Search

Thực tập “im lặng hùng lực”

Trong giao tiếp thường ngày, nếu con muốn thực tập “Im Lặng Là Hùng Lực” thì đôi khi sẽ bị người khác nói rằng mình nhu nhược, yếu đuối và tạo cơ hội cho người khác bắt nạt mình, không dứt khoát giải quyết vấn đề mà cứ im lặng thì con phải làm sao để đúng với tinh thần im lặng của Mẹ Quán Thế Âm?

Chúng ta thường tự ái và thường rỉ tai nhau “Bạn mà im nó lấn tới, im là bị coi thường, im là bị lấn át” và rồi những câu nói thật là nhẹ, nó như những cánh bướm rỉ rả bên tai, để rồi tự ái tràn đầy, chúng ta bắt đầu sửng cồ, mọc sừng húc lại ngay. Mấy ai trên đởi mà im lặng hùng lực như ta. Cái im lặng hùng lực đó chẳng phải là im lặng để khinh bỉ, chê bai, để coi thường, hoặc để người khác chà đạp coi thường chúng ta. Im lặng là hùng lực của mẹ quan âm, là một sự im lặng lắng nghe bằng tình thương để thấy để hiểu, để thấu, để thông cảm, để yêu thương và để buông bỏ. Đó là một pháp lắng nghe, là hùng lặng của sự quán chiếu trong từ bi và trí tuệ, một phẩm hạnh cao quý của một vị đại sĩ Bồ Tát Quán Thế Âm. Không phải như văn ngữ tế tụng nói xuôi cho êm tai để thích, mà là cả quá trình quán chiếu trí tuệ từ bi quán, để lắng nghe bằng sự thông cảm, lắng nghe bằng tâm từ bi, lắng nghe bằng trí tuệ, để sao? để đồng cảm, để thông cảm, để san sẻ, và để đồng hành trong từng nhịp bước thăng trầm, khác biệt của muôn người. Để san sẻ tình yêu thương, ta cần phải tu, nói không có được đâu, thật là khó hành nếu không tu, hành nhưng mà đó gọi là gì các bạn biết không? không phải hành để thẩm thấu thực tập được, mà đó gọi là hành hạ nhau, nếu không tu thì hành thành hành hạ nhau, nếu hành thâm bát nhã tâm kinh, quán chiếu thập thâm vi diệu pháp, hiểu được vạn pháp là vô thường, sanh diệt, thấu hiểu được im lặng, đồng cảm bằng trí tuệ và từ bi, đó chính là hùng lực thì nhất định ta phải thực hành đừng nói suông. Cho nên các bạn đừng vì những người bạn thỏ thẻ thị phi bên tai, Ôi, thằng kia nó coi thường mày sao mày im thế? Thế là mình lấy tay mình dộng một cái. Thế là răng nó rụng hết. Hầu hết những cuộc tranh chấp ta không im lặng được, ta đấu từ miệng đấu ra, đấu từ trong bụng đấu ra, đấu từ trong đầu đấu ra. Dù không nói đầu ta đánh, dù nói ra rồi là phun lửa và đốt cháy người ta, còn không là tay chân ui cha, đập bàn, đập ghế. Đó gọi là bạo hành trong tình bạn, xảy ra trong gia đình gọi là bạo hành gia đình. Bởi sao? bởi ta chẳng biết im lặng trong tình thương từ bi, quán chiếu nghe thật thấu, thật rõ những nỗi niềm, vui cũng như khổ của người đang nói chuyện. Để rồi những lời nói, những ngôn từ họ sử dụng ta nghe như gai, như búa, như sấm sét, như đinh, như dao, như giáo đâm vào cho nên ta phải đánh trả lại y như họ. Hãy thực hành theo pháp quán trí tuệ từ bi, lắng nghe, thông cảm, yêu thương và san sẻ, chỉ có pháp quán này thực tập miên mật, trong chánh niệm hơi thở ta sẽ không bị những tiếng thì thầm của ma quỷ, thúc giục, xúi giục ta: đừng để họ chà đạp lên nhân phẩm của mình. Đó là một hình thức của ma quỷ xúi giục để tâm ác của ta trỗi dậy, tạo ra bản ngã. Ta như vầy mà dám chà đạp lên ta, thế là bắt đầu thủ thế đánh liền, đánh từ miệng đánh ra. Không hay. Hãy nghe và quán chiếu về mẹ hiền Quan Âm. Đừng để những lời thì thầm của ác nghiệp biến hình biến tướng dẫn ta đi vào sự đối đãi lẫn nhau trong khác biệt, để đấu đá. Nghe một tiếng, người xưa nói, nghe một tiếng bằng tâm từ thì sóng cồn bão giông, dù là sóng thần đi nữa cũng phải lắng xuống, biển phải lặng. Thế nên trong phẩm Phổ Môn mới dạy, nếu chúng ta đi trên biển, mà sóng thần quật tới, nhất tâm niệm hồng danh mẹ hiền Quan Âm, ngọn sóng kia cũng phải dịu xuống để ta lướt qua mà tới bờ. Ý nói rằng nếu trong tâm tưởng của ta, sóng thần của sự giận dữ, tranh đấu, đấu đá nhau bởi sự tiếp xúc bằng ngôn ngữ, hay hành động, tư tưởng hay việc làm, nếu chúng ta thực tỉnh hít vào, thở ra trong chánh niệm, niệm hồng danh mẹ hiền Quan Âm, thì năng lượng và từ lực, lắng nghe bằng tình yêu để thấu cảm của mẹ hiền Quan Âm sẽ thể nhập vào trong ta, để ta có khả năng nghe bằng tình thương. Vậy là cơn sóng giận của ta sẽ chìm xuống để ta thông cảm với người đang trực diện trong cách cư xử khó chịu đó, để từ rồi từ từ họ cũng dịu xuống như ta mà thêm bạn bớt thù, đó gọi là lấy gì? lấy tâm từ để chuyển hóa sân giận, chứ không lấy oán để trả oán. Các bạn, hãy cố gắng thực tập, bởi chân lý của đức Phật không thể chỉ nghĩ, chỉ nói mà thành, nhưng cần phải hành, hành ở đây tức là thực hành miên mật, để thành tựu nó và luôn luôn ngưỡng tới mẹ hiền Quan Âm, để noi bước chân của ngài thực hành pháp quán, pháp quán thiền định trí tuệ, từ bi quán, để chúng ta lắng nghe bằng tâm từ bi và trí tuệ, để thông cảm, để chuyển hóa, để yêu thương, để san sẻ. Và để cho chính ta, những bất thiện không tạo thành sân, đốt cháy phước báu của chính mình. Hãy cố gắng thực hành để trưởng thành vững chãi hơn trong mỗi ngày, đừng vì những lời thì thầm của những người khác: nghe là nhục, nghe là nhẫn nhục, nó đang chà đạp kìa, nó đang coi thường kìa, thế là toàn thân mọc sừng, con trâu có 2 sừng, con quỷ dữ có 3 sừng thôi, còn khi ta sân á, cả trăm sừng nó mọc lên bởi sân quá lông nó còn dựng đứng như sừng để đâm người ta. Cho nên các bạn tránh, tránh tình cảnh đó để lòng mình được nhẹ nhàng, ngay lúc đó tụng niệm mẹ hiền Quan Âm, Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát, Nam Mô Bồ Tát hiểu và thương, xin hãy khai thị để con biết lắng nghe bằng trí tuệ và tình thương, hiểu biết để san sẻ. Đây là cách lắng nghe vi diệu, vi diệu âm, hải triều âm sẽ chiến thắng mọi áp lực, tranh chấp và làm cho lòng người dịu lắng xuống, hạnh phúc, an lạc sẽ tới với bạn, cám ơn bạn.     

Tham vấn Phật Pháp 8, https://youtu.be/7tYkW0arvWo

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn