghiệp lực. Khi đã chuyển hóa được nghiệp lực rồi đời sống của các bạn và Bảo Thành luôn an vui và hạnh phúc.

Hãy nhớ khi bị vu khống hàm oan noi gương Phật như hai câu chuyện kia và như lời vừa chia sẻ của Bảo Thành trở về trong chánh niệm hơi thở, quán chiếu tâm Từ bi – Trí tuệ – Tỉnh giác – Thiện lành, hồi hướng cho nhân vật đó. Thì đất sình lầy mà ruộng rau muống thời xưa đó hoặc sình lầy hầm hố xưa đó, sẽ biến thành những thửa đất bằng phẳng đẹp đẽ, mặt tiền sáng sủa của hạnh đức hành trì giáo pháp chánh niệm hơi thở. Miếng đất mà người ta ruồng bỏ là hầm phân hố xí, nếu được sự chăm sóc của tâm từ bi sẽ trở thành thửa đất mặt tiền có giá. Mặt tiền hướng về đúng phong thủy, đó là hướng thiện, có giá là giá trị đạo đức tâm linh hành trì chánh niệm hơi thở. Các bạn, mời các bạn trở về với hơi thở của chánh niệm.

Thưa Phật! Chúng con bị nghiệp mê dẫn dắt mà nhiều đời, nhiều kiếp đã vu khống hàm oan cho nhiều người và nhiều người cũng vì thế mà hàm oan vu khống cho chúng con. Chúng con nguyện nương theo hạnh nguyện của Ngài đã hành trì và noi gương theo Ngài chánh niệm hơi thở, trụ vững trong tâm Từ bi – Trí tuệ – Tỉnh giác – Thiện lành, để mang phước báu và công đức ít ỏi thành tựu được nếu có hồi hướng và lan tỏa đến muôn người đã từng hàm oan vu khống chúng con.

Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm, tổng trì mật ngôn, tiếp hiện năng lượng, hồi hướng cho muôn người, muôn loài.

Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê – Sa Bi Mô U (7 Biến)

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn