Search

Tâm Biết Hổ Thẹn

Bảo Diệu Tâm đánh máy

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh.

Bảo Thành kính chào các bạn trên kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn và kênh Facebook chùa Xá Lợi.

Các bạn thân mến! Sự tu học ở đời đa dạng thật là nhiều. Mỗi một hoàn cảnh của các bạn, cùng với hoàn cảnh của Bảo Thành khác mà, cho nên sự tu nó khác. Phương thức tu cũng tùy theo nhân duyên. Pháp phương tiện và thời gian cũng khác dữ lắm. Có người bận rộn từ khuya rồi cho nên họ tu ban sáng. Có người bận rộn ban sáng, ban chiều họ tu. Ở đời người làm việc đôi khi thời gian không nhất định, chỉ cần rảnh lúc nào ta tu lúc đó là được. Chuyên chú tu sẽ thành tựu, điều này hiển hiện thật là rõ ở trong cuộc đời. Chỉ cần có một sự tinh tấn và một tự lực của riêng mình, chúng ta tu sẽ thành công. Ngoài sự được hướng dẫn rõ rồi, ta phải tự lực thật là nhiều.

Có câu chuyện kể về một vị Thiền Sư tinh tấn tu học, siêng năng dữ lắm, nhưng có một cái tật rằng: Ngồi một hồi là ngủ gật, không sao mà cưỡng lại được. Thiền Sư này ý thức rằng: Nếu cứ ngủ gật, sự thành tựu của mình sẽ không đạt. Suy nghĩ để tìm cách làm sao chống lại sự ngủ gật này, nhưng khó. Cuối cùng Thiền Sư quyết định lên một vách núi thật là cao ngồi tọa thiền để nhìn xuống dưới, để mà sợ té xuống nên cố gắng giữ đừng ngủ gật. Khi Thiền Sư ngồi thiền lại bị rơi vào tình trạng ngủ gật. Gật lên phía trước một cái liền té xuống vách núi xa, sâu thẳm. Và Thiền Sư  đó nghĩ: Thôi rồi! Chuyến này là chết thôi, vì đang té tâm hồn hoảng sợ dữ lắm. Tự nhiên rơi xuống vực thẳm cảm nhận được có một nguồn năng lượng lớn nâng mình dậy. Ngài cảm giác được, trong lòng khởi lên niềm vui và hỏi ở trong hư không rằng: “Ai đang đỡ tôi”? Thì cái vị kia nói: “Ta là một Chư Thiên đến Hộ pháp cho Thiền Sư đã lâu, nay thấy rơi xuống nên Hộ pháp đỡ” Ngay khi vị Thiền Sư nghe có Hộ pháp đỡ mình, mừng quá nghĩ rằng: Ta là một người tu thật là giỏi mới có Chư Thiên, Hộ Pháp đỡ khi rơi xuống. Cho nên ông ta mới hỏi Chư Thiên rằng: À ta tu thật là hay mới có Chư Thiển Hộ Pháp. Vậy cho hỏi ở trên đời này những người tu giỏi như ta có nhiều hay không?” Chư Thiên mới nói thật lòng rằng: “Thiền Sư tu chẳng có giỏi, lười biếng, chưa thể vượt qua sự hôn trầm – Ngủ gật. Hạng người như Thiền Sư nhiều như cát. Trong thế gian này, những người giải đãi, chưa tinh tấn vượt qua được điều đó nhiều lắm”. Thiền Sư nghe thấy đó cũng hơi chạnh lòng. Chư Thiên lại nói: “Người tu là phải tự chủ tu, chưa thể tu được, chưa – nhiều lắm như cát dưới biển. Hạng người này không đáng kính. Rồi từ nay ta sẽ không độ ngươi nữa ta sẽ bỏ ngươi ta đi, ta không hộ pháp cho ngươi nữa, ta bỏ đi mãi mãi và mãi mãi” Nghe tới đó Thiền Sư chột dạ mới nghĩ rằng: “À vị Chư Thiên này sẽ không độ ta mãi mãi nhiều đời, nhiều kiếp. Và cái sự tu ở đời là do chính ta chẳng cần nhờ đến ai hết. Cho nên sau đợt cứu đó, vị Thiền Sư cảm thấy hổ thẹn vô cùng, hổ thẹn với lương tâm của mình chưa chiến thắng được sự ngủ gật. Từ đó Thiền Sư cố gắng thật là nhiều, để vượt qua chướng ngại của ngủ gật này. Tâm hổ thẹn và sự cố gắng vươn lên tự sách tấn tu tập.

Thế rồi ông ta tu một thời gian, tinh tấn được một thời nhưng ngủ gật vẫn còn, lại té xuống một lần nữa. Sắp sửa chạm đáy lại có một năng lượng đỡ dậy và rồi ông ta lại hỏi: “Ai đã giúp tôi vượt qua cái này”? Từ hư không Chư Thiên lại nói: “Chính là ta” Vị Thiền Sư nói rằng: Ủa lần trước Ngài đã nói không bao giờ hộ pháp cho ta, mà tại sao còn ở đây giúp đỡ ta?” Chư Thiên nói: “Chính là bởi vì lần này khác lần trước, lần này Thiền Sư đã biết hổ thẹn, biết xấu hổ, và biết tự sách tấn tu tập, nên ta sẵn sàng hộ pháp cho Thiền Sư” Thiền Sư nghe xong trong lòng khởi lên niềm hoan hỉ vô cùng và quyết tâm giữ đúng lời hứa với bản thân tinh tấn chẳng nương nhờ ai. Bởi vì sự quyết tâm này mà Ngài cảm thấy hổ thẹn hai lần té xuống đều được Chư Thiên giúp đỡ. Sự quyết tâm của Ngài cuối cùng đã giúp Ngài vượt qua chướng ngại của sự ngủ gật và Ngài đã thành tựu.

Các bạn thân mến! Tu ở đời nó như vậy, khi chúng ta tu, dù dưới bất cứ một hình thức nào, cầu hay không cầu, muốn hay không muốn, được sự cảm ứng bởi tấm lòng và chí nguyện phát ra đi tìm con đường giải thoát để mà tu. Chư Thiên, Long Thần, Hộ pháp luôn luôn tình nguyện kề cận giúp đỡ hộ mạng cho chúng ta. Nhưng cũng chẳng phải rằng chúng ta có được Chư Thiên hoặc Chư Vị gia hộ cho chúng ta, để rồi chúng ta không biết hổ thẹn, không biết sám hối, không biết tự đứng dậy, mà dựa dẫm vào đó, thì chúng ta sẽ không bao giờ thành công. Tự lực của chúng ta rất quan trọng. Nó giúp cho chúng ta đi tới sự thành tựu. Sự hổ thẹn, biết cái sai của ta để chúng ta sửa và sám hối rất quan trọng. Nhưng ở đời, con người thường không có biết hổ thẹn cho những lầm lỗi của mình, hay dựa dẫm vào thần linh, sự giúp đỡ của Chư Vị, để từ đó chúng ta cứ tưởng rằng ta là người hay. Như vị Thiền Sư kia té xuống vách núi lần đầu đã tự nói: “À có phải ta là người tu cao hay không?” Chư Thiên trả lời “chẳng tu cao, chẳng tu cao, hạng người như Thiền Sư đầy như cát ở dưới biển. Ý rằng lười biếng, không vượt qua được chướng ngại, những hạng người đó nhiều lắm.

Và các bạn cũng như Bảo Thành nhiều lúc trong cuộc đời đã bị vướng, bị dính vào cái loại tư tưởng luôn luôn nghĩ mình là người tốt, là người tu tinh tấn cho nên Chư Thiên, Chư Vị phải tới bởi vì ta hay, ta tu giỏi, nên chư vị tới để phục vụ thay vì Chư vị tới để Hộ pháp. Chính vì chí nguyện giải thoát của chúng ta và cái tâm hổ thẹn tinh tấn tự lực vươn lên, nhưng tâm tưởng của chúng ta đã nghĩ sai lệch, đã biến Chư vị đó như trở thành người phải tới làm việc cho ta. Bởi ta là người có căn, là người có nhân duyên, là người có phước báu, là người tu cao. Tánh ngã mạn trong cuộc đời luôn có. Đây là một sai lầm trầm trọng trên con đường tu. Bởi hầu hết những ai tu về Phật pháp, thường phải trải qua giai đoạn tự thẩm vấn lương tâm để thấy rõ cái cổng cao, ngã mạn của mình. Nếu không sẽ bị sự tự cao, tự mãn của chính mình đánh lừa mình rồi sẽ bị rớt xuống vực thẳm của sự chấp thủ, cống ngạo đó để chúng ta sẽ luôn luôn chẳng bao giờ được gần gũi với Chư Vị linh thiêng. Vì sao? Vì ta tự cao. Vì sao? Vì ta không biết hổ thẹn với những điều ta đã sai, ta không biết nhìn nhận và sám hối. Ta cứ tự nghĩ rằng: Ta hay.

Bảo Thành bị dính vào đó, bạn cũng bị dính vào đó, ai trong chúng ta không nhiều thì ít, cũng luôn luôn bị dính vào trong hoàn cảnh như vậy. Chúng ta hãy cố gắng. Cố gắng tư duy cho kỹ, nhìn rõ được những sai lầm của mình, biết hổ thẹn, biết sám hối, và phải biết quay đầu trở lại, quyết tâm đứng dậy để sách tấn mình. Nhớ! Chỉ có sự tự lực tu tập, sách tấn bản thân, biết sám hối, biết hổ thẹn thì trên con đường tu của chúng ta. Nhất định luôn luôn có Chư vị Hộ Pháp che chở và tiếp cận giúp đỡ chúng ta. Người có tâm biết hổ thẹn, người có lòng biết vươn lên tự sách tấn và có tự lực dõng mãnh, nhất định luôn luôn có Chư Bồ Tát, Chư Thiên, Chư Hộ Pháp kề cận nâng đỡ, dắt dìu.

Các bạn nhớ suy nghĩ trên con đường tu của chúng ta, nhớ luôn luôn phải biết hổ thẹn với lầm lỗi sám hối, phải biết nhìn nhận ra, phải biết nhận diện ra. Đừng tự cao, tự mãn, để rồi làm tổn hại đến phước báu của ta. Như vậy chúng ta sẽ chẳng bao giờ thành tựu được đâu. Hãy khiêm tốn một chút và hãy đón nhận thực sự lại bản thân của mình để có một cái nhìn viên dung hơn, nhận diện ra những sai lầm sửa đổi để tiến lên.

Cảm ơn các bạn đã nghe!

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts