Search

Thiện Chí đánh máy

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật – Mu A Mu Sa

Con nguyện Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng đại từ đại bi tới muôn loài chúng sanh.

Bảo Thành kính chào các bạn!

Các bạn ơi, Bảo Thành chúc lành cho các bạn, cho gia đình của các bạn luôn an nhiên, tự tại và hanh thông mọi điều. Cám ơn các bạn đã đăng nhập vào kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn, làm bạn với Bảo Thành, trong những buổi chia sẻ gợi ý tư duy này, luôn luôn Bảo Thành hi vọng rằng nó giúp ích một phần cho đời sống của Bảo Thành và đời sống của các bạn có nhân duyên nghe qua.

Các bạn thân mến, cuộc sống của mỗi một con người luôn phải kinh hành qua, phải can qua nhiều đoạn đường khác biệt. Có những đoạn đường dài, có những đoạn đường ngắn, có những sự thành công xen lẫn thất bại. Có những lúc khóc rơi nước mắt, rỉ máu trong tim. Có những lúc cười vang, hạnh phúc vô cùng. Những cảm xúc trong cuộc đời đó nó có thực và cũng không thực. Đôi khi chúng ta lầm tưởng nó không mà nó lại có. Mà khi chúng ta lại lầm tưởng nó có mà nó lại không, có không lẫn lộn. Đã là con người nó mù mờ như vậy, bởi ta sinh ra từ vô minh. Chính trong vô minh đó, chúng ta mới thấy được giá trị của sự sáng, cũng như trong màn đêm đen tối một tia sáng lóe lên, ta mới thấy được giá chị của tia sáng đó. Mà nếu nói rằng không có đêm tối làm sao có ánh sáng. Đạo lý của nhà Phật là đây: Có cái này thì có cái kia. Có màn đêm thì mới thấy được ánh sáng. Có ánh sáng mới thấy rõ được màn đêm. Đêm và ngày, sáng và đen, tối đen vô minh và giác ngộ, là hai cái luôn luôn song hành để cái này có nó xiển dương cái kia, nó làm sáng phần kia, làm rõ phần kia. Nhưng có những cái chúng ta phải suy nghĩ cho thật là kỹ để chúng ta vận hành cho đúng. Còn không, chúng ta sẽ sai một cuộc đời bởi chỉ chạy theo âm thanh từ bên ngoài, sắc tướng từ bên ngoài, chứ không dùng trí tuệ để quán chiếu.

Nhà Phật luôn luôn nói với mọi người và chúng sanh rằng: hãy dùng trí tuệ, hãy dùng trí tuệ để quán chiếu, trí tuệ như là một nghệ thuật để nhìn rõ vấn đề, trí tuệ và thuật sử dụng trí tuệ rất quan trọng, nếu chúng ta không tinh tấn siêng năng vận dụng để có một nghệ thuật sử dụng trí tuệ của mình cho tới đạt được đỉnh cao, ta không có thành công nhiều. Mà chúng ta bị những người khác lôi kéo vào những con đường u mê, chẳng hiểu và rồi đến khi nhận thức ra đã tới hơi thở cuối cùng, tàn sức, không còn sức, bởi khi còn trẻ cứ trượt theo những điều người ta nói chẳng tư duy, chẳng dùng trí tuệ, khi già hết sức còn đâu sức nữa để mà làm lại.

Có một câu chuyện kể như vầy: có một ông Vua, ổng thấy được một con suối cách xa khoảng chừng 80 dặm ở kinh đô, nước thật là ngọt, nước thật là trong suốt, nước ở nước suối này uống vô khỏe mạnh vô cùng, tắm rửa cũng tốt trong suốt. Nguồn nước này là nguồn nước sạch, ông Vua thích, mới sai dân xuống suối đó gánh nước về cho Vua để sử dụng. Dân chúng được sai khiến làm việc đó cho Vua, nhưng đến tám mươi dặm trường xa xôi cách trở, dân cứ đi rồi gánh, gánh rồi đi. Trải qua một thời gian dài dân cảm thấy mệt mỏi, bởi tất cả những chuyện đi gánh nước như vậy là do miễn cưỡng, Vua bắt nên phải làm chứ Vua mà không bắt thì không làm. Tại ổng là Vua ổng nói mà không làm ổng giết mình, ổng hại mình, nên bị ép buộc. Tám mươi dặm trường để cứ gánh đi gánh về, thời gian nó dài nó mệt, rồi người ta không có thích nữa, người ta thấy mệt mỏi rồi. Rồi dân chúng trong làng đó mới tính dọn đi xa không ở đó nữa để không bị Vua sai. Rồi lời đó tới tai Vua, trình tới tai Vua, Vua mới nghĩ ra một cách để cho dân chúng ở lại. Vua mới nói với các quan và dân rằng Vua sẽ làm cho con đường ngắn lại, ngắn lại, bốn phần ngắn lại đến hơn ba phần, tám mươi dặm nay chỉ còn mười dặm, làm cho nó ngắn lại để cho dân chúng gánh nước đỡ cực. Dân chúng ùn ùn nghe được như vậy thì hạnh phúc vô cùng. Vua nay làm cho đoạn đường ngắn lại rồi, xưa tám mươi dặm nay còn có mười dặm, ngắn như vậy thì thôi sống gần Vua cũng tốt, mà có ân đức với Vua mình sẽ hưởng được nhiều cái tốt, chắc không mệt. Ngày xưa tám mươi giờ có mười nên họ lại ở lại đi gánh nước vui vẻ.

Nhưng có nhiều người có trí tuệ suy nghĩ: làm sao con đường tám mươi dặm có thể làm ngắn lại được còn có mười dặm, không thể, tám mươi là tám mươi, mười là mười, tám mươi không thể kéo ngược lại thành mười được và họ hiểu được điều đó. Và họ nghĩ rằng đó chỉ là một cách nói mị dân, người dân chất phác nghe sao thì hiểu vậy làm theo, nên tám mươi dặm cứ tưởng mười dặm lại hùn hùn đông đảo ùa vào làm việc cho Vua.

Các bạn thân mến, con đường chuyển nghiệp và con đường huân tu từ phàm phu thành Phật, chứng đắc quả Phật, quả thánh, là một con đường dài trong vô lượng kiếp. Nếu như đoạn đường dài tám mươi dặm tới cái dòng suối kia, nước suối là trong suốt, là tinh khiết, là nước sạch, nước để nuôi sự sống, nước để làm tất cả trong sạch tươi mát sinh hoạt hàng ngày, thì Niết bàn chứng đắc quả thánh, chứng đắc Phật cũng là một dòng suối. Niết bàn là một dòng suối tinh khiết, trong suốt những năng lượng ai mà không thích. Nhưng để đi tới được cái Niết bàn chứng đắc quả Phật đó cũng tương đồng đi tới với dòng suối kia tám mươi dặm, tức là phải vô lượng kiếp huân tu tinh tấn từ từ, chánh tinh tấn là vừa đúng, vừa phải để tiến lên chứ không có tà tinh tấn là thúc ép. Rồi vì con đường tu của chúng ta có tà tinh tấn tức là sự ham muốn quá đáng để chứng đắc Quả Phật nên cảm thấy mệt mỏi.

Ông Vua ở đây tức là ý của chúng ta mới nghĩ rằng: “À! cái dòng suối đó ở tám mươi dặm nay biến thành mười dặm thôi để đi tới”.

Rồi cái ý tham của chúng ta mới biến thành: “À, con đường tới Niết Bàn chứng đắc quả Phật, quả thánh chỉ trong một tích tắc, chỉ trong một giây phút, chỉ trong một ngày, chỉ trong một đời”.

Các bạn nói: tôi đâu có nghĩ như vậy. Các bạn không nghĩ như vậy, ý của các bạn không nghĩ như vậy, nhưng mà trên đời này thiếu gì những kẻ tự xưng là thầy, là bà, là Phật, là thần, là tiên, là thánh để dạy cho các bạn phương pháp tu chỉ một kiếp thành Phật, một ngày thành Phật, một đời thành Phật. Như ông Vua nói tám mươi dặm thành mười dặm dân chúng nghe sao biết vậy ùn ùn kéo theo, khổ cực cũng không hay, sai lạc cũng không hay, bởi họ không dùng trí tuệ để quán chiếu. Có những người tự xưng là vua chúa, quan quyền hay thậm chí có những người tự xưng là đã chứng đắc quả thánh, đã thành Phật, thành thần, thành tiên, thành thánh ngồi ở trên giường, ngồi ở trên ghế gọi là pháp tòa của Như Lai, sai khiến các bạn thực hành theo những điều họ nói, chỉ một kiếp, một ngày là thành Phật. Nhưng chúng ta không dùng Minh Tuệ, không dùng chánh kiến, chánh tư duy để mà suy nghĩ, chúng ta bị những lời nói đó hứa hẹn chỉ một kiếp, một ngày, một đời là thành, do những con người chưa thành, chưa chứng đắc nói như vậy vì lợi ích của họ. Cũng như ông Vua này cũng vì lợi ích muốn có nước nên đã mị dân rằng sẽ làm cho đoạn đường tám mươi dặm thành mười dặm.

Cũng vì lợi ích của ngũ dục mà có những người sẵn sàng nhập vai Thần, Tiên, Thánh mà chỉ cho những người khác những tà pháp chỉ mưu cầu danh lợi. Còn chúng ta khi nghe thấy những điều đó, những sự hứa hẹn chỉ một ngày thành Phật, một tháng thành Phật, một năm thành Phật, một đời thành Phật. Những lời hứa hão huyền đó như ông Vua hứa làm con đường từ tám mươi dặm thành mười dặm, nhưng nó cũng có giá trị là bởi vì sao? Bởi chúng ta không dùng trí tuệ để quán chiếu. Do đó khi nghe được chúng ta ầm ầm, ầm ầm chạy theo.

Không nói 1000 năm trước cũng không nói 1000 năm sau, ngay trong thế kỷ này, chúng ta đã thấy biết bao nhiêu những người xưng là Phật, xưng là thần thánh và nói thẳng cho chúng ta biết rằng họ chỉ tu có một vài ngày thành Phật rồi, và họ đã là Phật nên họ chỉ cho các bạn chỉ một đời là thành Phật, chỉ cần tới quỳ lạy họ, chỉ cần tới phục tùng họ, chúng ta chỉ cần tới để tung hô, tụng niệm, giăng tên của họ. Thậm chí cũng trong thể kỉ này có những người còn nói họ chứng đắc hơn cả Phật, họ hơn Phật, họ vượt ngoài tam giới, kêu tên họ, cầu nguyện tên của họ, niệm tụng tên của họ, họ tới họ ban phép, họ chữa hết, họ bảo vệ hết, nhưng bản thân của họ lại chôn vùi cuộc đời trong ngũ dục tiền tài, danh vọng và địa vị không dám ló mặt lên.

Thế vậy mà hằng hà bao nhiêu những con người chẳng dùng tư duy, chánh tuệ để suy nghĩ, lao vào trong đó làm tôi mọi, nô lệ cho cái giáo lý không đúng như lời chân lý của Phật dạy. Ông Vua mị dân thôi, tám mươi dặm nói mười dặm dân chúng sướng, nhưng mà đâu có phải, con đường tám mươi dặm tới suối làm sao có thể làm ngắn lại mười dặm, ngoại trừ ổng dời kinh đô tới sát bên bờ suối.

Làm sao chúng ta có thể tu được chỉ một kiếp thành Phật ngoại trừ chúng ta tới ngay cửa Niết bàn mà ở, nhưng để tới được cửa Niết bàn cũng không phải dễ đâu các bạn à. Mỗi người chúng ta phải dùng trí tuệ, chánh kiến để tư duy, chúng ta đừng vội vàng chạy đua theo bầy đàn, chúng ta đừng vội vàng chạy đua theo phong trào. Ngay cả những vị tuyên bố như vậy họ chưa có giác ngộ, bao nhiêu con người còn có tham sân si, còn có ngủ dục là tiền, tài, danh, thực, thùy, tham, sân, si, tràn đầy, họ chưa có giác ngộ, lời nói của họ không phải là lời nói chân thật của bậc giác ngộ.

Nếu các bạn tỉnh táo tư duy, dùng chánh kiến để nhìn những con người nói các bạn tu chỉ theo họ thôi một năm thành Phật, một đời thành Phật, chỉ cần sát bên họ, niệm tên của họ, đeo hình ảnh của họ, cầu nguyện với họ, họ trên Phật rồi, họ chứng đắc rồi, họ còn hơn Phật nữa. Các bạn nhìn kỹ về đời sống của họ có còn có cái gì để tham không? Còn sân không? Còn si không? Còn đầy. Rồi các bạn nhìn thấy họ có còn ham tiền không? Ham tài không? Ham danh không? Ham của cải vật chất không? Ham đồ ăn uống nhà cửa không? Đầy. Nếu tám điều này vẫn còn đầy thì đâu phải là Phật, đâu có phải là vị giác ngộ, thì đâu phải con đường họ chỉ ngắn có một ngày, một đời, một kiếp mà thành Phật.

Việc chi mà các bạn phải cúi xuống lạy, thậm chí còn phải uống cả nước tắm của họ, thậm chí mà phải bán nhà, bán cửa đi theo phục dịch họ như một vị Phật sống trong cuộc đời, trong khi cuộc đời của họ tám cái điều tham, sân, si, tiền, tài, danh, thực, thùy đầy ắp ở trong tâm của họ, trong hành động của họ, trong ngôn ngữ của họ, trong đời sống của họ. Các vị, các bạn nhớ, các bạn đã bị ngôn ngữ hoa mỹ mị rồi, mị trong cái ngôn ngữ hoa mỹ đó, nói đúng hơn ông Vua đang mị dân. Các bạn đang bị những vị đó dùng những ngôn ngữ, những thuật ngữ như một vị ảo thuật gia làm mờ trí tuệ.

Hãy trở về tịch tĩnh, giữ đúng hơi thở chánh niệm, trưởng dưỡng và nuôi dưỡng chánh kiến của các bạn, để các bạn có đúng chánh kiến, có đủ chánh kiến, có lực của chánh tuệ để nhìn rõ mọi hiện tượng trong cuộc đời. Tám mươi là tám mươi, không thể làm thành mười. Đừng để những người có quyền lực về danh dự trong cuộc đời, về tiền tài trong cuộc đời và những người có tiếng tăm mà ta ngưỡng mộ mị ta trong con đường không đúng, để làm mù loà trí tuệ của ta.

Cám ơn các bạn đã nghe Bảo Thành gợi ý hôm nay.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật – Mu A Mu Sa 

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts