Search

Tham Vấn Phật Pháp 2

Câu 1. Phật dạy nghiệp ai người đó phải trả. Có một câu chuyện đó là Ngài Mục Kiền Liên cúng dường Trai Tăng để cứu mẹ thoát khỏi Địa Ngục. Cũng có một số người thực hành pháp thiện sau đó hồi hướng công đức cầu nguyện cho người nhà của họ đang bị bệnh và thực sự có được sự linh ứng là những người đó giảm và hết bệnh. Tại sao hồi hướng, cầu nguyện có thể giúp người khác hết nghiệp bệnh, và cũng có thể cứu người nghiệp Địa Ngục mà sanh Thiên? Vậy sự hồi hướng và cầu nguyện có công dụng và ý nghĩa như thế nào? 

Thực ra trong cuộc sống, chúng ta vẫn có thể gửi gắm cho nhau những điều cần thiết khi thiếu thốn. Ví dụ như người ta thiếu thốn tiền bạc, ta có thể trợ giúp bằng việc từ thiện tới tận nơi để đưa. Hoặc những nơi không thể tới được, như trong hiện tại đồng bào Việt Nam của chúng ta đang bị lũ lụt ở miền Trung, tất cả Phật tử và người ở nước ngoài vẫn có thể hướng về miền Trung bằng cách gửi tiền về qua bưu điện, hoặc qua những trung gian chuyển tiếp tiền bạc tới những vị đại diện ở trong vùng miền để từ đó mang tới hỗ trợ cho bà con.

14 THÁNG 11 NĂM 2020

Từ đây chúng ta thấy như câu chuyện của Ngài Mục Kiền Liên, nghiệp của ai người đó phải trả, điều đó chính xác, không ai có thể gánh nghiệp cho người khác và không ai có thể chuyển nghiệp cho người khác. Do vậy chính Ngài Mục Kiền Liên là người có thần thông mà Ngài cũng không thể chuyển hóa nghiệp chướng của mẹ là bà Thanh Đề. Rồi ở trong kinh nói rằng Ngài đã mời Chư Phật và Chư Tăng lúc đó vừa xong an cư kiết hạ tới cúng dường các Ngài để rồi bà Thanh Đề được siêu thoát. Điều đó là mặt nổi của kinh điển diễn giải nhưng phải hiểu cho đúng hơn là chẳng phải chúng ta cúng dường Trai Tăng trong ngày tự tứ hoặc các Thầy tới tụng kinh là chuyển nghiệp cho bà Thanh Đề. Nhưng chính vì Đức Phật và Tăng thân thời đó khi đi tới khai thị sự luân hồi sinh tử, khai thị về chân lý nghiệp báo Nhân Quả Thiện Ác và nhờ vào Hùng lực của Đức Phật và sự hòa hợp, thanh tịnh tuyệt đối trong ngày tự tứ mà khi vừa xong an cư kiết hạ đó. Sự khai thị đó có năng lượng siêu thế chuyển tải tới thần thức của bà Thanh Đề và dĩ nhiên bà ta vẫn còn có những chủng tử thật là thiện vốn có nhiều đời được xây dựng bằng pháp thiện đồng hành với những việc ác. Tuy nhiên lời khai thị của Đức Phật có sức mạnh đưa tới để bà ta nhận biết, tỉnh ngộ mà thoát ra. Chứ Phật không chuyển nghiệp cho bà ta, và Chư Tăng không thể chuyển nghiệp, thế chấp năng lượng gì đó để thay đổi nghiệp chướng của bà Thanh Đề. Chính như Đức Phật đã dạy Ngài không thể thay đổi nghiệp của chúng sanh và không xen vào nghiệp của chúng sanh. Nhưng Ngài là Đấng Từ Bi, Ngài có thể hồi hướng bằng sự khai thị chân lý Nhân Quả. Và thần thức của bà Thanh Đề có ngộ tánh, khi nghe được, liễu ngộ thì thoát khỏi cảnh giới ràng buộc của tâm thức Địa Ngục bà ta đang bị đọa vào trong đó, đi tới chỗ mà hồi hướng

Chúng ta không thể hồi hướng để mà thay đổi nghiệp quả của người đã bị nghiệp vì họ tạo ra. Nhưng do công năng hồi hướng bởi pháp thiện và tu tập thiện pháp theo Nhân Quả của chúng ta, chúng ta hồi hướng năng lượng đó để thần thông của người được hồi hướng dù đã tái sanh dưới bất cứ cảnh giới nào họ cũng có thể cảm ứng được với năng lượng đó giúp cho họ hiểu thấu được đạo lý Nhân Quả. Cộng hưởng thêm với những phước báu họ tạo ra được đánh thức dậy, từ đó họ nhận được sự khai thị của ta qua pháp thiện, qua tụng kinh của Phật để nhắc nhở những lời Phật khai thị, qua những hành động từ thiện, bác ái, cứu người, sống một đời sống an lạc. Điều đó ta tạo được một năng lượng và hồi hướng năng lượng. Năng lượng đó khi tới với thần thức đó dù ở cảnh giới nào họ cũng đón nhận được và trong sự đón nhận được điều đó không phải là để hoàn toàn thay đổi nghiệp chướng của họ. Chỉ đánh thức họ trong sự nhận thức và thấy rõ được luật Nhân Quả để hướng đến mà thoát ra.

Đối với những người bệnh hoạn mà có nhiều vì khi cầu nguyện, hồi hướng công đức hoặc làm việc thiện hồi hướng cho người đó, người đó hết bệnh. Nếu họ bệnh vì những nghiệp và nghiệp đó ta không thể thay đổi cho họ được. Nhưng chính vì họ đã song hành với tạo nghiệp họ vốn đã có phước báu đầy đủ. Khi chúng ta nghĩ đến họ, hồi hướng cho họ thì phước báu đã ngủ ngầm ở trong tâm thức họ được thức dậy. Và từ phước báu đó mà bệnh tật về nghiệp của họ được chuyển hóa.

Nhưng nhớ rằng những lời kinh tiếng kệ của chúng ta, những việc làm của chúng ta chỉ nhằm mục đích hồi hướng năng lượng thiện và năng lượng khai thị của Chư Phật tới thần thức đó. Thần thức đó nếu đã có phước báu và có sự tu tập khi còn sống hiện kiếp trong con người thì khi tái sanh họ vẫn có khả năng nghe và đón nhận năng lượng thiện và kinh điển của Chư Phật. Từ đó họ am hiểu và chuyển hóa nghiệp của họ do Trí Tuệ của họ hiểu được Nhân Quả chứ không phải do công năng của ta mà họ hết được nghiệp. Nếu hiểu như vậy sẽ sai định luật Nhân Quả là: “Anh tạo ra nghiệp, tôi có thể thay đổi nghiệp của anh được”. Nếu như vậy Đức Phật đã làm và Ngài tuyên bố để cho mọi người luôn luôn cầu nguyện với Ngài và Ngài ban ơn cho chúng ta để chúng ta hết nghiệp. Nhưng không thể làm điều đó nên Phật mới nói Phật không thể thay đổi và không xen vào nghiệp của chúng sanh.

 Cho nên có thật là nhiều sự hồi hướng mà có thể làm cho đối tượng khi đón nhận sự hồi hướng đó, tiếp nhận năng lượng thanh tịnh, cảm hóa, tăng trưởng Trí Tuệ đồng thời tác động vô phước báu của họ để họ có thể vượt qua những khổ về thân, khổ về tâm. Từ chỗ này chúng ta phải nhớ rằng chúng ta không phải là người thay đổi nghiệp cho họ. Nhưng chúng ta có khả năng gửi tới họ những thông điệp bằng năng lượng thanh tịnh pháp thiện và khai thị lời của Phật qua sự tụng kinh hồi hướng cho họ thì điều đó là hiểu đúng Nhân Quả. Còn không vô tình chúng ta cứ ngỡ rằng ta có khả năng thay đổi nghiệp người khác và từ đó chúng ta đã hiểu sai tạo ra nghiệp cho bản thân của mình bởi đó là những tư tưởng hoang tưởng không phù hợp. Cho nên hiểu rằng sự hồi hướng của chúng ta là gửi những thông điệp năng lượng pháp thiện. Ta làm việc thiện, ta làm việc tốt, từ hành động, tư tương, lời nói tạo ra những năng lượng thanh tịnh và chúng ta gửi về những người đó qua nghĩa cử cao đẹp bằng sự hồi hướng. Chúng ta cũng có thể tụng thật nhiều những phẩm kinh cao đẹp như kinh Phước Báu hoặc là kinh Dược Sư hoặc là kinh Di Đà, tất cả những loại kinh nào phù hợp với căn duyên chúng ta, chúng ta tụng. Và với năng lượng thanh tịnh hồi hướng về cho họ, họ sẽ đón nhận được lời kinh tiếng kệ qua năng lượng thanh tịnh tuyệt đối của chúng ta để từ đó ý nghĩa của kinh họ được nghe thêm, họ được hiểu thêm tăng trưởng với phước báu vốn có họ liễu ngộ thấu được Nhân Quả và từ đó họ thoát ra khỏi cảnh giới của tâm thức đang ràng buộc họ trong đau khổ.  

Câu 2. Khi nghe Thầy giảng, mọi thứ nghe rất dễ thực hành. Khi đụng chuyện tham sân si, con có nhớ và thực hành lời của Thầy. Nhưng những việc bất như ý cứ đến liên tục trong một thời gian dài và làm con bị tác động bởi vấn đề đó. Bằng một ánh mắt, lời nói hoặc là một cử chỉ nhỏ nào đó con làm tổn thương lại người mà họ làm tổn thương con. Thì con phải làm sao để đối diện bình thản hơn, để mà đừng có làm tổn thương những người làm con bị tổn thương?

Ở trên đời này khi chúng ta học bất cứ một môn gì, chúng ta sau khi học thành thì chúng ta phải đi thực tập. Như một người học về bác sĩ khi đã có bằng bác sĩ rồi về mổ xẻ hoặc về bác sĩ nha khoa, bác sĩ mắt, bác sĩ thẩm mỹ, bác sĩ nội khoa không phải có bằng là họ có thể ra làm những việc đó một cách bình tĩnh không run tay. Mặc dù kiến thức họ đầy đủ nhưng họ chưa có kinh nghiệm do đó những ca phẫu thuật đầu tiên hoặc những ca trị bệnh đầu tiên những bác sĩ đó luôn luôn run. Ngay cả các luật sư cũng vậy, tất cả mọi ngành nghề, tất cả mọi việc dù chúng ta đã học có kiến thức nếu chưa trải qua một vài năm thực tập chúng ta vẫn run và sợ, khi đương đầu chúng ta bối rối. Nhưng khi trải qua sự thực tập với kiến thức vốn có lâu ngày ta tăng trưởng được niềm tin của mình, bình tĩnh hơn, gọi là tay nghề cao hơn theo sự thực tập mỗi ngày.

Như người học võ học nhiều lắm nhưng chưa bao giờ đối đầu với đối phương để giao đấu cho nên bước đầu khi giao đấu trên tay run rẩy, những chiêu thức học được không ứng dụng được và đôi khi luống cuống và bị thương và đôi khi bị thất bại trên đấu đài đó. Và như một chiến sĩ cũng vậy, như tất cả mọi người chúng ta luôn luôn có sự thất bại ngay trên những điều ta đã thông đã hiểu nhưng chưa có cơ hội thực tập trong nhà Phật gọi là công phu. Bất cứ một sự tu tập gì ngoài sự công phu hàng ngày rồi khi đụng chạm chúng ta mới ứng dụng công phu đó ra để rồi biết hiệu quả của công phu ta tập tới mức nào. Như một người làm nghề nếu quen thuộc rồi khi ở nhà nhưng khi đi làm đụng chuyện giải quyết vấn đề lúc đó mới thể hiện được bản lĩnh. Do đó quý Phật tử thực tập tiếp cận với quý Thầy, các Bậc Tôn Túc mà chúng ta có căn duyên phù hợp với sự dạy dỗ, thuyết pháp, tu tập chúng ta đi học một ngày, một năm và nhiều năm nhưng nếu chúng ta không có sự va chạm thì sự học đó vẫn là sự học trong kiến thức. Nó vẫn tạo ra sức mạnh vốn có nhưng va chạm sẽ giúp cho chúng ta ứng xử kiến thức đó một cách phù hợp với chân lý rõ ràng hơn. Và những đợt va chạm như vậy sẽ giúp cho chúng ta có chiều sâu của tư duy và đi đến tu gọi là Văn − Tư − Tu. Văn là sự kiến tập, tu tập văn tự và học hạnh lắng nghe để rồi khi đụng chạm chúng ta tư duy thật là nhiều để mang vào ứng dụng. Cho nên trong khi gần gũi với quý Thầy nhất định các Phật tử luôn luôn cảm thấy sự tinh tấn và bình an bởi vì các bạn đang ở trong bình an. Nhưng khi đụng vào những chuyện như vừa kể chúng ta sẽ bối rối trong lúc đầu bởi không ứng dụng được. Nhưng những sự va chạm như vậy không nên ái ngại bởi sự va chạm đó sẽ giúp cho chúng ta tăng trưởng Định lực và Trí Tuệ tư duy khi va chạm và làm cho chúng ta trưởng thành hơn trên con đường học Phật Pháp.

Do đó nếu như một người nào đó mà bạn va chạm với họ, bạn cảm thấy khó chịu thì bạn nhớ đến lời của Phật trú ở trong Chánh Niệm hơi thở hít thật sâu thở thật là nhẹ từ từ quán chiếu tâm Từ Bi và quán chiếu lòng bao dung tha thứ. Nếu như họ không sai mà ta cảm nhận là họ sai, ta thấy họ sai dù họ không có sai trên góc độ của họ thì chúng ta cũng tăng trưởng lòng Từ Bi trong Chánh Niệm hơi thở và ta quán chiếu đến sự tha thứ cho nhau thì tâm sân của chúng ta nó ngủ ngầm ở bên trong không có cơ hội phát triển trỗi dậy để làm đau lòng ta và đau lòng mọi người. Điều này cần phải thực hành đi, thực hành lại thật nhiều lần để thuần thục, y như con ngựa ở trong rừng. Để có để điều khiển nó trở thành phương tiện đưa ta đi đây đó ta phải thuần hóa con ngựa, thuần phục để nghe lời của ta. Nó là ngựa hoang nó chạy ngược chạy xuôi, tâm của ta cũng như vậy. Tất cả pháp tu nếu các bạn thuần thục và thuần hóa bản thân của mình, ứng dụng phù hợp trong những mối giao tế hàng ngày và bị va chạm làm tổn thương cảm xúc của các bạn thì các bạn sẽ thành công. Cho nên khi bị tổn thương cảm xúc của mình trên góc độ tư duy suy nghĩ cảm nhận của mình thôi chưa hẳn là người ta đã sai cho nên chúng ta nhớ an trú trong Chánh Niệm hơi thở lòng Từ Bi quán chiếu sự bao dung và tha thứ để hộ mạng và bảo vệ cảm xúc của mình trong những năng lượng thanh tịnh như vậy ta sẽ không bị đau đớn, khổ và tổn hại đến cảm xúc của mình. Từ đó phát huy được tình yêu thương để chia sẻ với họ bằng tâm thái tịch tĩnh nhẹ nhàng.             

Câu 3. Việc người ta cứ phạm sai lầm với mình hết lần này đến lần khác làm tổn thương mình nhiều lần mà mình tha thứ bao dung quá nhiều cho lỗi của người khác. Nhưng họ không có sửa đổi và ngày càng làm tổn thương mình nhiều hơn thì liệu việc bao dung đó nó có ý nghĩa gì nữa không ạ?

Thời xưa có một câu chuyện về Đức Phật, có một người Bà La Môn (tức là một người Ấn Độ theo tôn giáo Bà La Môn) khi Đức Phật đang giảng người đó đã chửi Phật một cách thậm tệ. Trong kinh không có nói phương thức chửi nhưng khi đã chửi nhau chúng ta biết rằng người ta phỉ báng bằng những ngôn ngữ không hay. Đức Phật ngồi im không nói gì sau đó đệ tử mới hỏi Ngài như vậy là sao thì Ngài mới trả lời rằng:

  • Như người mang quà đến tặng ta không phận họ phải mang về. Người chửi ta mà ta giữ được lòng bao dung tha thứ thì chẳng khác gì họ phun nước miếng lên trên trời rơi xuống mặt họ mà thôi.

Các bạn biết không, khi chúng ta tha thứ cho một người đứng dưới góc độ ta là người đúng họ là người sai trong đó đã có chủ thể “ta”. Và khi có cái “ta” như vậy là đã có sự cống cao, tạo nghiệp rồi. Nói về một cách tế nhị trong giao tế của cuộc đời nhớ rằng ta không làm chủ người khác và ta chẳng thể bắt buộc họ nói những lời ta ưng ý hoặc có những nghĩa cử phù hợp cho ta vui và cảm nhận là đúng. Tất cả mọi người đều có đặc quyền ăn nói, đối xử và hành động theo ý họ muốn dù là đối xử với ta như thế nào họ vẫn có quyền đó. Cho nên phương châm của nhà Phật rằng đừng để cho người sỉ vả ta, đừng để cho người đối xử thậm tệ với ta, đừng để cho người đang chửi bới ta, đừng để cho kẻ xấu đang hiện diện trước mặt ta làm cho ta mất đi nhân phẩm và trở nên xấu như họ. Cho nên khi ta tha thứ và bao dung cho họ chẳng phải là họ xứng đáng được tha thứ hay bao dung mà bởi vì chúng ta xứng đáng để giữ tâm thanh tịnh, hưởng sự an lạc cho mình. Tha thứ cho người là tăng trưởng sự an lạc và phước báu cho chính mình, bao dung cho họ là tăng trưởng phước báu và sự bình an cho chính mình. Ta không nói đến họ bởi vì như Phật đã nói họ mang quà tới tặng ta không nhận họ phải mang về, họ chửi ta ta giữ sự tịch tĩnh bao dung, tha thứ thì chẳng khác gì họ phun nước miếng lên trên trời rồi nó sẽ rớt xuống mặt họ. Cho nên ở góc độ đầu tiên đừng nghĩ rằng “tôi tha thứ cho anh”, “tôi tha thứ cho cô, cô phạm đến tôi, tôi tha thứ”. Nói như vậy thì mình ngầm ám chỉ rằng tôi là người tốt không bao giờ sai, tôi có quyền tha thứ.

Các bạn nên nhớ tất cả mọi chúng sanh đều có quyền tạo tác ác nghiệp và thiện nghiệp theo ý muốn của họ khởi lên. Từ đó ta không cần thiết phải thay đổi họ, ta chỉ cần làm chủ tâm của mình phát triển được lòng Từ Bi yêu thương và tha thứ bao dung bởi điều đó có lợi cho ta. Mỗi khi ta làm được điều đó ta tăng trưởng được bình an và hạnh phúc, ta có thêm phước báu cho ta. Nhớ, không vì một kẻ xấu làm cho ta xấu, không vì một kẻ sỉ vả, dèm pha, đâm thọc, đang hại ta mà biến ta thành một con người tốt có khả năng sống thiện trở thành kẻ hung dữ, trở thành kẻ làm tổn phước báu của chính mình. Đừng để cho kẻ xấu làm ta xấu nhưng nương vào tánh xấu của mọi người đang đối xử với chúng ta để phát triển tâm Từ Bi, lòng tha thứ và bao dung, tăng trưởng phước báu và đạt được sự tịch tĩnh an nhiên trong cuộc đời của chính mình.

Cho nên bạn hãy tiếp tục bao dung và tha thứ như vậy nó có lợi cho bạn. Đừng nghĩ rằng người này một lần, hai lần, thậm chí cả cuộc đời, thậm chí họ cả đời đời kiếp kiếp cứ bám víu theo ta để hại ta cũng hãy sẵn sàng tha thứ. Bởi chẳng vì cái xấu truyền kiếp kia mà ta phải biến mình thành một kẻ xấu.

Đức Phật có một người anh em họ là ông Đề Bà Đạt Đa theo Phật từ tiền kiếp, ganh đua với Phật, cho đến thời Đức Phật vị đó vẫn theo ám hại hoài. Nhưng Phật vẫn tỏ lòng yêu thương, bao dung, tha thứ để năng lượng Từ Bi của Ngài có thể đánh thức được kẻ thù, kẻ giận hờn, kẻ xấu đối với mình. Cho nên theo lời Đức Phật dạy và ta là Phật tử dựa theo nền tảng giáo dục của Ngài nên học lòng khoan dung, tha thứ một cách vô tận, đừng quá hạn hẹp. Dù rằng người đó lần một, lần hai, suốt cả cuộc đời luôn ám hại ta không nhất thiết phải quay lại hại họ bởi vì chính nhờ họ ta tăng trưởng được phước báu của ta bằng sự thực hành phát triển lòng Từ Bi, bao dung và tha thứ.

Đồng thời khi các bạn tu được tâm Từ Bi, tu được lòng bao dung, quán chiếu được sự tha thứ các bạn tăng trưởng phước báu và năng lượng thanh tịnh và giữ được năm giới nữa thì người kia dù có làm gì đi nữa, cố tình hại bạn đi nữa cũng không tổn hại được bạn. Bởi vì Long Thần Hộ Pháp, Chư Thiên nói đúng hơn là năng lượng thanh tịnh của bạn sẽ ứng hóa thân thành Long Thần Hộ Pháp, Chư Thiên hộ mạng cho bạn để người kia không thể làm tổn hại đến cảm xúc của bạn. Mỗi khi mà bạn cảm thấy rằng sự kích động của họ qua lời chửi, lời chê bai và qua hành động xấu, xâm hại vào cảm xúc của bạn thì nhớ rằng quán chiếu tâm Từ Bi trong Chánh Niệm hơi thở và lòng bao dung, tha thứ. Luôn luôn phải nghĩ không vì họ xấu, họ chửi, họ hại ta mà ta ngược lại phải đối xử với họ như họ đối xử với ta. Theo lời Phật chúng ta có sự lựa chọn tốt đẹp hơn là đối xử với họ cao thượng hơn, đối xử với họ một cách bao dung hơn, đối xử với họ đúng với tinh thần mà Đức Phật đã dạy cho ta thì phước báu của ta tăng trưởng thật là nhiều.      

Câu 4. Trong cuộc sống có rất nhiều chuyện mình cần phải cố gắng để vượt qua chướng ngại khó khăn. Nhưng đôi khi đến cuối cùng mình mới nhận ra điều mình cố gắng từ đầu đến cuối không tốt đẹp như mình nghĩ làm mình nhận ra là mình đã chạy theo những điều phù phiếm đó thì ngay giây phút đó mới nhận ra sự cố gắng của mình chỉ là sự cố chấp mà thôi. Thì Thầy cho con hỏi là trong trường hợp đó mình ứng dụng mật chú Mu A Mu Sa, Thất Bảo Huyền Môn như thế nào để mình nhận ra từ đầu để không phải cố chấp trong một thời gian dài như vậy?

Trong cuộc sống của chúng ta nhất định sẽ thật là nhiều lần khi kết thúc một việc gì ta mới nhận ra điều đó tốt hay là xấu. Điều đó cũng chính là vì chúng ta chưa có đủ kiến thức để nhận diện ra cả một sự hoạt động của việc làm đó từ khởi đầu cho tới kết thúc. Chúng ta chỉ làm theo cảm hứng của chúng ta rồi làm theo những điều thích thú thôi. Ở trên đời bất cứ một chuyện gì cũng vậy, hiện tại những nhà kinh tế học, xã hội học, chính trị học, bất cứ môn học gì cũng vậy luôn luôn phải định lượng được sức làm việc của mình và luôn luôn tu dưỡng học hỏi kiến thức để có thể ước đoán được sự việc xảy ra. Không chính xác 100% nhưng phải có một sự chuẩn bị cặn kẽ bằng kiến thức. Khi chúng ta có sự chuẩn bị thì cái xấu nó tới chúng ta chuyển hóa ngay không đợi tới cuối mới biết là xấu hay là tốt để rồi mất quá nhiều thời gian và đôi khi cảm thấy buồn bởi vì ta đã đeo đuổi một cách mù quáng những vấn đề ta không rõ.

Do đó kiến thức ở đời khi làm bất cứ việc gì cũng vậy các bạn cần phải học hỏi để nâng cao kiến thức về ngành nghề, về công việc các bạn làm. Chứ chúng ta đừng có đi theo cảm thú của mình, chạy đuổi theo, rong ruổi theo đến khi nó đã rồi, nó không như ý ta buồn. Mà đúng, có những con người tới phút cuối của cuộc đời mới nhận ra sự việc đã sai. Thật là đáng buồn. Đạo Phật là Đạo của Trí Tuệ, Trí Tuệ ở đây có Trí Tuệ theo thiện pháp gọi là Trí Tuệ của nhà Phật để giải thoát. Còn có Trí Tuệ về mặt kiến thức của con người ta cần phải học hỏi. Như thế trước khi làm một việc gì chúng ta phải nên tăng trưởng kiến thức về việc đó để phòng ngừa và để có một sự chuẩn bị tốt đẹp khi tiến hành công việc đó thuở bắt đầu cho đến khi kết thúc. Mình có thể có những sự chuẩn bị để đương đầu với những chuyện xảy ra bất như ý để chuyển hóa, chuyển tiếp và đưa đến sự thành công. Dù không mỹ mãn cũng không đến nổi quá thất bại bởi vì chúng ta kịp thời thay đổi.

Mu A Mu Sa là năng lượng Từ Bi. Khi con người kích hoạt được năng lượng Từ Bi phát triển trong cuộc sống của chúng ta nhất là khi chúng ta nương vào Hùng lực Từ Bi của Phật qua mật chú Mu A Mu Sa. Chúng ta sẽ kích hoạt được năng lượng Từ Bi tự thể vốn có dung thông với năng lượng Từ Bi của Phật. Và khi năng lượng Từ Bi đó thấm nhuần vào chiều sâu của suy nghĩ, chiều sâu của hoạt động trên ngôn ngữ và mọi hành vi của chúng ta nó sẽ giúp cho chúng ta có được chiều dài của sự thư giãn, nhẹ nhàng, thong dong, ung dung, buông thư. Và khi thư giãn, nhẹ nhàng, buông thư, thong dong, tự tại não bộ của chúng ta đạt đến cấp độ có thể phát huy suy nghĩ và phản ứng kịp thời cho những cái hiện tại xảy ra trái chiều, không như ý để giải quyết một cách tốt đẹp.

Cho nên ứng dụng mật chú Mu A Mu Sa để có thể đương đầu với trường hợp xấu xảy ra là điều đúng. Nếu bạn tu tập điều này để tích lũy năng lượng Từ Bi của Phật vào trong cuộc sống để chuyển hóa cách nói của mình, chuyển hóa tư tưởng suy nghĩ của mình, chuyển hóa hành động của mình, tăng trưởng lòng Từ Bi vốn có bởi tánh Phật như Đức Bổn Sư đã khai thị. Thì nhất định bạn sẽ có được năng lượng Từ Bi chan vào trong cuộc sống mỗi ngày. Năng lượng Từ Bi này, từ trường Từ Bi này nó sẽ giúp cho não bộ được thư giãn. Khi não bộ được thư giãn và có đầy đủ chất sống từ năng lượng Từ Bi thì người sẽ khỏe mạnh, tinh thần thoải mái, trong sáng, tư tưởng suy nghĩ của chúng ta sẽ kịp thời hiển hiện khi những chuyện bất như ý xảy ra để giải quyết.

Do đó bạn hãy cố gắng thực tập bằng cách hít thở trong Chánh Niệm hơi thở đón nhận Mu A Mu Sa và tiếp nhận nguồn năng lượng Từ Bi của Phật, kích hoạt năng lượng Từ Bi vốn có. Cứ như vậy lâu dần sẽ có một năng lượng Từ Bi tích lũy trong cuộc sống của mình đủ để kích hoạt đời sống hướng Thượng và làm cho đầu óc suy nghĩ lanh lẹ, thông minh hơn. Điều này gọi là Trí Tuệ của Phật được nuôi dưỡng bởi năng lượng Từ Bi. Hy vọng bạn sẽ thực tập nhiều hơn, tốt hơn để có đầy đủ năng lượng đó, khi sự việc trong cuộc đời xảy ra thì bạn bắt kịp nó để có những tư tưởng thay đổi. Còn đối với những sự việc khi chưa có đủ năng lực giải quyết mà đi tới cuối đoạn đường mới nhận thức ra nó sai, nó không như ý, nó tạo ra cảm xúc buồn, bực mình, sân giận, đủ mọi cảm xúc tùy theo góc độ của sự việc không thành công đó thuộc lĩnh vực tiền tài, danh vọng, địa vị, tình cảm hay một mối giao dịch gì đó. Thì các bạn nhớ thất bại là mẹ thành công và Chư Phật cũng dạy té ở đâu vịnh ngay đó đứng dậy. Khi chúng ta bị thất bại chuyện đó chúng ta trở về với Chánh Niệm hơi thở thật là đều đặn quán chiếu thật sâu hành vi, sự việc ta đã làm và khi nó thất bại, cả chiều dài đó nhìn cho rõ bằng Chánh Niệm hơi thở và năng lượng Từ Bi bạn sẽ nhìn thấu được những chương trình bạn đã hành qua và những chỗ sai trái để cuối cùng đưa tới sự thất bại toàn diện về phút cuối. Có sự quán chiếu xuyên suốt như vậy sẽ giúp cho các bạn tăng trưởng được kiến thức và kích hoạt được Trí Tuệ ứng dụng thật nhanh trong những trường hợp sắp tới nếu xảy ra để phòng ngừa sự thất bại khi về cuối cùng. Mà chuyển hóa sự sai lệch khi trái chiều xảy ra kịp thời để tiếp tục có những hành vi, tạo tác đưa kết kết quả thành công như bạn mong muốn.     

Câu 5. Bình thường mình nghĩ là luôn phải bao dung, tha thứ để mình thực hành pháp tu theo lời của Thầy, của Phật dạy. Thầy cũng có dạy là đừng để kẻ xấu làm cho ta xấu nhưng mà bản tính con người thì sự sân hận và cao ngạo, ngã mạn nó ẩn bên trong mình. Lúc bình thường khi không đụng chuyện thì có vẻ là mình bình tâm, an nhiên. Nhưng mà khi va chạm vào trong cuộc thì mới biết là bản thân mình sự cống cao ngã mạn nó rất là cao và lòng sân hận cũng rất là lớn. Khi sự việc xảy ra rồi, lúc bình tâm lại thì mình mới biết là mình quá ngã mạn, quá sân si thì bây giờ làm sao để mà mình có thể chuyển hóa được sự ngã mạn đó khi mà mình luôn luôn ở trong tình cảnh mà phải đồng hành với những người mà họ không có đồng quan điểm với mình, họ có những suy nghĩ và việc làm trái với cái mà mình mong muốn?

Ở Việt Nam chúng ta bởi vì xây dựng những khu phố không bao giờ nghĩ tới tương lai. Những con đường nhà ai cũng lấn lấn ra bên ngoài để rồi chỉ còn những cái hẻm thật là nhỏ. Nhà sâu ở trong ngõ hẻm đó xe cộ đi vào không được và người Việt Nam chúng ta không có thói quen của nhà nước chính quyền xây dựng những ống dẫn nước đi khắp nơi. Bởi vậy khi hỏa hoạn xe cứu lửa chạy vô không được, cứu thương vô không được, nước cũng không có. Nhìn thấy lửa cháy mà phải nhìn cho nó cháy đến phút cuối cùng. Bất cứ một việc gì ở trên đời nếu chúng ta nhận ra sự nguy hại của nó như bên nước ngoài chỗ Thầy ở chính quyền địa phương các cấp họ nhận ra sự nguy hại của những con đường mà xe cứu thương, cứu lửa không thể vô được cho nên bất cứ nhà nào cũng là phải nhà mặt tiền, không có nhà tụt ở đằng sau. Nhà nào con đường làm ra cũng đủ để xe cứu lửa, cứu thương chạy vào khi có lửa và bất cứ chỗ nào cũng có ống nước chực sẵn ở một khoảng cách tương đối để khi xe cứu hỏa tới họ có thể bắt nguồn nước đó để chữa lửa. Tại sao họ làm như vậy? Tại vì họ có tầm nhìn xa hiểu rộng và phòng ngừa. Người việt gọi là phòng cháy chữa cháy.

Về tánh cống cao ngã mạn của chúng ta đó là do những bất thiện nghiệp nhiều đời của tôn vinh cái “ta” quá lớn nó tích lũy lại nó thành hệ thống gen di truyền. Và chúng ta mang nó theo mãi mãi trong kiếp này và kiếp khác. Nó ngủ ngầm trong tâm thức của chúng ta như loài vi trùng độc hại chỉ chờ cơ hội là cả một đạo binh nguy hiểm của sự cống cao ngã mạn, tư tưởng xấu đó nó sẽ phóng ra đằng trước chiếm cứ những thành trì trong cuộc sống của chúng ta để phá hại đời sống, làm tổn hại đến cảm xúc của người khác và phá tan đi hạnh phúc, phước báu của mình. Nhất định Bảo Thành và các bạn cũng đã từng trải nghiệm qua cái “ta”, cái “tôi”, cống cao ngã mạn của mình nó thật là dữ dằn. Khi tương tác và khi sự việc xảy ra đùng một cái mới nhận ra và khi nhận ra thì sự việc đã rồi, lúc đó mới thấy xấu hổ, thấy thật là buồn.

Có hai trường hợp, trường hợp bạn không biết cho đến khi nó xảy ra rồi mới thấy mình thật là tự mãn, tự cao, sao mình hung dữ quá. Thì nhà Phật có một pháp đối trị cái đó sau khi sự việc đã rồi mới nhận ra bằng sự sám hối. Sám hối một cách thành tâm, chân thật để chuyển hóa nghiệp đó tức là chúng ta chặn đứng năng lượng, lực của cống cao ngã mạn đó không vận hành nữa. Mình xóa tan đi quán tính của lực cống cao ngã mạn cho nó dừng lại để cho nó không lôi kéo chúng ta tiếp tục hoặc nó âm ỉ như cục than vẫn còn lửa đỏ nằm trong tro để rồi gió thổi qua nó bốc cháy. Chúng ta phải sám hối ngay tại chỗ ngay khi nhận ra nó sau khi đã kết thúc và thấy rằng ta quá tự cao, ta quá lỗ mãng, ta đã xúc phạm tới mọi người. Sám hối để dập tắt cục than đó đi, sám hối để xóa tan quán tính của lực cống cao ngã mạn đang ngấm ngầm xoay chuyển chờ cơ hội quật ngã ta trong những chuyện va chạm tới. 

Trường hợp thứ hai là cách nhìn như người Mỹ tức là phải nhìn thấy hậu quả của sự cống cao ngã mạn bằng cách nhận diện ra trong chúng ta luôn có sự hiện diện của tâm cống cao ngã mạn. Ai cũng có, Bảo Thành có, vị nào cũng có ngoại trừ những vị đã trở thành Bậc Thánh, Bậc A La Hán thì tánh cống cao ngã mạn đã được chuyển hóa toàn diện. Còn đã là người dù khoác áo Thầy tu như Bảo Thành và các bạn là những Phật tử bình thường vẫn có tánh cống cao ngã mạn ngủ ngầm đây đó chờ lúc phát hiện ra thì đã trễ rồi. Khi nhận diện được ta có tánh cống cao ngã mạn thì ta hãy thường xuyên tu tập để chuyển hóa nó đi. Mà phương pháp tu như thế nào? Thì trong pháp của nhà Phật vẫn dựa trên nền tảng của Chánh Niệm hơi thở, hít vào thở ra giữ được sự tịch tĩnh và quán chiếu. Quán chiếu điều gì để chuyển hóa sự cống cao ngã mạn các bạn có biết không? Đó là quán chiếu tâm khiêm tốn của mình trong hạnh kham nhẫn. Sự kham nhẫn và khiêm tốn sẽ luôn luôn tích lũy được năng lượng để làm chậm lại những cơn giận, cống cao ngã mạn vốn có của chúng ta. Và chính vì quán chiếu lòng khiêm tốn như chúng ta đã mở đường rộng lại có vòi nước bên cạnh ngay khi lửa nó bốc lên chúng ta bắt vòi nước, đường rộng xe cứu hỏa vô chữa cháy ngay tại chỗ, dập tắt ngay. Thì khi chúng ta quán chiếu lòng khiêm tốn là chúng ta bắt những ống nước chực sẵn trong tâm của chúng ta. Khi quán chiếu hạnh kham nhẫn là có một đường lớn để xe cứu thương đi vào và xe cứu hỏa đi vào dập tắt đốm lửa sân hận và tự cao, ngã mạn trỗi dậy khi va chạm trong cuộc sống.

 Cho nên là hãy thực tập bằng hơi thở Chánh Niệm vào ra nhẹ nhàng. Năng lượng đó quán chiếu lòng kham nhẫn, phải kham nhẫn, phải khiêm tốn, cứ lặp đi lặp lại như vậy để tâm của ta thẩm nhập được ý nghĩa của sự kham nhẫn và khiêm tốn. Như Bảo Thành đã nói khi nó thẩm nhập vào bên trong có nghĩa ta đã xây dựng được những ống dẫn nước, những vòi nước tới tận trong tâm cống cao ngã mạn của chúng ta. Và khi chúng ta xây dựng được năng lượng của hạnh kham nhẫn là đã mở đường rộng thênh thang để xe cứu lửa và xe cứu thương chạy vào. Khi cống cao ngã mạn đụng chuyện lửa nó phun lên ầm ầm ta dập được ngay. Đó là hai cách mà chúng ta nên quán chiếu thực tập ở trong hoàn cảnh của Phật tử còn phải tương tác hàng ngày.

Câu 6. Thời gian gần đây khi con lên Youtube đồng tu với Thầy thì con thấy hiện tượng là nguồn năng lượng trong con khi thoát lên trên đảnh đầu thì giao thoa với nguồn năng lượng của Chư Phật tạo thành một vòng xoáy ở trên đầu. Xin Thầy chỉ dạy cho con hiện tượng như vậy có tốt không ạ?   

Tất cả những gì gọi là tốt xấu đều do tâm. Tâm thanh tịnh vạn sự đều hanh thông và tốt đẹp, tâm bất tịnh muôn sự đều xấu đi. Bất cứ một vật thể nào đều có năng lượng tích trữ ở trong đó. Và vật thể đó dù là vật thể di động như con người và sự sống, vật thể cố định như cục đá, cỏ cây cũng đều có năng lượng. Mỗi một vật thể di động hoặc không di động đó đều có năng lượng được bão hòa để tồn tại và sống.

Chúng ta tu Thiền Mật song tu, Thất Bảo Huyền Môn là thiền năng lượng. Năng lượng tự lực vốn có được kích hoạt, làm sống dậy từ các Luân Xa và huyệt đạo để trợ lực cho thân được khỏe. Và một năng lượng nữa là năng lượng Từ Bi từ mật chú Mu A Mu Sa tương tác làm rung động, hài hòa giữa tự lực và tha lực.

Cho nên khi các bạn tu Thiền Mật song tu, Thất Bảo Huyền Môn chúng ta đều cảm ứng được nguồn năng lượng đó vận hành ở trong châu thân của chúng ta theo những chiều hướng trục lộ xoay tròn theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ theo tạng thể của con người chúng ta.

Nếu bạn cảm giác được, cảm ứng được luồng năng lượng xoáy ở trên huyệt Bách hội tức là Luân Xa số 7 đó là chuyện rất bất thiện. Chỉ cần đón nhận, cảm nhận nó, đặt tâm ở đó an trú trong Chánh Niệm hơi thở để năng lượng lan tỏa từ từ theo những gì mà cơ thể chúng ta đón nhận một cách tự nhiên.

Như vậy sẽ tốt cho sức khỏe của chúng ta và nó giúp cho hệ thống thần kinh não bộ tăng trưởng được sức mạnh bởi đón nhận năng lượng ở trên đó sẽ làm cho máu huyết lưu thông, mang Oxy tới não bộ. Khi đầy đủ Oxy, máu huyết lưu thông trên não bộ bằng năng lượng được kích hoạt vặn tròn như vậy sẽ giúp cho sự suy nghĩ của chúng ta sáng suốt nhiều hơn để có sự lựa chọn tốt trong cuộc sống.

Câu 7. Mọi việc đến với ta đều do Nhân Quả, làm việc gì mình cũng chú ý đến tạo Nhân để không phải chịu hậu quả thì mình có bị ám ảnh bởi Nhân Quả quá không thưa Thầy?

Các bạn đi trên đường lái xe, mới đầu lúc mới biết lái xe đó đi luống cuống dữ lắm phải nhìn mấy bảng ghi được phép quẹo trái, quẹo phải, tốc độ, rồi ngừng chạy rồi còn phải nhìn theo chiều hướng chạy một chiều, hai chiều. Rồi chúng ta còn phải đi theo sự vận hành đàng xanh, đèn vàng, đèn đỏ. Mới đầu lúng túng khó chịu và khi người mới học lái xe xong có bằng đi cảm thấy khó chịu lắm bởi lệ thuộc quá nhiều. Nhưng khi các bạn quen rồi nó trở thành một thói quen với điều kiện tốt các bạn chạy một cách tự nhiên. Luật Nhân Quả hơi khó chịu trong lúc đầu bởi ta chú ý nhưng đó là định luật y chang như định luật lái xe. Nếu chúng ta chạy một cách luông tuồng không tuân thủ theo định luật lái xe ở bên ngoài ta gây ra tai nạn chết người, nguy hiểm thậm chí tổn hại sức khỏe, thân mạng của chúng ta và nhiều người. Định luật Nhân Quả là định luật mà Đức Phật đã nhìn ra, chúng ta phải chịu sự chi phối của luật Nhân Quả Thiện và Ác. Thật là khó như người mới học lái xe nhưng chạy lâu chúng ta sẽ thuần thục và thấm nhuần được phương thức đó nên trở thành phản ứng có điều kiện tự nhiên sau khi phải thực tập phản ứng có điều kiện không được tự nhiên khi ứng vào cuộc sống thực tại.

Như lái xe, nếu bạn đã lái xe bạn thấy khó khăn như thế nào lúc đầu và bây giờ sau một năm, hai năm, nhiều năm bạn thấy lái xe nhẹ nhàng. Giữa một con đường trục lộ giao thông biết bao nhiêu xe cộ ngược xuôi bạn thấy thật bình tĩnh nhẹ nhàng lướt qua, lướt lại đi tới chỗ, về tới nhà. Trên con đường vận hành trong cõi Sanh − Tử này hàng ngày chúng ta phải đương đầu trên trục lộ giao thông của hàng trăm, hàng ngàn những luồng tư tưởng và sự việc tương tác hàng ngày xảy ra. Luật Nhân Quả là một quy luật để cho người Phật tử và hàng Phật tử chúng ta chạy trên trục lộ Sanh − Tử của cuộc đời với chiếc xe Từ − Bi − Hỷ − Xả một cách nhẹ nhàng để mang an vui tới cho chúng ta. Hơi khó khi ứng dụng lúc đầu nhưng đừng bỏ cuộc hãy cố gắng quán chiếu Nhân Quả trong mọi tạo tác, hành vi, suy nghĩ của chúng ta. Khi các bạn đã thuần thục rồi và trở thành thói quen có điều kiện ứng dụng Nhân Quả thật là nhanh, thật là tốt mà không bị ám ảnh nữa.

Dĩ nhiên trong lúc đầu chúng ta vẫn còn bị ám ảnh “À, cái này nhân tốt, cái kia nhân xấu”. Điều đó rất bất thiện, ai cũng phải trải qua những giai đoạn bỡ ngỡ khi ứng dụng luật Nhân Quả vào cuộc sống và cứ phải mang nó ra để so sánh. Nhưng khi các bạn đã thuần thục rồi thì những chuyện đó không cần nữa như chuyện lái xe. Chúc bạn thành công và tinh tấn ứng dụng luật Nhân Quả vào trong mọi hành vi, tạo tác, sinh hoạt hằng ngày để chúng ta phòng ngừa những cái xấu hoặc tạo nghiệp cho ta. Sẽ khó một chút xíu, lấn cấn một chút xíu và cảm thấy như bị ám ảnh một chút xíu khi trong mới khởi đầu nhưng lâu dần khi các bạn thuần thục các bạn sẽ thấy tự tại và an nhiên.

Câu 8. Trong cuộc sống của con thì con luôn mắc phải những sai lầm trong chuyện tình cảm. Con đã cố gắng vượt qua nó nhưng không thể vực dậy được. Vậy thì làm sao để cho con sáng suốt hơn và không lặp đi lặp lại những sai lầm đó?

Khi nói đến tình cảm nó có nhiều thể loại tình cảm khác nhau. Tình cảm đối với những người bạn, bạn trai, bạn gái, người yêu hoặc chỉ là bạn thôi. Tình cảm đối với cha mẹ, tình cảm với anh chị em, tình cảm với cộng đồng và xã hội. Mỗi một thể loại tình cảm chúng ta phải nhìn sâu vào làm sao chúng ta bị dính mắc đi tới chiều hướng không tốt cho chúng ta để chúng ta sửa. Bây giờ chúng ta chỉ nói chung chung trong tình cảm.

Tất cả những mối giao hảo trong cuộc đời tạo ra những cảm xúc vui và buồn. Chúng ta phải tăng trưởng kiến thức giao tế trong cuộc sống đối với những đối tượng là người ta tương tác hàng ngày có cảm xúc đó. Như đối với cha mẹ chúng ta phải tăng trưởng kiến thức đạo làm con như lời Phật dạy là phải hiếu đạo, có tâm thiện và luôn luôn biết kính trọng, bồi dưỡng tinh thần của mình trong nền giáo dục của Chư Phật để ứng dụng với cha mẹ tạo được sự thân thiện giữa cha, giữa mẹ với chúng ta. Chúng ta có mối giao hảo với bạn bè, với người yêu, với xã hội, với mọi người. Về những thể loại tình cảm như vậy chúng ta phải tăng trưởng kiến thức nhất là nghệ thuật giao tế trong cuộc đời không nằm ngoài hai chữ là “chân thành”. Yêu thương một cách chân thành trong sự kính trọng lẫn nhau. Nếu bạn đã yêu thương chân thành và kính trọng đối với cha mẹ, đối với anh chị em, nếu bạn đã yêu thương chân thành và kính trọng đối với bạn bè, đối với người yêu, đối với mọi người các bạn tương tác mà người đó không đối xử với bạn không bằng tình yêu trong sự chân thành và kính trọng để làm tổn hại đến cảm xúc của bạn thì chúng ta phải giữ khoảng cách.

Đối với cha mẹ chắc chắn các Đấng, Bậc đó không bao giờ đối xử như vậy cho nên đối với tình yêu chân thành và kính trọng đối với các Ngài luôn luôn giữ được tình cảm cao đẹp. Ngoại trừ cha mẹ của chúng ta vì một lý do nào đó không nhận ra thì điều đó chúng ta không vì vậy mà đau khổ. Chúng ta sẽ tiếp tục sống một cách yêu thương, chân thành, kính trọng đối với Đấng Bậc đó là luôn hướng Thượng làm việc thiện để hồi hướng năng lượng tịch tĩnh tới Đấng Bậc sinh thành. Để các Ngài có năng lượng thanh tịnh phát triển được suy nghĩ đúng đắn để mà đối xử với chúng ta.

Còn đối với bạn bè chúng ta nếu như họ làm tổn hại tới cảm xúc của chúng ta hay người yêu cũng vậy chúng ta cũng tiếp tục yêu thương một cách chân thành và kính trọng họ. Nhưng không phải vì như vậy họ đối xử xấu để rồi chúng ta cứ bám dính chặt vào. Chúng ta phải cho mình cơ hội sống hạnh phúc bằng cách y như Phật dạy là hãy tiếp cận và kề cận những Bậc Thiện Tri Thức. Thiện Tri Thức không phải chỉ là những vị dạy cho ta về kiến thức Phật học mà Thiện Tri Thức là những người có tâm thiện, tâm thành kính, tâm biết yêu thương và kính trọng lẫn nhau. Cho nên gần mực thì đen, gần đèn thì sáng, nếu bạn là một ngọn đèn nhỏ thì chui vào bóng tối đen quá mà không thể nào thắp sáng được thì bạn hãy lùi ra. Cho nên trong những mối giao hảo trong cuộc đời bạn đã chân thành, bạn đã yêu thương, kính trọng, đối xử một cách đặc biệt đối với người đó bằng tâm trân trọng như vậy mà họ đối xử không tốt với bạn thì ngoại trừ cha mẹ Đấng Bậc sinh thành, anh chị em ruột của chúng ta còn những người khác ta phải giữ một khoảng cách để rồi tiếp tục hồi hướng cho những con người mà ta có sự tương tác. Thì năng lượng bằng giữ được sự thanh tịnh đó nhất định sẽ ảnh hướng tới họ và họ sẽ có sự suy nghĩ chiều sâu hơn để tạo tác ra những hành vi và cách sống mới, đối xử phù hợp hơn đối với ta và đối với mọi người.

Đấy là nói về cuộc sống hiện tại của con người chúng ta trong những mối giao hảo mà gây ra khổ đau cho nhau ở bề nông thôi. Còn muốn nói sâu hơn nữa thì chúng ta sẽ có một bài nói về những chuyện đó dựa trên những thể loại tình cảm khác biệt nhau. Hy vọng rằng bạn sẽ nhận diện ra cách nói này và ứng dụng vào trong cuộc sống.

Câu 9. Trong thời gian gần đây thì cuộc sống của con có quá nhiều những chuyện bất như ý xảy ra với con và gia đình nên là con cũng không có tinh tấn trong quá trình tu học. Nhưng trong tâm con thì vẫn luôn hướng về Phật, hướng về Thầy. Con vẫn luôn thấy tội lỗi về sự không tinh tấn của mình thì con xin Thầy chỉ dạy cho con phải làm như thế nào để cho con đỡ bất an trong tâm?

Ai ai cũng có thật nhiều lần không tinh tấn, rơi vào khoảng trống của sự chán nản khi phải đương đầu với nhiều hiện tượng xảy ra không như ý để rồi những cảm xúc dâng trào theo chiều hướng làm cho chúng ta mất đi tinh thần. Các vị xuất gia cũng vậy cho nên luôn luôn có Bậc Thầy Tổ bên trên, các Bậc Thầy lớn ở bên trên để khi rơi vào trạng thái đó được sự nhắc nhở, dắt dìu bởi trong Tăng thân những người đệ tử luôn ngưỡng lên những Bậc trên. Những sai phạm trong cuộc đời, những giây phút chán nản thất bại, tất cả mọi cảm xúc luôn luôn sẵn sàng cởi mở chia sẻ với Thầy với mình. Và vì đó những Bậc ở trên luôn luôn nhìn xuống tăng trưởng sức mạnh cho đệ tử của mình bằng những lời giáo dưỡng, những sự dặn dò và giáo dục đệ tử của mình trên mọi phương diện. Và người đệ tử luôn luôn chia sẻ đối cuộc sống các Thầy.

Ở trong đời cũng vậy chúng ta luôn luôn phải tìm một người tri kỷ, một người bạn hoặc một người tin tưởng để khi gặp chuyện chúng ta có thể chia sẻ và người đó giữ được tâm thanh tịnh để nhìn rõ những vấn đề ta đang đương đầu, giúp đỡ và nâng đỡ chúng ta vượt qua. Khi bạn nói rằng bạn đã thực tập, tu tập nhưng vì hoàn cảnh trái chiều, nghịch ý xảy ra làm cho tâm của bạn phải dừng ở đó không tiếp tục hoặc nghỉ chơi chốc lát một vài ngày mà không có sự tinh tấn tu tập. Không sao, ai cũng từng xảy ra nhưng chúng ta đừng để rơi vào thành một thói quen tập thành một biệt nghiệp riêng của chúng ta gọi là tập khí, thói quen có điều kiện xấu. Nhà Phật gọi là tập khí hay còn gọi là thói quen, hành động theo chiều hướng xấu, thói quen, hành động theo điều kiện xấu. Những cái như vậy phải phòng ngừa, chữa trị ngay.

Khi rơi vào trạng thái như vậy luôn luôn hướng đến Phật với hơi thở Chánh Niệm và quán chiếu Phật ở trên đảnh đầu của chúng ta. Và thỉnh Phật: “Thưa Phật! Con đang rơi vào khoảng trống của sự chán nản, biết bao nhiêu chuyện không như ý xảy ra trong gia đình, sự đồng tu hay sự tu tập của con có gián đoạn. Nay con xin thỉnh Phật ngự ở trên đảnh đầu để đánh thức và sách tấn con để con có thể vượt qua thử thách này để tiếp tục đồng tu”. Và bằng cách hít vào thở ra như Ngài  Phổ Hiền gọi là thỉnh Phật trụ thế. Chúng ta thỉnh Phật trụ trên đảnh đầu. Nhiều người nói sao rước Phật vào đầu? Rước vào đầu để làm chi? Chúng ta theo Ngài  Phổ Hiền thỉnh Phật trụ thế vậy thì chúng ta trong những lúc chán nản như vậy, thỉnh Phật trụ trên đảnh đầu để như Ngài cầm ánh đuốc soi đường cho ta đi trong màn đêm u tối đang gặp những trở ngại, chướng ngại trong cuộc sống của gia đình. Với cách quán chiếu như vậy ta đã an được cái tâm của chúng ta bởi năng lượng Từ Bi của Phật hiện diện trên đảnh đầu và giúp cho chúng ta phục hồi được năng lượng và tinh thần sớm hơn để không rơi vào vùng tối của thói quen có điều kiện xấu tạo thành những tập khí không tốt, không có lợi gây ra chướng ngại trong cuộc sống của chúng ta.  

Câu 10. Để tu thân và tâm, thì chúng con cần có một thân khoẻ mạnh và tâm kiên định bất động trước mọi hoàn cảnh. Chúng con cần những điều gì để tu luyện thân và tâm cho tốt hơn ạ? Con còn là phàm phu thân còn yếu và tâm chưa an, con xin thầy giải thích thêm cho con hiểu rõ!

Phàm là người trần, là con người, là chúng sanh thân phải có bệnh và ai cũng ước muốn mình có một thân xác khỏe mạnh, bớt bệnh và có một cái tâm bớt phiền não. Cho nên ta thường cầu nguyện cho thân bớt bệnh, tâm hết phiền não, hàng ngày an vui để tu tập Pháp Phật nhiệm mầu. Ngược lại tu tập Pháp Phật nhiệm mầu chúng ta sẽ có được thân bớt bệnh, tâm bớt phiền não. Đã gọi là Pháp Phật nhiệm mầu sẽ làm được chuyện đó, nhưng pháp nào? Nếu các bạn có duyên với Tịnh Độ  các bạn niệm Phật, với Mật Tông các bạn tu, với Thiền Định các bạn thiền hoặc là đọc kinh, nghe nhạc Phật giáo hoặc nghe những Bậc Hòa Thượng Tôn Túc giảng hoặc nghe kinh các bạn cũng có thể có được sự an vui và làm chủ cái tâm.

 Nói để tâm bất động đó hình như chỉ là ước nguyện, tâm của chúng ta không có bất động được. Như chiếc xe lửa nó chạy, ta ngồi trên xe lửa ta không chạy như vậy thì xe lửa luôn luôn động nhưng thân của ta không có động bởi ngồi trên cái động. Khi các bạn ngồi ở trên cái tâm của Chánh Niệm hơi thở thì tâm của các bạn nó sẽ không bị tốc độ suy nghĩ, tư tưởng kéo theo như chiếc xe lửa nó chạy. Cho nên tâm của chúng ta hay nó đúng hơn là những suy nghĩ của chúng ta sẽ luôn luôn tuôn tràn như xe lửa chạy mãi. Chỉ cần an trú trong Chánh Niệm hơi thở thì chiếc xe lửa chạy rình rịch, rình rịch, những luồng tư tưởng kia ta vẫn tịch tĩnh ngồi trên chiếc xe lửa của tư tưởng vận hành đa chiều trong cuộc sống mà vẫn tự tại an nhiên. Cho nên phương pháp mà chúng ta thường thực tập trong Thiền Mật song tu là an trú, thực tập trong Chánh Niệm hơi thở, đón nhận năng lượng Từ Bi lâu dần ta tạo được một sức mạnh và nguồn năng lượng để bớt đi mọi sự dính mắc ở trong đời. Từ đó tạo điều kiện cho tư tưởng của chúng ta phát triển theo chiều hướng hướng Thượng, thiện lành. Đó là cách tốt nhất chứ không cần thiết phải đi tới chỗ tâm bất động. Tâm không dính mắc là được rồi, mà để không dính mắc ta đừng tìm bất động mà ta tìm tâm Từ Bi Chánh Niệm hơi thở. Do đó khi bạn Chánh Niệm hơi thở với tâm Từ Bi khi đón nhận năng lượng Từ Bi của Phật bạn sẽ không bị vòng xoáy của những tư tưởng hiện hữu trong cuộc đời làm cho bạn mệt. Đồng thời nó còn giúp cho thân xác của các bạn khỏe bởi hơi thở đó sẽ giúp cho thân khỏe và năng lượng Từ Bi sẽ giúp cho bạn an trú ở trong sự vận hành siêu tốc của tất cả mọi tư tưởng  trong cuộc sống hàng ngày. 

Câu 11. Từ ngày mà con tu theo pháp Thất Bảo Huyền Môn và hơi thở Chánh Niệm Mu A Mu Sa thì tất cả những điều gì mà thấy không thực sự cần thiết thì con không nói. Con im lặng vì con không muốn bị vướng vào vòng thị phi hay là mất lòng, không vui với người nào đó dù kể cả là người thân trong gia đình. Thì đôi lúc con thấy việc đó cũng tốt, cũng hay nhưng đôi lúc con suy nghĩ lại thấy điều đó là điều không nên làm hoặc là lời đó không nên nói tại sao mình không dùng lời khuyên hay là ứng xử bằng một thái độ nhẹ nhàng, nhỏ nhẹ để cho người ta thay đổi những điều không hay đó mà con lại im lặng. Nhưng con cũng sợ là khi nói ra thì không biết người ta có tiếp nhận tốt không mà lại làm cho mình vướng vào thị phi và mất hết phước báu. Thì con nghĩ như vậy thì có quá vị kỷ không và tiêu cực không? Xin thầy hướng dẫn thêm cho con ạ!

Nhiều chuyện ở trên đời chúng ta thấy sai, chúng ta muốn giúp đỡ hoặc chúng ta muốn khuyên bảo. Nhưng giúp đỡ và khuyên bảo không đúng thời gian và nói năng không đúng pháp, không đúng lúc thậm chí ý đẹp của chúng ta sẽ đổi chiều thành xấu. Người có kiến thức của Phật học là người phải tùy duyên, đừng sợ sự ích kỷ khi thấy sai mà không giúp đỡ, không nói gì. Chỉ sợ rằng ngay lúc đó không đúng lúc, không đúng thời theo sự nhận biết của ta để rồi ta dính vào chuyện gọi là xía vào chuyện hàng xóm. Phật nói Phật không xía vào nghiệp của chúng sanh, ta học theo Phật. Nhưng Phật sẵn sàng khai thị cho mọi chúng sanh khi có căn duyên. Phật nói Phật không thể độ cho người không có duyên và không xí tức là không xen vào nghiệp của chúng sanh. Nhưng sẵn sàng khai thị đối với những ai có duyên.

Cho nên chúng ta phải luôn luôn thực tập Chánh Niệm hơi thở quán chiếu nhân duyên để coi nhân duyên của ta lúc đó. Khi các bạn tu tập Chánh Niệm hơi thở rồi, các bạn có năng lượng Từ Bi rồi thì các bạn có sự cảm ứng. Lúc đó năng lượng đó nó giúp cho bạn khởi lên những tư tưởng cảm nhận được đây là đúng thời, đúng lúc. Bạn cảm nhận được như vậy thì bạn nói bạn khuyên. Còn nếu như không có cảm giác như vậy bạn hãy nên im lặng như Chánh Pháp để hồi hướng năng lượng cho người đó chứ không nhất thiết phải bước vào. Phật không độ người không có duyên, Phật không xen vào nghiệp của chúng sanh nhưng Phật sẵn sàng khai thị cho tất cả mọi chúng sanh khi có nhân duyên phù hợp đúng thời đúng lúc.

Do đó hãy thực tập Chánh Niệm hơi thở quán chiếu nhân duyên thường xuyên. Năng lượng của Chánh Niệm hơi thở sẽ giúp cho chúng ta cảm ứng tương thông với đối tượng đó khi giao tế hoặc khi nhìn thấy, khi nghe được và sẽ cho ta một cảm giác đây là lúc nên nói hay không nên nói. Bởi khi Trí Tuệ được thắp sáng và cảm ứng của năng lượng Từ Bi có trong người sẽ giúp cho chúng ta hiểu biết lúc nào là đúng thời, đúng lúc, đúng chỗ để khuyên bảo hoặc chia sẻ. Để tránh rơi vào lo lắng rằng ta có quá ích kỷ hay không, thấy sai mà không khuyên bảo, thấy không đúng mà không giúp đỡ. Cho nên cố gắng thực tập sẽ có được sức mạnh đó ở trong tâm của mình. Và Chư Phật dạy rằng có những chuyện không phù hợp nhân duyên không nhất thiết chuyện gì cũng đụng vào để rồi rối rắm tâm thức của ta và làm rối chuyện lên.

Ở đời có nhiều chuyện, chuyện gì ta cũng động vào làm rối chuyện hết. Cho nên làm một việc gì để đạt đến sự hoàn hảo tương đối chứ không thể tuyệt đối thì chúng ta cần phải có sự chuẩn bị. Hơi thở Chánh Niệm, cách thực tập như vậy và đón nhận năng lượng Từ Bi ta có thể giúp đỡ họ khi nhân duyên phù hợp bằng cách giúp đỡ trực tiếp nói chuyện hoặc giãi bày với họ hoặc bằng một cách nhẹ nhàng, kín đáo hơn là hồi hướng năng lượng nguyện xin Chư Phật thắp sáng Trí Tuệ của người đó bằng năng lượng Từ Bi để người đó có thể nhận ra cái sai đó mà sửa.

Câu 12. Trong tâm nguyện của con bấy lâu nay luôn muốn thỉnh Mẹ Quan Âm về để thờ. Con đã thỉnh Ngài về rồi nhưng con chưa được rõ lắm vì bàn thờ nhà con có hai tầng, con tính thỉnh Bồ Tát ở tầng trên. Còn ở tầng dưới con muốn hỏi Thầy có được thờ cửu huyền thất tổ không hay là phải chuyển sang một nơi khác?

Tất cả việc tôn trí bàn thờ cúng đều theo nguyên tắc cảm nhận riêng của mỗi người. Thầy trả lời thẳng vào câu hỏi nhà đã có bàn thờ có 2 tầng và đã thỉnh hình hoặc tượng của mẹ Quan Âm. Mình đã thỉnh rồi, đặt trên cao rồi bây giờ hỏi có thể thỉnh cửu huyền thất tổ thờ ở dưới tầng dưới không? Được. Chúng ta thờ cửu huyền thất tổ một là bên ngoại, hai là bên nội cùng với nhau để cho vợ chồng hài hòa rằng ta thờ cả hai bên. Đó là để nhắc nhở về cội nguồn của ông bà tổ tiên bên ngoại, bên nội, kính trọng một cách đặc biệt cả hai bên là tốt.

Theo truyền thống của người Hoa cũng như người Việt được thấm thuần gọi là Nam Tả Nữ Hữu. Tức là dòng họ nội đặt ở bên Tả, dòng họ ngoại đặt ở bên Hữu. Tức là dòng họ nội đặt ở bên trái, dòng họ ngoại đặt bên phải. Có cần phải theo quy luật hay không? Hình như nó trở thành quy luật bởi thuyền thống quá lâu rồi. Cho nên khi chúng ta thấy nó khác khác thì hay thắc mắc. Đối với Bảo Thành thì tùy theo bạn, cứ phân minh tầng dưới thờ cửu huyền thất tổ, một bên mình thờ nhà nội, một bên mình thờ nhà ngoại là tốt. Và được phép thờ ở dưới tôn tượng hoặc di ảnh của các vị Bồ Tát và Chư Phật mình đã thờ, đã đặt ở trên rồi. Không nhất thiết phải làm thêm một cái bàn nữa. Trong bàn thờ đó nó đã có 2 tầng phân biệt rõ ràng rồi thì chỉ cần ở tầng dưới thờ cửu huyền thất tổ nội ngoại hai bên là được. Còn bây giờ Nam Tả Nữ Hữu hay không cũng không quan trọng. Bên nào bạn cảm thấy nó tốt đẹp cho cảm giác của mình bạn hãy đặt bên nội bên này, bên ngoại bên kia là được rồi.

Câu 13. Lòng tham là bản tính vốn có của mỗi người chúng ta. Nhưng mà tham danh tham lợi nếu không vì mình mà vì để hành thiện, để làm những điều có ích cho người khác thì cũng là tham phải không ạ? Nhưng mà danh lợi cũng là những phương tiện cần thiết để phát huy và mình thực hiện điều gì nó gây được tác động đến người khác thật lớn. Nếu vậy thì cách nào để lòng tham không vượt quá mục đích là phương tiện vì con người vốn hay biện minh cho những tư tưởng hành động sai trái của mình bằng cách gán cho nó một mục đích cao cả nào đó? Xin Thầy khai thị cho con!

Ai là người cũng tham, ai là người cũng ham nhưng cái tham vốn có trong con người thì cũng có cái tốt vốn có sẵn ở trong lòng của chúng ta. Chúng ta phải nhớ điều đó, đừng nghĩ rằng tham có mà không có tốt. Trong ta đã có tham và có tốt, có xấu và có tốt, có tham và có những ước nguyện tốt đẹp. Thường thường tham có nghĩa là chúng ta vơ vét vào bản thân của mình tất cả những điều gì quá mức để gây tổn hại đau khổ đến người khác và gây tổn hại, đau khổ, phiền não đến mình. Như mình tham ăn quá thì bị đau bụng, tham uống quá thì say té đùng, đó cũng là tham quá chừng để rồi bị say tổn hại đến sức khỏe của chúng ta, đánh mất nhân phẩm, tư cách của mình. Đó là tham ăn, tham uống, tham tiền, tham bạc, tham đủ thứ. Cái tham là động từ ám chỉ và có nghĩa rằng với những hành động, suy nghĩ, lời nói theo chiều hướng gây tổn hại, đau khổ và xấu tới với những người khác và tới với ta. Đó gọi là tham. Nếu bạn làm một việc gì quá đáng để rồi gây đau khổ phiền não cho người khác, gây phiền não, đau khổ cho bạn đó là tham.

 Còn chuyện bạn làm việc thiện, bạn làm việc từ thiện, bạn làm việc lành, bạn cố gắng làm những chuyện gì đó để có những phương tiện về tiền, về tài, về danh để hướng tới những việc tốt như giúp đỡ người thì đó là những ước nguyện tốt đẹp, nó không phải tham. Ta không thể nói rằng ước nguyện đi làm từ thiện là tham. Ta không thể nói rằng ước nguyện đi làm từ thiện và có để có tiền từ thiện đó ta tổ chức cái này, ta làm cái kia, ta vận dụng kiến thức tạo ra sinh hoạt để có được sự giao lưu về tiền bạc, hiểu được sự việc đó và mang tiền bạc đó đi làm từ thiện là tham. Mà đó là vận dụng kiến thức để hình thành ước nguyện làm từ thiện của chúng ta.

Còn nếu chúng ta tham danh lợi để làm tổn hại đến người khác, đau khổ người khác và chính ta thì danh lợi đó là chiều hướng của tâm tham gây ra đau khổ, chiều hướng tiêu cực. Còn nếu chúng ta mà muốn tạo nên một thuận lợi chứ không phải là danh lợi, một danh tiếng thuận lợi gọi là danh ngôn đúng với những điều phù hợp, danh cho đúng, ngôn cho thuận điều đó đúng. Thì chúng ta tăng trưởng mọi danh chánh ngôn thuận phù hợp với phương tiện đó để tăng kỹ năng, kiến thức vận hành để làm việc thiện giúp đời thì đó không gọi là tham mà gọi là ước nguyện thanh cao tốt đẹp. Làm việc danh chánh ngôn thuận, kiến thức phù hợp để làm việc đó lợi lạc cho muôn người thì đó không phải là tham. Ngay cả vấn đề các bạn tinh tấn tu học đó là ước nguyện thành tựu sự an lạc, hạnh phúc cho nên các bạn tinh tấn tức là các bạn siêng năng tu tập chứ các bạn không thể gọi là tham học, tham tu. Đó là ứng dụng từ ngữ sai “Ôi, người đó tham tu, tham tới chùa, tham học”. Đó là sai ngôn ngữ sai, đó là những ước nguyện của họ. Họ vui làm việc thiện, họ có ước nguyện tu tập để được hạnh phúc. Cho nên chúng ta nói rằng những hành động, những việc làm mang lại hạnh phúc, lợi lạc cho ta và muôn người đó là ước nguyện thanh cao.

Cứ tiếp tục siêng năng, tinh tấn và làm. Ngoại trừ những hành động, sự việc mà gây đau khổ, phiền não, bất an cho người và cho ta thì đó gọi là tham thì ta phải ngừng bởi vì nó theo chiều hướng tiêu cực. Cho nên các bạn cứ tiếp tục ứng dụng danh của các bạn phải cho đúng. Danh chính ngôn thuận ứng dụng kiến thức, phương tiện để tăng trưởng những cách làm việc để có hiệu quả cao làm việc thiện giúp đời thì các bạn cứ tiếp tục. Ngoại trừ có những người ẩn hình ở trong những sự việc đó để tăng trưởng lợi dưỡng cho bản thân của họ, đó gọi là tham. Cho nên bất cứ một việc gì các bạn làm chúng ta không nói đến những con người đó mà chúng ta khi làm rồi chúng ta phải quán chiếu đây là ước nguyện hành thiện giúp đời, tăng trưởng kiến thức và phương tiện làm việc để có hiệu quả cao. Hay đây là chính là bản thân của ta đang lợi dụng cái này để tạo danh lợi cho chúng ta. Bản thân chúng ta phả hiểu thấu, nhìn rõ được chuyện này.

Khi các bạn đã nhìn rõ rồi nếu là tâm tham các bạn cố gắng tu dưỡng Chánh Niệm hơi thở để chuyển hóa. Còn nếu các bạn nhìn rõ thấy không phải là tâm tham của các bạn nhưng là ước nguyện cho nên tăng trưởng kiến thức trong mối giao lưu, giao hảo với mọi người để đưa hành động, nghĩa cử thanh cao đó cho mọi người đều thấy, đều hiểu, đều biết để có lợi cho việc đó thì đó là những chiều hướng ước nguyện tốt sử dụng kiến thức, phương tiện phù hợp. Các bạn cứ tiếp tục siêng năng tinh tấn làm những việc như vậy.         

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts