Search

3213. Làm Gì Khi Bị Người Khác Coi Thường?

Bảo Chân đánh máy, Bảo Ngân biên tập

Mô Phật!

Bảo Thành kính chào quý Thầy, quý Sư Cô cùng các bạn đồng tu. Giờ tu đã tới, mời các bạn đồng tu quy ngưỡng về ba ngôi Tam Bảo để chúng ta cùng bắt đầu.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải năng lượng tình thương xuống cho mọi loài chúng sanh. Và gia trì cho chúng con biết tinh tấn miên mật hành trì Mật Thiền Chánh pháp Phật để lan tỏa tình yêu thương, sống đời tỉnh giác, thắp sáng đuốc tuệ và luôn luôn cẩn trọng giữ mình quán chiếu để thấu rõ vạn pháp đều là Vô thường, là Khổ, Vô ngã. Chúng con cũng nguyện cầu cho Cửu Huyền Thất Tổ, ông bà cha mẹ, những người thân đã quá vãng được siêu sanh tịnh độ. Nguyện cho ông bà cha mẹ hiện tiền tăng long phước thọ, bệnh tật tiêu trừ, phiền não đoạn diệt, tinh tấn tu học, tin sâu vào nhân quả. Nguyện thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc. Xin Chư Phật từ bi chứng minh.

Mời các bạn ngồi, toàn thân buông thư ngồi trong tư thế phù hợp với cơ thể của mình, hít thở chậm rãi, thong dong tự tại, Chánh niệm Từ Bi, Trí Tuệ và Tỉnh Giác. Từng hơi thở vào ra quán chiếu mọi hiện tượng đang là. Lấy mật ngôn Mu A Mu Sa có nghĩa là tâm Từ Bi quán chiếu cho rõ nuôi dưỡng và lan tỏa tình yêu thương, lấy mật ngôn NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang có nghĩa là quán Vô thường, Khổ, Vô ngã, lấy mật ngôn Ma Sa Ốp Uê để nhắc nhở mình sống một đời Tỉnh Thức. Khi hít vào bằng mũi ta phình bụng, thở ra bằng miệng ta hóp bụng, và tổng trì mật ngôn. Chúng ta hãy bắt đầu.

Hít vào bằng mũi phình bụng, thở từ từ hóp bụng, quán chiếu thân tâm, tổng trì mật ngôn, tiếp nhận năng lượng, lan tỏa tới muôn người:

Mu A Mu Sa

NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang

Ma Sa Ốp Uê

(7 biến)

Các bạn! Mỗi một người trong chúng ta nhất định sẽ phải đương đầu với nhiều lần bị người khác coi thường mình. Khi người ta coi thường ta giận dữ, ta đối đầu và đi vào cuộc tranh cãi, lý luận hơn thua để người ta tôn trọng mình. Biết bao nhiêu cuộc tranh cãi đã xảy ra nhưng khinh thường vẫn còn đó và sự tôn trọng thì thiếu vắng. Các bạn hỏi khi bị khinh thường ta phải làm gì? Các bạn, đã thấy biết bao nhiêu cuộc xô xát trong cuộc sống, đôi khi ta ngồi trong quán cà phê, cảm nhận hoặc bị người khác coi thường, ẩu đả, đánh nhau, chuyện đó có. Hỏi ra tại sao đánh thì chỉ có câu trả lời họ coi thường tôi, họ nhìn tôi với ánh mắt coi thường, họ không tôn trọng, họ có những hành vi khinh mạc coi thường tôi. Cái tôi lớn, đứng dậy ẩu đả, đánh đập, cái kết hai người đều bị thương và bị bắt bớ.

Đời này không ai sinh ra để người khác phải tôn trọng mình, không ai sinh ra để muôn người tôn trọng mình. Trong thâm tâm của mình ta vẫn hay khinh thường người khác đấy. Đang ở trong một cái buổi vui chơi, ăn uống mà có người ăn xin vào ta cũng khinh thường hoặc đang đi dạo phố mà có người mặc quần áo bê tha ta cũng khinh thường, ta khiêu vũ gặp người nhảy không hay ta cũng khinh thường, khinh thường thường có nơi bản chất các bạn. Nhưng khi chính mình bị người khác khinh thường, nó chạm vào cái tự ái dồn dập, mất lý trí và nó đưa đến cái sự hành xử không hay.

Làm gì khi người ta khinh thường mình, các bạn? Khinh thường, bạn đừng cố gắng làm hài lòng người khác. Chúng ta đã nhiều lần bị người ta khinh thường và ta cố gắng làm hài lòng họ để người ta tôn trọng nhưng chẳng bao giờ họ tôn trọng ta đâu. Phương pháp phải làm cho họ hài lòng, phương pháp đó không hay. Có một người đại phu giàu có, tiền bạc nhiều lắm, giàu, đang đi thì gặp một anh nhà nghèo, xác xơ. Anh nhà nghèo chẳng biết tôn trọng kẻ đại phú giàu có. Người đại phú mới dòm anh nhà nghèo và nói:“Này, cái anh nhà nghèo kia, ta là đại phú, trưởng giả giàu có trong vùng này, ngươi thấy ta không biết tôn trọng mà khinh thường sao?”. Anh nhà nghèo mới nói với ông đại phú rằng: “Anh giàu, anh là đại phú, tôi nghèo thật nhưng tại sao tôi phải tôn trọng anh?”. Người đại phú nhà giàu luôn luôn muốn người khác tôn trọng mình, thấy anh nhà nghèo nói câu đó, sững mặt ra nhưng cố gắng nghĩ để có được sự tôn trọng nơi cái kẻ nghèo hèn kia nên nói với anh nhà nghèo rằng: “Tôi sẽ cho anh một số tiền rồi anh tôn trọng tôi, được không?”. Anh nhà nghèo nói: “Tôi có tiền thì tại sao tôi phải tôn trọng anh?”. Ông đại phú nói thêm rằng: “Thôi bây giờ tôi chia cho anh một nửa gia tài, anh tôn trọng tôi đi!”. Anh nhà nghèo nói:” Không, không. Bởi vì khi anh chia cho tôi một nửa gia tài, tôi bằng anh rồi tại sao tôi phải tôn trọng anh?”. Anh đại phú lại nói: “Thôi vậy tôi tặng cho anh tất cả gia tài của tôi, anh hãy tôn trọng tôi!”. Anh nhà nghèo nói: “Tại sao? Khi mà anh cho tôi tất cả thì anh là ăn xin, tôi khinh thường anh, tôi không tôn trọng anh”.

Các bạn, một câu chuyện đơn giản để nói rằng, hài lòng mọi người như người đại phu kia mang tất cả để làm hài lòng người ăn xin để có được sự tôn trọng thì không bao giờ có được sự tôn trọng đâu. Các bạn và Bảo Thành nhiều lần năm lần bảy lượt làm đủ mọi chuyện để xây dựng sự tôn trọng nhưng cách đó là cách tự hạ nhục bản thân. Các bạn, nếu muốn người khác tôn trọng không khinh thường, ta phải biết tôn trọng cuộc sống của mình, phải nhận diện ra và nâng tầm thay đổi cái hình tượng và cách sống thực sự của mình qua sự tu dưỡng. Nhiều người khi bị khinh thường không thay đổi hình tượng và cách sống qua sự tu dưỡng mà chỉ nhập vai, đóng kịch để người khác nhìn tướng của mình để mà tôn trọng. Người ta chẳng bao giờ tôn trọng những người thật sự không có cái phẩm chất, không có cái nhân cách qua sự tu dưỡng mà chỉ đóng kịch. Bạn sẽ có sự trải nhiệm nơi chính bản thân của mình. Nhập vai gì rồi cũng lòi mặt ra rồi bị phỉ báng, coi thường. Cho nên khi bị người khác coi thường ta chớ làm hài lòng họ, nhưng sống một cách chân thật và nâng cao phẩm chất của mình bằng sự tu luyện. Nhưng đầu tiên vẫn phải là sự nhận ra và trực diện. Khi bạn nhận diện ra cái cảm xúc khó chịu bị người ta khinh thường, ta chủ động nâng tầm cuộc sống qua sự tu dưỡng bởi lấy cái sự khinh thường kia như tấm gương để soi, nhận diện ra mình và thay đổi một cách tích cực, bạn sẽ có được sự tôn trọng.

Nhưng ít ai để ý, ta thường bị tụt xuống đằng sau và bị vùi dập bởi những cơn lốc coi thường đó mà ta đánh mất nhân phẩm của chính mình, không còn ý chí. Có một cái ông kia thời xưa đó ổng tên hình như là ông Hàn Tín. Lúc ấy ông ấy nghèo, nghèo mà cơm không có ăn, đói khát dữ lắm. Ông ta lần mò chỗ này chỗ kia cồn cào tìm đồ ăn, đi tới cái chỗ kia ở ngay cây cầu, có một bà cụ cũng già, thấy kẻ nghèo bà cố tình nấu dư ra một chút và để một chén cơm dư ở đó và cứ âm thầm làm việc tiếp thôi. Hàn Tín thấy chén cơm ăn cho no và bà cụ lặp đi lặp lại như vậy nhiều lần, và ông Hàn Tín đủ sức đứng dậy, dõng mãnh tuyên bố với bà cụ rằng:“Nhất định sẽ có một ngày ta báo ân cho bà cụ”. Bà cụ đứng dậy chửi thẳng mặt Hàn Tín rằng :“Này cái kẻ kia, thanh niên trai tráng chỉ có một chén cơm ăn mà còn báo ân là báo ân cái gì?”. Hàn Tín nghe xong, như tiếng sét đánh ngang tai, nhưng tỉnh và thấy rằng chính cái lời dõng mạnh của bà cụ đã làm cho Hàn Tín có ý chí đứng dậy khi té xuống hố sâu của sự tận cùng và ý chí đó đã làm cho Hàn Tín trở thành một vị quân sự tài giỏi cho Lưu Bang và đi đến sự thành công. Các bạn, chúng ta cứ học đòi báo ân, báo đáp mà không có ý chí, không nhìn rõ cái thực trạng của mình chỉ là một kẻ ăn mày ăn xin như Hàn Tín trong cơ hàn mà cứ hứa hẹn báo ân, báo đáp, không có ý chí vực mình đứng dậy để lập ra một con đường mới bằng sự tu dưỡng để thay đổi cuộc đời. Chúng ta quá mặc cảm với những lời chê của người khác khi bị khinh thường, nhục mạ, đôi khi hủy hoại bản thân bởi sự không còn ý chí để làm việc là vì cái tôi của mình quá lớn. Để chuyển hóa được cái tôi này và nhận diện ra chúng, ta phải có sự bình tĩnh thật sự. Mà làm sao ta bình tĩnh? Dù bạn không bình tĩnh, có hành động nào cũng chẳng giải quyết được. Do vậy mà nhất định mỗi người cần phải có sự bình tĩnh, có ý chí, có sự nhận diện thật rõ cái cảm xúc của mình và tu dưỡng để thay đổi, nâng tầm cho bản thân. Đừng làm hài lòng những người khác để mua chuộc sự coi trọng đối với mình, mà phải nhìn sâu vào khi bị coi thường, nâng tầm thay đổi và sống cho đúng, nhất định ta sẽ có được sự tôn trọng nơi người khác.

Các bạn, mỗi khi bị khinh thường, cơn xoáy cơn lốc của sự khinh thường kia không khác gì bão tố ập tới trên bầu trời làm cho cả bầu trời, cảnh sắc xinh đẹp trở thành u ám. Như vậy đau đớn lắm, nhưng hãy tập luyện để sự khinh thường như những cơn lốc kéo tới, bạn phải nuốt chửng chúng vô trong bụng, triệt tiêu chúng bằng cái năng lượng mạnh hơn, chuyển hóa chúng để thay đổi cuộc đời, làm cho những người khác tôn trọng bạn bằng nơi sự học hỏi và cái ý chí kiên cường. Nếu không làm những điều đó, bạn sẽ luôn luôn bị khinh thường. Khi bị khinh thường bạn phải làm gì? Hãy bình tĩnh theo như lời Phật dạy: để có sự bình tĩnh, hơi thở rất quan trọng, giữ cho bạn có sự bình tĩnh để nghe và cảm nhận những cảm xúc khi bị người ta khinh thường. Hít vào thật sâu giúp mình trầm tĩnh nhìn nhận được những cái tư tưởng và cảm giác được những cái cảm xúc ở trong ta. Chính cái hơi thở sâu và nhìn cảm xúc ấy, ta đã và đang điều khiển được cảm xúc, nâng tầm cho tốt đẹp hơn. Còn nếu như ta không dùng phương pháp này, bạn vẫn có được sự bình tĩnh, nhưng nếu bạn chưa có thể ứng dụng phương pháp này để có thể giữ được sự bình tĩnh đương đầu với sự khinh thường thì đầu tiên đối với người khinh thường bạn bạn hãy tránh xa, bạn hãy ngó lơ đi bạn đừng để ý. Nhưng không phải chỉ vậy phải không các bạn. Đôi khi lân cận ngay trước mặt, ngó lơ cũng chẳng được và bỏ đi cũng chẳng xong. Do vậy nhất định mỗi người phải nuôi dưỡng hơi thở Chánh niệm để tăng trưởng cái định lực, cái nội công thâm hậu để bão tố của sự khinh thường nơi những kẻ ngạo mạn đối với chúng ta, chúng ta dùng cái tâm yêu thương của Chánh niệm nuốt chửng chúng vô, biến sự khinh thường người khác thành nhiên liệu để thúc đẩy ý chí của mình vươn tầm trong cuộc sống. Ai trong chúng ta cũng có một cái phận nghèo, nghèo về vật chất, nghèo về nhân cách, nghèo về kiến thức, nghèo về sự xử thế, do vậy thường để cho sự đói khát của dục vọng xỏ mũi kéo đi, cứ thế ta bị người khác khinh thường.

Hãy nhớ anh nhà nghèo đối đáp với ông đại phú thì hiểu ngay tại sao người ta phải tôn trọng mình, bạn đâu có thể ép được người ta tôn trọng đâu. Căn cơ, nhân duyên khác biệt, mỗi người đều có cách xử trí của cuộc đời, xử lý theo cách nhìn của họ, ta không có quyền gì áp chế họ phải tôn trọng ta. Và khi muốn sự tôn trọng, ta đừng nài nỉ hạ nhục bản thân, hài lòng họ như người đại phú kia. Và cũng đừng hứa hẹn những cái điều ảo tưởng như Hàn Tín, nhất định báo ân. Cái báo ân đối với bà cụ kia là phải có ý chí quật cường đứng dậy lập nghiệp, nâng tầm, bằng sự tu dưỡng tích cực để đi đến sự thành công đối với người giúp mình. Các bạn, Đức Phật đã dạy cho chúng ta qua Chánh niệm Mật thiền hơi thở để mỗi một ngày ta hít thở phải thật sự tu dưỡng nha các bạn, còn nếu các bạn chỉ đóng vai hình tướng theo cho có, phải se xua với thiên hạ thì không có ích gì. Nếu không có cái lời nguyện dõng mãnh, nỗ lực đúng mức, nhìn rõ được cái bản thân của mình, mà chỉ làm hài lòng kẻ ngoài thì nhất định bạn sẽ kích hoạt dục vọng và để dục vọng xâm chiếm làm chủ cuộc đời, là bạn sa ngã vào tội lỗi, tạo nghiệp vô số khi dục vọng trỗi dậy thì nhất định sẽ gục ngã chúng ta. Như con ngựa hất chúng ta xuống dưới đất rồi bốn vó ngựa sẽ giẫm nát cuộc đời chúng ta.

Các bạn, ai cũng sẽ bị khinh thường và nếu như không có sự chuẩn bị thật kĩ khi bị người khác khinh thường, bạn sẽ đau đớn tột cùng. Hãy nhớ rằng sự tu dưỡng, tu luyện của chúng ta rất có lợi ích, lợi lạc vô cùng. Bởi tu dưỡng và tu luyện sẽ giúp cho chúng ta huấn luyện cái sức mạnh của mình theo một chương trình, một lập trình thật rõ để chuyển hóa tự thân bằng luôn luôn nhận diện ra cảm xúc của mình, quán chiếu cho sâu sắc qua hơi thở của Chánh niệm chuyển hóa chúng, nâng tầm kiến thức, trí tuệ,  lan tỏa tình yêu thương để có cái định lực dũng mạnh nuốt chửng những cú sốc coi thường vào trong tâm trí thiện lành của mình chuyển hóa chúng biến chúng thành sức manh để nuôi dưỡng cái phẩm đức, bạn có nghĩ như vậy không?. Có chạy ngược chạy xuôi tìm tòi chi nhiều phương thức, như con khỉ nhảy từ cành này qua cành kia chẳng bao giờ dừng lại một chỗ để nhìn cho thấu tâm can của chính mình mà cứ cúi đầu lấy lòng, làm hài lòng những người khác, dìm hàng bản thân coi thường chính mình.

Các bạn, đối với Bảo Thành, một phương pháp đơn giản như vừa nói mà Đức Phật đã dạy cần phải thực nghiệm tu luyện hơi thở Chánh niệm qua sự quán chiếu nhận diện thật rõ mọi cảm xúc của mình khi bị người khác khinh thường, tích lũy được tình thương,, trí tuệ sự tỉnh thức chuyển hóa sự bất tịnh tiêu cực của năng lượng khinh thường khi người khác đối xử, bạn sẽ trở thành và bạn sẽ là người biết nâng tầm cuộc sống để an vui. Không cần phải tránh xa làm ngơ, tiến bước về phía trước, đón nhận tất cả sự khinh thường của thiên hạ bá tánh, thâu tóm và đặt để vào trong trái tim không có ngăn ngại, đầy ắp lòng từ bi năng lượng của tình thương và ánh sáng của trí tuệ. Nếu bạn thực hành theo đúng như thế thì bạn chẳng cần ai phải tôn trọng bạn, bởi viên kim cương sẽ tự tỏa sáng khi mặt trời lên. Nếu bạn tu dưỡng bằng Mật Thiền Chánh niệm hơi thở, quán chiếu tâm Từ Bi, Trí Tuệ, Tỉnh Giác có nghĩa là một sự tỉnh thức của một cái phẩm đức qua cái công hạnh tu để có được Chánh định, mọi chiều hướng khinh thường chẳng khác gì như những tia nắng mặt trời chiếu vào viên kim cương, bạn sẽ tự sáng và sáng chói. Không cần phải thể hiện bởi bản chất của viên kim cương khi tiếp nhận ánh sáng và làm nó long lanh đẹp hơn, tự chất của người biết tu dưỡng cái phẩm đức của mình qua hơi thở Chánh niệm Mật thiền quán chiếu tâm Từ Bi, Trí Tuệ, Tỉnh Giác sẽ tự sáng, khi tất cả mọi sự đối xử ở ngoài đối với chúng ta như thế nào nó cũng tự sáng. Không cần biết tia sáng kia tới từ đâu, miễn là tới từ mặt trời, viên kim cương kia sẽ tự sáng. Không cần biết sự khinh thường kia tới từ đâu, miễn là có sự khinh thường thì viên kim cương của lòng từ bi mà sự tu dưỡng của chúng ta nâng được cái tầm phẩm đức của mình thì nhất định ta sẽ tự sáng. Đừng cố lần mò làm hài lòng ai để tìm tòi như ông đại phú cho tiền cho gia tài, mà cái ông nhà nghèo kia nói một câu rất đúng làm ông ta đau đớn xiết bao. Hãy nâng tầm cuộc sống bằng cách thực tập tu dưỡng cái phẩm đức của mình qua Mật Thiền Chánh pháp để có được cái sức mạnh chuyển hóa để nhận diện, trực diện với mọi cảm xúc bất bình thường xảy ra khi tương tác với những người thường hay khinh thường. Như vậy, mọi sự khinh thường từ mọi nơi, mọi người không khác gì ánh sáng của mặt trời chiếu vào cái kim cương trí tuệ nâng tầm phẩm hạnh phẩm đức bởi tu dưỡng Mật Thiền Chánh niệm hơi thở. Các bạn, mời các bạn trở về với hơi thở của Chánh niệm.

Thưa Phật, không khiến mọi người bị bắt buộc phải tôn trọng chúng con nhưng nhất định chúng con sẽ quyết tâm và có ý chí tu dưỡng bằng hơi thở của Chánh niệm, quán chiếu và nhận diện ra mọi cảm xúc của tự thân và mang năng lượng Từ Bi, Trí Tuệ, Tỉnh Giác tưới tẩm vào đó để chuyển hóa, để cuộc đời của chúng con, suy nghĩ của chúng con, lời nói hành vi của chúng con sẽ là viên kim cương trí tuệ để mọi năng lượng bất tịnh của người khi đổ vào đầu của chúng con như mặt trời làm cho viên kim cương trí tuệ sáng ra.

Hãy hít vào bằng mũi phình bụng, thở từ từ hóp bụng, quán chiếu thân tâm, tổng trì mật ngôn, tiếp nhận năng lượng kim cương Từ Bi, Trí Tuệ, Tỉnh Giác.

Mu A Mu Sa

NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang

Ma Sa Ốp Uê

(7 biến)

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts