Search

Bảo Diệu Tâm đánh máy

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh.

Bảo Thành kính chào các bạn trên kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn và kênh Facebook chùa Xá Lợi.

Các bạn thân mến! Hình như con người được lưu truyền những kiến thức từ thế hệ này qua thế hệ kia, bằng những câu ca dao, những vần thơ, những câu hò, những câu ru ngủ của mẹ, những lời nhắn nhủ của cha, và chúng ta cũng học hỏi được bởi do truyền thống để lại. Ông bà làm như vậy, thực hành như thế, tạo ra một truyền thống nhiều đời, rồi ta cứ y như truyền thống đó mà làm. Mỗi một nhóm người, mỗi một gia đình, đều có truyền thống của nhóm đó, của gia đình đó, của thôn đó, của làng đó, tục lệ truyền thống của quốc gia đó, của những con người sống chung với nhau. Bởi vậy người xưa mới nói: “Luật Vua thua lệ làng” làng có cái lệ của làng. Truyền thống ăn sâu vào đời sống con người, cứ thế ngay từ nhỏ ta nhìn thấy, ta nhìn ta làm theo.

Và các bạn có biết không? Có những con người đã hình thành những truyền thống một cách máy móc. Nó chỉ phù hợp cho quan niệm sự sống phục vụ cho nhu cầu của nhóm người đó, thôn làng đó, trong hoàn cảnh đó. Truyền thống cũng hay và tuyệt vời. Và những truyền thống như vậy vẫn được nối truyền, ta vẫn theo truyền thống như: Truyền thống lễ giáo đạo đức, như truyền thống biết kính trên nhường dưới, biết hiếu đạo với cha mẹ, biết thờ tổ tiên. Những truyền thống tốt đẹp ta học theo, ta làm theo. Nhưng bên cạnh đó vẫn có những truyền thống không tốt đẹp. Theo dòng thời gian thay đổi rồi, ta cần phải buông bỏ. Thời của Đức Phật hệ thống Bà La Môn cai trị xã hội thời đó, người ta đã thành lập những hệ thống đẳng cấp trong xã hội của Ấn Độ. Truyền thống đó ăn sâu vào trong tâm tủy của người dân và họ đã chấp nhận truyền thống đó. Sinh ra ở đẳng cấp nào suốt đời  chết đi, sinh con đẻ cái, thuộc đẳng cấp đó. Y như cái câu Việt Nam nói:

“Con vua thì lại làm vua

 Con sãi ở chùa lại quét lá đa”

Con cái của đẳng cấp nào sinh ra vẫn như vậy, và đời đời không thể vươn lên, chẳng thể cho phép học hỏi. Thứ dân bần cùng chỉ làm các việc quét dọn nhà vệ sinh, có cơm ăn áo mặc là đủ rồi thậm chí chẳng có. Chẳng thể cho đi học, chẳng thể làm quan, chẳng thể vươn lên. Truyền thống như vậy bám rễ trong tâm và những người sinh ra cứ bị nhồi nhét truyền thống không thể thoát được. Các bạn thấy không! Cho nên khi Đức Phật giác ngộ Phật mới dạy cho chúng đệ tử:  Đừng bao giờ vội vàng tin vào truyền thống của cha ông để lại, hoặc những truyền thống của tín ngưỡng tôn giáo. Đức phật là bậc giác ngộ không muốn người ta đi theo truyền thống, nhưng mà phải ứng dụng được trong chánh kiến của Bát Chánh Đạo. Truyền thống có những cái tốt đẹp cần phải có chánh kiến nhìn và tư duy, thẩm thấu để ứng dụng, không vội vội vàng vàng tin theo truyền thống. Bởi vì thấy cả một hệ Thống Bà La Môn ăn sâu vào trong lòng người rồi, cho nên khi Đức Phật giảng họ bị ảnh hưởng truyền thống đó, chẳng theo lời của Phật để tự giải thoát vươn mình lên thành tựu tốt đẹp hơn, luôn luôn sắp mình xuống, chấp nhận những truyền thống là thứ dân, là những người nghèo, người khổ, để bị thống trị và cai trị.

Y chang như vậy, trên con đường tầm cầu học chân lý giải thoát, họ lại bị lệ thuộc vào đời sống tâm linh, truyền thống tâm linh nhiều đời của ông bà cha mẹ, của xã hội xếp đặt, mà đức Phật phá vỡ mọi truyền thống đi thẳng vào chân lý của sự thật.

Chúng ta tản mạn qua một số truyền thống của người Việt mình ví dụ:

Từ xưa đến giờ ta có những truyền thống mà ngày nay Phật tử đã thọ tam quy y giữ ngũ giới rồi vẫn phạm hoài. Như chúng ta cúng ông bà chẳng cúng chay, lại cúng heo, cúng gà, cúng vịt, rồi chúng ta sát sanh. Rồi thậm chí có những con người theo Phật, thọ tam quy ngũ giới rồi, lại đi theo những truyền thống cúng linh, cúng quỷ thần, cúng cô hồn vào tháng bảy, cúng vịt, cúng gà đầy hết, sát sanh. Rồi có những truyền thống mà người Phật tử chúng ta đã thọ tam quy y ngũ giới vẫn thích lắm, như truyền thống giết trâu, giết bò, trong ngày lễ hội. Truyền thống đó là lễ hội dân gian, nhưng khi chúng ta đã theo Phật rồi, thọ tam quy ngũ giới, nhất định không thể tin một cách mù quáng theo truyền thống tín ngưỡng tôn giáo đó. Để rồi có biết bao nhiêu truyền thống tín ngưỡng tâm linh tôn giáo, được ẩn dưới cái gọi là dân tộc đã đưa và dẫn chúng ta sai lạc với chân lý, không còn giữ được ngũ giới và chẳng ứng dụng được Bát Chánh Đạo, mê hoặc, tạo nghiệp.

Phá vỡ được chuyện này không khó, nhưng cũng không dễ. Khó là bởi vì chúng ta vẫn còn e ngại truyền thống của ông bà, cha mẹ. Chúng ta cúng kiếng bằng cách dâng cúng vật thực, động vật là phải sát sanh. Rượu chè cũng cúng, đủ hết. Chúng ta cứ để ý thấy những lần cúng kiếng dịp tết, hoặc những dịp lễ lớn, đám giỗ, ông bà, cha mẹ. Mặc dù là thọ tam quy ngũ giới, như Phật tử đó. Ông bà ta cũng đã theo Phật rồi đó, nhưng mà cứ nhìn vào những mâm cỗ cúng đó, thấy toàn là máu tanh của động vật không à. Cúng thần linh, cúng này, cúng kia, toàn là theo truyền thống phong tục tâm linh truyền thổi, giữ theo không dám rời xa. Dù đã học giáo lý của nhà Phật nhưng không dám bỏ, như truyền thống đốt vàng mã ta không bỏ được, bởi vì chúng ta chưa rõ chân lý của Đức Phật. Nhưng truyền thống cúng gà, cúng vịt, sát sanh, trong những ngày giỗ, ngày lễ, ngày này, ngày kia, như truyền thống cúng thần linh. Có nhiều truyền thống mà nói tới sẽ bị đụng chạm. Người Phật tử không cần phải tranh cãi để đấu tranh với truyền thống đó, nhưng khi thọ tam quy ngũ giới, chúng ta nhất định phải sống cho mình, phá vỡ quy trình vùi đầu theo truyền thống truyền lại, mà phải hiểu theo chân lý của Đức Phật.

Phật tới Phật dạy các con à: “Đừng đắm mình tin và vội vàng theo những truyền thống tâm linh”. Con đường giải thoát là con đường phải phá vỡ những truyền thống sai nhiều đời, đã bám rễ vào trong cội tâm, mới có thể gội rửa thật sự, chưa giải thoát được truyền thống sai trái, chẳng thể giải thoát nghiệp chướng của chúng ta. Lại có những người từ bỏ truyền thống này, lao vào đâu vào truyền thống khác. Các bạn nhớ! Mỗi một dân tộc, mỗi một tín ngưỡng dân gian đều có những truyền thống khác biệt, ly kỳ, huyền bí, hấp dẫn lôi kéo. Ta theo Phật chẳng phải là truyền thống của Phật. Phật giáo Tây Tạng, Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Trung Hoa, Phật giáo Ấn Độ, Phật giáo Si Ni Ca, Phật giáo Miên, Thái, Lào và Phật giáo Nhật đại hà. Mà ta đi theo lời giáo chỉ của Phật dựa trên nền tảng của Bát Chánh Đạo. Không tin vào truyền thống, nhưng phải tìm hiểu rõ ràng bằng chánh kiến để thấy được truyền thống đó không còn tồn tại, không nên tồn tại, cần phải phá vỡ, từ bỏ, để ta dõng mãnh bỏ ngay.

Nhất định Bảo Thành và các bạn đã từng lầm ở trong những truyền thống tâm linh như thế. Các bạn thấy không? Tạo ra biết bao nhiêu sự rắc rối cho đời sống chúng ta. Hóa ra thọ tam quy y giữ ngũ giới mà chẳng giữ được. Quy y Phật rồi mà loạn xạ ở trong tâm, quỳ cúng, sát sanh, cầu xin, van vái. Quy y Pháp rồi, con đường của Phật rồi, mà cứ lần mò ở trong những giáo lý tầm thường của những người chưa giác ngộ. Quy y tăng rồi mà chẳng chịu sống hòa hợp mà cứ lăng xăng lẫn lộn trong những đời sống tầm thường của những người chợ búa.

Các bạn ạ đời sống của chúng ta dễ bị cài đặt sắp xếp vào một chương trình thực hành theo truyền thống. Bởi ta được nuôi và được trưởng thành trong truyền thống của gia đình, của thôn làng, của xóm, của thành phố, của quốc độ. Nhưng trên con đường tu tập đời sống tâm linh, những truyền thống tâm linh cần được gạn lọc chi tiết cho rõ, đúng theo như chân lý của Đức Phật dạy, để cho chúng ta trưởng thành hơn trong đời sống tâm linh đó. Mỗi người phải tư duy, suy nghĩ, suy ngẩm để hiểu thấu mới có thể gạt bỏ được những truyền thống tâm linh đã không phù hợp với giáo lý khai thị của Phật, thì lúc đó chúng ta thật sự mới có thể chuyển hóa được khổ đau và phiền não. Còn không, chúng ta sẽ chuốc vạ vào thân. Bởi miệng thì niệm Phật, tâm nghĩ Phật mà hành động ngang trái. Bởi cứ rượt đuổi theo những truyền thống tâm linh gọi là dân tộc cao quý, nhưng lại không phù hợp với con người và Đức Phật khai thị. Chúng ta hãy suy ngẫm về chuyện này để sửa đổi nghe các bạn.

Cảm ơn các bạn đã nghe!

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts