Search

Trông mong ngày nghỉ, đi chơi

Thưa thầy, trong cuộc sống hàng ngày cả về công việc, con luôn mong chờ vào những ngày nghỉ lễ hoặc những buổi đi chơi, và xem nó như là cột mốc để giảm áp lực công việc và là những cột mốc để giảm bớt thời gian nhàm chán. Ví dụ như nếu có cuộc hẹn đi chơi ở tháng sau thì tháng này con rất hào hứng làm việc. Và sau khi đi về thì con lại cảm thấy lơ lửng, ko tập trung được. Cảm giác đó làm con như lơ lửng, kéo dài một thời gian và ảnh hưởng đến cuộc sống nhiều. Chuyện đó cứ lập đi lập lại từ hồi con còn rất nhỏ cho tới giờ, con nến quán chiếu như thế nào và tu tập như thế nào để dừng lại và chuyển hoá được. Xin Thầy chỉ dạy thêm cho con. Mô Phật!

Trả lời:  Mô Phật! Không phải đang nhiên Đức Phật dạy cho chúng ta tu tập để cái tâm của mình được làm chủ, và cũng không phải đang nhiên Đức Phật mượn hơi thở chánh niệm để giúp cho chúng ta thực tập làm chủ cái tâm. Ngài là Bậc giác ngộ, Ngài nhìn rõ mỗi người chúng ta và tất cả mọi loài chúng sanh luôn luôn bị cái nghiệp lực nhiều đời hấp dẫn, lôi kéo, khó có thể kiềm. Đây là một sự thật hiển nhiên! Hiểu được để chúng ta chuyển hoá, không bị ràng buộc bởi những nghiệp lực hoặc những thói quen dẫn đi, xa rời cái thực tại để sống vất vưởng như bóng ma chập chờn. Đối với bạn và đối với mọi người, không hẳn chỉ có riêng bạn đâu! Chúng ta thường vọng về cái điều của tương lai. Đặc biệt như bạn nói, là những sự hứa hẹn vào những ngày nghỉ để được đi chơi, gặp những người bạn yêu thương của mình, những người bạn đồng nhóm, những người bạn gọi là tâm đầu ý hợp để quên đi những giờ phút làm việc mệt nhọc hoặc những giây phút căng thẳng bởi những va chạm của đời thường. Đây là điều phù hợp, rất phù hợp! Mỗi người chúng ta phải tự tạo cho mình những cuộc chơi, dạo nhẹ, thư giãn, phục hồi tinh thần, sức khoẻ để tiếp tục đời sống của chúng ta. Bạn và nhiều người luôn luôn bị những cái buổi nghỉ đi chơi đó nó hấp dẫn bởi sự chờ đợi của ngày nghỉ, của cuộc vui. Chúng ta có sức mạnh làm việc tận lực. Và rồi khi cuộc chơi tới, ta đã đi, đã chơi, đã tận hưởng. Khi trở về, sức nó cạn, tinh thần vướng víu vào những cuộc vui đó, chẳng còn chú tâm vào công việc. Bình thường mà! Con người là vậy, ham vui mà quên cả hiện tại! Vì vui mà ra sức thi công làm việc, đó là tâm lý rất bình thường của con người. Mà nếu như chúng ta cứ để cái sự bình thường của con người nó vận hành như thế, thì cái sự bình thường nó dần dần sẽ làm cho ta mất sự tự chủ của tâm. Do đó, tâm cần phải được tự chủ, tâm cần phải được làm chủ để chúng ta từ cái đời sống bình thường của loài người có thể tiến lên một đời sống phi thường, có được hạnh phúc bình an, làm chủ được vận mệnh của cuộc đời. Đừng để đời sống bình thường lôi kéo chìm xuống thành dị thường, bất thường rồi để cho cái vòng xoay vô thường làm cho ta mất hút, cuốn tiêu vào trong luân hồi sanh tử.

Làm sao để chúng ta có thể tự chủ được, vui vẫn vui, làm việc vẫn làm việc? Vui với kiếp người, làm việc với kiếp người nhưng vẫn từng bước thong dong và nhẹ nhàng, chẳng dính mắc, bước lên trên cái thềm của đời sống cao thượng phi thường? Đức Phật dạy để có thể làm được điều đó, mỗi người chúng ta phải thật sự công phu. Công phu là gì? Là phải ra công, ra sức thực tập với chiều dài của thời gian để bẻ bánh lái của sự bình thường của con người vào cái vòng xoay của năng lượng thiện lành hơn để có thể thoát ra và làm chủ. Phương pháp đó chính là chánh niệm hơi thở.

Bạn hướng đến một cuộc vui trong những ngày nghỉ, rồi cuộc vui đó sẽ kéo bạn rời xa cái hiện tại để trở về cuộc sống. Thì Đức Phật dạy cho chúng ta chánh niệm hơi thở, hướng tâm tới! Hướng cái tâm mình tới chẳng phải là một cuộc chơi, nhưng mà hướng tâm tới năng lượng của tình thương Mu A Mu Sa, tới ánh sáng trí tuệ để nhìn rõ cuộc chơi trong cuộc đời Nam Mô Tà Mô Tà Mô Đa Ra Hoang và bước vào đời sống tỉnh giác của Ma Sa Ốp Uê! Năng lượng từ bi trí tuệ và tỉnh giác là nguồn năng lượng siêu thế tới từ Phật, giúp cho bạn trụ lại ngay trong sự chánh niệm của hơi thở hiện tại. Và bạn không hẳn chỉ có thể vui để rời xa sức ép của cuộc sống khi vào ngày nghỉ, mà bạn có thể thoát khỏi sức ép của cuộc sống trong từng giây phút và tận hưởng niềm hạnh phúc trong từng phút giây của cuộc đời mà chẳng cần rời xa trong những ngày nghỉ. Chúng ta nghỉ ngơi trong chánh niệm, chúng ta dạo chơi trong cái tâm từ bi trí tuệ và tỉnh giác, thì bất cứ một ngày nào vận hành những sự việc trong kiếp người, hay gọi là làm việc hay không làm việc, thì chúng ta đều ở trong cái tâm thái dạo chơi trong sự tự tại và hạnh phúc.

Bảo Thành đã thực tập nhiều năm rồi. Cuộc đời của Bảo Thành rất bận rộn và gặp thật nhiều thử thách. Cũng như thuở xưa, y như các bạn, mong có ngày nghỉ để có thể chạy trốn với những điều gì chúng ta đang đương đầu. Nhưng vẫn luôn luôn nhớ lời Thầy Tổ dạy qua sự tu tập của Mật Thiền, và dần dần Bảo Thành đã tăng trưởng được cái năng lượng tự chủ cho cái tâm để mỗi một ngày sống của Bảo Thành đều là một ngày nghỉ, đều tận hưởng. Những công việc không còn gọi là sức ép, mà gọi là sự hoạt động để san sẻ tình yêu thương. Dưới cái góc độ nhìn của tâm từ bi trí tuệ và tỉnh giác, nhất cử nhất động, mọi sự việc, mọi hành vi lời nói và suy nghĩ của chúng ta trong từng giây, không phải trong từng ngày từng tháng, mà trong từng giây đều tận hưởng được nguồn an vui và hạnh phúc. Từ đó mà những cảm xúc, sức ép của cuộc đời, công việc trong cuộc sống chẳng còn là gánh nặng nhưng lại nhân tố để tiếp cận với hiện tại của chánh niệm. Bảo Thành khuyên bạn tiếp tục học và tu tập chánh niệm hơi thở từ bi, trí tuệ và tỉnh giác quán. Khi nào bạn tăng trưởng được cái năng lượng này thật nhiều, thể nhập vào trong cuộc sống, thì mỗi giây phút của bạn là một ngày nghỉ để bạn tận hưởng, dù vẫn loay hoay làm việc những công sự hằng ngày ta phải đương đầu. Nhưng sự loay hoay đó chẳng phải là gánh nặng, chẳng phải là sự ép buộc mà là sự sắp xếp, chuyển xoay để san sẻ năng lượng yêu thương tới cho mọi người.

Câu trả lời, hãy thực tập chánh niệm hơi thở từ bi trí tuệ và tỉnh giác quán mỗi một ngày ít nhất là 5 phút, còn công phu hơn thì đồng tu với Bảo Thành để chúng ta cùng nhau, cùng nhau vượt qua những khúc cạn của cuộc đời để có thể xuôi về dòng trôi của chánh niệm hơi thở, thoát khỏi những phiền ưu và làm chủ được cái tâm, tự chủ được cuộc sống. Cảm ơn bạn đã hỏi. Mô Phật!

Tham vấn Phật Pháp 19, https://youtu.be/vWycrXuXC0A

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn