Search

Bảo Diệu Tâm đánh máy

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa

Bảo thành kính chào các bạn!

Các bạn thân mến! Có những suy nghĩ trong cuộc đời ta suy nghĩ mãi, nhưng chúng ta không tìm ra được hướng giải quyết. Chúng ta chần chừ. Không phải chúng ta không nghĩ tới, nhưng có lẽ vì cuộc sống nó tác động nhiều mặt ta nhút nhát, ta sợ hãi. Rồi những suy nghĩ đó sau những đêm dài đắn đo, ta không dám thực hiện. Và cứ như vậy, hết suy nghĩ này đến suy nghĩ khác, dự định này đến dự định khác, những ước mơ này đến những ước mơ khác, nó chỉ nằm ở trong đầu. Nó không có cơ hội được tác thành. Nó không bao giờ trở thành hiện thực. Nhiều khi nghĩ cũng tức cười cả cuộc đời muốn làm biết bao nhiêu việc, nhưng các bạn không làm được. Ước mơ bao nhiêu nhưng không khi nào ước mơ nào thành công. Sao đây? Điều gì mà sợ? Các bạn, Có phải các bạn nhát gan, hay các bạn sợ hãi chuyện gì? Có lẽ là bởi vì ta suy nghĩ không có kỹ? Chính vì sự suy nghĩ không có kỹ? không phải. Ta suy nghĩ kỹ lắm rồi nhưng mà ta vẫn không làm. Cái sợ hãi, cái nhát gan đó tới từ chỗ ta chỉ nghĩ cho chính mình. Ta chỉ nghĩ cho chính ta. Ta không nghĩ đến những người chung quanh. Ta nghĩ lợi ích cho mình mà thôi. Ta không nghĩ lợi ích cho những người khác. Do đó, sự suy nghĩ của chúng ta, nó nằm gọn ở trong đầu. Nó khó có cơ hội để hình thành.

Một câu chuyện vui đâu đó trong dân gian kể rằng:

Có hai hạt giống. Hai hạt giống này gần nhau, được gieo vào lòng đất. Một hạt giống nó suy nghĩ: Ta là hạt giống đầy đủ phước báu được gieo vào lòng đất trù phú đầy đủ. Ta nhất định sẽ mọc thành cây, sẽ trổ bông, kết trái mang lại hương hoa, vị ngọt của cây dâng hiến cho cuộc đời. Có điều khi ta mọc thành cây, ta sẽ thối rữa ra. Bởi vì ta là hạt giống còn nguyên, thành cây thì hạt giống này sẽ biến mất, thối rữa ra để thành cây. Nhưng nó hạnh phúc, nó hạnh phúc vì không còn hạt giống khi mầm cây được trỗi dậy. Nó không còn nguyên là nhân, nhưng nó thành cây trổ bông và kết trái. Người đời sẽ được hưởng hương hoa của bông này. Người đời sẽ được hưởng trái cây từ cây này. Vẫn biết thân của nó là nhân không còn, nhưng nó đã luân lưu trở thành một cái cây. Nó trở thành cây từ hột mà trở thành. Nó nhìn rõ điều đó, nên nó sẵn sàng nằm yên trong lòng đất. Sẵn sàng thối rữa ra để biến hột thành rễ, thành thân, thành cây, thành nhánh và thành lá trổ bông kết trái cho đời để ăn.

Còn hạt giống thứ hai nó ngồi suy nghĩ và nó nói hạt giống kia: Anh mọc lên để làm gì? Tôi nghĩ nếu mọc lên đang nảy mầm, thiên hạ đạp vô cái chết, chim trời nó tới nó cắn cái chết, tại vì khi mọc lên yếu đuối dữ lắm. Mà nếu như cứ nằm sâu trong lòng đất này thối rữa ra thì còn có lợi ích gì nữa? khổ cực vô cùng! Ôi cha, vừa mất thân mình thối ra không còn là gì, vừa mọc lên thì chim nó tới nó ăn. Người ta đạp chết rồi. Lên trên đó có trở thành bông trái, người ta cũng đu, rồi người ta cũng trèo lên trên, người ta cũng hái, người ta cũng bẻ. Người ta cũng đầy đọa thân xác của mình, để hái hoa của mình, để hái trái của mình. Hóa ra mình chỉ là cây cho người ta trèo leo hái bông hái trái.

Tư tưởng tiêu cực đó, nó không muốn chui vào lòng đất. Nó nằm chênh vênh trên mặt đất. Rồi nó thích là bởi vì nó thấy hạt kia bị thối ra thành cây mọc lên. Rồi nó lại sợ cho cái cây kia sẽ bị chim chóc tới ăn, người tới đạp gãy mất. Nó thấy cây kia càng ngày càng lớn, nhưng mà nó vẫn sợ lắm. Bởi vì cái lớn kia không biết như thế nào, hậu quả mai sau ra sao? Ra sao nó không biết, cho nên nó nằm thấp thỏm lo sợ, thì bất chợt có một con gà đi ngang thấy hạt giống chênh vênh trên mặt đất, mổ thoắt một cái nuốt vô trong bụng. Thế là hạt giống với tư tưởng tiêu cực đã trở thành miếng mồi cho con gà.

Các bạn thân mến! Câu chuyện đó để nhắc cho chúng ta và gợi ý rằng: Cùng hai cuộc đời sinh ra trên trái đất, có những cuộc đời lăn xả hy sinh tất cả vì lợi lạc của tự thân và lợi lạc của muôn ngàn chúng sanh khác. Hay nói đúng hơn vì hạnh phúc của gia đình, của cha mẹ, hay những người thân, họ sẵn sàng lăn xả vào cuộc sống. Họ không sợ gì hết, họ không sợ, họ phụng hiến, cống hiến. Họ hy sinh vì những người họ yêu thương. Cả cuộc đời hy sinh cho tới giây phút hơi thở cuối cùng ra đi. Họ chẳng màng rằng cuộc đời này bị đầy đọa, bị khinh thường, hay bị chê bai. Họ chỉ biết rằng cuộc đời của họ là cả một sự hiến dâng cho những người họ yêu thương kính trọng.

Cũng có những cuộc đời khác bên cạnh đó, vì tâm ích kỷ sợ hãi, đụng đâu cũng không dám đụng. làm gì cũng không dám làm. Bởi vì họ nghĩ rằng cái ta đụng vào chỉ làm lợi ích cho người khác. Cái ta làm việc chỉ làm lợi ích cho người khác. Rồi lại sợ, sợ người ta lợi dụng mình, sợ người ta chà đạp mình, sợ người ta mượn mình như một vật dụng để làm lợi ích cho muôn người. Tư tưởng tiêu cực đó làm cho chúng ta tích lũy những sự sợ hãi, và càng tiêu cực hơn, càng sợ hãi hơn. Như hạt giống kia không dám nảy mầm chui vào lòng đất. Hạt giống mà không thối đi sao mọc thành cây? Một con người mà không dám lăn xả vào cuộc đời hy sinh là con người không có mục đích. Mục đích của chúng ta làm người là gì? Là để yêu thương, nếu không thể làm được gì thì cũng trọn vẹn một kiếp người dâng hiến cho tình yêu. Chứ đừng gói trọn trong tư tưởng ích kỷ vị kỷ của riêng mình, không dám tương tác với bên ngoài, không dám bước ra cuộc sống này để trao, để trao hết. Dĩ nhiên không phải chúng ta phải trao hết cả cuộc đời, cả thân mạng, cả trí khôn, cả tài năng của chúng ta, nhưng mà ít nhất chúng ta phải nhìn rõ được cuộc sống cần có sự tương tác giữa ngoài và trong, giữa người này và người kia, môi trường này và môi trường kia.

Trong sự tương tác đó, có sự biến đổi đột biến thật là nhanh, như từ hạt giống thành cây. Hạt giống mà thành cây chắc có lẽ trăm phần đau đớn, đến khi thành cây rồi nó sẽ trổ bông kết trái, dâng hiến cho cuộc đời. Còn hạt giống mà cứ gọn gàng chẳng xuống dưới đất, chẳng màng đến chuyện ngày mai thành cây, chênh vênh trên vòng xoáy của cuộc đời, chú gà tới nó sẽ cuỗm đi. Khi thần chết tới như chú gà kia, khi thần chết tới nó sẽ mang các bạn đi. Các bạn thử hỏi coi, hạt giống của các bạn cũng trở về với lòng đất thối rữa mà thôi, nhưng lúc đó nó chẳng trổ bông kết trái để mang lại lợi lạc cho mọi người.

Các bạn thân mến. Mỗi một đời người như một hạt giống, chúng ta chọn hạt giống bên phải để có sự tư duy chín chắn, có sự suy nghĩ phù hợp để hiến dâng cho cuộc đời, thối rữa để thành cây trổ bông kết trái, để trao tặng cho mọi người. Hay chúng ta lại tư duy theo kiểu hạt giống bên trái là nằm im trên mặt đất sợ thối, sợ hư, sợ đạp, sợ gãy, để rồi chờ thần chết tới, như con gà nó ăn vô trong bụng rồi.

Các bạn thân mến! Chúng ta phải có một cách nghĩ, một cách tư duy tích cực. Mà để tư duy cho tích cực chúng ta phải thực hành công phu. Không ai ở trên đời sinh ra là Thánh nhân, mà cũng không ai ở trên đời sinh ra là ma vương, là quỷ. Không ai ở trên đời sinh ra mà tốt ngay. Không ai ở trên đời sinh ra mà xấu ngay. Tốt – xấu hay không là chúng ta được nuôi dưỡng trong một môi trường khi còn nhỏ, và khi lớn lên, tự chủ được trí khôn chúng ta phải tự chủ được suy nghĩ. Và chúng ta phải tư duy như thế nào để chúng ta hành động cho đúng, mang lại lợi ích cho muôn người, lợi ích cho chính ta.

Các bạn! Chúng ta đều là những hạt giống tốt y như nhau, sinh ra ở trong đời. Có thể trong những hoàn cảnh môi trường khác, nhưng sâu thẳm ở trong tâm hồn chúng ta đều giống nhau. Đức Phật thấy ngoài bề ngoài của phước báu tạo thành thân này tướng hảo ra sao. Ngoài bề ngoài của phước báu tạo thành thân này sinh ra trong gia đình giàu có hay nghèo. Ngoài bề ngoài của phước báu sinh ra để tạo thân lành mạnh, khỏe mạnh, bệnh hoạn, đẹp hay xấu. Thì vẫn còn một phước báu tối ưu là ở trong thân kiếp làm người của chúng ta vẫn còn một hạt giống tốt đó là hạt giống chánh niệm. Tức là hạt giống của tâm Phật, tâm Bồ Đề. Đã gọi là hạt giống thì cần phải gieo vào lòng đất. Đã gọi là hạt giống thì phải thối rữa để mọc thành cây. Mầm mống Bồ Đề, mầm mống của Phật tánh cũng phải gieo trồng vào cuộc sống. Để cuộc sống này nó vun trồng, để cuộc sống này nó tạo cho một điều kiện nảy mầm.

Đừng sợ, đừng sợ các bạn! Mà để không có sợ, các bạn phải công phu. Các bạn hỏi Bảo Thành: Tôi công phu như thế nào? Tôi là người dễ sợ sệt trong cuộc sống. Tôi hoang mang. Tôi sợ hãi. Tôi không biết phải làm gì, lúc nào tôi cũng sợ hết. Các bạn đừng sợ nữa bởi vì ngay bây giờ khi nghe được lời này, các bạn hãy thực hành thử đi, theo lời của Đức Phật dạy. Không cần biết vì nguyên nhân gì sợ hãi luôn tràn ngập trong tâm trí của các bạn, để các bạn không dám lăn xả vào cuộc đời làm những chuyện các bạn mơ ước. Các bạn hãy trở về với hơi thở chánh niệm từ bi của Phật. Hơi thở này như thế nào? Các bạn chỉ cần hít vào và thở ra. Khi các bạn hít vào, các bạn biết các bạn hít vào. Các bạn thở ra, các bạn biết các bạn thở ra. Các bạn không cần phải đếm số từ một đến mười hay từ mười đến một. Các bạn chỉ cần hít vào các bạn thở ra. Khi các bạn thở ra, các bạn đọc nhẹ trong đầu một chữ gọi là “dũng”. Dũng tức là sức mạnh, không còn sợ nữa. Các bạn hít vào, rồi các bạn thở… ra từ từ, các bạn niệm nhẹ trong đầu “dũng”. Các bạn cứ lặp đi lặp lại như vậy nhiều lần. Để rồi trong từng hơi thở, trong từng hơi thở của cuộc đời các bạn giữ tâm niệm là “dũng”, tâm “dũng,” dũng lực này ta có, nó ở trong ta. Và vận dụng hơi thở trong tư tưởng hiểu biết hít vào biết hít vào, thở ra biết thở ra và thầm nhắc “dũng”. Chữ dũng là dũng lực “Bi, Trí, Dũng,” ta có cái “dũng” ta không có sợ. Ta hít vô, ta thở. Và cứ như vậy nhẹ nhàng trong một thời gian, các bạn sẽ không còn biết sợ nữa.

Nhất là các bạn hay hoang mang, hay sợ hãi, hay hoảng hốt, hay giật mình. Giật mình á, người ta bất chợt tới đằng sau ta giật mình, người ta nói câu gì nghe là hoảng hốt lo sợ thấy sự việc gì xảy ra là cuống cuống lên không biết phải làm gì nữa, thì các bạn thực hành hơi thở này. Các bạn không cần phải hít cho thật dài. Các bạn không cần phải nghĩ rằng à tôi hít quá ngắn. Các bạn hít cho vừa sức, vừa đủ với khả năng của mình. Khi hít vừa sức vừa đủ với khả năng của mình, và các bạn lấy tánh biết gắn liền với hơi thở đó. Tôi biết tôi hít vào. Tôi biết tôi thở ra rồi phát niệm, tôi khởi niệm “dũng”. Dũng lực thêm chữ “lực” nữa cho nó mạnh. Dũng lực, ta có “dũng lực”. Hít vào thở ra “dũng lực“. Và cứ như vậy trong hơi thở chánh niệm một thời gian, các bạn sẽ không còn hoảng hốt, các bạn sẽ không còn lo sợ. Các bạn không còn cuống cuồng, không còn hoảng loạn trong bất cứ một tình huống nào, mà các bạn sẵn sàng có một sức mạnh nội tâm ở bên trong, để lăn xả vào cuộc đời làm việc các bạn yêu thích.

Các bạn ơi, hãy sống và sống thật sự đừng để con gà đi ngang cắp mất cuộc đời của mình. Đừng để khi thần chết tới, ta vội vàng nuối tiếc vì cả cuộc đời sống trong sợ hãi, không dám làm một việc gì.

Các bạn có một giá trị tuyệt vời lắm, hãy đi ra, hãy làm để tạo thành những điều tốt đẹp cho xã hội. Để biến ước mơ thành sự thật và biến sự thật đó thành những điều thiện hảo để dâng hiến cho đời.

Cảm ơn các bạn đã nghe!

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn