Search

Làm sao để thương yêu và thấu hiểu?

Mô Phật! Người ta thường nói, phải có thấu hiểu thì mới có thương yêu. Ở đời nếu mình không hiểu và đồng cảm với nỗi đau của người khác thì mình không thể thương người ta được. Nhưng việc thương yêu thường rất khó khăn vì ít ai chịu đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để suy nghĩ, thường moi cái xấu của người ta để gây tổn thương và không trân trọng nhau khi ở cạnh. Làm sao để có thể thương yêu và thấu hiểu một người nào đó tận tường? Xin Thầy khai thị!

Trả lời: Mô Phật! Theo kinh nghiệm của cuộc đời, ông bà mình ngày xưa chẳng có thấu hiểu nhau, cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, rồi đi vào cuộc sống gia đình có vợ có chồng rồi thương yêu nhau. Và trong cuộc sống có những con người chẳng có thấu hiểu nhau đâu, gặp một cái như tiếng sét đánh, thế là yêu nhau cả cuộc đời, bỏ cha bỏ mẹ, bỏ hết bỏ hết, dù cho bạn bè, cha mẹ người thân có khuyên răn, có ngăn chặn, cũng cứ thế mà đi. Bạn thấy rồi, chắc có lẽ chính Bảo Thành và các bạn cũng từng trải qua những cái tình cảm, những cái tình thương mà chẳng thấu hiểu được đối tượng của mình.

Thấu hiểu để tăng trưởng tình yêu thương, chứ tình yêu thương không hẳn phải thấu hiểu. Cái tình yêu thương không cần phải thấu hiểu là tình yêu thương của ái dục, bởi vì cái nghiệp ái nó dẫn, nó kéo để chúng ta tìm gặp nhau và gắn kết với nhau, thỏa mãn cái tình yêu trong ái dục. Từ đó tạo ra khổ. Cho nên cái tình yêu thuộc về ái dục, nghiệp lực ái dục chẳng cần phải thấu hiểu, nó dẫn đưa người ta mù đôi mắt, què đôi chân vẫn có thể tìm tới nhau, không còn vòng tay, họ vẫn ôm ấp suốt cả cuộc đời. Nói tới cái thứ tình yêu thấu hiểu để tăng trưởng tình yêu, đó chính là lòng từ bi cao lớn vô cùng. Cái tình yêu mà định nghĩa theo cái tâm từ bi của nhà Phật thì cần phải thấu hiểu mới phát triển được cái tâm từ bi. Vì sao? Vì khi không thấu hiểu cái đối tượng ở trước mặt, chúng ta chỉ có thể yêu thương và tới với nhau bằng cái tình yêu của cái nghiệp ái mà dẫn đưa, còn khi nhìn và quán chiếu thấu hiểu được đối tượng và thông cảm với họ, thấu hiểu để rồi thông cảm, đồng cảm, đồng hành thì cái tình yêu đó nó thăng hoa, vượt lên trên tình yêu của ái dục, nghiệp lực nó dẫn mà đạt đến cái tình yêu vô thượng của lòng từ bi.

Làm sao để đạt được tình yêu vô thượng lòng từ bi ấy? Đức Phật dạy, hãy quán chiếu tất cả mọi chúng sanh đều là cha mẹ nhiều đời của chúng ta và đều là Phật sẽ thành để từ đó chúng ta có sự bình đẳng tánh trí trong sự đối xử, đối ứng với họ. Và với cái tâm bình đẳng tánh trí quán chiếu những chúng sanh ấy, những chúng sanh ta gặp hằng ngày như ông bà cha mẹ, như người thân, như bạn bè, như mọi người trong cộng đồng xã hội đều là cha mẹ của chúng ta nhiều đời, đều là Phật sẽ thành thì chúng ta sẽ dần dần gắn kết được với họ và sẽ hiểu thấu được họ bằng cái mắt thương, mắt từ bi Mẹ Hiền Quán Thế Âm nhìn cuộc đời và bằng cái tâm từ bi mà đối đãi bình đẳng. Để rồi từ cái tình yêu nếu có trong cái sự ái dục nghiệp lực nó kéo tới sẽ được thăng hoa lên những cái đẳng cấp cao hơn của lòng từ bi vô thượng không dính mắc. Nói như vậy nhưng nó cần cả một công hạnh tu tập và công hạnh tu tập để thành tựu được điều đó là bằng hai viên gạch kỳ diệu kết nối bằng năng lượng của chư Phật, đó là viên gạch của “NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang” và viên gạch “Mu A Mu Sa” – viên gạch của Trí Tuệ và Từ Bi được kết nối với nhau bằng sự gia trì của chư Phật trong sự chánh niệm tu tập. Nó sẽ tạo thành cái nền tảng vững chãi để xây dựng cái tình yêu vô thượng từ bi. Và như vậy ta sẽ có cơ hội hiểu thấu họ nhiều hơn mà không cần phải tìm hiểu, đào bới về quá khứ, lịch sử của con người ấy, mà ta chỉ cần nhìn họ bằng mắt thương nhìn đời, cảm ứng với họ bằng năng lượng từ bi, chiếu sáng cuộc đời của bạn và họ bằng ánh sáng của trí tuệ. Mô Phật!

Tham vấn Phật Pháp 14, https://youtu.be/UZdwpKKfENE

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn