Search

Thành Kính – Kiến Thức

Bảo Minh đánh máy

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Mu A Mu Sa.

Nguyện xin  mười phương Chư Phật ban rải năng lượng đại từ đại bi tới muôn loài chúng sanh.

Bảo Thành kính chào các bạn trên kênh Youtube Thiền Mật Tông – Thất Bảo Huyền Môn.

Mời các bạn đăng nhập vào kênh Youtube này để chúng ta có cơ hội làm quen.

Các bạn thân mến, trong cuộc sống của chúng ta, có những sự việc chúng ta đối xử với nhau mang một tâm ý rất tốt, rất thiện, rất lành. Nhưng rồi hành động đó nó lại không tạo ra ý muốn như vậy đối với người khác. Chúng ta ví dụ, chúng ta muốn tặng ai một món đồ gì đó và chúng ta mang hết tâm ý của mình tặng cho họ, mua để tặng họ. Nhưng rồi món quà đó tới tay người ta được tặng nó trở thành vô dụng, nó không hữu dụng. Bởi người đó không cần đến món hàng này, nhưng mà thực tế tâm ý của ta rất tốt, có lòng thành muốn tặng đồ.

Thậm chí, trên con đường đi đây đó, ví dụ, vô tình có người bị đụng xe, chúng ta có tâm thật là tốt nhảy xuống ôm cái người đụng xe nằm dưới đất lên, tâm thiện muốn giúp đời, nhưng chúng ta lại không có hiểu biết về y học. Người đó gãy chân, gãy tay, ta lại ôm sốc lên làm cho xương tay, chân đó bị gãy vụn ra và khó chữa.

Kiến thức rất quan trọng! Đó chỉ là vô tình, cũng có thể biết bao nhiêu thứ chúng ta làm để giúp đời y như ý thiện của ta hành, nhưng chẳng như ý của người được đón nhận. Rồi người đón nhận nếu tốt thì hoan hỷ, còn nếu như tâm của họ không bình tĩnh, họ có thể oán trách ta. Tạo tác ra cộng nghiệp bất thiện, không tốt.

Có một câu chuyện thời xưa, Đức Phật ở thành Xá Vệ thị hiện nhập niết bàn (tức là sắp sửa chết). Có một người ở trong thôn đó là ông Thuần Đà, cả cuộc đời muốn cúng dường cho Phật một bữa ăn, nay nghe tin Đức Thế Tôn gần chết, mới mong muốn cúng bữa ăn cuối cùng cho Phật. Phật đã cảm ứng được điều đó, nên sẵn sàng chờ đợi ông Thuần Đà cúng bữa ăn cuối cùng. Ông Thuần Đà đi vào rừng hái nấm để nấu cháo cho Phật ăn. Với tâm thành kính, với tâm muốn cúng dường Phật một bữa ăn, cái tâm đó quá lớn, lớn đến mức mà Chư Phật cảm ứng được tấm lòng chân thành mà sẵn sàng chờ đợi ông Thuần Đà cúng cơm.

Ông Thuần Đà hái nấm về nấu cháo dâng cho Phật. Phật ăn chén cháo đó, ăn với tâm nhận phẩm vật cúng dường của một đệ tử, của một con người dâng cúng. Thế thôi! Nhưng tiếc thay, ông Thuần Đà chỉ có tâm chân thành cúng dường Phật, nhưng không có kiến thức nhận biết nấm kia là độc hay là nấm có thể ăn được. Cho nên, nấm mà ông Thuần Đà hái là nấm độc mà ông không biết. Khi Đức Thế Tôn vẫn biết nấm độc, nhưng mà nhận tấm lòng chân thành đó, để cho ông Thuần Đà có thể tạo được phước báu, do đó Ngài sẵn sàng ăn vào rồi Ngài bị kiết lị mà ra đi. Đệ tử trách móc, nhưng Phật nói: “Không! Ta không trách. Ta biết mà không trách. Bởi ông Thuần Đà cúng dường bằng tâm thành kính, tâm chân thành. Tâm đó mới là sự quyết định của nghiệp hay không có nghiệp”.

Các bạn, có những sự việc trong cuộc đời chúng ta không cố tình tạo ra nghiệp để hại người. Chúng ta thành kính, chúng ta chân thành giúp đỡ nhưng chúng ta lại thiếu kiến thức ở trong đời. Nên sự giúp đỡ với tâm chân thành đó trở nên vụng về, đôi khi hại người mà không hay. Ông Thuần Đà rất may là nấm độc ông hái, ông không biết đó lại dâng cho Thế Tôn – người có tâm lượng đại từ đại bi, nên Ngài không oán trách, Ngài sẵn sàng thọ nhận nấm độc để hóa độ và giúp cho bữa dâng cúng cuối cùng của ông Thuần Đà tạo được phước báu và ăn lành để ông Thuần Đà tiến tu trên con đường giải thoát. Nhưng trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta tranh chấp từng lời, từng chữ, từng cái hơn thua. Có kẻ nhắn tin qua lại, chửi bới liên tục, tranh giành, tranh chấp từng câu từng ý tứ trên mạng, trên sách, trên miệng, trên môi, trên từng hành động gây ra sự hận thù, gây ra sự thù ghét tạo khẩu nghiệp.

Các bạn, là bởi vì đâu? Bởi những người chúng ta tương tác chưa thể thể hiện được lòng từ bi rộng lớn như Phật. Cho nên, khi chúng ta làm một việc gì với tâm thiện có thể là với tâm để mà hướng dẫn người ta tốt hơn, cái tâm là giúp đỡ, cái tâm là dạy dỗ, cái tâm là trao đổi. Dù trên bình diện nào đi nữa, giúp đỡ, trao đổi, dạy dỗ, truyền dạy hay dưới tất cả hình thức mỹ từ gì đó mà ta chấp nhận rằng nó là tốt. Nhưng nếu chúng ta làm việc đó tương tác với một người không có tâm rộng lớn như Phật ta sẽ nhận lại oán trách và phiền não. Và ngược lại, nếu chúng ta làm việc đó mà không có sự hiểu biết rõ ràng, chỉ với tâm thiện, tâm thành thì tâm thiện, tâm thành đó vô tình hại đến người.

Nhớ rằng, trong cuộc đời đã là người chúng sanh thường hay oán trách. Phật không oán trách mà thọ nhận nấm độc, để ông Thuần Đà được một bữa cúng dường cho Phật tạo phước. Nhưng ở đời, nếu chúng ta đối xử với mọi người mà không có kiến thức phù hợp, người đón nhận cái đó vô tình hại, đấy là Phật chết mà Phật không oán. Nhưng ở đời chưa chắc họ chết đâu, họ chỉ có thể bị tổn thương một phần nào đó. Từ trong tổn thương của cảm xúc, của cảm giác, của tự cao ngã mạn, của sự xúc phạm, chưa tới là sự tổn thương bằng thân xác, tinh thần, trí tuệ và tâm linh. Mà đã là người đâu có lòng từ bi cao lớn đâu, họ sẽ oán trách, họ sẽ trả thù và họ sẽ gây ra sự cộng nghiệp bất thiện lớn giữa ta và người.

Trong cuộc đời, để giúp đời hoặc để trao cho đời với tâm chân thành, thành kính đi nữa thì mỗi người chúng ta cũng nên hiểu rõ và có đủ kiến thức, thấu triệt được nhân quả, phước báu. Nhân quả thiện tạo thành phước báu, ác tạo thành họa.

Chúng ta vẫn mong rằng tất cả mọi người chúng ta gần gũi, tương tác đều có một tâm lượng lớn như Đức Phật nhưng thật là khó các bạn ơi! Trong cuộc đời này tìm đâu ra những con người còn tâm lượng rộng lớn như Phật nữa? Do đó, nhất cử nhất động, dù là công việc, dù là lời nói, dù là tư tưởng hay hành động, hàm ý trợ giúp cho người khác, chúng ta cũng nên có đủ kiến thức hiểu rõ, đừng vội vội vàng vàng với tâm thành mà thôi. Dĩ nhiên Phật và các bậc Thầy thấu rõ được điều đó, vì tình thương đôi khi vẫn chấp nhận để hại đến thân mạng của chính mình nhưng tạo phước báu cho chúng đệ tử. Nhưng tìm đâu ra những bậc Thầy như vậy trong ngày nay, tìm đâu ra những bậc Thầy như Phật trong ngày nay có tâm lượng từ bi, lớn lao. Thấy cái sai của chúng đệ tử nhưng với tâm thành kính, chân thành vẫn đón nhận, khó lắm!

Do đó, kiến thức ở đời cộng thêm sự hiểu biết thật rõ về nhân quả sẽ giúp cho chúng ta có sự đối xử, đối ứng phù hợp với kẻ dưới, người ngang bằng và đối với những bậc ở trên để tránh tạo nghiệp cho ta và cho người. Bữa ăn cuối của ông Thuần Đà với tâm thành kính, chân thành dâng cho Phật được Phật độ bởi Ngài là đấng đại từ đại bi. Nên ông ta không tạo ra nghiệp bởi cái tâm là chính. Nhưng chúng ta nếu chỉ lạm dụng cái tâm là chính để thiếu hiểu biết, gây ra tạo tác trong ngôn ngữ, trong tử tưởng và hành động để đối xử với những người chung quanh ta, đâu có thể tìm được một bậc Thánh nhân như Phật, có lòng rộng lớn nữa. Con người cái bụng, cái tâm nó nhỏ hẹp, cái tham, cái sân dễ trỗi dậy thế là sự cộng nghiệp bất tịnh tăng trưởng. Ta và người chẳng có thể sống vui được đâu. Hãy tăng trưởng kiến thức của mình bằng sự tịch tĩnh tu pháp thiện của nhà Phật, hãy nghiên cứu thật là sâu rồi mang ra thực hành để hiểu rõ Phật – Pháp – Tăng mà tin tưởng vào điều đó, hiểu rõ nhân quả mà tin vào điều đó, giữ năm giới cho vững chắc và hành pháp thiện. Để khi chuyện gọi là mang Phật – Pháp để giúp đời, chúng ta giúp đúng Phật, đúng Pháp, đúng như lời khai thị của Phật. Để người khi họ lãnh nhận điều trợ giúp về đời sống tâm linh, Phật Pháp này, họ lãnh nhận thực sự chân lý của Đức Phật dạy. Chứ còn vội vội, vàng vàng với tâm thành kính, chân thành, mang Pháp nhà Phật để giúp đỡ người khác mà chẳng ra công tu luyện, chẳng có công phu nghiên cứu để rồi chỉ mang danh là Phật – Pháp mà vô tình cũng như nấm để nấu cháo mà chẳng hiểu đó là nấm độc.

Phật ăn chết kìa, huống chi là danh Phật mà chẳng phải là Phật khai thị. Pháp Phật được ghi mà chẳng phải là giáo lý của Phật. Giúp đời với tâm thành kính, chân thành mà vô tình phá với đời sống tâm linh của người khác, làm tổn hại đến đời sống để không còn sự bình an cho người.

Tìm được người rộng lượng, từ bi để siêu độ chúng sanh như Phật ngày nay thật là khó. Mà cũng tìm được người có lòng chân thành, thành kính giúp đời cũng khó lắm. Nhưng nếu như các vị, các bạn là những người đang trên con đường tu học, có lòng thành kính, tâm chân thành muốn giúp đời, hoằng truyền giáo pháp của Như Lai, hay giúp đời trên mọi phương diện, chúng ta hãy cố gắng nghiên cứu cho thật rõ. Nhìn rõ đâu là nấm độc, đâu là nấm có thể ăn. Nhìn rõ đâu là Pháp của Như Lai, đâu không phải là Pháp của Phật. Chính vì nhìn rõ được điều đó mà mọi tạo tác, mọi nghĩa cử, mọi ngôn từ ta sử dụng luôn làm lợi lạc cho người ta dâng cúng. Và rồi có được phước báu với tâm thành kính, chân thành đó, còn không vô tình tổn hại đến người. Mà mấy ai trên đời ngày nay có lòng từ bi như Phật mà không oán trách.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi sự gợi ý ngày hôm nay để chúng ta tư duy.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Mu A Mu Sa.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts