Search

Dạ thưa Thầy, con muốn hiểu về thân trung ấm ạ. Xin Thầy khai thị cho con. Mô Phật!

Trả lời: Mô Phật! Con người của chúng ta trải qua nhiều thời kỳ trước Đức Phật, đồng thời với Đức Phật, sau Đức Phật vẫn có cái tâm hý họa, tức là tâm họa sĩ; mà hý họa tức là viết những hình rối, có một chuyện gì là vẽ vẽ, vẽ vời. Trong thời Đức Phật cũng có nhiều vị Tỳ Kheo, Phật nói mà hiểu không rõ rồi giải nghĩa sai.

Chữ gọi là “thân trung ấm” trong tất cả các bộ Kinh, tạng Kinh Nikaya thời Nguyên Thủy, Phật không bao giờ nói về thân trung ấm. Mà ngày nay khi chuyển dịch từ những Kinh có chữ Pali hoặc Sanskrit, thì thực ra con người cũng không rõ lắm về ngôn ngữ đó, tự nó ngàn năm thất truyền rồi; nhưng rồi mường tượng theo những sự định hình của suy nghĩ rồi hình thành nên ngôn ngữ gọi là trung ấm, tức là một cái thân gọi là thân trung ấm. Thân chuyển tiếp khi ta chết, thì thần thức lìa cái thân này đi vào cái thân khác gọi là thân trung ấm trong thời gian trung chuyển để tái sanh vào cảnh giới Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sanh, Người, Atula hoặc Chư Thiên. Con Người, Súc Sanh thì có thân; Ngạ Quỷ, Địa Ngục, Chư Thiên, Chư Thần thì tùy tâm mà hiện, cho nên không có thân. Nhưng khi Phật giáo đi qua cái văn hóa của người Trung Hoa, gọi là người Trung Hoa mà, văn hoa mỹ miều, tô điểm, hình thành cái văn tự của thân trung ấm. Có thêm chữ “thân”! Và cái “thân” này đã làm sự hiểu lầm ngộ nhận rằng có thêm một cái thân nữa khi rời thân này để chờ nhập cảnh vào thế giới khác.

 Và khi Đại Thừa truyền thừa từ Ấn Độ cũng như từ Trung Hoa qua Tây Tạng, nó hình thành rõ nét hơn trong Mật Thừa Kim Cang về thân trung ấm do Ngài Liên Hoa Sanh giảng chi tiết về cách cầu siêu để dẫn đưa thân trung ấm trải qua 49 ngày để rồi thoát. Nó hình thành một nghi thức cầu siêu cầu kỳ văn tự tế tục, mà hòa nhập vào với văn hóa bản địa, tăng thêm màu sắc mù tịt, và rồi chúng ta cứ đi theo truyền thống đó riết, khó có thể thoát. Nhưng thật ra Chư Phật không bao giờ nhắc đến thân trung ấm!

Mà trong Kinh Abhidhamma, tức là Kinh Vi Diệu Pháp hoặc có người dịch là Vô Tỷ Pháp không nói đến thân trung ấm mà nói đến tâm tái sanh hay tâm tái tục, tức là tâm chuyển tiếp. Cái tâm đó gọi là thần thức dưới dạng năng lượng; nó không dưới dạng một thân tướng có tướng nữa. Mà nếu đặt thân trung ấm là có thân, là có tướng, và có tướng như vậy thì có ngã để chuyển. Đức Phật dạy cho chúng ta trong Tam Pháp Ấn quán chiếu Vô Thường, Vô Ngã để phá vỡ tình trạng chấp vào có tồn tại, có ngã tướng. Nay chết rồi! Do văn hoa ngôn ngữ của đời sau tô điểm thêm bằng những nghi thức thuận theo sự giáo dục Phật giáo của từng địa phương, phù hợp với phước báu, nhân duyên của từng người, hình thành một hệ thống mới. Và người sau dần dần chưa hiểu được ý của những bậc Tổ và chỉ thâu tóm những ngôn ngữ đó, hình thành cái tế tự, văn tự trong trong chẩn tế. Để rồi từ đó mà có những bậc này bậc kia cứu vớt thân trung ấm; tạo thành một hình thức nữa trong các nghi thức của Phật giáo. Phong phú thật, nhưng không sát với những lời của Chư Phật dạy!

Nói sai hay đúng thì tùy theo từng người, tùy theo ai hiểu, tùy theo mọi người có phước duyên, Bảo Thành không phê phán đúng hay sai, nhưng chỉ nói rằng đó là một hình thức văn hóa Phật giáo khi hòa nhập vào văn hóa tôn giáo bản địa, và tùy theo các bậc Tổ có kiến thức ngôn ngữ nhiều, hình thành nên những thuật ngữ Phật giáo cao siêu nhiệm mầu.

Nhưng trở lại với Đức Phật trong Kinh Abhidhamma thì nói rằng, đó là tâm tái tục hoặc là tâm tái sanh, tâm đó là thần thức; thần thức không dưới dạng một cái thân có tướng, mà thần thức dưới dạng năng lượng; năng lượng như lúc đầu Bảo Thành diễn giải về Ngũ Uẩn, năng lượng nó chuyển. Bởi vậy khi ta chết đi, như Đức Phật nói làm thiện thì về cảnh giới thiện lành, làm ác về cảnh giới ác, không ngồi ở bến đò mà chờ như con ma vất vưởng, con ma ở bến đò, con ma ở bên đường, con ma ở gốc cây, con ma ở chùa, con ma hàng xóm, con ma ở bên trong – những chuyện đó là thêu dệt của loài người.

Thần thức là dạng năng lượng chứa thông tin của nghiệp ác hay nghiệp thiện về những gì ta đã mượn thân Người hoặc thân Thú, thân Địa Ngục, các thân trong lục đạo luân hồi tạo ra, tiếp tục khi nó hết duyên, nó tan, trở về với Tứ Đại: Đất, Nước, Gió, Lửa thì bắt đầu thông tin đó được chứa ở trong những Frequencies, tức là những dạng năng lượng để khi có đủ nhân duyên phối hợp vào một cái tướng khác để nó phát huy, hiển lộ.

Cho nên đối với Bảo Thành, không quan trọng khi chúng ta quá tô điểm cho cái thân trung ấm theo hình sắc của văn hóa Phật giáo. Đó chỉ là truyền thống văn hóa Phật giáo Đại Thừa bên Trung Hoa và bên Tây Tạng. Trong Kinh Na- Tiên có một ví dụ thật cụ thể, nói thật rõ, như một nắm lúa ta tung lên trên trời, nó không bao giờ lơ lửng ở trên trời nữa, mà do sức hút của trái đất, nó phải rớt xuống đất và nó rớt xuống tùy theo vùng nó có nhân duyên để rồi nó trổ mầm thành cây lúa. Năng lượng cũng như vậy, do năng lượng bởi nghiệp lực nó dẫn đi tái sanh. Nếu bạn có năng lượng thiện nhiều thì lực hấp, gọi là lực hút của trái đất, nghiệp lực nó tạo thành lực hút để đi đúng vào chỗ thuận hảo theo cha mẹ khi đúng thời kỳ có thể thọ thai, bằng tình yêu chân thực hoặc tùy theo, thì sẽ nhập vào bào thai đó để tái sanh do gì? Do tâm tái tục, tâm chuyển thế dưới dạng năng lượng chẳng phải thân trung ấm.

Nhưng các Tổ chia ra thân trung ấm đó có 49 ngày. Bởi chúng ta – những người còn sống thường không tự mình tu tập, nên để cho những người tối căn như chúng ta nhìn thấu trong 49 ngày – chẳng phải là cho thần thức đó đâu, mà là cho chúng ta, những người thân còn sống – sẵn sàng hiến dâng 49 ngày vì người thân yêu ra đi mà nghe tiếng Kinh, tiếng kệ để chuyển hóa làm thiện, tăng phước báu cho chính mình. Nên các Tổ mới đặt vào ngôn ngữ 49 ngày, để cứ mỗi 07 ngày thân trung ấm đó phải có một sự trải nghiệm chết đau đớn, để làm cho chúng ta thương người đó mà tu, mà đọc Kinh Phật hồi hướng cho họ. Như trong Kinh Địa Tạng, Phẩm số 07 nói thật rõ, để tụng Kinh cho một người đã mất khi cầu siêu, thì 06 phần phước báu ta được hưởng, chỉ 01 phần người chết được hưởng mà thôi. Thật là rõ! Chứ các Ngài không đặt nặng rằng ta tụng Kinh Địa Tạng là người yêu thương được tái sanh, thần thức, thân trung ấm được tái sanh; mà ta được hưởng phước.

Các Tổ dùng phương pháp giáo dục phương tiện để dẫn đưa, nên chế tác ra cách hướng dẫn vào văn ngữ Phật giáo phù hợp với thời đó, và đôi khi ngày nay vẫn còn phù hợp. Nhưng chúng ta hiểu thấu được quá trình hình thành nên như vậy, ta sẽ cởi bỏ và cởi trói ta khỏi mọi sự ràng buộc bởi những gì ta không hiểu. Hy vọng cách nói này làm vốn liếng để các bạn tư duy nha! Nhà Phật quan trọng nhất là Chánh Tư Duy.

Mô Phật!

Bảo Thành cảm ơn các bạn chia sẻ! Bảo Thành chỉ muốn nhắc rằng đây không phải là một lớp giáo lý để tham vấn Phật học cao siêu, huyền ngữ vô tận, mà Bảo Thành muốn giao tiếp và nói chuyện với những người rất bình dân, học bình thường như Bảo Thành; để chúng ta có thể nhìn thấy rõ một đoạn đường ta đang đi ngang qua; những lời dạy đơn giản, dễ hiểu để làm sao mang lại lợi ích thực tế trong cuộc đời. Không tranh luận, không bàn cãi, không đấu đá. Cái gì hiểu biết được thực tế, Bảo Thành chia sẻ; không biết, Bảo Thành sẽ nghiên cứu hơn. Và rồi cũng sách tấn các bạn rằng toàn bộ Kinh điển của Phật có đầy đủ trên Google, thời đại vi diệu này giúp cho chúng ta học Phật thật dễ. Tiếp xúc với Bảo Thành cũng chỉ là một sự gợi ý thật nhỏ trên con đường chúng ta đang nghiên cứu học Phật.

Xin chân thành cảm ơn các bạn đã hỏi! Hẹn các bạn vào cuối tháng sau để chúng ta có những câu hỏi mà chia sẻ với nhau một cách tận tình hơn.

Tham vấn Phật Pháp 11, https://youtu.be/QaPQGvNlJR4

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn