Search

Sống Với Chính Mình

Pháp thoại Thiền Sư Bảo Thành, Tâm Sĩ bút ký

Hôm nay Bảo Thành lại có cơ hội gặp các bạn trên mạng Youtube Thất Bảo Huyền Môn

Các bạn thân mến, chúng ta thường hay sàn lọc về cái tốt và xấu. Tốt xấu đều do cách sống của mỗi người chúng ta, đó là thói quen, khi trở thành thói quen, chúng ta vô tình không còn nhận ra đúng hay sai nữa, mà cứ thực hành theo thói quen đó mà thôi. Để chúng ta nhận thức ra một thói quen đúng hay sai để sửa chửa, cần đòi hỏi một sự cố gắng, và trong sự cố gắng đó, ta tinh tế, ta sẽ nhận ra.

Hầu hết mỗi người chúng ta không có tinh tế mấy, là bởi vì bận rộn mà thôi. Sự bận rộn đó là sự tự nhiên trong cuộc sống. Mỗi người có một sự bận rộn khác biệt. Sự bận rôn đó tạo cho chúng ta những thói quen khác, mà hầu hết mọi thói quen là thường nhìn ở tầm nhìn và hình thức bên ngoài.

Có một câu chuyện ở trong dân gian kể như vậy: Có một thằng qủy, các bạn biết thằng qủy này nó dữ, dữ, nó có một cái sừng, nó hung dữ, nhìn nó đáng sợ dữ lắm. Thằng qủy này một hôm nó nghe đâu trên núi có Đức Phật ở đó, nó mới lên trên núi để gặp Đức Phật. Nó có một số điều muốn hỏi, nhưng khi nó tới chân núi, đệ tử của Đức Phật xua đuổi, không đón nhận. Đệ tử của Đức Phật nói: “Này thằng qủy, ngươi chỉ là qủy thôi, ngươi đi đâu”. Qủy mới nói: “À, qủy muốn gặp Phật”. Các đệ tử chận lại nói: “Qủy làm sao được gặp Phật, Phật đang ở trên núi tĩnh tâm, qủy đi chổ khác chơi đừng có phá”. Qủy đi qua núi khác lên trên núi, lại bi một đệ tử khác của Phật chận lại cũng hỏi: “Qủy, qủy đi đâu”. Qủy nói muốn gặp Phật, đệ tử đó lại đuổi qủy đi, qủy không có cửa để đi vào. Qủy lại lần mò qua hướng khác tới, rồi cũng bị đuổi. 

Bốn hướng liên tục đông tây nam bắc đều bị xua đuổi, không được đi trên núi để gặp Phật. Thế những qủy là qủy, nó không chịu dừng ở đó, nó không chịu thua, nó tìm đủ mọi cách, nó luồn lủi, rồi cuối cùng nó lên được đỉnh núi. 

Khi nó gặp được Phật ở chổ Phật đang toạ thiền, Phật nhìn thấy nó, Phật mở miệng chào: “Chào anh qủy, anh tới đây có chuyện gì không, anh qủy hoan hỷ như vậy, anh có điều chi muốn nói, thôi ngồi lại gần đây, nói cho ta nghe”. Con qủy nó sững sờ, chỉ vì dưới chân núi, nó gặp ai cũng gọi nó là thằng qủy, con qủy, mà sao Đức Phật gặp lại gọi là anh qủy, nó thấy mừng, nó thấy được Phật hiền, Phật không từ chối, không xua đuổi, mà lại còn mời nó vô để ngồi, nó thích lắm, nó đi vô trong nó ngồi. 

Phật mới bắt đầu: “Này anh ơi, anh qủy bắt đầu nói chuyện cho ta nghe, chuyện gì mà tìm gặp ta”. Anh qủy mới nói như vậy: “Bạch Phật, con là thân qủy mặt mày nhăn nhó, sừng mọc cho dài ra, đuôi cũng phải dài, lúc nào cũng hung dữ, tìm người, đánh người, đuổi người, cho nó ra tướng của con qủy, bao nhiêu kiếp rồi con cứ làm thân qủy này Phật ơi, con mệt rồi, con chịu không nỗi nữa rồi, con bây giờ muốn biến thân thành như Phật vậy, để cho tướng mạo đẹp, con ngồi con cười, con cứ ngồi thiền con cười như Phật, con đóng vai qủy mệt quá Phật à”. Đức Phật mới nói: “Tội nghiệp anh qủy, cứ phải đóng vai là qủy, anh đóng vai, rồi phải nhập vai đó, anh sống mà anh phải đóng vai giả bộ, tội nghiệp mệt mỏi ha. Nhưng mà ta là Phật, ta cũng phải ngồi thiền, cứ phải cười, cứ phải ngồi cười như vậy, ngươi thấy sao, mệt lắm, cũng như ngươi đóng vai, ta cũng phải nhập vai”. Qủy mới nói: “Ủa, Phật cứ phải ngồi cười nhập vai đó há”. Phật nói: “Chúng ta phải nhập vô vai này, vai kia sống, giống như anh nhập vô vai qủy sống nó khác, nó mệt, nó không đúng với chính mình, còn ta cũng nhập vô vai nhưng có khác là: ngươi nhập vô vai qủy, để làm hại mọi người, còn ta nhập vô vai Phật để có được sự tịch tĩnh, trang nghiêm, để chúng sanh noi theo mà bớt khổ”. 

Anh qủy lúc đó mới ngộ, mới lạy Phật chạy xuống vui mừng, thôi ta không cần phải đóng vai qủy nữa, mà ta trở về ta là chính ta, dù ta là qủy hay là Phật, Thần Tiên, Thánh, súc sanh, ngạ qủy, địa ngục, thì ta phải sống chính thực với chính ta là ai, không cần phải đóng vai nào hết, để rồi phải nhập vai kia phải hung dữ, phải nhập tướng này phải hung dữ cho nó mệt, nó ngộ và nó trở về nó là chính nó.

Các bạn thân mến, chúng ta có nhiều cách nhìn về câu chuyện này. Nhưng câu chuyện này đối với Bảo Thành nó nhắc nhở chúng ta, là mỗi người chúng ta quên sống với chính mình, quên trở về với chính mình, thường hay đóng vai một kẻ khác, chúng ta thường hay nhập tuồng và đóng vai một nhân vật trong tuồng tích đó, chúng ta không sống chính với mình, chúng ta đi đâu, chúng ta gom góp những nhân vật, những cách sống này, cách sống kia, lượm lặt, áp đặt, xây dựng một nhân cách mà từ bên ngoài chúng ta thích, chúng ta ngưỡng mộ, để rồi suốt cả cuộc đời, ta như anh qủy kia, chỉ đóng vai qủy, nhập vai qủy, mà không sống với chính bản thân của mình, sống với lương tâm mình là ai. 

Thật nhiều lúc trong cuộc sống các bạn và Bảo Thành đã đánh mất bản thân, đánh mất tự thân của chúng ta, bởi chúng ta thường hay chạy theo cái ở bên ngoài. Chính sự chạy theo những cái bên ngoài như vậy, chúng ta không còn tự chủ để sống với chúng ta. Đó là một tiêu đề mà Bảo Thành muốn gợi ý cho mọi người, để chúng ta thật sự sống và làm chủ được nó, làm chủ được cuộc đời của mình, sống đúng với chính mình, không sống với ai hết, để chúng ta an nhiên và tự tại, để chúng ta có được sức mạnh, tự sống với chính mình, vươn dậy trên những vấp ngã, lầm chấp, dù thân mạng trong kiếp này ta là ai đi nữa, là một người giàu sang phú qúy, hèn mọn cơ bần, một người đẹp hay xấu, thành công hay không thành công, có kiến thức hay ngu đần, chúng ta vẫn là một thân người, một kiếp người. Mà vì mỗi người chúng ta đều là một kiếp người, một thân người, như vậy nên mỗi một chúng ta, cần chọn cho mình một cách sống với chính mình, đừng ôm ấp cưu mang những vai vế, hình thức bên ngoài, sống qúa hình thức để quên mình, quên chính bản thân mình.

Các bạn, chúng ta không cần nhập vai ai, ngay cả Phật cũng không nhập vai Phật. Thần Thánh Tiên không cần phải nhập vai đó, cũng không cần đóng vai hung dữ như qủy ma. Sống chân thật với chính mình, sống với chính mình ta là ai, sống như vậy với tâm chân thật, sống như vậy không nhập vai, ta sẽ tìm được sự sống trong an lạc cuộc đời, ta sẽ sống bình an, sẽ sống an nhiên tự tại. 

Các bạn, nói có vẻ là viễn tưởng, hão huyền, nhưng nếu các bạn huân tu, cố gắng tu thật sự, chúng ta sẽ làm được đều đó. Bởi Đức Phật cũng đã dạy, nếu chúng ta cố gắng tu tập, tu tập thiền theo Đức Phật, ngoài những công phu như sám hối, chúng ta tụng kinh, nghe giảng pháp, chúng ta nghiên cứu kinh điển, theo những tư tưởng giải thoát của Phật truyền lại qua kinh điển, chúng ta theo những diễn giải của các bậc Thầy giác ngộ, của các bậc Thánh, các bậc Tổ hay các bậc Giáo Thọ Sư, để giúp chúng ta tăng trưởng sự hiểu biết rất tốt đẹp rồi, nhưng các bạn phải gia công tu tập một chút nữa pháp môn thiền định chánh niệm, để các bạn làm chủ được tự thân, làm chủ được cuộc sống này. 

Các bạn sống để mà hạnh phúc, đón nhận ta như thế nào, ta là ai, không cần biết qủy hay là ma, Thần hay là Phật, ta sống với chính bản thể vốn có của phước báu trong kiếp này, để chúng ta an nhiên tự tại, chúng ta sống tịch tĩnh và hạnh phúc, do đó quán chiếu hơi thở chánh niệm rất quan trọng các bạn ạ. Các bạn chỉ cần hít vào và thở ra. Khi các bạn hít vào và thở ra, các bạn đón nhận được năng lượng tự chủ và nuôi dưỡng thân tâm của chúng ta, bản tánh của chúng ta, con người của chúng ta trong hơi thở chánh niệm, để sẵn sàng đón nhận ta là ai. 

Các bạn khi hít vào các bạn nhớ biết rằng các bạn hít vào, thật đơn giản đừng cầu kỳ, đừng coi pháp môn chánh niệm này để thành Phật, thành Tiên, thành Thần, thành Thánh, mà ta coi pháp môn thiền chánh niệm này để lấy năng lượng chánh niệm sống trong hiện tại nuôi dưỡng con người của ta. 

Các bạn cứ nuôi dưỡng một cách bình thường như vậy đi, rồi những điều mầu nhiệm nó sẽ xảy ra, cũng như hạt giống có rồi, các bạn cứ tưới tẩm nước cho vừa đúng, bón phân vừa đúng, nó sẽ trổ thành mầm cây rồi nó sống, nó trổ sinh hoa trái, thì các bạn cũng vậy, lấy năng lượng chánh niệm trong hơi thở, nuôi dưỡng cuộc sống của mình, và sống trong chánh niệm đó thì các bạn tìm lại bản thân của mình và sống trong hơi thở chánh niệm, để các bạn luôn an nhiên tự tại. 

Các bạn biết không, sự thực tập này phải cần có một công phu, cần phải có sự cố gắng vượt trội, nên các bạn hãy cố gắng tu tập, đừng khi nào bỏ, nó đơn giản vậy, nhưng nó có một công hiệu thật là tốt, giúp cho các bạn vượt được khổ tìm lại chính mình và các bạn sống được trong sự tự nhiên tự tại. Đây là lời của Đức Phật dạy, bởi Đức Phật đã truyền lại cho muôn người nếu những ai biết sống trong hơi thở chánh niệm, biết tịch dưỡng trong hơi thở chánh niệm, biết nuôi dưỡng trong hơi thở chánh niệm, những người đó luôn luôn an vui, hạnh phúc. 

Khi sự gợi ý này liên tưởng đến câu chuyện của anh qủy kia, bị mọi người xua đuổi, thì trong cuộc sống của chúng ta, cũng có lúc ta luôn bị những người khác xua đuổi. Có thể vì đời sống của chúng ta là như vậy, vai vế, giai cấp, khi chúng ta đi tới chổ này chổ kia. Cuộc sống luôn có sự phân biệt từ giai cấp này đến giai cấp khác, tạo ra những chuyện không hay để họ đón nhận hay xua đuổi. Sự đón nhận và xua đuổi đó như con qủy bị đuổi vậy. Nhưng mục đích của nó là để gặp Phật trình bày, trình pháp với Phật và Phật để cho nó một con đường tu thật là tốt đẹp. Con đường tu đó là con đường trờ về với chính mình trong hơi thở chánh niệm.

Nguyện chúc các bạn có được sự hiểu biết này, để giử hơi thở chánh niệm.

Nam Mô Bổn Sư Thich Ca Mâu Ni Phật – Mu A Mu Sa

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts