Search

Tâm Sĩ đánh máy

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật – Mu A Mu Sa

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển Đại Từ Đại Bi tới muôn loài chúng sanh.

Bảo Thành kính chào các bạn trên kênh Youtube Thất Bảo Huyền Môn.

Các bạn thân mến,

Bảo Thành hôm nay thấy ấm áp với khí trời thiên nhiên tự tại, trên ngọn đồi tôn thờ Đức A Di Đà Phật. Nhìn thoang thoảng ở bên kia là cánh rừng, thấy trong lòng mình vui, bởi đây là một buổi sáng thật thoải mái, ánh sáng mặt trời bừng tỉnh đang chiếu soi muôn nơi, những tia nắng thật nhỏ, nhưng mang sức sống tới mọi loài.

Trong những tia nắng mặt trời chiếu xuống hành tinh của chúng ta, có sự sống. Sự sống đó được chuyển đổi từ trong lòng đất vươn lên, và thể hiện lên tất cả những cảnh giới hiện tại con người chúng ta đang có cơ hội nhìn nhận được. Đối với người Phật tử chúng ta, Đức Phật luôn dạy cho chúng ta phải có một cái nhìn tích cực vào trong cuộc sống. Chính cách nhìn tích cực đó sẽ giúp cho chúng ta sống hạnh phúc. Nếu chúng ta luôn luôn nhìn theo chiều hướng tích cực, thì chúng ta có đầy đủ năng lượng thanh tịnh để sống, còn nếu nhìn theo chiều hướng tiêu cực, với những năng lượng tiêu cực, thì các bạn có biết không, chúng ta sẽ lọt vào trong vòng luẩn quẩn của tư tưởng tiêu cực. Và năng lượng tiêu cực kia, nó sẽ làm cho chúng ta luôn luôn buồn rầu đau khổ, không có sự hưng phấn sống trong cuộc đời. Cuộc sống chúng ta cần có một chiều hướng nhìn lên, vươn lên và vươn qua mọi thử thách trong cuộc đời.

Các bạn thân mến,

Có một lời dạy của Ngài Phổ Hiền. Ngài Bồ Tát Phổ Hiền dạy cho chúng ta là luôn luôn phải biết tới Như lai, tán thán Như lai. Như vậy Như lai là gì mà chúng ta phải tán thán. Thực ra những người như chúng ta đang sống trên thế giới này, ngôn ngữ chuyển dịch từ Như lai thành ngôn ngữ hiểu thấu và có thể hành được. Như lai có nghĩa là tĩnh giác, sự thức tỉnh.

Các bạn, Như lai là đấng giác ngộ, là bậc tĩnh giác. Vậy thì Như lai mà chúng ta luôn tán thán ở đây là gì? là chúng ta nhìn thấy được công hạnh, công hạnh đó là công hạnh nơi mỗi một con người có sự tĩnh giác, hay nói đúng hơn Như lai là sự tĩnh giác trong cuộc đời. Gọn hơn một chút nữa Như lai là gì: Như lai là chúng ta luôn nhìn thấy chiều hướng hướng lên bên trên, chiều hướng hướng tới điều mà chúng ta luôn luôn nghĩ rằng hạnh phúc có được từ mọi nơi, từ chỗ thanh tịnh, từ chỗ mà chúng ta luôn hướng về điều tốt đẹp, sự tốt đẹp mới là quan trọng.

Nếu như cuộc đời của chúng ta có cái đẹp, thì luôn luôn có cái xấu hiện hữu. Nếu chúng ta có những lúc vui, thì luôn luôn có những lúc buồn. Nếu chúng ta có lúc bình an, thì có lúc phiền não, nó luôn trực diện, song đôi trong cuộc đời. Từ đó tán thán Như lai có nghĩa là hướng tâm, hướng tư tưởng suy nghĩ của mình tới những mục đích cao cả hơn, tới những chiều hướng tốt đẹp thanh tịnh hơn.Bởi vì khi chúng ta nhìn thấy phiền não, thì luôn luôn phải nhận ra rằng, bên kia sự phiền não là bình an, để làm gì, để chúng ta tích cực hơn nghĩ đến sự phiền não, chứ đừng có đắm chìm trong phiền não.

Nghĩ đến phiền não là nhận ra được sự bình an. Do đó chúng ta nghĩ đến phiền não, để nhìn xuyên suốt qua bờ bên kia của phiền não là sự bình an. Tán thán Như Lai là dẫn tâm của chúng ta đi từ sự phiền não tới bình an, chứ đừng để cho sự phiền não đó khi chúng ta nhìn thấy, rồi nó quăng sợi giây cột chúng ta lại, dìm xuống trong vũng lầy của sự phiền não.

Tán thán Như lai là nhìn xuyên suốt qua sự phiền não, thấy được sự bình an, qua đau khổ thấy được hạnh phúc. Mỗi khi các bạn thấy trong lòng mình đau khổ, chính là lúc các bạn có cơ hội, để nhìn nhận được sự hạnh phúc, ở bên kia bờ của đau khổ. Tán thán Như lai ở chỗ, thấy đau khổ đừng chìm trong đau khổ, đừng để đau khổ túm cổ chúng ta nhận chìm xuống, mà phải theo như lời Đức Phật khai thị: Có đau khổ nhất định có hạnh phúc.

Khi cảm giác được, hoặc khi có những luồng cảm xúc đau khổ nó tới với chúng ta, chúng ta liền như thế nào? liền nghĩ rằng sẽ có hạnh phúc quanh đây, chung quanh chúng ta, đau khổ đang tràn ngập, hoặc đau khổ vừa mới tới, hoặc đau khổ chỉ là cảm xúc đang dâng tràn, thì tán thán Như lai ở công hạnh rằng, thấy đau khổ nó tới, nó đang tràn tới, nó ít nó nhiều, từ đó chúng ta định lượng rằng hạnh phúc cũng đang tới, song hành với đau khổ. Chỉ có điều nếu chúng ta đừng nhìn, đừng xoáy, đừng chìm vào hạnh phúc, thì chúng ta sẽ có cơ hội nhìn rõ đau khổ và ngược lại nếu chúng ta không đắm chìm vào hạnh phúc hay đau khổ, hoặc bị dính mắc bởi đau khổ, chúng ta có cơ hội xoay qua nhìn thấy hạnh phúc.

Từ nhìn ra hạnh phúc, nhận biết ra hạnh phúc, song hành nhìn thấy đau khổ, nhận biết ra đau khổ, chúng ta bắt đầu lựa chọn coi chúng ta muốn gì. Theo như Ngài Phổ Hiền, tán thán Như lai là hãy lựa chọn chiều hướng trong năng lượng thanh tịnh của hạnh phúc. Là con người, chúng ta luôn luôn phải trực diện với đau khổ và hạnh phúc.

Tán thán Như lai tức là chúng ta hướng tâm tới sự tĩnh giác, nhận thức thật rõ đau khổ làm cho tâm của chúng ta mê muội và đau khổ làm cho tâm của chúng ta đen tối. Còn hạnh phúc là nguồn cảm hứng, nguồn cảm giác, cảm xúc giúp cho chúng ta tĩnh, nhận rõ mọi việc, đầu óc tỉnh táo. Cho nên đừng đắm chìm trong đau khổ mà hướng tới như lai, tán thán như lai, tức là mình tán dương, mình luôn luôn hướng tới hạnh phúc, thanh tịnh, tự đánh thức mình trong nguồn hạnh phúc, khi trực diện với đau khổ, điều đó gọi là chúng ta xiễn dương những cảm xúc tốt đẹp, nhìn về hướng tốt đẹp.

Cuộc đời luôn luôn có bóng tối, có bóng sáng, có ánh tối và có ánh sáng, có ngày và có đêm, chúng ta nhìn cái gì đây. Chúng ta nhìn vào ban ngày để thấy rõ, hướng về sự tĩnh giác để tự đánh thức mình. Phần đông trong chúng ta, khi gặp sự đau khổ, thì tự đắm chìm vào trong đau khổ, rồi cột chặt trong đau khổ, để có cảm xúc nặng nề, buồn tủi, rên xiết. Bởi quan niệm của chúng ta đã bị nhiều người đặt để ở chỗ mà chúng ta hiểu lầm người ta.

Trong dân gian có câu, văn hoa một chút xíu là: thú vui trong đau khổ. Người ta đã lừa chúng ta, đã đau khổ làm gì mà vui, thú đau thương, thú phiền não, thú đau khổ. Vậy nên có nhiều người tưởng lầm họ đau làm cho đau hơn, để có cảm giác đau khổ họ thích thú. Nhưng những điều như vậy, thứ nhất hại đến sức khỏe, thứ hai làm tổn hại đến tinh thần, thứ ba làm cho đời sống tâm linh của chúng ta không có tiến bộ.

Do đó khi Ngài Phổ Hiền dạy cho chúng ta điều thư hai: tán thán Như lai, có nghĩa là hướng tâm hồn, cuộc sống mình tới những điều thanh tịnh, tĩnh giác, đến những điều giúp cho chúng ta sống thanh tịnh, tĩnh giác, sống luôn luôn tĩnh thức ở mọi giây phút. Để có những điều đó, thì khi những cảm xúc phiền não, chúng ta nhìn ngay đối diện với phiền não là bình an, cảm xúc về đau khổ xâm chiếm, thì chúng ta phải nhìn đối diện, nhận biết đối diện của cảm xúc đau khổ đó là hạnh phúc. Cho nên ở đâu có phiền não và đau khổ, thì chính nơi đó nhìn cho rõ, bên phía ngược lại là hạnh phúc và bình an.

Đức Phổ Hiền dạy cho chúng ta là siêng năng, nhận rõ được điều đó, để mỗi khi chúng ta bị những cảm xúc, phiền não, đau khổ tới, nó tiếp xúc với tâm của chúng ta, thì nhận biết rằng: À, chúng ta có hai cảm xúc như hai người bạn, người bạn mang phiền não và mang đau khổ tới, thì chúng ta lại có hai người bạn thật là thân, thật là tốt, mang hạnh phúc và bình an tới cho chúng ta.  Và rồi chúng ta hãy hướng tới hai người bạn, mang bình an và hạnh phúc tới, bắt tay họ, tới ôm ấp họ, tới đồng hành với họ, tới sống chung với họ. Còn nếu chúng ta không nhận ra được điều đó, không có tán dương người bạn tốt là người bạn hạnh phúc, là người bạn bình an, thì chúng ta cứ đắm chìm, nhìn vào hai người bạn đau khổ và phiền não, rồi hai người bạn đó, dìu dắt chúng ta, dẫn đưa chúng ta vào biển ái dục đau khổ.

Nhận rõ ở trên đời nếu có bạn tốt thì nhất định có bạn xấu, nếu thấy có bạn xấu thì nhất định có bạn tốt. Không bao giờ chúng ta luôn luôn phải gặp những người bạn xấu, và chẳng bao giờ chúng ta luôn có những người bạn tốt. Bạn xấu và bạn tốt luôn song hành. Hạnh phúc và đau khổ luôn song hành. Bình an và phiền não luôn song hành. Câu Đức Phổ Hiền nói: Tán than Như lai có nghĩa là gợi ý cho chúng ta phải hướng thượng, hướng tới những điều thanh tịnh, hướng tới sự tĩnh giác, hướng tới những điều vui, hạnh phúc và bình an.

Mỗi khi chúng ta bị những vùng tối của cảm xúc đau khổ, của phiền não, của sự mê si, thì chúng ta thấy rằng bên kia bờ mê là sự tĩnh giác, bên kia bờ si là trí tu, bên kia bờ của đau khổ là hạnh phúc, bên kia bờ của phiền não là bình an. Nhận ra như vậy thì khi những cảm xúc của phiền não, đau khổ, si mê nó xâm chiếm chúng ta, chúng ta sẽ vui lắm, bởi vì si mê, đau khổ, phiền não là cái la bàn, hướng chúng ta tới Như lai, sự tĩnh giác, an vui, bình an và niết bàn. Nếu không có đau khổ, phiền não, si mê, chúng ta không thể tìm thấy niết bàn được. Do vậy mà khi đau khổ, phiền não, si mê, tham sân si, chấp trược, những điều xấu mang tới cho chúng ta, chúng ta phải thấy may mắn và hạnh phúc, bởi vì có cái này như có cái mốc, để chúng ta nhờ cái mốc đó mà nhìn ngược lại, sẽ thấy sự tĩnh giác.

Tán thán Như lai là nương vào những điều sai, xấu, không tốt để nhận ra những điều tốt, điều đúng, trực diện với nó bên bờ bên kia. Tán thán như lai cũng không cần thiết phải suy nghĩ theo chiều sâu của kinh điển rằng: Như lai là Đức Phật, đấng tự giác. Điều đó luôn đúng với kinh điển. Nhưng đối với những con người bình dân như chúng ta, là công nhân, là nông dân, là những con người bình thường, đang sống trong một xã hội hiện tại vất vả trăm chiều, thì chúng ta phải chuyển hướng kinh điển, thành hướng mà mỗi người bình thường như chúng ta có thể nhận ra Đức Phật trong cuộc sống. Hướng đó có nghĩa Như lai là sự tĩnh giác, là sự cao quý, là sự hướng thượng, là hạnh phúc, bình an, là niết bàn an vui.

Khi chúng ta tiếp xúc với những cảm xúc thiện lành, chúng ta thấy có được sự tĩnh giác ngay bên bờ của u mê, thấy được hạnh phúc ngay bên bờ đối diện của đau khổ, thấy được bến an lạc ngay bên bờ của phiền não đối nghịch. Nhìn thấy như vậy chúng ta luôn luôn chỉ cần xoay chuyển hướng nhìn, hướng suy nghĩ, thì chúng ta sẽ gặp được Như lai thật sự, hiển hiển trong cuộc sống đời thường của mỗi người chúng ta.

Chúc các bạn luôn gặp được Như lai, tán thán Như lai, tức là đồng hành với sự tĩnh giác. Chúc các bạn luôn đồng hành với sự tĩnh giác, với sự tỉnh thức hàng ngày, để các bạn hưởng trọn niềm vui đang đến với các bạn, đừng đắm chìm trong phiền não và đau khổ.

Cám ơn các bạn đã lắng nghe.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật – Mu A Mu Sa

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts