Search

Tùy Hỷ Cúng Dường

Cúng dường, tuỳ hỷ đồng phước đức

Bỏ tham, dẹp đố hạnh ngang bằng

Vui theo pháp thiện lòng tương trợ

Tâm rộng ngôn lành phúc vạn an

 

Các bạn, hôm nay là thứ sáu, đối với nền văn hóa của nước Mỹ sau ngày lễ Tạ Ơn vào thứ năm thì thứ sáu là ngày mọi người đổ dồn đi ra chợ tới những cửa hàng thật lớn tiêu xài tiền, mua đồ chuẩn bị cho ngày lễ Giáng Sinh và Tết để tặng quà cho nhau. Tại sao ngày hôm nay người ta lại có thể dồn vào ngày này đi cho nhiều, cho đông, rủ bạn bè, tiền mua nhiều lắm là bởi vì ngày hôm nay là ngày đại hạ giá, tất cả những sản phẩm được bán ra với giá thật rẻ. Nghe cái tiếng giảm giá, rẻ tiền ai mà không ham, thích quá dồn vào ngày hôm nay tủa ra khắp mọi nơi rồi gọi cho bạn bè cùng nhau đi như một ngày hội tiêu tiền thoải mái, xả láng, mua quà nhiều. Có lẽ đây là một cái cách văn hóa trong ngày lễ Tạ Ơn. Rồi những người làm thương gia thấy nhân cái ngày nghỉ người ta ăn no rồi, ngày hôm qua họ ăn đầy đủ, ăn bữa trưa cùng với gia đình, ăn bữa tối cùng với gia đình, no quá cả một ngày họ tạo ra cái điều kiện cho người ta tiêu xài tiền. Bởi ngày nghỉ, ăn no thì phải đi sắm sửa đồ đạc. Cái này lá cách vận dụng đúng với tâm lý để làm người, cái bụng nó gắn liền với hành động, ăn no xài tiền cho nhiều, một thú vui của kiếp người. Điều này đúng mà, bây giờ nói nó sai trẻ em ở bên Mỹ nó không đồng ý bởi ngay thuở nhỏ vào những ngày này lễ Tạ Ơn và thứ sáu hạ giá này nó được cha mẹ dắt đi từ thuở nhỏ. Một cái thói quen, một cái tập tục ăn sâu vào gốc rễ tư tưởng từ thuở nhỏ như một thói quen có điều kiện thương yêu của cha mẹ vào dịp lễ. Bây giờ ta nói nó không đúng trẻ con nó không ưa và lớn lên với cái tinh thần đó họ không chấp nhận, lâu quá rồi thành thói quen ai cũng cảm thấy là điều cần làm và đúng. Một việc gì lặp đi lặp lại nhiều thành thói quen và từ thế ta cho là đúng tới cái sự liên hệ trong cái bài pháp thoại hôm nay nói về “tùy hỷ cúng dường”.

Các bạn, tùy hỷ cúng dường được Đức Phật dạy ở trong kinh Tứ Thập Nhị Chương tức là kinh 42 chương, trong cái chương số 10 và chương số 11 Đức Phật dạy về cái sự tùy hỷ và cúng dường. Nó liên hệ gì tới cái thói quen đi chợ, đi sắm đồ khi giảm giá? Nó có các bạn à bởi ngay từ thuở nhỏ trẻ thơ bên Mỹ được hướng dẫn và được lặp lại cùng với ông bà, cha mẹ, với bạn bè, một cái phong tục truyền thống. Nó in sâu vào trong tâm khảm, nó như một cái thói quen, như một cái tục lệ tốt. Thì trong con người của chúng ta cũng được mớm vào từ thuở nhỏ ở dưới mọi môi trường trong cuộc sống  cái phấn đấu vươn lên để có, để được và có một cái nhìn phản diện với người khác nếu vươn lên hết mình. Và trong cái sự sâu sắc của cuộc đời lớn dần đó ta được tăng trưởng một cái tánh mà cái tánh này không hay đó là sự đố kỵ, ghen ghét. Nó tự nhiên nhưng mà ta không ngờ nó là một tánh xấu bởi chúng ta được dạy dỗ phải học cho giỏi, song hành với cái tâm học giỏi đó nõ xen vào cái sự ghen ghét đố kỵ khi thấy một người bạn khác giỏi hơn ta là ta không có vui. Nó là nhiên mà, là con người bởi nó là gene di truyền vốn có từ kiếp này qua kiếp kia ta không có biết nhưng thật ra trong người của ta có cái mầm ghen tuông, có cái mầm đố kỵ, ghen ghét. Do đó khi dạy cho chúng ta học giỏi “Con ơi! Nhớ học giỏi!” thì tức khắc thấy người giỏi hơn ta ghen ghét, ta đố kỵ tự nó có sẵn nhưng vì phấn đấu học giỏi thì cái mầm ghen ghét đố kỵ nó lại trổ mầm mọc xiên ngang. Rồi ta lại thấy từ thuở nhỏ lớn lên người bạn nào mà được người khác thương yêu, dễ thương, dễ mến, nhỏ nhỏ thôi, ngay đứa bé thôi,có hai đứa mà một đứa dễ thương ta ẩm, ta thương, ta dỗ dành nó thì cái đứa bé kia nó cũng ghen tị à. Cái đó có nha nhất là những người làm mẹ mà có nhiều con, khi sanh đứa thứ hai mà ẩm nó nhiều thì đứa thứ nhất nó ghen, nó buồn lắm. Mà rồi người mẹ lại sinh thêm đứa thứ ba thì hai đứa kia lại ghen và chuyện đó có. Nếu các bạn là những đứa con trong gia đình có đông anh em, mình không nói khi lớn thì cái đó hình như nó bớt chứ nó không có hết nhưng mà thuở nhỏ có ghen, có ghen tuông. Nó ở trong cái tâm trí của ta rồi, cha mẹ sinh con trời sinh tánh, sinh thêm đứa con nữa đứa con kia ghen. Ẩm nó, thương nó, đứa kia nó ghen rồi nó lớn hơn, nó lớn lên rồi có một trong những đứa con nó dễ thương người mẹ gần gũi đứa con cũng ghen, những đứa con khác cũng ghen. Rồi đi học, bạn bè được các thầy cô thương mến nhiều thì những bạn học khác ghen. Được làm lớp trưởng ta cũng ghen, nó ngồi bàn trước ta cũng ghen rồi nó được cô giáo nhờ nhiều ta cũng ghen. Đi làm mà ai làm tiền nhiều hơn ta cũng ghen, cũng đố kỵ, vào xã hội ai mà được nhiều người thương mến ta cũng ghen, cũng đố kỵ. Cái mầm mống đó nhân lên, nhân lên. Rồi tới những sinh hoạt trong bạn bè, đứa bạn nào mà thương quá, dễ mến quá ai cũng thương ta ghen, ta đố kỵ. Rồi bạn bè nào làm thành công ta cũng ghen, cũng đố kỵ, bạn mua được nhà ta cũng đố kỵ, mua được xe cũng như vậy, sắm được đồ cũng ghen, cũng đố kỵ, rồi đủ mọi thứ. Trong công xưởng sếp khen người nào, thương người nào, mến người nào cũng ghen, cũng đố kỵ, ngay trong nhóm học đạo cũng vậy có bạn bè nào làm việc hơn một chút, dễ thương, thành công hơn, khéo léo hơn ta cũng ghen, cũng đố kỵ.

Chính vì cái sự ghen tuông đố kỵ đó mà những thương gia hiểu được tâm lý loài người cho nên trong cái ngày lễ Tạ Ơn người ta lồng vào đó cái cách làm ăn giảm giá để cho ai có cái tật ghen tuông đố kỵ đi mua đồ cho hơn bạn, tặng đồ cho hay và rồi thương gia lấy hết tiền của chúng ta, hóa ra ta khổ. Cho nên nhớ rằng ở đâu có những tư tưởng thánh thiện thì ở đó luôn có những tư tưởng lợi dụng cái tâm tham, ghen tị của ta để làm giảm bớt cái giá trị làm người của ta. Trong kinh 42 chương, cái chương số 10 và chương số 11 Đức Phật nói về cái hạnh tùy hỷ cúng dường chứ không phải mà cứ mặc kệ tiêu xài do ghen ghét. Trong cái sự tùy hỷ này hay lắm bởi thuở xưa có một người đệ tử hỏi Phật:

  • Thưa Phật, con nghèo không có cái gì hết thì lấy cái gì để cúng dường làm việc thiện?

Phật dạy:

  • Chẳng phải nghèo không có gì là không thể cúng dường làm việc thiện.

Chúng ta có những thứ tuyệt vời lắm cũng có thể cúng dường và làm thiện được phước báu vô cùng đó là ánh mắt yêu thương, lỗ tai biết nghe những lời tốt đẹp, môi miệng biết nói ái ngữ dễ thương, vòng tay biết bao dung, an ủi, che chở, giúp đỡ. Rồi tinh thần mới suy nghĩ để mà chia sẻ những kiến thức tốt đẹp rồi chúng ta sống hài hòa đạo đức. Đó là những pháp bảo vốn có không dựa trên vật chất, không dựa trên những cái điều gì so sánh bên ngoài mà vốn ai sinh ra cũng có. Nếu chúng ta biết đầu tư trong cái tư duy cho đúng thì chúng ta có thể mang cái vốn liếng vốn có đó để làm từ thiện, muôn thuở không bao giờ cạn, phước báu vô cùng. Nay nói đến cái hành tùy hỷ cúng dường, cái tâm ghen ghét đố kỵ thương hay xảy ra bởi vì chúng ta thấy một ai đó làm việc tốt dù là việc từ thiện đó không có được ưng ý như ta, ta ghen tuông. Hoặc ta thấy họ làm là ta không muốn rồi, cái người đó không nên làm việc thiện, tôi làm mới được trong cái việc từ thiện thôi. Rồi trong cái sự cúng dường, cúng dường là hiến dâng, chẳng phải có Phật đâu, Phật chẳng xài tiền của mình, chẳng xài cơm, xài gạo đâu. Đã hiến dâng cho tha nhân với cái tâm hướng tới cái lòng từ ái mà Phật dạy đó là cúng dường. Đừng nghĩ rằng ta cúng cho chư tăng, chư ni, chư Phật mới gọi là cúng dường, cái đó cũng có nhưng nó vẫn cạn cợt dữ lắm. Cái cao quý là chúng ta biết san sẻ, biết cho đi tài vật, trí tuệ và sức lực vốn có thuộc về ta trao tới những con người không có với cái tâm từ bi nghĩ tới lời Phật dạy đó là sự cúng dường cao quý. Tùy hỷ ở đây Đức Phật dạy chúng ta không làm cái hành động cúng dường nhưng chúng ta đồng hành với cái tâm tưởng tốt đẹp đó, sách tấn và tán thán công hạnh đó với cái tâm chân thật thì phước báu của cái tùy hỷ, tán thán công hạnh khích lệ đó nó tương ưng hoặc đôi khi nhiều hơn cái người cúng dường, làm từ thiện. Cho nên Đức Phật khi chúng ta thấy ai đó làm một việc từ thiện, chúng ta tán thán ca ngợi cái hành động nghĩa cử đó. Nếu không có được cái vật chất tiền tài ủng hộ họ thì  ủng hộ bằng cái tinh thần, bằng lời chúc nguyện. Còn nếu như thấy mà có tịnh tài nữa ta đóng góp, có vật chất nữa ta hiến tặng để cái người đó có thể làm từ thiện thì đó là cái hạnh tùy hỷ cúng dường. Và cái hạnh tùy hỷ cúng dường như vậy sẽ không bao giờ cạn, phước báu vô lượng ở chỗ Đức Phật dạy trong kinh:

Nếu như có một ngọn đuốc sáng rồi hàng trăm, hàng ngàn người mang cái ngọn đuốc của họ mồi cái lửa trên cái ngọn đuốc sáng kia mang về nhà thắp sáng nhà, mang về nhà nấu cơm, mang về nhà sử dụng cho những chuyện cần thiết. Thì cái ngọn đuốc kia vẫn còn sáng mãi mãi nhưng nó lan truyền cái ánh sáng của nó ra cho biết bao nhiêu những ngọn đuốc khác thành một vùng sáng. Y chang như vậy, một người khởi lên cái sự và cái tâm cúng dường, giúp đỡ, từ thiện đó như ngọn đuốc chính chúng ta tùy hỷ vào mang công sức tài vật, tinh thần sự chú nguyện, hoan hỷ, tán thán thắp vào chung với nó thì chúng ta thừa hưởng cái ánh sáng truyền tới chúng ta. mà nếu có một trăm người, một ngàn người, nhiều ngàn người thắp chung cái hành động, nghĩa cử đó hồi hướng, tán thán, hùn phước vô thì cái người như chúng ta đây tùy hỷ như vậy thôi  phước báu thật là nhiều. Không có vật, không có tiền để góp nhưng góp vào sự tán thán, lời chú nguyện, sự chúc lành chúng ta đã có phước báo nhiều lắm rồi. Huống hồ chi là chúng ta hùn phước bằng cách đóng góp một phần nhỏ tịnh tài, vật chất nữa thì phước báu vô kể bởi chúng ta thấy được người tùy hỷ cái công đó để làm việc khi họ cúng dường và làm từ thiện, phước báu đó là phước báu tuyệt vời. Do vậy, trong cuộc sống với các bạn là Phật tử, ở đây nói cái mà bận rộn, cái mà Phật tử chúng ta thường va chạm hàng ngày chúng ta phải công nhận rằng trong Bảo Thành và trong các bạn. Chúng ta không đi vào trong cái chiều sâu của kinh điển để nói đến sự giáo dục uyên thâm mà nói đến cái chuyện sơ sơ ở trong cuộc đời làm người. Hầu hết Bảo Thành và các bạn thường có cái tánh ghen tuông và đố kỵ tiềm ẩn, ngủ ngầm mà khi thấy ai làm được việc, thấy ai sướng lên một việc gì đó để kêu gọi ta hay ghen tuông, đố kỵ. Cái tánh đó ai cũng có, Bảo Thành cũng có, các bạn có bởi là gene di truyền trong Bảo Thành và các bạn. Làm sao chuyển hóa được cái sự ghen tuông, đố kỵ đó? Đức Phật dạy hãy cố gắng thức tập cái hạnh tùy hỷ.

Cúng dường chính là hiến dâng, hiến tặng, là trao, là gửi đi tất cả những cái gì ta có hoặc những gì ta có hoặc những gì ta có với cái tâm từ bi. Người nhận cúng dường có thể là những mảnh đời bất hạnh, có thể là những người bệnh hoạn, là những người nằm liệt, có thể là những em mồ côi, những bạn cơ nhỡ. Mà cũng có thể là những bậc cao nhân, thánh đức hoặc những bậc đứng đầu các tôn giáo, chúng ta hiến tặng để những vị đó có thể sử dụng điều ta hiến tặng vào nhiều việc đạo nghĩa tốt lành. Hoặc đóng góp vào những công quỹ từ thiện hội này, hội kia, nhóm này, nhóm kia, của những quỹ từ thiện từ địa phương, của các thầy, các cô hoặc hội chữ thập đỏ hoặc các hiệp hội từ thiện. Nhiều ít không quan trọng, chỉ cần tâm hoan hỷ tương tùy với hành động đó, tán thán chúc lành và hoan hỷ với cái tâm đó đã là vô lượng rồi. Huống hồ là chúng ta đồng hành, đóng góp một phần hoặc nhiều phần vào đó thì công đức vô lượng trong cuộc đời này. Chúng ta ở đây với thời gian và chia sẻ trong khung cảnh cho những người Phật tử bình thường, ta không phân tích đến cái phước báu vô lậu hoặc phước báu hữu lậu. Chỉ nói đến tổng thể của phước báu hiện tiền trong kiếp người có thể nhận được ngay tại chỗ. Nếu chúng ta có cái hạnh tùy hỷ để cúng dường thì sẽ chuyển hóa được cá niệm đố kỵ, cái tâm đố kỵ vốn có ở trong tâm ta để làm giàu cuộc sống trong cái tâm luôn hoan hỷ và hạnh phúc khi nhìn thấy người người làm những chuyện tốt ở trên đời hoặc họ giỏi hơn ta, họ tiến bộ hơn ta, họ thành tựu hơn ta, ta vẫn luôn luôn hoan hỷ bởi hiểu rõ sự hoan hỷ, tán thán. Và khi nhìn thấy những điều tốt đẹp của người ta hoan hỷ như thế ta sẽ tạo được phước báu ở trong lòng cho nên ta sẵn sàng làm và ta sẽ chuyển hóa được cái tâm ghen ghét đố kỵ để làm cho tâm ta an nhiên tự tại, sống an vui.

Các bạn, cái tâm ghen ghét nó dễ sân, dễ giận, xấu thân, xấu cả tâm. Những người sân giận vì ghen ghét khuôn mặt hay cau có khó chịu, già nua thật là nhanh. Các bạn, kinh nghiệm ở trong đời ai thích cau có người đó dễ giận, dễ sân lắm và rồi tốn tiền đi bác sĩ thẩm mỹ mà thôi. Cho nên chúng ta nhờ lời Phật là một bí pháp tuyệt vời được lan truyền rộng rãi để cho chúng ta thực hành có cái tâm hoan hỷ và làm cho chúng ta tươi trẻ, sống bớt giận, bớt sân, bớt si, sống hòa ái yêu thương và nhẹ nhàng trong cuộc sống. Cuộc sống của Phật tử tại gia chúng ta đi làm hàng ngày, tương tác thật là nhiều, va chạm cũng không thể tránh được. Và trong những cuộc va chạm đó nếu chúng ta không tùy hỷ, không phải là cho mà là tùy hỷ để đồng hành trong cái sự gọi là cho đi cái tâm vui của chúng ta, hiến tặng cái tâm an vui của chúng ta tới với mọi cảnh, mọi sự việc tương tác hàng ngày thì chúng ta sẽ dễ sân giận. Nhớ, nếu chúng ta luôn hoan hỷ để tiếp ứng cái hành động trao đi cái tâm yêu thương của ta cho mọi cảnh giới, hoàn cảnh, trong sự tương tác hàng ngày đó cũng là sự tùy hỷ cúng dường trong công việc ta va chạm, trong sự xử thế hàng ngày của cuộc đời làm Phật tử tại gia. Đừng nghĩ quá nhiều về sự cúng dường cao cả tiền bạc, đó là những điều tốt Đức Phật dạy rồi nhưng chúng ta cần phải rộng ra chút xíu để chúng ta thấy cái hạnh tùy hỷ cúng dường còn áp dụng vào trong cái sự tiếp xúc, tương tác, hành xử, giao tế, làm việc hàng ngày. Tức là cho đi tâm hoan hỷ, trao tặng tâm hoan hỷ trong mọi sự tạo tác hàng ngày khi tương tác đó cũng được gọi là tùy hỷ cúng dường. Và với cái tâm như thế, sân giận sẽ hết và chúng ta luôn tươi và hạnh phúc.

Ghen ghét là mầm mống vốn có trong tâm, đố kỵ là chủng tử mang theo nhiều đời. Nay phải gieo vào trong lòng cái tâm tùy hỷ để trao tặng cho muôn người dưới mọi góc độ của cuộc đời từ vật chất, từ tinh thần, từ nghĩa cử, từ tư tưởng đến hành động, hành vi và nhân cách sống. Nó không còn chỉ gói gọn ở trong chỉ cho tiền, cho bạc, cho của cải vật chất, vật thực trao ra gọi là cúng dường. Nó không còn gói trọn trong hai từ nữa là cúng dường bậc đáng cúng dường như Thế Tôn, Bồ Tát, như các bậc A La Hán hoặc những bậc tôn túc cao quý. Mà cúng dường ở đây là trao hiến những gì thuộc về ta có tới tất cả mọi người với cái tâm hướng Phật và hoan hỷ. Thông thường ta nghĩ sự cúng dường là phải cúng những bậc cao như trong kinh thường nói nếu chúng ta cho một người tốt ăn thì tốt hơn hàng trăm lần cho hạng người ác ăn uống. Mà nếu chúng ta cho một người giữ ngũ giới ăn còn hơn cả trăm, cả ngàn lần cho người tốt ăn. Đó là nói để dẫn từng bước, từng bước chúng ta chuyển hóa cái tâm của mình. Còn ngày hôm nay chúng ta nhớ trong cái đời sống bận rộn của hàng Phật tử tương tác hàng ngày, đụng chạm liên tục và trong cái sự đụng chạm, va chạm đó cái tánh ghen ghét đố kỵ, sân si dễ trỗi dậy làm tổn phước báu. Thì chúng ta hãy nhớ rằng cái hạnh tùy hỷ cúng dường ở đây có nghĩa dịch đơn giản là với cái tâm vui vẻ trao ra những gì tốt đẹp nhất trong mọi sự tương tác khi va chạm trong cuộc sống để chuyển hóa đố kỵ ghen tuông. Cái sự tốt đẹp nhất mà gọi là tùy hỷ cúng dường Bảo Thành và các bạn luôn có và chỗ nào cũng có sẵn đó là nụ cười an vui, dễ thương; đó là ánh mắt trìu mến, là lỗ tai biết lắng nghe để chia sẻ, khuôn mặt luôn luôn tịch tĩnh an vui; đó là bàn tay biết giúp đỡ và nâng đỡ, bao dung, đó là những nghĩa cử hành vi cao đẹp và đời sống hạnh đức. Với cái cách sống như vậy trao ra cho đời, hiến dâng cho đời tới mọi người tương tác hàng ngày thì đó chính là sự tùy hỷ cúng dường – cái phẩm vật cao quý nhất của đời người để chuyển hóa cái tánh ghen ghét đố kỵ trong người chúng ta vốn mang theo nhiều kiếp.

Hôm nay Bảo Thành chia sẻ và chia sẻ với các bạn Phật tử, các bạn bận rộn, lam lũ, cơ cực, các bạn phải chăm lo cho đời sống hàng ngày ít có cơ hội tới chùa, ít có cơ hội nghiên cứu kinh điển thâm sâu. Còn nếu như các bạn là những người học cao hiểu rộng, các bạn cứ bước lên từng bước thang để học và thấu rõ được trong kinh Tứ Thập Nhị Chương tức là kinh 42 chương cái chương số 10 và chương số 11 nói về phẩm hạnh tùy hỷ cúng dường cũng như điều mà ngài Phổ Hiền dạy tùy hỷ, tùy hỷ cúng dường điều đó rất tốt. Nhưng hôm nay dưới một khung cảnh mà mỗi người chúng ta bận rộn, ít có cơ hội hoặc đã có cơ hội học cao, học rộng rồi nhưng vẫn trở lại với cái ý niệm rằng sự tùy hỷ cúng dường ở đây mà chúng ta cúng dường bằng cách hiến tặng trong mọi tư tưởng, hành động, lời nói, nụ cười, ánh mắt, hành vi, nghĩa cử và cách sống của chúng ta trong tương tác hàng ngày. Thì như vậy chúng ta luôn có cơ hội thực hiện được cái hạnh tùy hỷ cúng dường mọi nơi, mọi lúc, mọi thời gian, mọi hoàn cảnh, mọi tôn giáo để chuyển hóa cái tâm ghen ghét đố kỵ vốn có mà ta đã cưu mang, mang theo từ kiếp này tới kiếp kia. Nhận thức được điều này chúng ta sẽ chuyển hóa được chính ta sự ghen tuông, ghen ghét và đố kỵ. Khi chúng ta chuyển hóa được sự đố kỵ, ghen tuông, ghen ghét của chính ta và lan tỏa được cái tâm yêu thương và đời sống đức hạnh, hành vi cao đẹp, hướng thượng, lời nói chân tình, ánh mắt yêu thương, khuôn mặt từ ái, lỗ tai biết chia sẻ biết nghe, bàn tay biết nâng đỡ. Thì những ai còn ghen ghét, đố kỵ đối với ta, khi họ tương tác với ta họ sẽ nhận ra và ảnh hưởng cái năng lượng từ bi, yêu thương của chúng ta mà dần dần họ giảm đi cái việc đố kỵ, ghen ghét, ghen tuông nơi họ. Như Đức Phật dạy một ngọn đuốc sáng hàng trăm, hàng ngàn người mang đuốc tới tiếp lửa thì chẳng mất đi chút xíu nào, đó là sự lan tỏa của tâm tùy hỷ cúng dường. Trong cái khuôn khổ của Phật tử tại gia mà chúng ta không cần sử dụng quá nhiều tiền tài, vật chất hoặc những cái sự suy nghĩ khác, chỉ cần ứng dụng như vậy đã đủ. Mà nếu như cộng hưởng tài vật, tịnh vật, tiền tài, sức lực vào nữa thì càng cao quý.    

Cúng dường, tuỳ hỷ đồng phước đức

Người cúng dường, người tùy hỷ đồng phước đức

Bỏ tham, dẹp đố hạnh ngang bằng

Dẹp đố ở đây là dẹp đi miền đố kỵ, ghen tuông, ghen ghét, bỏ cái tham đi thì chúng ta sẽ có cái hạnh, hạnh đức của chúng ta ngang bằng với người cúng dường.   

Vui theo pháp thiện lòng tương trợ

Tâm rộng ngôn lành phúc vạn an

Đây là sự tùy hỷ cúng dường cao quý diễn giải theo cái chiều hướng rộng, gọn, nhẹ, ứng dụng được trong dân gian mà người Phật tử cũng như không phải Phật tử chúng ta đều có thể làm được để tăng trưởng phước báu. Cái câu phước báu đó tóm gọn để không nằm ở trong cái ngôn ngữ Phật học mà các bạn khác tôn giáo dễ chấp nhận đó là tạo thêm đức. Người xưa hay nói có đức mặc sức mà ăn, chúng ta cứ tùy hỷ cúng dường theo hình thức này chúng ta tăng trưởng được cái đức của chúng ta để chúng ta ăn hoài không hết mà còn truyền trao lại cho con cháu, người thân của chúng ta. Chúng ta không nói sâu vào những cái điều quá cao, chỉ nói đơn giản để Phật tử tại gia và các bạn khi tham khảo về Phật học dù không phải là Phật giáo chúng ta cũng thấy lời của Đức Phật dạy ứng dụng được vào trong mọi góc độ của đời người, không phân biệt tôn giáo, trình độ, kiến thức, giàu nghèo, có hoặc không. Bởi cái vốn luôn có ở trong ta đó là cái tâm thiện lành, tâm bình an, đó là cái tâm từ bi. Cho nên một ánh mắt từ bi yêu thương, một nụ cười từ ái, một lỗ tai biết nghe, che chở và làm giảm bớt sự căng thẳng của người khac, một hành vi cao cả, một đời sống đạo đức, một vòng tay nhân ái đều là những cái của cao quý nhất, những phẩm vật cao quý nhất ta có thể ứng dụng hàng ngày trong cuộc sống trong cái hạnh tùy hỷ cúng dường này. Để các bạn và Bảo Thành, những con người bình thường ở trong xã hội luôn ứng dụng được lời Phật trong cuộc sống, mang lại lợi lạc cho muôn người và nhất là cho ta có một đời sống bình an, không còn tai họa lui tới mà tràn đầy phước báu và gia đình của chúng ta sẽ sống hạnh phúc. Các bạn:

Cúng dường, tuỳ hỷ đồng phước đức

Bỏ tham, dẹp đố hạnh ngang bằng

Vui theo pháp thiện lòng tương trợ

Tâm rộng ngôn lành phúc vạn an

Hôm nay thứ sáu ngày giảm giá, các bạn đừng vì người ta giảm giá để mua nhiều thì trong cuộc sống đừng tự giảm giá cái đời sống đức hạnh của chúng ta. Mà chúng ta phải tăng giá lên, nâng giá lên, nâng đức hạnh của chúng ta bằng cách sống lời Đức Phật dyaj trong hạnh tùy hỷ cúng dường. Người ta giảm giá để mình tăng trưởng lòng ghen tuông, đố kỵ sắm xài tiền nhiều, điều đó không hay để tạo một thói quen, một cái niềm đam mê mà từ đó chúng ta bị thâu vào trong đó rồi chúng ta bị nó ám ảnh, xâm nhập vào huyễn hoặc chúng ta để tăng trưởng cái lòng tham, điều đó không tốt. Nếu như ngày hôm nay thay vì các bạn xài tiền nhiều cho mua sắm, các bạn có thể nhín một chút để làm từ thiện, gửi tới những hội từ thiện ở khắp mọi nơi trên thế giới mà bạn cảm thấy phù hợp hoặc có duyên vẫn tốt đẹp hơn vô cùng. Cho nên mượn ngày lễ giảm giá hôm nay chúng ta tăng gia đức hạnh bằng những cái phẩm giá cao, hành vi, nghĩa cử tốt đẹp trong cái sự việc làm từ thiện trong tâm tùy hỷ hiện tại. Về nhà gặp cha, gặp mẹ với cái tâm từ ái yêu thương, hiếu hạnh đó là cúng dường bậc đáng cúng dường nơi cha mẹ rồi. Rồi chúng ta nhịn bớt những cái tiền bạc tiêu xài trong ngày hôm nay hoang phí để đi làm từ thiện cũng là sự tùy hỷ nương vào cái ngày lễ để làm việc thiện thì phước báu vô cùng. Không phải trong ngày lễ nữa mà mỗi ngày trong cuộc sống của chúng ta nếu các bạn mang cái tâm an vui, cái tâm từ bi để nâng cao cách sống, hành vi, nghĩa cử, lời nói, ánh mắt và sự biết lắng nghe nhau cũng như bàn tay biết nâng đỡ, giúp đỡ khi tương tác trong cuộc sống để tạo sự vui và tình yêu thương đối với mọi người chúng ta gặp gỡ hàng ngày. Đó chính là hạnh tùy hỷ cúng dường siêu việt nhất mà ai cũng có thể làm được ở mọi nơi, mọi lúc, mọi thời gian.

Ngày lễ, cám ơn các bạn đã dành thời gian để nghe, chúc cho các bạn luôn hạnh phúc và bình an.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Mu A Mu Sa.           

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts