Search

Tâm Thuần Thiện

Bảo Giác Tường đánh máy

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh.

Bảo Thành kính chào các bạn trên kênh Youtube “Thất Bảo Huyền Môn” và kênh facebook “Chua Xa Loi”.

Các bạn thân mến! Ta là phật tử tại gia và mỗi người chúng ta tùy theo phương tiện mà thực hiện những chân lý của Phật khác nhau. Ngay nói đến vấn đề tôn thờ tượng Phật ở nhà thôi thì ai trong chúng ta cũng có cách nhìn khác nhau và tùy phương tiện, có người thỉnh Phật Thích Ca, có người thỉnh Quan Âm Bồ Tát, hoặc là các vị Bồ Tát, vị Phật khác. Có người thì treo hình, treo ảnh, tượng thì có thể bằng nhiều loại khác nhau như tượng gỗ, tượng đồng, tượng đất, tượng bằng đá quý…Mỗi nhà mỗi khác, phương tiện khác biệt. Tuy nhiên trong cuộc sống, chúng ta vẫn thường hay hoang mang về cách thờ tự lắm!

Có câu chuyện kể như vầy. Có một anh chàng kia đi ở trên đường thấy một bức tượng Phật nhỏ ở giữa đường, anh ta nghĩ rằng “tượng mà nằm giữa đường, xe cộ đi ngang qua cán thì sẽ bị bể không tốt”, thôi anh ta mang bức tượng đặt bên lề đường để tránh xe cộ đi ngang qua. Qua hành động đó, suy nghĩ như vậy, thuần thiện, anh ta tạo nên thiện nghiệp. Rồi một thời gian sau lại có người đi ngang qua, anh chàng kia thấy, “tượng mà để bên lề đường mưa nhiều sẽ hư, như vậy không đúng đâu”, khởi lên tâm thiện tìm một cái gì đó để che. Anh ta tìm hoài không thấy, thấy chiếc giày bên lề đường, anh ta cắm cái cây đằng sau tượng Phật, để cái giày bên trên che tượng Phật, anh ta cảm thấy hoan hỷ và đi. Với cái tâm thuần thiện như vậy, chỉ treo cái giày trên đầu tượng Phật thôi, anh ta tạo được thiện nghiệp, vui lắm! Một thời gian sau lại có người đi ngang qua thấy tượng Phật bên đường có chiếc giày để trên đầu, bực mình nói “ôi, ai lại để giày trên đầu Phật như thế!”, anh ta lấy chiếc giày đó quăng đi với cái tâm giữ cho Phật được sạch sẽ, thanh tịnh. Tâm thuần thiện, anh ta tạo được thiện nghiệp. Thời gian sau cũng lại có một người đi ngang qua, thấy tượng Phật đặt ở dưới đường vậy không được rồi, bên đường bụi không mà. Anh ta thỉnh tượng Phật lên, thấy ngay bên đó có bức tường cao, đặt lên trên bức tường cho trang nghiêm, anh ta đi. Với tâm thiện, anh ta lại tạo được thiện nghiệp. Trải qua một thời gian rất dài, lại có một người đi ngang qua thấy một tôn tượng đặt trên bờ tường như thế, nghĩ ở trong lòng rằng tượng Phật phải để thờ, ai lại để ngoài đường như vậy, nên anh ta đã thỉnh tượng Phật về nhà đặt lên bàn thờ trang nghiêm, và rồi từ đó thờ phượng đúng mức. Với tâm ý thuần thiện, anh ta tạo được nghiệp.

Các bạn thân mến! Đây là câu chuyện được kể ra thôi để hướng dẫn cho chúng ta rằng tất cả cũng chỉ là một tượng Phật, nhưng cái tâm thuần thiện tôn trí tượng Phật như thế nào, từ ở giữa đường đến lề đường, chiếc giày che, quăng chiếc giày đặt lên bờ tường, thỉnh về nhà. Đều khác đó! Mỗi người mỗi khác, nhưng cái tâm thiện là cốt lõi. Chúng ta thường hay dính mắt trong sự phán xét “thờ Phật này sai rồi!”. Các bạn cứ để ý đi, nhiều khi đi gặp vị này vị kia nói “à…tuổi của cô không được thờ Phật Thích Ca, còn nhỏ quá, thờ Mẹ đi – tức là thờ Quan Âm đi. Ơ…thờ Quan Âm mà thờ cái tượng đứng là phải đi nhiều không được, ta thờ Mẹ Quan Âm thì nên thờ tượng ngồi để được nó tịnh tĩnh, an nhiên”. Rồi thờ Phật Thích Ca thì bắt đầu nói “Ồ…tượng này không hợp, tượng kia hợp, thờ hình mới được, thờ ảnh mới được, thờ tượng đứng, tượng ngồi, tượng nằm…”, thật là rối! Biết bao nhiêu tư tưởng khác biệt cứ bày ra lặp đi lặp lại rối quá! Không đúng, tất cả đều không đúng! Mọi vấn đề thờ tự tượng Phật ở nhà, từ đó ta mở rộng ra mọi hành vi của chúng ta trong cuộc đời, cốt lõi nó phải khởi lên từ tâm thiện, thuần thiện, tư tưởng thiện.

Đặt một cái tượng Phật giữa lòng đường vào bờ đường thôi, vệ đường thôi, để nghĩ rằng đừng ai cán lên đã là tạo phước thiện tốt rồi, dù dưới con mắt của nhiều người vô tình nhìn thấy thì nghĩ “tượng Phật mà đặt bên vệ đường!”. Nhưng nhớ anh ta khởi tâm thiện mang tượng Phật đặt bên vệ đường để xe khỏi cán, anh treo chiếc giày trên đầu Phật cũng khởi tâm thiện để cho che nắng che mưa, rồi anh quăng đi cũng khởi tâm thiện, để trên bờ tường cũng vậy, thỉnh về nhà cũng vậy. Hành động khác, cho nên chúng ta tới một ngôi chùa dù Phật to Phật nhỏ, trang trí như thế nào, hoặc chúng ta ở tại tư gia trang trí như thế nào tùy theo nhân duyên và nhận định riêng của mỗi người. Cái nhân duyên mà chúng ta cảm ứng được, sự hoan hỷ theo cách tôn trí và trang bày cho phù hợp nhãn quan, nhận thức của ta, ta vui là tốt rồi. Khởi cái tâm đó là tốt. Và luôn luôn nhận diện rằng cái tâm thuần thiện, tạo và khởi lên những hành vi mới là quan trọng. Còn nếu không, vô tình chúng ta bị dính mắc trong cái cảnh giới. Cảnh giới này cảnh giới gì? Cảnh giới của hình ảnh, cảnh giới của tôn tượng, cảnh giới của trang trí, rồi lại bị dính mắc vào trong những suy nghĩ, những cách thể hiện chỉ là sự tôn trí thôi, cái tâm mới là quan trọng! Nhưng chúng ta hay bị vướng vào đấy, đi tới đâu lại “à…cái đó sai, à…cái này đúng”. Chuyện đó thường xảy ra bởi chúng ta thường hay quy chụp rằng phải như vầy mới đúng.

Câu chuyện vừa qua kể để chúng ta thấy như Ngài Phổ Hiền dạy “tùy hỷ, tùy hỷ mà cúng dường”. Cái chữ “tùy hỷ” nó quan trọng lắm! Tâm cao quý nhất là tâm thuần thiện, tâm cao quý nhất là cái tâm luôn nghĩ những điều thiện. Và rồi tùy hỷ vào mọi khung thời gian, ngữ cảnh, tùy hỷ vào thời đại, phong tục, tập quán, dân tộc, quan niệm, kiến thức của từng người, ta tôn trí, họ tôn trí như thế. Ta và họ khác nhau, nhưng phước thiện đạt được không có khác nhau. Cho nên các bạn nhớ, đừng vì một điều gì đó chúng ta nhìn thấy khác, tỏ ra sự khúc mắc, tạo thành quá lớn để rồi cứ phải xen vào chuyện của người khác. Trong cách tu tập theo phương thức tôn trí tượng Phật, thờ tự, nói mà rộng hơn nữa, nó là biết bao nhiêu chuyện thấy khác là chúng ta đụng vô. Ngoài vấn đề tôn trí tượng Phật, pháp môn tu tập, hình thức làm việc, cách ứng xử trong cuộc đời nó đa dạng lắm. Chỉ cần chúng ta tịnh tĩnh lắng nghe, hiểu thấu để thấy rằng mọi người làm việc đều bằng cái tâm thiện, nhìn thấy điều đó, ta sẽ hài lòng và đón nhận tất cả mọi hành động, mọi cách làm việc của mọi người mà tâm không bị phiền não, quấy nhiễu, tâm không bị phiền lụy làm cho rắc rối.

Các bạn nhớ! thực tập được cái nhìn và nhận được ở nơi mỗi người chúng ta đều có những tâm ý thiện và từ tâm ý thiện đó, mỗi một người có mỗi một cách hành xử, làm việc từ vấn đề tôn giáo, tu tập đến cách hành xử, làm việc trong cuộc đời nó có khác, nhưng chúng ta đừng nhìn vào sự khác biệt đó để làm khổ mình, làm phiền não đến người khác, mà biết tận hưởng sự khác biệt nhưng cùng chung một mẫu số đó, là tâm thiện vốn có nơi mỗi người chúng ta. Khi chúng ta nhìn nhận ra được điều đó, chúng ta biết hài hòa trong mọi hoàn cảnh cuộc sống, mọi pháp khác biệt, mọi hành động khác biệt, tâm ta vui, đi tới đâu cũng vui, đi tới đâu cũng thấy được giá trị cao quý của những hành vi, nghĩa cử, sự việc hoặc những sự tương tác của mọi người đều tốt cả. Cho nên trong pháp của nhà Phật dạy cho chúng ta thường nhìn thấy tâm thiện nơi mỗi người để đẩy lùi tánh chấp trược của chúng ta, thì chúng ta sẽ ngừng tạo ra sự phiền não.

Các bạn thân mến! Điều này giúp cho chúng ta thành công thật là nhiều. Hãy cố gắng, hãy tu tập, hãy thực hiện để mình thành tựu được nó. Đừng vì một lý do gì mà rồi chúng ta quên rằng chỉ có ta là làm đúng, những người khác là sai. Nhớ! Mọi điều ta có thể nhìn, có thể nghe nó không phù hợp với ta, nhưng điều ta nhìn thấy, điều ta nghe được, nhớ rằng đều khởi lên từ tâm thiện nơi con người đó, ta biết tùy duyên để đón nhận, ta vui – người vui. Sống trong xã hội mà biết nhận ra mỗi người chúng ta đều có tâm thiện thì ai ai cũng sẽ vui, sẽ bớt đi những cuộc tranh cãi, lý luận, bớt đi những cuộc tranh giành, chà đạp lên nhân phẩm của ta.

Các bạn! chúng ta hãy nhìn nhận cách sống như vậy để mỗi người chúng ta tồn tại trong thế giới này với tâm hoan hỷ, với tâm luôn luôn biết nhận ra tánh thiện vốn có trong mọi loài bởi mọi người chúng ta đang tiếp cận trong cuộc đời để thấy được giá trị đời sống của họ tới từ tâm thiện.

Cám ơn các bạn đã lắng nghe.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn