Search

Bảo Thành kính chào các bạn trên kênh Youtube Thất Bảo Huyền Môn.

Mỗi khi chúng ta thức dậy, có lẽ sự suy nghĩ đầu tiên của chúng ta là phải lo, sự lo lắng hình như luôn tới với mỗi một con người và có những con người còn độc thân lo lắng sự học của mình. Cho tới khi lập gia đình, ta lo lắng cho gia đình. Có vợ lo cho vợ. Có chồng lo cho chồng. Có con lo cho con. Và cuộc sống hình như ý nghĩa cao đẹp nhất của đời người là trách nhiệm của mình đối với những người mình yêu thương. Biết bao nhiêu sự lo lắng cũng bởi vì trách nhiệm đó. Rồi không biết bao nhiêu sự có hoặc là không cũng từ trách nhiệm đó mà sinh ra. Từ khái niệm của sự sống, có người có trách nhiệm với vợ chồng con cái là tình yêu, có người gọi trách nhiệm đó là cơm ăn áo mặc. Đời sống về vật chất, đời sống về sự sung túc trong cuộc đời. Có khi nào các bạn hỏi rằng, chúng ta làm một điều gì được gọi là ý nghĩa nhất trong cuộc đời hay không. Khó có thể suy nghĩ và định nghĩa được cho chúng ta thấy ý nghĩa nhất trong cuộc đời này là gi? Bởi vì nó còn tùy thuộc vào hoàn cảnh sống, tùy thuộc vào môi trường chúng ta đang sinh hoạt, và tùy thuộc vào nền giáo dục, cũng như những khái niệm hình thành trong cuộc sống khi chúng ta sinh ra ở những môi trường khác biệt nhau. Tuy nhiên vẫn có một khái niệm gọi là rất chuẩn đối với mọi người, sống có ý nghĩa cao đẹp nhất trong đời người vẫn là hai chữ là làm sao đó chúng ta sống được hạnh phúc và bình an. Hạnh phúc và bình an là những thứ chúng ta cứ miệt mài đeo đuổi đi tìm và hình như có lẽ ở mỗi một lứa tuổi khác nhau, định nghĩa về phương thức để có được hạnh phúc và bình an nó khác biệt nhau dữ lắm. Khi còn ở tuổi thật là nhỏ -1, 2, 3, 4, có thể chưa hiểu về hạnh phúc và bình an, nhưng ít nhất cũng mang lại cho chúng ta niềm vui đó là quà, đó là bánh kẹo, đó là những đồ chơi, đó là lời yêu thương của cha mẹ… và những sự như vậy được chiều chuộng ta, được tặng cho ta, làm cho ta vui, mỉm cười hớn hở tung tăng cả ngày không biết mệt. Các bạn có còn nhớ tuổi trẻ khi các bạn được cho những cho những đồ chơi như xe cộ, búp bê hoặc này kia…ôi … ta vui. Và có lẽ hình như thuở đó, với sự suy nghĩ thật nên thơ nhẹ nhàng, hạnh phúc và bình an được gói trọn trong nụ cười và niềm vui, là những món quà của người lớn trao tặng cho chúng ta. Lớn dần khi đi học, có lẽ hạnh phúc và bình an là học được điểm tốt nè, thầy cô giáo khen, bạn bè thương mến. Rồi được lên lớp đều đều với những điểm A hoặc là điểm ưu tú có bằng khen. Rồi lớn lên nữa, nó cũng thay đổi cung bậc thăng trầm của cảm xúc về hạnh phúc và bình an, được định mức trên những điều ta có được, ta được có. Có người may mắn ở lứa tuổi nhất định nào đó, không hẳn là đã lớn hoặc là quá trẻ thì tự nhiên hiểu được một cách sâu xa hơn. Hạnh phúc và bình an, nó không lệ thuộc vào vật chất, nó không tới từ vật chất, dĩ nhiên là nụ cười và niềm vui luôn luôn tới từ vật chất được thể hiện qua tình cảm. Chứ còn vật chất không chưa hẳn nó đã mang lại niềm vui tối ưu mà nó cần được trao gửi bằng tình cảm thực sự trong trách nhiệm lo lắng. Đó là chuyện ở đời, các nhà triết học, rồi các nhà tâm lý học, suy nghĩ thật là kỹ để cố gắng định nghĩa hạnh phúc và bình an tới từ đâu, để từ đó người ta tập trung tìm được hạnh phúc và bình an. Nhưng hầu như qua bao nhiêu thế kỷ rồi, lịch sử của con người chưa có ai dám định nghĩa hạnh phúc và bình an tới từ chỗ nào?

Chúng ta là những người học về Phật giáo – đệ tử của Chư Phật. Đức Phật tới thế gian này, Ngài định nghĩa hạnh phúc và bình an, nó hoàn toàn khác biệt, khác đến ngỡ ngàng, nhưng rất thực tế. Khác đến mức mà chúng ta cảm thấy sửng sốt, nhưng nó rõ ràng. Khác đến mức mà người ta đâm ra ngớ ngẩn, rồi đặt câu hỏi có phải vậy hay không? Nhưng cuối cùng người ta phải đón nhận lời khai thị của Phật: hạnh phúc và bình an tới từ đó. Với nhiều người, chúng ta thấy rằng hạnh phúc có thể là nhà thật là lớn, chiếc xe sang trọng có giá trị tuyệt đối hoặc là có cô vợ đẹp, có con học giỏi hoặc là có ông chồng thông minh là bác sĩ, luật sư hoặc là người thành tựu đi ra ngoài đường ai cũng kính mến, ai cũng kính nể, ai cũng thương. Và rồi nếu như có sách để ghi thì không biết đến bao giờ chúng ta mới có thể ghi hết được định nghĩa của hạnh phúc và bình an, nó tới từ đâu. Tranh cãi nhiều lắm rối, nhưng có mấy ai trả lời được. Trở về với lời của Phật, hạnh phúc và bình an tới từ đâu? Các bạn suy nghĩ một chút và có thể tự trả lời cho mình được không? Hạnh phúc và bình an tới từ đâu các bạn? Đã có nhận định được chưa? Có lẽ nó khác biệt các bạn ơi. Nhưng khi chúng ta tư duy cho thật rõ lời của Đức Phật, thấy thấm thía và cao siêu nhiệm màu, bởi vì lời của Đức Phật là lời của chân lý không bao giờ sai. Vậy hạnh phúc tới từ đâu? Phật nói: Hạnh phúc tới từ chỗ khổ đau và bình an tới từ chỗ phiền não. Các bạn nghe thấy như thế nào? Suy nghĩ ta mới thấy thấm. Hạnh phúc tới từ khổ đau và bình an tới từ phiền não. Mà cuộc đời của Bảo Thành và các bạn chắc chắn là đã từng nếm qua mùi khổ đau rồi, nhưng chúng ta lại không nhìn rõ khổ đau đó để có cơ hội thấy được hạnh phúc, tìm được hạnh phúc và chắc chắn các bạn đã từng nếm trải qua những hương vị của phiền não rồi. Nhưng Bảo Thành và các bạn lại không nhìn kỹ để có cơ hội nếm được hương vị của sự bình an tới từ sự phiền não đó. Bởi vì chúng ta cứ thấy đau khổ là bắt đầu than thân trách phận, là bắt đầu kêu gào thống thiết. Thấy phiền não là rên la, là khóc lóc, là sầu bi. Chính vì những chuyện như vậy, chúng ta không còn cơ hội để nhìn rõ chính trong đau khổ đó như Phật nói sẽ có hạnh phúc, nhìn rõ chính trong phiền não đó sẽ có bình an. Biết bao nhiêu đau khổ đã tới trong cuộc đời của bạn và Bảo Thành, biết bao nhiêu những sự phiền não đã tới trong cuộc đời Bảo Thành và các bạn. Chúng ta đều không chú tâm nhìn rõ để qua đau khổ phiền não đó tìm được bình an và hạnh phúc. Chúng ta đã bỏ lỡ thật nhiều cơ hội, thật nhiều cơ hội tìm kiếm, để tiếp cận được hạnh phúc và bình an trong chính đau khổ và phiền não tới với chúng ta hàng ngày. Như người nông dân thấy phân là biết tác dụng của nó là để bón cây, bón lúa, bón bông. Các bạn có thấy ở sau lung Bảo Thành vẫn còn bông thật là đẹp nơi tượng đài Quán Thế Âm đây rộng mênh mông, nhìn thấy được nhiều thứ khác nữa, nhưng những màu sắc của những cánh hoa đằng sau vẫn đẹp. Nó đẹp là bởi vì thiên nhiên tự tại quá, hoa nó gần với con người và chúng ta cũng thấy những chú công như chú công trắng nè, đẹp thật là đẹp, chú công xanh, chú công vàng ngũ sắc. Người xưa gọi là Khổng Tước, trong kinh nhà Phật là Khổng Tước, nó hiền, nó gần gũi. Mà đúng vậy, mỗi lần về tổ đình chùa Xá Lợi – tiểu bang Maryland, ngồi nói về kinh, ngồi nói pháp để gửi đến các bạn, những chú Khổng Tước này – Bạch kim Khổng Tước, ngũ sắc Khổng Tước nó quấn quít gần gũi, không hiểu nó có nghe được tiếng Việt Bảo Thành nói hay không nhưng những chú Khổng Tước này vẫn đứng đây rỉa lông trong một phong thái nhẹ nhàng tịch tĩnh.

Hạnh phúc đối với những chú Khổng Tước này là gi? Là có lẽ gần chư Tăng Ni, gần nơi chùa. Chúng ta thấy Khổng Tước sống hoang dã, nhưng ngôi chùa tổ đình đây có nhiều Khổng Tước lắm, sống rất bình yên, thong thả những tháng ngày bên chư Tăng Ni và Phật tử. Hạnh phúc thật là hạnh phúc. Những cánh hoa đẹp, những chú Khổng Tước đẹp, tự tại chính là bởi vì có lẽ mọc lên từ phân từ đất sống tự tại trong miền đất thiên nhiên. bản chất thiên nhiên của con người chúng ta luôn có đau khổ và phiền não. Nếu chúng ta nhìn xuyên suốt thì nhất định chúng ta sẽ nhìn thấy phiền não và đau khổ như lời Phật là phân bón cho Hoa, là đất để vun trồng nên sự sống, là nơi năng lượng thanh tịnh, để cho chúng sanh và loài người có thể song hành với nhau. Các bạn thấy đó, có khi nào các bạn thấy các chú Khổng Tước – tiếng Việt mình gọi là Công gần gũi với con người như vậy chưa. Bao nhiêu những bài lúc Bảo Thành giảng ở tổ đình, các chú công này đều quấn quít gần gũi lắm, đứng tự nhiên tự tại hạnh phúc vô cùng, phơi nắng giữa bình minh và đứng cứ sát sát, sát sát như vậy. Nếu chúng ta biết nương nhờ vào hồng ân Tam Bảo, lời khai thị của Chư Phật như chú công đứng sát vào Tăng Ni khi nghe pháp, như chúng ta đứng kề cận vào Đức Phật và chân lý của Ngài, thấy rõ được hạnh phúc nó liền với đau khổ và bình an nó liền với phiền não. Chỉ cần chúng ta nhìn cho rõ đau khổ và phiền não đang tới với chúng ta trong từng giây phút của chánh niệm hơi thở, chúng ta sẽ nhận ra hạnh phúc có mặt ngay nơi đó và bình an có mặt ngay nơi đó để chúng ta đón tiếp sự màu nhiệm đặc biệt của kiếp người là mỗi một giây phút khi chúng ta biết và thấy được đau khổ và phiền não đang khởi dậy. Chúng ta liền nhìn và tìm thấy màu nhiệm trong hạnh phúc và sự an lạc hiện hữu trong đau khổ và phiền não đó. Chúng ta không phải rời xa, không phải trốn tránh mà chúng ta hãy lấy lời của Đức Phật, giữ trong chánh niệm nhìn cho thấu đau khổ và phiền não, sẽ thấy hoa hạnh phúc tươi như hoa đằng sau Bảo Thành, sẽ thấy sự bình an tới thật là tự tại như những chú Công, luôn luôn gắn kết chặt chẽ với sự thân thiết của Tăng thân tổ đình chùa Xá Lợi.

Các bạn, bài chia sẻ hôm nay của Bảo Thành muốn gợi ý cho chúng ta thấy rằng hãy sống tự tại, nhìn rõ những gì gọi là đau khổ phiền não tới với chúng ta. Bởi Phật nói đau khổ và phiền não là phân bón cho hoa thêm tươi. Phiền não và đau khổ là đất trụ, thường trụ để cho cây cối mọc lên, là năng lượng an bình cho muôn thú tiếp cận gần gũi và là sự khởi đầu của nguồn hạnh phúc vô biên, sự bình an vĩnh cửu tới từ trong trái tim có hơi thở chánh niệm.

Các bạn, chúc các bạn tìm được điều đó. Một ngày mới tới với các bạn, chúc sự an nhiên.

Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Mu A Mu Sa

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts