Search

Sẳn Sàng Yêu Thương

Yêu thương sẵn tánh tự tâm chân 

Chỉ là chôn kín bởi tham sân 

Khơi lên kết lại thành ái ngữ 

Từ bi hành thiện dưỡng lòng nhân.

Chùa Xá Lợi. Vẫn còn có nhân duyên trong cuộc sống này để chúng ta vui vẻ gặp nhau, lắng nghe nhau, chia sẻ lời của Đức Phật với cái ngôn ngữ trong cuộc đời hiện tại phù hợp để ai ai cũng có thể ứng dụng mang vào trong cuộc sống. Lời của Đức Phật như nước tuôn chảy xuống cuộc đời khô cạn như sa mạc, để từ sa mạc khô cằn của cuộc đời đó mỗi người chúng ta có thật nhiều cơ hội để gieo mầm yêu thương vào trong sa mạc cuộc đời và biến sa mạc thành những vườn, ruộng đầy ấp nước, có đầy đủ các thể loại cây và hạt giống gieo trồng trong đó. Nói có vẻ hoang tưởng một chút xíu, hoang đường một chút xíu nhưng thực ra ở trên đời này sa mạc có thể biến thành đô thị đầy nước, có thể biến thành ruộng đồng trù phú. Ngày xưa khi khoa học chưa tiến bộ, biến sa mạc thành ruộng đồng, thành thành phố đẹp có nước chắc có lẽ như chuyện thần thoại Hy Lạp khó có thể thấy. Nếu nói đến hai chữ Hy Lạp hay nói tới những cái chữ Ai Cập cổ kính, Trung Đông sa mạc, chúng ta hiện nay với nền khoa học thật là cao, chúng ta đã thấy rồi ở Dubai, một đất nước sa mạc như vậy khoa học đã tiến bộ biến sa mạc thành đô thị có nhà cửa đẹp, có vườn tượt, có nước, có ruộng, thậm chí còn có sông ngòi chảy. Và rồi biến thành một thành phối tươi mát giữa ngay một nước Trung Đông sa mạc như vậy. Cứ tưởng rằng trên sa mạc không trồng được cây cối tại vì thiếu nước thế mà Do Thái đất cằn cỗi, nước có là bao họ cũng có thể biến đổi sa mạc thành những mảnh vườn tươi và tạo ra nước để trồng trọt. Sức người có hạn mà sa mạc khô cằn còn có thể biến thành nơi để trồng trọt để nuôi sống con người. Huống hồ chi Đức Phật là một nhà khoa học gia đại tài sao không thể có phương thức để chỉ cho chúng ta phương pháp biến hóa nơi những cái miền đất khô cằn sa mạc của chân tâm loài người để trở thành những ruộng phước đầy ấp những điều tốt đẹp.

Các bạn, sẵn sàng yêu thương, chữ yêu thương của nhà Phật không phải là tình yêu gói trọn trong cái lòng ích kỷ của con người, đối xử với người mình yêu như vợ chồng, như cha mẹ, con cái, tình người. Mà sự yêu thương trong tinh thần của Đức Phật dạy nó bao trùm cả thế giới, nó lan tỏa tới mọi loài chúng sanh, không có sự ngăn ngại giữa đối tượng ta yêu, ta thương, là người thuộc về ta, người ta chiếm hữu mà là tất cả mọi đối tượng. Bởi Đức Phật đã là đấng nhìn thấy và hành được cái tình yêu thương, sẵn sàng yêu thương đó lan tỏa muôn người. Đê rồi từ bỏ những cái tình yêu vụn vặt, lầm chấp chứa đựng cái tôi, cáu sự ghen ghét để trong tình yêu của Phật nó lan tỏa vô biên giới, không có ngăn ngại, không có hận thù, không có ghen ghét, không có chia rẽ. Yêu để từ bỏ cái của mình để rồi ngài sẵn sàng yêu thương muôn loài, muôn vật, đây là một sự sẵn sàng yêu thương trong sự giác ngộ hiểu rõ chẳng có cái tôi. Đúng như vậy, cuộc sống của chúng ta tràn đầy những cái khổ đau là bởi vì chúng ta không biết ứng dụng cái tình yêu thương lớn là từ bi của Phật đã dạy. Mà ta chỉ có cái tình yêu ích kỷ của con người gói trọn trong cái hố sâu thăm thẳm của cái tôi riêng tôi, của cái sự ghen ghét hận thù của cái chướng ngại ngăn cách, của cái vẫn còn hạn hẹp nằm gọn trong tầm tay của tôi. Chính vì lẽ đó mà biết bao nhiêu cái khổ đã tràn tới và cũng làm cho chúng ta không bao giờ sẵn sàng yêu thương những người khác, những chúng sanh khác để phát huy cái tánh yêu thương vốn có bao la vô tận ở trong con người mà Đức Phật đã nhận, đã nhìn, đã thực hành được. 

Hôm nay nói đến bốn chữ “sẵn sàng yêu thương” trong ngày cuối của năm rất cần cho mỗi người chúng ta tư duy và suy niệm để làm sao đó chúng ta có thể bắt kịp cái sóng từ trường yêu thương của Phật, hòa mình vào với dòng sông yêu thương, không có ngăn ngại, trôi mãi, trôi mãi. Để nước yêu thương từ bi thấm nhuần vào mọi nơi, mọi chỗ để có thể lan tỏa được tình yêu thương đó. Các bạn, thông thường là con người ta thường lựa chọn đối tượng để yêu, để thương, điều đó không có sai. Nhưng cái đối tượng yêu thương theo cái cách suy nghĩ của con người đó nó được sự thúc đẩy bởi cái tánh ích kỷ. Từ đó thường hay bị va chạm, té ngã vào sự ghen tuông tạo nên sự sân hận, bực mình, khó chịu và từ đó cuộc sống tưởng chừng như yêu thương nhưng thực ra chúng ta ràng buộc lẫn nhau trong ái dục. Các bạn, nếu nói cuộc đời thiếu đi tình ái thì còn có ý nghĩa gì, đúng. Nhưng trong tình ái của kiếp người mà hiểu thông, hiểu thấu với cái tình yêu thương như Đức Phật dạy thì chẳng phải lìa xa cái tình ái đó chẳng khác gì ta gieo mầm tình ái của loài người mà trổ bông yêu thương, từ bi của Phật bởi chăm sóc đúng cái phương tiện, đúng mức. Chẳng khác gì bỏ một đồng mà được một tỷ, chẳng khác gì gieo một hạt mà được cả một tạ lúa. Các bạn, chúng ta thấy được sự sinh lợi đúng pháp nếu áp dụng phù hợp thì cái tình yêu tưởng chừng như đắm chìm trong ái dục đó được thoát ra khỏi cái vỏ của cái sự ràng buộc nơi cái bản ngã, cái tôi, được thoát ra khỏi cái vỏ của ghen tuông, của ích kỷ. Biến thành một cái tình yêu thương rộng lớn, mênh mông vô tận, phải như vậy thôi. Là con người, có phước báu hôm nay những ngày cuối của năm 2020 chúng ta cần phải suy nghĩ thật kĩ để phát huy và tăng trưởng tình yêu thương để sẵn sàng yêu thương mọi lúc, mọi nơi, mọi thời gian, đối với mọi loài, mọi vật, mọi chúng sanh đặc biệt nhất là đối với gia đình, cộng đồng xã hội. Để làm sao đó mang lại sự lợi ích thiết thực cho cuộc đời còn là kiếp con người.

Hôm nay nói đến bốn chữ “sẵn sàng yêu thương” trong ngày cuối của năm rất cần cho mỗi người chúng ta tư duy và suy niệm để làm sao đó chúng ta có thể bắt kịp cái sóng từ trường yêu thương của Phật, hòa mình vào với dòng sông yêu thương, không có ngăn ngại, trôi mãi, trôi mãi. Để nước yêu thương từ bi thấm nhuần vào mọi nơi, mọi chỗ để có thể lan tỏa được tình yêu thương đó. Các bạn, thông thường là con người ta thường lựa chọn đối tượng để yêu, để thương, điều đó không có sai. Nhưng cái đối tượng yêu thương theo cái cách suy nghĩ của con người đó nó được sự thúc đẩy bởi cái tánh ích kỷ. Từ đó thường hay bị va chạm, té ngã vào sự ghen tuông tạo nên sự sân hận, bực mình, khó chịu và từ đó cuộc sống tưởng chừng như yêu thương nhưng thực ra chúng ta ràng buộc lẫn nhau trong ái dục. Các bạn, nếu nói cuộc đời thiếu đi tình ái thì còn có ý nghĩa gì, đúng. Nhưng trong tình ái của kiếp người mà hiểu thông, hiểu thấu với cái tình yêu thương như Đức Phật dạy thì chẳng phải lìa xa cái tình ái đó chẳng khác gì ta gieo mầm tình ái của loài người mà trổ bông yêu thương, từ bi của Phật bởi chăm sóc đúng cái phương tiện, đúng mức. Chẳng khác gì bỏ một đồng mà được một tỷ, chẳng khác gì gieo một hạt mà được cả một tạ lúa. Các bạn, chúng ta thấy được sự sinh lợi đúng pháp nếu áp dụng phù hợp thì cái tình yêu tưởng chừng như đắm chìm trong ái dục đó được thoát ra khỏi cái vỏ của cái sự ràng buộc nơi cái bản ngã, cái tôi, được thoát ra khỏi cái vỏ của ghen tuông, của ích kỷ. Biến thành một cái tình yêu thương rộng lớn, mênh mông vô tận, phải như vậy thôi. Là con người, có phước báu hôm nay những ngày cuối của năm 2020 chúng ta cần phải suy nghĩ thật kĩ để phát huy và tăng trưởng tình yêu thương để sẵn sàng yêu thương mọi lúc, mọi nơi, mọi thời gian, đối với mọi loài, mọi vật, mọi chúng sanh đặc biệt nhất là đối với gia đình, cộng đồng xã hội. Để làm sao đó mang lại sự lợi ích thiết thực cho cuộc đời còn là kiếp con người.

Các bạn, trong kinh A Hàm Đức Phật dạy tình yêu thương của một bậc giác ngộ hay tình yêu thương của những người thấm nhuần giáo lý của Phật thì tình yêu đó phải là tình yêu thương luôn sẵn sàng. Sẵn sàng để yêu, không có ngăn ngại, không có chướng ngại, không có hận thù ngăn cản, không có ghen tuông giận hờn, không có ghen ghét ích kỷ mà bao la vô tận. Bởi kinh A Hàm nói như vầy sẵn sàng yêu thương là một tình yêu thương lớn nơi cái tâm đại từ như chư Phật, chư Bồ Tát, nó như đất. Chúng ta đi ở trên đất, chúng ta đạp ở trên đất rồi chúng ta đào bới thậm chí chôn vàng, chôn xác chết, phỉ nhổ phân các thứ. Thế mà đất chẳng hề kêu la giận dữ, đất vẫn tịch tĩnh, im ắng nhẹ nhàng, thanh bình ôm ấp tất cả. Đó mới là tình yêu lớn, đó mới gọi là sẵn sàng yêu thương bởi đất sẵn sàng ôm ấp tất cả, cái dơ cái bẩn, cái uế trược của loài người bỏ đi chôn vào, đất sẵn sàng ôm trong cái tình yêu thương để từ đó tái tạo lại sự sống mới cung cấp cho đời những mầm mống xanh tươi. Chính vì thế trong kinh A Hàm Đức Phật dạy hãy luôn thiền định quán chiếu mình là đất để đất này, đất là địa, tâm địa, tâm địa của chúng ta là đất Phật. Hãy quán tưởng rằng cuộc đời của ta, tâm địa của ta là đất Phật sẵn sàng yêu thương ôm ấp tất cả đi vào trong miền đất Phật này. Dù người ta có phỉ báng, dù người ta có đổ những sự uế trược hôi thối vào cuộc đời chúng ta cứ bình tĩnh, an nhiên bởi ta là đất Phật. Họ đào, họ bới, họ đào vàng ở trong đất, họ chôn phân trên đất rồi thì họ chôn xác chết ở trong cuộc đời của ta, rồi họ phỉ báng đủ thứ đất vẫn bình yên thanh tịnh. Bởi cái tánh của tâm địa, của Phật tánh, của Phật địa, của miền đất tâm của chúng ta luôn luôn có cái lòng đại từ như Phật, như Bồ Tát để sẵn sàng yêu thương và ôm ấp. Nói như vậy không dễ đâu các bạn, để sẵn sàng yêu thương ta thực sự phải tu luyện, phải văn tư. Tức là phải đọc kinh của nhà Phật cho nhiều để tư duy mới hành được cái tâm sẵn sàng yêu thương. Làm sao để chúng ta phát huy được tâm tánh sẵn sàng yêu thương, không còn hận thù ghen ghét, không còn ích kỷ ngăn ngại? Phật dạy trong kinh A Hàm là quán tưởng tâm như đất ôm ấp tất cả đồng thời phải luôn luôn quán tưởng chiêm nghiệm, suy nghĩ, tư duy về cái tâm ghen ghét và ích kỷ.

Các bạn có thấy không, khi tâm của các bạn và Bảo Thành ích kỷ mình dễ giận dữ lắm, dễ hờn, khó chịu. Nếu càng ích kỷ, càng khó chịu, càng giận hờn, càng bực bội và làm cho cuộc đời của chính mình trở nên tù tội, khó chịu, bệnh hoạn và rồi đâu còn cái nét tươi bởi ta ích kỷ. Thấy người khác hơn là trong lòng cau có, khó chịu, thấy người khác như thế này, như thế kia, họ được nhiều hơn ta, họ thành công hơn ta, họ có xe đẹp nhà cửa, họ có cái này, họ có cái kia là cái tánh ích kỷ trỗi dậy, cái tánh ghen ghét giận hờn. Cho không dám cho ra mà người khác cho mình lại bực bội bởi ích kỷ, cái tánh ích kỷ nó đi liền và gắn kết với ghen ghét tạo ra sự giận hờn, sân giận. Ta phải luôn luôn quán chiếu cái sự nguy hại của tánh ích kỷ ghen ghét, ghen tuông. Quán chiếu là gì? Là suy nghĩ cái sự nguy hại của cái tánh ích kỷ, của cái tánh ghen ghét, ghen tuông. Nguy hại đó thực tế ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta, nguy hại đó thực tế tạo ra thật là nhiều bệnh tật khôn lường, bác sĩ khó có thể trị được bởi đây là bệnh do thân nó có bởi cái nhân là tâm ghen ghét, ích kỷ, giận hờn. Khi bệnh từ tâm mà tạo ra cái thân bệnh rồi bác sĩ bó tay, bó chân dù kinh nghiệm tới đâu cũng khó chữa trị. Chỉ có chính chúng ta nhận thức ra, tháo gỡ nó thì cơ thể được thư thái thong dong, nhẹ nhàng buông thư lúc đó những căn bệnh do tâm ghen ghét, ích kỷ, giận hờn đó nó được thoáng, nhẹ, cởi trói thì thân khỏe hết bệnh ngay. Cho nên các bạn nhớ hãy học theo như Phật quán chiếu tâm địa như đất và luôn luôn quán chiếu suy nghĩ thật kĩ về cái sự nguy hại của cái tâm ích kỷ. Nếu Bảo Thành và các bạn còn tâm ích kỷ nhìn cho kĩ, các bạn cứ đi đi rồi sẽ thấy cái tâm ích kỷ của chúng ta, cái tánh ghen tuông, ghen ghét, cái sự ích kỷ đó là khó chịu lắm. Nó cột chân, cột tay cuộc đời của mình trời ơi không biết sao mà kể nữa, rất là mệt cho nên các bạn nhớ phải tháo gỡ mình khỏi cái tánh ích kỷ, khỏi cái tánh ghen tuông. Ở đời mình hay bị người ta nói hoặc mình nghe đâu đó ôi cái cô đó, cái ông đó, cái bà đó có cái tánh ích kỷ, cái gì cũng vơ vét vào mà không biết phụng hiến cho đi, không biết san sẻ. Chữ sẵn sàng yêu thương không thể có nếu chúng ta có cái tánh ích kỷ, có cái tánh ghen tuông, ghen ghét, giận hờn. Cho nên để tu tập có được cái phẩm cách và cái tâm sẵn sàng yêu thương ta phải quán chiếu như Đức Phật, suy nghĩ thật kĩ tâm như đất biết ôm ấp tất cả và nhìn rõ cái sự nguy hại của cái tánh ghen tuông, ghen ghét, ích kỷ để tránh xa. Như các bạn đã nhìn thấy sự nguy hại của thuốc độc, các bạn sẽ tránh xa thôi. Cũng như trên thuốc lá, ngày xưa người ta không có ghi, người ta còn tán thán, rít vào một tiếng như rồng bay phượng múa cho người ta hút thuốc lao phổi. Nhưng ngày nay khoa học đã nhìn thấy, không phải đâu, không phải như rồng bay phượng múa khi hút thuốc mà khói thuốc đen làm cho ung thư phổi. Cho nên trên các gói thuốc người ta in những cái hình ảnh ung thư phổi chết chóc nguy hại bởi vì hút thuốc gây ung thư, rõ ràng. Từ đó dù nghiện ngập tới đâu cũng gây sự chú ý và từ sự chú ý hiểu thấu được sự nguy hại của thuốc, rượu bia, thuốc độc, á phiện mà chúng ta đã từ từ tìm cách tránh xa. Y chang như vậy, khi chúng ta tư duy, suy nghĩ về sự nguy hại của cái tánh ích kỷ, của cái tánh ghen tuông, ghen ghét, giận hờn chẳng khác gì ta đã ghi thật rõ sự nguy hại đó đằng trước những hành động, hành vi như thế. Từ đó chúng ta bắt đầu học cách rút lui, tránh xa, đây là điều đúng lắm như thuở xưa ta dạy các con của mình: các con, đừng làm điều đó, không tốt cho sức khỏe. Và chúng ta cặn kẽ dặn dò con cái, con cái học được và lớn lên chúng tránh xa bởi nhờ kinh nghiệm của cha mẹ chúng truyền dạy.

Cho nên cái tâm sẵn sàng yêu thương và để cho mọi người chúng ta sẵn sàng yêu thương vào cái dịp cuối năm này mở ra biết bao nhiêu hi vọng cho cuộc sống. Để năm mới tới ta bình an, yêu thương thực sự, chúng ta phải tu tập chứ không thể ngồi cầu được đâu. Chúng ta phải nhìn rõ cái tâm địa như đất để ôm ấp và nhìn rõ sự lợi hại của cái tánh ích kỷ, tánh ghen ghét, giận hờn để mà tránh xa, để rồi chúng ta chuẩn bị cho mình một đời sống sẵn sàng yêu thương. Sẵn sàng yêu thương với đấng bậc sinh thành, với vợ chồng, con cái, cha mẹ dù không cần biết đối tượng đó đối xử với ta như thế nào ta vẫn sẵn sàng yêu thương. Như ở trong kinh Từ Bi, Đức Phật dạy cái sự sẵn sàng yêu thương như người mẹ sẵn sàng yêu thương con của mình và như người mẹ sẵn sàng yêu thương người con độc nhất đang gặp cơn nguy biến, nguy hại đến bản thân. Nếu các bạn là phụ nữ, là mẹ các bạn thấy được cái giá trị, đàn ông cũng như vậy mà thôi. Tình yêu thương như trong kinh Từ Bi Đức Phật dạy cái lòng sẵn sàng yêu thương như người cha, người mẹ có người con duy nhất đang lâm nguy bệnh tật thì đối xử như thế nào? Các bạn thấy rõ, sẵn sàng yêu thương tất cả, lăn xả vào để yêu, để thương, để che chở, để đùm bọc, để cho người con duy nhất đó vượt qua cái cơn nguy biến. Nhưng không phải như người cha, người mẹ chỉ làm việc đó đâu, cái sẵn sàng yêu thương, lòng đại từ của Phật trong kinh Từ Bi dạy như người cha, người mẹ sẵn sàng yêu người con trong cơn nguy biến nhưng vẫn luôn luôn tôn trọng người con. Để cho người con học hỏi để tăng trưởng cái tình yêu thương lan tỏa đến tận hư không pháp giới, để người con học được cái phẩm cách thanh cao, vĩ đại của tình yêu thương muôn loài, muôn vật không ngăn ngại, không một chút hận thù, dính mắc vào, không một chút ghen tuông ích kỷ pha trộn, tình yêu thương sẵn sàng. Người cha, người mẹ nâng đỡ để người con dù đang ở trong cơn nguy biến cũng thẩm nhập được chân lý đó cho nên người cha, người mẹ trong kinh Từ Bi Đức Phật dạy yêu thương sẵn sàng với con cái trong mọi hoàn cảnh những vẫn luôn luôn tôn trọng sự tự do để người con có thể tăng trưởng và đạt được cái tâm sẵn sàng yêu thương.

Chúng ta thấy trong kinh A Hàm Phật dạy quán chiếu như đất, trong kinh Từ Bi Phật dạy như người cha, người mẹ và thấy trong cuộc đời chúng ta thấy rõ, tư duy cái sự nguy hại của cái tánh ích kỷ, ghen tuông. Để rồi chúng ta chỉ biết yêu thương trong cảm xúc của ái dục giữa thân này với thân kia, giữa tâm này với tâm kia, đối tượng ta yêu thương. Chúng ta nếu theo lời Phật dạy rõ ràng, tu tập cho đúng ai trong các bạn và Bảo Thành đều có thể đạt được cái trình độ sẵn sàng yêu thương. Đây làm một cái đức hạnh cao siêu tột cùng của các vị Phật, các vị Bồ Tát, các vị thánh tăng. Mà cái phẩm cách này ta có ở trong ta, nó không có xa rời ta, nó luôn luôn có ở trong ta như mặt trời bị mây đen che thôi chứ mặt trời không bao giờ tắt lịm, mặt trời luôn sáng, mây đen thoáng qua mặt trời sẽ hiển lộ. Cái phẩm hạnh sẵn sàng yêu thương đại bi đại từ vốn có ở trong ta mà các chư Phật, Bồ Tát, thánh hiền đã đẩy đi được những cái áng mấy đen vô minh hiển lộ trong cuộc đời. Ta không thấy được là bởi vô minh che kín, nếu tuần tự quán chiếu theo kinh A Hàm tâm như đất che chở tất cả thì mây đen sẽ tan để cái ánh minh mặt trời sẵn sàng yêu thương lan tỏa ánh sáng sự sống tới cho muôn loài. Nhất là trong những ngày cuối năm rất cần những sự sẵn sàng yêu thương, đặc biệt những ai còn ông bà, còn những đấng bậc sinh thành hiện hữu trong gia đình, những ai có vợ, có chồng, con cái, những ai có bạn bè đang sống trong cộng đồng hãy mở cái gói quà ra. Gói quà gọi là siêu thế vô thượng Phật đã thọ ký tức là nhắc nhở chúng ta vốn có khi sinh ra đời đó là cái tánh sẵn sàng yêu thương lớn như tâm đại từ của Phật, Bồ Tát, thánh hiền ở trong ta. Quán chiếu tâm như đất theo kinh A Hàm và quán chiếu thật rõ cái sự nguy hại của tánh ích kỷ, ghen ghét để chúng ta tránh xa mà thẩm nhập vào cái tánh sẵn sàng yêu thương cũng y chang như kinh Từ Bi Phật dạy. Cái tánh sẵn sàng yêu thương trong kinh Từ Bi Phật dạy như người cha, người mẹ có người con duy nhất đang nguy biến, sẵn sàng yêu thương nhưng vẫn tôn trọng người con đó. Để cho người con đó thẩm nhập và phát huy được tình yêu thương không ngăn ngại, không vẩn đục trong cái sự ghen ghét, hận thù, chướng ngại. Các bạn, chúng ta là những người con duy nhất đang có phước báu đi về gặp được người cha là Đức Phật truyền dạy cho chúng ta, truyền dạy cái gì? Truyền dạy rằng Phật rất yêu thương chúng ta, Phật sẵn sàng yêu thương chúng ta trong mọi hoàn cảnh. Phật không bao giờ nghĩ ông Bảo Thành này tốt thì thương nhiều, còn các bạn không tốt thương ít, không. Phật là cha, sẵn sàng yêu thương ta mà không có sự phân biệt lan tỏa, ngài có lòng đại từ lớn như biển trời mênh mông vô tận dìu dắt ta vào biển tuệ. Ngài yêu thương ta, Phật yêu thương và Phật luôn luôn sẵn sàng yêu thương ta không cần biết ta là tội đồ như thế nào, tội lỗi như thế nào, nghiệp chướng như thế nào, đã bao năm, bao nhiêu kiếp, bao nhiêu ngày tháng sai trái tạo nghiệp, tạo ác Phật không vì thế mà tránh xa ta. Như người cha, người mẹ không vì người con tội lỗi mà bỏ rơi, sẵn sàng yêu thương đùm bọc, tha thứ để làm sao khơi dậy trong người con có sự tự do phát triển tình yêu thương. Đức Phật không có ngăn ngại đối với ta, ngài là đấng đại từ yêu thương, ngài tới cuộc đời. Các bạn là ai cứ thầm nghĩ các bạn tự trả lời nhưng Phật không bỏ rơi các bạn, Phật sẵn sàng yêu thương các bạn, Phật đã tới cuộc đời của các bạn, Phật nhắc nhở các bạn và Bảo Thành rằng Phật sẵn sàng yêu thương chúng ta.

Hãy trở về đón nhận tình yêu thương của Phật và tu luyện theo lời Phật dạy để chúng ta cũng sẵn sàng yêu thương như Phật sẵn sàng yêu thương chúng ta. Chúng ta hãy sẵn sàng yêu thương muôn loài, muôn vật để năng lượng yêu thương lan tỏa tới những người chúng ta gặp ở trong cuộc đời. Để ít nhất những tháng ngày lao nhọc trong cuộc đời được nhẹ, được vơi đi và ít nhất trong cuộc sống ta cũng có nhiều những bông hoa phước báu thành tựu trong cái sự huân tu thật rõ bằng sự suy nghĩ, bằng hành vi và lời nói, để làm gì? Để chúng ta biết sẵn sàng yêu thương như người cha, người mẹ trong kinh Từ Bi, biết sẵn sàng quán chiếu ôm ấp tất cả như kinh A Hàm dạy tức là như đất và biết nhìn ra cái sự nguy hại của tâm ghen ghét, ích kỷ, giận hờn. Nếu muốn sẵn sàng yêu thương phải thấy sự nguy hại của sự ích kỷ, ghen ghét, giận hờn thì ta mới có thể thành tựu được cái tánh sẵn sàng yêu thương lớn, thẩm nhập vào cái tâm đại từ của Phật, của Bồ Tát, thánh hiền không xa vốn có ở trong ta. Các bạn, nguyện chúc rằng mỗi người chúng ta suy nghĩ thật kĩ trong những ngày tháng này để chúng ta thành tựu được cái tánh sẵn sàng yêu thương, phẩm cách thanh cao của Phật, Bồ Tát, thánh hiền vốn có trong ta. Cám ơn các bạn đã nghe.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa

Chúng con nguyện hồi hướng công đức này tới tất cả mọi chúng sanh đồng thành Phật đạo và thành tựu được sẵn sàng yêu thương        

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts