Search

Thiền Sư Nhẫn Nhục

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Mu A Mu Sa.

Chúng con nguyện mười phương chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi tới muôn loài chúng sanh.

Bảo Thành kính chào các bạn, chúng ta đang tiếp xúc trên kênh youtube Thất Bảo Huyền Môn, điểm hẹn của tâm linh. Con đường gợi ý trong cuộc sống cũng do 2 chữ nhân duyên, nếu có nhân duyên, các bạn và Bảo Thành sẽ tiếp xúc một cách thoải mái. Mong rằng các bạn có được sự thoải mái đó để nhân duyên ta gặp được nhau.

Nhà Phật có nhiều pháp tu và mỗi người đi tu chọn cho mình một pháp phù hợp. Mỗi người luôn tìm kiếm pháp phù hợp với chúng ta. Khi tìm kiếm ra rồi, ta tu tập pháp môn đó, chúng ta thành tựu được nó. Có một nhà sư cuối cùng cũng chọn cho mình một pháp tu là Nhẫn nhục Ba La Mật. Nhà sư này tu chứng đắc được chữ “Nhẫn Ba La Mật”, pháp tu Ba La Mật Nhẫn nhục và tự hào về sự Nhẫn nhục Ba La Mật và sự tu bao năm trời ở cốc đó. Dân làng bắt đầu biết rồi thì tự nhiên cốc đó trở thành thánh địa Nhẫn nhục Ba La Mật thiền sư. Từ một thiền sư bởi tu 2 chữ Ba La Mật, người ta đặt tên cho ngài thiền sư Nhẫn nhục Ba La Mật. Thập phương bá tánh nhiều nơi tới viếng thăm cốc này như là một cảnh linh thiêng. Bỗng nhiên chỉ trong thời gian ngắn, cốc của vị thiền sư đã nổi tiếng, thơm lừng hết mọi phương, bá tánh thập phương ùn ùn kéo tới, ai cũng muốn tham kiến thiền sư Nhẫn nhục Ba La Mật. Vị thiền sư này hãnh diện và tự hào về pháp tu của ngài cho nên luôn diễn giải thông thạo pháp môn Nhẫn nhục tu như thế nào và làm sao để chứng ngộ được. Tên tuổi đó gắn liền với ngài và cốc đó gắn liền với ngài và rồi địa danh gắn liền với ngài, ai ai cũng biết. Rồi mỗi ngày người người nườm nượp tới thăm viếng cốc, để rồi nói chuyện với ngài. Vị thiền sư Nhẫn nhục Ba La Mật bận rộn tối ngày để giải thích và hướng dẫn cách người ta tu Nhẫn nhục Ba La Mật như thế nào. Niềm tự hào dâng cao. Khi xưa, nhà sư này chỉ là người bình thường tu trong cốc, tu hạnh Nhẫn nhục. Khi chứng đắc, mọi người nghe sư kể về hạnh Nhẫn nhục Ba La Mật nên tin tưởng tới với hạnh này và đặt cho sư cái tên thật là đẹp Thiền sư Nhẫn nhục Ba La Mật.

Thiên hạ khắp trời đều vang vọng tên tuổi của nhà sư. Cốc thiêng thành địa danh ai cũng biết. Một hôm có một anh chàng đi một mình lên cốc, lúc đó cốc vắng người chẳng có ai, anh ta mới mon men tới một bảng đề chữ gì khó đọc, anh ta nhìn quanh thấy vị thiền sư đứng đó, thiền sư hỏi: “Anh tới đây làm gì?”. Anh chàng kia nói: “Tôi nghe cốc thiêng có thiền sư Nhẫn nhục nên tới đây tiếp diện ngài”. Thiền sư nói: “Ta là thiền sư Nhẫn nhục Ba La Mật đây”. Anh ta hỏi thiền sư chữ gì viết trên bảng kia, nhà thiền sư kể đó là chữ “Nhẫn nhục”, pháp tu ta tu bao nhiêu năm rồi. Ngài thiền sư Nhẫn nhục bắt đầu ngồi diễn giải mấy tiếng chữ “Nhẫn nhục” ngài viết trên bảng kia. Xong anh chàng lại đi vòng trong cốc rồi lại dừng ngay bảng đó, anh ta lại hỏi thiền sư: “Chữ này là chữ gì vậy?”, rồi thiền sư lại nói đó là chữ “Nhẫn nhục” rồi lại diễn giải cách tu Nhẫn nhục mà ngài chứng đắc. Anh chàng này lại đi vòng cũng quanh quẩn nhìn cốc thiêng rồi lại đi tới bảng, anh ta lại hỏi thiền sư chữ gì vậy. Thiền sư vẫn nói là chữ “Nhẫn nhục” và giảng tiếp thời thứ 3, kéo dài mấy tiếng đồng hồ. Nghe xong anh thanh niên lại đi vòng vòng rồi trời xui đất khiến dừng trước bảng anh ta liền hỏi chữ gì thiền sư, thiền sư ngớ ra, và anh ta chào thiền sư bước xuống núi. Tới lúc này thiền sư chịu không nổi liền la to lên và chửi: “Chỉ có chữ Nhẫn nhục thôi mà ta nhắc đến 3, 4 lần, giải thích đến 5, 6 tiếng, ngươi không hiểu, ngươi không nhận ra, vậy ngươi tới đây làm gì? hỏi làm gì?”. Thiền sư Nhẫn nhục Ba La Mật đã không còn đủ sự kiên Nhẫn với một người ngớ ngẩn như anh chàng kia. Anh ta ngớ ngẩn thật, có lẽ là không có trí nhớ, là người ngớ ngẩn lang thang đây đó hay là người ngớ ngẩn trước cảnh thiền để coi vị thiền sư Nhẫn nhục kia thật sự thâm nhập được tạng Ba La Mật hay không. Cuối cùng thiền sư đã không giữ được chữ Nhẫn nhục Ba La Mật nữa.

Các bạn, trong cuộc đời sự chứng đắc không phải là màu sắc để chúng ta tô vẽ trên tường, khắc vào đó những điều thành tựu của ta, mà sự chứng đắc được khắc ghi trong tâm khuyết của chúng ta, trong cốt tủy của ta để ta nhìn thấy mọi thời, mọi lúc để ta dẫn tâm trụ ở đó vững chắc. Sự tu chứng được khắc như màu sắc thì không thể, nếu như màu sắc và công phu của vị thiền sư kia khắc nên bức tường đó chữ “Nhẫn nhục” như thế nào cũng chỉ là màu sắc, cố tình viết lên mà thôi. Nhưng chữ “Nhẫn” không phải khắc lên tường bởi nếu “Nhẫn” mà khắc lên tường thành vô tri vô giác. Cái “Nhẫn” phải khắc trong tâm. Chính vì mang chữ “Nhẫn” khắc trên tường kia tưởng rằng đã chứng đắc được. Mà khi anh chàng ngớ ngẩn kia hỏi đến 3, 4 lần chữ đó để nhà thiền sư Nhẫn nhục Ba La Mật phải giải thích mà anh ta vẫn không biết, không hiểu khiến vị thiền sư đâm ra không còn sự Nhẫn nhục nữa, la toáng và nói những lời không đúng chút nào.

Các bạn, câu chuyện này Bảo Thành mượn để nói đến chuyện chúng ta, hạnh Nhẫn thật khó tu, có tu được thì người đó vững chãi vô cùng. Nhưng khi chưa tu được mà mang chữ Nhẫn ra như là một tiêu chí tu tập để mọi người chứng được ta là người tu Nhẫn thì coi chừng sai. Bởi ta thường thấy trong bạn bè của ta, ngay cả những bậc tôn túc đôi khi bởi vì thời tiết nóng nực, thân tâm cũng đổ lửa nên nhiều chuyện cũng hay gây rối, phiền toái đến người khác. Bởi trong đời thật là nhiều những người có tâm ngớ ngẩn, nhưng chính sự ngớ ngẩn đó giúp ta thể hiện được tâm Nhẫn. Anh chàng kia 4 lần hỏi thiền sư, thì ít nhất 4 lần giúp thiền sư kia hiểu rằng chữ Nhẫn là Nhẫn cho tới cùng, chẳng phải Nhẫn 4 lần mà thôi. Cho nên chúng ta khi hiểu được chữ Nhẫn rồi, tu rồi thì chẳng cần gia công khắc lên vách núi cho người ta thấy công hạnh tu tập, chẳng phải là cái mang ra, mà là cái mang vào trong tâm để liễu ngộ được nó. Tất cả chúng ta đều có một con đường tu, đều có một pháp để học, ngoại trừ khi chúng ta tới với thầy của mình thì các  vị thầy đó sẽ thật kiên Nhẫn nhắc nhở chi tiết về công hạnh tu để giúp ta là học trò, chúng ta tu cho rõ, cho thành tựu. Ngoài ra khi ta tu, nếu có sự chứng đắc nào đi nữa cũng đừng vội đúc ở trên vách núi để mọi người chiêm bái chữ Nhẫn ta đã thành tựu. Chữ Nhẫn ta thành tựu trong tâm mới quan trọng, chứ chữ Nhẫn mà trên vách núi kia thì trăm năm cũng mòn mà thôi. Chữ Nhẫn phải khắc trong tâm, tái sanh muôn kiếp vẫn còn trơ trơ. Nên tại sao ta phải hiểu rằng trong tất cả các nền văn tự như chữ hán, chữ Nhẫn có hình của cái tâm, cái tim đè lên cái đao. Dùng tâm, Nhẫn là phải dùng tâm để chuyển hóa tất cả sự sắc bén gây tổn hại từ cái đao. Chúng ta cũng như vậy. Người tu phải dùng tâm khắc ghi chữ Nhẫn ở bên trong, chẳng phải dùng đao, dùng búa cho to, cho sắc để đục đẽo trên vách núi, ghi ra chữ Nhẫn để thể hiện mà càng tu, chữ Nhẫn càng tàng hình bên trong. Bởi con người khi chứng đắc được chữ Nhẫn, miệng họ chỉ biết cười, nụ cười của chánh niệm.

Các bạn thân mến, cầu chúc rằng các bạn hiểu được sự gợi ý của Bảo Thành. Bảo Thành mượn truyện để gợi ý, không cần phải chi tiết phân tích câu chuyện cho nó có khí khái của nhà văn nhưng chỉ mượn cái thoáng qua của câu chuyện gợi ý như một phần để chúng ta tiếp xúc với cuộc sống như chúng ta, khơi dậy sách tấn mỗi ngày. Mong rằng các bạn hiểu được điều đó, thông cảm và có nhân duyên đồng hành cùng pháp thoại ngắn của Bảo Thành để chúng ta thành tựu được sự an lạc mỗi ngày. Cầu chúc cho các bạn viên mãn trong cuộc sống và cầu chúc cho các bạn khắc được chữ Nhẫn nhục ở trong tâm, trong xương cốt của mình, đừng khi nào vẽ trên tường hay khắc trên núi, hoặc ghi ra cho người ta thấy bằng văn bản mà đặt trong trái tim, cái tâm của chúng ta.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Mu A Mu Sa.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts