Search

Tha thứ, bao dung nhiều lần nhưng họ vẫn tái phạm

Việc người ta cứ phạm sai lầm với mình hết lần này đến lần khác làm tổn thương mình nhiều lần mà mình tha thứ bao dung quá nhiều cho lỗi của người khác. Nhưng họ không có sửa đổi và ngày càng làm tổn thương mình nhiều hơn thì liệu việc bao dung đó nó có ý nghĩa gì nữa không ạ?

Thời xưa có một câu chuyện về Đức Phật, có một người Bà La Môn (tức là một người Ấn Độ theo tôn giáo Bà La Môn) khi Đức Phật đang giảng người đó đã chửi Phật một cách thậm tệ. Trong kinh không có nói phương thức chửi nhưng khi đã chửi nhau chúng ta biết rằng người ta phỉ báng bằng những ngôn ngữ không hay. Đức Phật ngồi im không nói gì sau đó đệ tử mới hỏi Ngài như vậy là sao thì Ngài mới trả lời rằng:

  • Như người mang quà đến tặng ta không phận họ phải mang về. Người chửi ta mà ta giữ được lòng bao dung tha thứ thì chẳng khác gì họ phun nước miếng lên trên trời rơi xuống mặt họ mà thôi.

Các bạn biết không, khi chúng ta tha thứ cho một người đứng dưới góc độ ta là người đúng họ là người sai trong đó đã có chủ thể “ta”. Và khi có cái “ta” như vậy là đã có sự cống cao, tạo nghiệp rồi. Nói về một cách tế nhị trong giao tế của cuộc đời nhớ rằng ta không làm chủ người khác và ta chẳng thể bắt buộc họ nói những lời ta ưng ý hoặc có những nghĩa cử phù hợp cho ta vui và cảm nhận là đúng. Tất cả mọi người đều có đặc quyền ăn nói, đối xử và hành động theo ý họ muốn dù là đối xử với ta như thế nào họ vẫn có quyền đó. Cho nên phương châm của nhà Phật rằng đừng để cho người sỉ vả ta, đừng để cho người đối xử thậm tệ với ta, đừng để cho người đang chửi bới ta, đừng để cho kẻ xấu đang hiện diện trước mặt ta làm cho ta mất đi nhân phẩm và trở nên xấu như họ. Cho nên khi ta tha thứ và bao dung cho họ chẳng phải là họ xứng đáng được tha thứ hay bao dung mà bởi vì chúng ta xứng đáng để giữ tâm thanh tịnh, hưởng sự an lạc cho mình. Tha thứ cho người là tăng trưởng sự an lạc và phước báu cho chính mình, bao dung cho họ là tăng trưởng phước báu và sự bình an cho chính mình. Ta không nói đến họ bởi vì như Phật đã nói họ mang quà tới tặng ta không nhận họ phải mang về, họ chửi ta ta giữ sự tịch tĩnh bao dung, tha thứ thì chẳng khác gì họ phun nước miếng lên trên trời rồi nó sẽ rớt xuống mặt họ. Cho nên ở góc độ đầu tiên đừng nghĩ rằng “tôi tha thứ cho anh”, “tôi tha thứ cho cô, cô phạm đến tôi, tôi tha thứ”. Nói như vậy thì mình ngầm ám chỉ rằng tôi là người tốt không bao giờ sai, tôi có quyền tha thứ.

Các bạn nên nhớ tất cả mọi chúng sanh đều có quyền tạo tác ác nghiệp và thiện nghiệp theo ý muốn của họ khởi lên. Từ đó ta không cần thiết phải thay đổi họ, ta chỉ cần làm chủ tâm của mình phát triển được lòng Từ Bi yêu thương và tha thứ bao dung bởi điều đó có lợi cho ta. Mỗi khi ta làm được điều đó ta tăng trưởng được bình an và hạnh phúc, ta có thêm phước báu cho ta. Nhớ, không vì một kẻ xấu làm cho ta xấu, không vì một kẻ sỉ vả, dèm pha, đâm thọc, đang hại ta mà biến ta thành một con người tốt có khả năng sống thiện trở thành kẻ hung dữ, trở thành kẻ làm tổn phước báu của chính mình. Đừng để cho kẻ xấu làm ta xấu nhưng nương vào tánh xấu của mọi người đang đối xử với chúng ta để phát triển tâm Từ Bi, lòng tha thứ và bao dung, tăng trưởng phước báu và đạt được sự tịch tĩnh an nhiên trong cuộc đời của chính mình.

Cho nên bạn hãy tiếp tục bao dung và tha thứ như vậy nó có lợi cho bạn. Đừng nghĩ rằng người này một lần, hai lần, thậm chí cả cuộc đời, thậm chí họ cả đời đời kiếp kiếp cứ bám víu theo ta để hại ta cũng hãy sẵn sàng tha thứ. Bởi chẳng vì cái xấu truyền kiếp kia mà ta phải biến mình thành một kẻ xấu.

Đức Phật có một người anh em họ là ông Đề Bà Đạt Đa theo Phật từ tiền kiếp, ganh đua với Phật, cho đến thời Đức Phật vị đó vẫn theo ám hại hoài. Nhưng Phật vẫn tỏ lòng yêu thương, bao dung, tha thứ để năng lượng Từ Bi của Ngài có thể đánh thức được kẻ thù, kẻ giận hờn, kẻ xấu đối với mình. Cho nên theo lời Đức Phật dạy và ta là Phật tử dựa theo nền tảng giáo dục của Ngài nên học lòng khoan dung, tha thứ một cách vô tận, đừng quá hạn hẹp. Dù rằng người đó lần một, lần hai, suốt cả cuộc đời luôn ám hại ta không nhất thiết phải quay lại hại họ bởi vì chính nhờ họ ta tăng trưởng được phước báu của ta bằng sự thực hành phát triển lòng Từ Bi, bao dung và tha thứ.

Đồng thời khi các bạn tu được tâm Từ Bi, tu được lòng bao dung, quán chiếu được sự tha thứ các bạn tăng trưởng phước báu và năng lượng thanh tịnh và giữ được năm giới nữa thì người kia dù có làm gì đi nữa, cố tình hại bạn đi nữa cũng không tổn hại được bạn. Bởi vì Long Thần Hộ Pháp, Chư Thiên nói đúng hơn là năng lượng thanh tịnh của bạn sẽ ứng hóa thân thành Long Thần Hộ Pháp, Chư Thiên hộ mạng cho bạn để người kia không thể làm tổn hại đến cảm xúc của bạn. Mỗi khi mà bạn cảm thấy rằng sự kích động của họ qua lời chửi, lời chê bai và qua hành động xấu, xâm hại vào cảm xúc của bạn thì nhớ rằng quán chiếu tâm Từ Bi trong Chánh Niệm hơi thở và lòng bao dung, tha thứ. Luôn luôn phải nghĩ không vì họ xấu, họ chửi, họ hại ta mà ta ngược lại phải đối xử với họ như họ đối xử với ta. Theo lời Phật chúng ta có sự lựa chọn tốt đẹp hơn là đối xử với họ cao thượng hơn, đối xử với họ một cách bao dung hơn, đối xử với họ đúng với tinh thần mà Đức Phật đã dạy cho ta thì phước báu của ta tăng trưởng thật là nhiều.      

Tham vấn Phật Pháp 2, https://youtu.be/r2P67qfMoZo

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn