Search

Kiếp Người Ngắn Ngủi

Tìm danh tìm tài xây hạnh phúc

Cầu vinh cầu lợi đúc ung dung

Quanh đi quẩn lại còn mấy chốc?

Mang gì theo được lúc lâm chung

Bảo Thành kính chào đại chúng, kính chào các bạn!

Chúng ta đôi khi ngồi một mình cứ tự hỏi rằng không biết mai này chúng ta sẽ ra sao nhất là các bạn còn trẻ ở lứa tuổi 14, 15 mơ mộng quá trời cho tới khi 18 tuổi bước ra ngưỡng cửa trung học đi vào đại học dệt biết bao ước mơ. Ai hỏi tới sao này ra sao ta cũng rất mạnh dạn bởi khí phách của tuổi trẻ nó bừng bừng như mặt trời mọc không ai cản được, ta bắt đầu thể hiện ta sẽ ra sao ngày sau. Trong suốt cả chiều dài của nơi khung trời đại học 4 năm, 8 năm, 12 năm tùy theo ngành nghề ta tăng trưởng kiến thức nhiều lắm. Để rồi khi ra khỏi đại học ta thành tài được gọi là ông này bà kia, giám đốc, bác sĩ, y tá, luật sư hoặc những người gọi là kỹ sư hoặc một cái danh vị nào đó hiển hách trong cuộc đời, cha mẹ hạnh phúc vô cùng bởi con đã thành tài. Điều đó đúng không bao giờ sai bởi ai trong chúng ta là cha mẹ đều hãnh diện và cưu mang thầm ước cái nguyện đó cho con cái thành tài, điều đó chính xác. Và là con người ta phấn đấu thể thành tựu điều đó là một cái chân lý của kiếp người không bao giờ có thể di dịch được. Nhưng chúng ta cũng phải nên nghĩ rằng nhìn lại chiều dài của cuộc đời ông bà sống tới 80, 90 tuổi như ông thân của Bảo Thành đây thì sống đến 95 tuổi mới hết thọ mạng tới ngày ra đi, còn bà thân mẹ của Bảo Thành sống có hơn 50 tuổi là đã đi rồi. Dài chín mươi lăm năm, ngắn năm mươi mấy tuổi hay thật là gọn gàng trong một giây phút chưa sanh đã chết rồi. Cứ so sánh cuộc sống của con người này với cuộc sống của con người kia chúng ta cố gắng nhiều lắm. Nhưng mấy ai có thể tồn đọng trong tư duy của mình một cách sâu sắc hơn về đời sống.

Nếu các bạn có một lần vào ngày nghỉ cuối tuần hoặc một lúc nào đó rảnh rỗi chiêm nghiệm thử sẽ thấy được ý nghĩa của cuộc đời cao quý cỡ nào bằng cách đi ra ngoài nghĩa địa chỉ một mình thôi ngồi ở đó tư lự 10 phút, 20 phút. Rảnh nữa thì chúng ta đi một vòng nhìn trên những cái bia mộ ghi tên tuổi, ngày mất của mỗi một con người ta sẽ thấy đa dạng vô cùng. Diêm Vương, Thần Chết chẳng nể một ai đâu, người già trăm tuổi hơn, người trẻ mấy ngày đã chết rồi. Trẻ già không có phân biệt chẳng có ưu tiên. Và cũng thấy trên cái phần mộ đó có ai ghi đại gia Nguyễn Văn A, đại gia Nguyễn Văn B chết đâu. Đồng một cái tên, cùng một nấm mồ, cũng nằm ở dưới đất, cỏ vẫn xanh rì, dế cũng kêu, chim nó cũng thả ở trên đó, có gì khác biệt đâu. Chúng ta nhìn kĩ trong nghĩa địa chúng ta sẽ thấu hiểu được cuộc đời. Nếu các bạn có một cái đợt du lịch về miền Trung xứ Huế hoặc những cái nơi như An Bằng hoặc những cái nơi ta tạo dựng cái di tích lịch sử cho dòng tộc của họ qua những cái lăng mộ vĩ đại hàng bao nhiêu tỷ ngươi ta dồn vô ngày nay, xây dựng đẹp nhìn như những cung điện. Còn ngày xưa các lăng mộ của các vua ôi biết bao nhiêu tiền, công sức thậm chí là mồ hôi, nước mắt, xương cốt của người xưa xây dựng cái lăng mộ đó phải xả thân vì một cái côn việc đưa người đã chết vào lòng đất.

Các bạn, dù là vua hiển hách bao nhiêu đời sử sách còn ghi chép, dù là người bình thường, không có nhà cửa, vô gia cư nằm vất vưởng trên nền đất cơm không có ăn, áo không có mặc. Cũng đồng quy về một chỗ để nghe dế dạo những khúc nhạc trầm bổng trong đêm tối và rồi nghe giun nó đào xới xung quanh thân xác mục rửa của chúng ta. Có một thời Đức Phật hỏi đệ tử của mình ở trong kinh là các con ơi, các con biết đời sống nó dài bao lâu không? Ai cũng diễn tả 20 năm, 40 năm, 60 năm, 100 năm, nhiều lắm. Nhưng trong những cái số tuổi mà đại đa số chúng đệ tử nói ra cũng có lý bởi họ có thân bằng quyến thuộc chết ở lứa tuổi đó và thấy rằng trung bình thời đó thọ khoảng năm mươi mấy, sáu chục, thọ nữa là 80, 100. Đức Phật sống đến 80 tuổi, ông Ca Diếp sống thọ hơn Phật nữa, lớn tuổi hơn Phật. Nhưng có một đệ tử nói với Phật rằng:

  • Thưa thầy con thấy đời sống của con người chỉ ngắn bằng một hơi thở.

Nói như vậy Phật thấy đúng, Phật mỉm cười. Các bạn, đừng nghe như vậy để rồi chúng ta tự kỷ đời sống sao ngắn ngủi quá, để chúng ta lo lắng sợ hãi như một cái lời sấm sét ngang tai để dồn cái sự sống trong hơi thở đó làm những chuyện tầm bậy, xả láng, nhậu nhẹt, say sưa tạo tội. Có những con người khi biết cuộc sống còn quá ngắn thì ăn chơi xả láng hay cuộc sống ngắn ngủi tới rồi đi chẳng ai biết cho nên tạo nghiệp vô số. Các bạn, người con Phật chúng ta tu cái Tánh Biết, biết được cái giá trị của cuộc đời là con người ngắn ngủi lắm chỉ bằng hơi thở để chúng ta học theo lời của Phật khai thị tích lũy công đức, phước báu trong một hơi thở ngắn ngủi để kiến lập tòa sen cho hiện tại. Chẳng phải cho ngày mai, chẳng phải cho kiếp sau như cái lời hứa hẹn của bao thầy, bao kinh diễn giải ồ kiếp sau, kiếp sao. Không! Đức Phật thật là thực tế nói rằng nếu trong hơi thở ngắn ngủi tích phước, tu tâm, Chánh Định, Chánh Niệm ngay trong giây phút đó hưởng ngay. Không ai tu để ngày mai, không ai nấu đồ ăn để ngày mai ăn, không ai ăn để ngày mai no. Mà ăn vào tức khắc sẽ no, món gì nấu hưởng ngay tại chỗ, pháp của nhà Phật vi diệu ngay chỗ đó có làm có hưởng, có tu có kết quả, phước báu ngay tại tiền thật là rõ. Còn cái phước báu mà tới sau, những thể loại phước báu đó được giải thích dưới dạng là cái nhân này nó cần tới ngày nó mới trổ quả. Đức Phật dạy ngay trong Chánh Niệm hơi thở hiện tại trổ quả an vui ngay tại chỗ. Kiếp người ngắn ngủi, ngắn ngủi như thế và theo lời Phật để quán chiếu để chúng ta tự hỏi ôi kiếp người thật ngắn ngủi sao ta cứ giận hờn, sao ta tạo tác muôn trùng nghiệp oan.

Kiếp người ngắn ngủi lắm thay

Người ơi xin nhớ tu tâm thiện lành

Chúng ta nhớ điều đó để thấy rằng kiếp người thật là ngắn. Đối với đấng bậc sinh thành ta làm gì đây trong kiếp người ngắn ngủi? Cha mẹ còn đó, biết chừng nào cha mẹ sẽ ra đi sao ta phận làm con laik tạo điều ngang trái, bất hiếu? Vẫn biết đấng bậc sinh thành là cha, là mẹ cũng là con người như chúng ta, cũng lầm lỗi, cũng sai trái, cũng tạo nghiệp. Nhưng chẳng thể vì cha mẹ có những sự sai trái khác biệt tạo ra những điều ta cho là nghiệp chướng mà ta không thể có một cái tình thương đích thực bằng sự kính trọng, thành kính nhất đối với hai đấng đã cho ta một cơ hội làm người trong dương thế này. Kiếp người thật ngắn ngủi, chính hai sự ngắn ngủi đó mà ta không thể phung phí cuộc đời của ta để rồi chẳng trọn hiếu đạo, nghĩa tình làm con đối với đấng bậc sinh thành. Sao cứ giận, cứ hờn với cha, với mẹ? Sao cứ trách cứ móc những điều lầm lỗi của cha mẹ? Ai cũng là người, ai cũng lầm lỗi nhiều lần trong đời.

Nếu kiếp người ngắn ngủi như thế vợ vợ chồng chồng ở với nhau nhắm mắt xuôi tay có mấy thời bởi vậy khi còn sống đây chúng ta trân quý cái tình người, cái nhân duyên trong kiếp này chúng ta tạo ra. Ta bỏ cha, bỏ mẹ để rồi tới với nhau kết hợp nên một gia đình, trân quý cái điều đó để chúng ta tạo phước báu sống an vui. Và chúng ta sống trọn vẹn trong một kiếp người ngắn ngủi để nếu chúng ta tạo nhân duyên đón nhận nhau là một người vợ, một người chồng ta sống đúng nghĩa đúng tình, tạo ân đức không những cho ta bền lâu mà cho con cái của ta được hưởng cái điều đó. Sao cứ phải giận, phải hờn, cứ xoay mặt làm ngơ, bỏ chơ vơ vợ một mình, chồng một cõi để bất chợt người đó ra đi có gào có khóc thét cũng chẳng có lợi ích gì. Nói về đấng bậc sinh thành, biết bao nhiêu những người con chẳng trân quý cuộc đời ngắn ngủi hất hủi cha mẹ tới cuối cuộc đời. Để rồi khi sống chẳng hiếu đạo, chẳng thăm hỏi, chẳng dâng một cái điều gì tốt đẹp về vật chất lẫn tinh thần lên cha mẹ thì đến lúc tuổi già đi về trời khóc than đủ điều, mua vàng mã, cúng kiến cho thật nhiều vô bổ vô ích rồi cuối cùng bạn bè ngồi tận hưởng, ăn nhậu, cãi nhau, chửi nhau. Nghĩ lại một chút để chúng ta thấy cuộc đời ngắn ngủi mà trân quý những giây phút còn cha, còn mẹ, còn vợ, còn chồng, còn tình bạn trong cuộc đời. Biết bao nhiêu những người trong chúng ta thoáng đó, bạn đó vẫn nói chuyện đùng một cái nó đã đi mất rồi.

Bạn thân từ giã ra đi

Mình ta ngồi nghĩ thương ôi quá chừng   

Thương có được gì nữa đâu, bạn đã đi rồi, giây phút sống rất quan trọng. Không nói đến những con người đã đi, đã mất, đã chết để chúng ta trân quý cái thời gian mà có thật là nhiều lúc Bảo Thành và các bạn đã ngồi than vãn với chính mình thật là tiếc. Tiếc cho cái tuổi thơ, tiếc cho cái tuổi mộng, tiếc cho cái tuổi yêu, tiếc cho cái tuổi trưởng thành, tiếc cho cái tuổi đời ta đã vụt mất tầm tay. Rồi ước nguyện giá mà thời đó, giá mà thời kia, cứ giá như hoài rồi rốt cuộc ở giá mà thôi. Bởi vì ta đã để biết bao nhiêu cơ hội vụt qua chẳng trân quý cho cái hiện tại lúc đó để khi mất rồi ngồi hồi tưởng thấy tiếc, thấy thương, thấy tội, thấy tủi. Có làm được gì đâu, thay đổi được gì đâu mà chỉ là nhồi nhét những cái cảm xúc không tốt trở lại với ta trong quá khứ để tiêu diệt chính mình. Đời sống thật ngắn ngủi nên chúng ta phải trân quý, sống trọn vẹn theo tinh thần của Phật tức là sống trọn vẹn trong yêu thương. Khi chúng ta hiểu thấu được cái chữ “yêu thương” của nhà Phật được dịch ra từ chữ “từ bi” tức là chúng ta biết san sẻ, biết tận hiến tất cả cho người mình yêu ngay cả thân mạng và đời sống này nữa thì cuộc đời cao quý vô cùng dù là chỉ một giây, một phút. Bởi khi biết từ bi yêu thương như vậy là người đã nhìn thấu Nhân Quả cho nên trân quý từng giây phút sống trong hiện tại, đối nhân xử thế, hiếu đạo với cha mẹ, sống trọn vẹn nghĩa tình với những người đã gần gũi, yêu thương chúng ta. Phật dạy nếu sống ngàn năm mà không biết Nhân Quả thiện ác chỉ bằng một giây, một phút biết thiện ác Nhân Quả. Chúng ta sống trong từng hơi thở ngắn ngủi mà chúng ta biết được Nhân Quả thiện ác, sống hiếu đạo với cha mẹ, sống trọng ân tình, ân nghĩa, sống biết quý trọng nhau bao dung và tha thứ thì cái đời sống với một kiếp người ngắn ngủi vẫn có ý nghĩa vô cùng.

Kiếp người ngắn ngủi lắm các bạn ơi đừng giận, đừng hờn, đừng tranh chấp, đừng ghen tuông, đừng gièm pha, đừng chê bai, đừng đâm thọc, đừng hại người, hại vật. Những cái điều đó không cần thiết bởi ngắn quá, chỉ cần sống đúng với tình người dù ai phản bội cũng không màn, sống với chánh khí của nhà Phật sẽ an vui và tịch tĩnh. Thì kẻ phản bội ta, kẻ phá phách ta, kẻ hại ta cũng dần tiêu tan nghiệp của họ bởi ta là biển rộng sông dài. Họ có đắm mình xuống dưới đó, vùng vẫy sao đó cũng chẳng làm đục ngầu được cái tâm của ta. Và nếu tập cái tâm thật là rộng, thật là rỗng thật là thênh thang như biển trời dù chỉ sống một giây phút ngắn gọn mà thôi chứ đừng tìm danh, tìm tài mà xây hạnh phúc. Ở trên đời này biết bao nhiêu kẻ mượn danh, mượn tài để xây dựng hạnh phúc, có được đâu. Như đại đế Alexander, một vị vua thời đó của La Mã dũng mãnh vô cùng, đông tây nam bắc cõi nào ông cũng chiến thắng, đánh qua tới Ấn Độ xứ Phật cuối cùng tuổi còn trẻ, tài năng như thế cũng phải chết. Trên con đường hồi hương từ Ấn Độ trở về ông ta mới nhận ra chân lý dũng mãnh, xây dựng hạnh phúc trên cái danh, cái tài. Đến lúc này đây lâm bệnh sắp chết hồi cố hương ngẫm nghĩ chuyện đời mà lệ rơi không thể ngừng mới thấy rằng khi chết tài danh kia không mang theo được. Hạnh phúc dựa trên cái nền tảng của tài danh chẳng có thể mang theo. Nên cuối cùng đại đế chết để lại cái thông điệp để hai tay trắng lòi ra và hai bàn chân lòi ra khỏi cái hộp và cho thật nhiều những bác sĩ giỏi nhật đi đằng sau rải vàng, rải bạc ở trên đường. Để chứng tỏ rằng khi thần chết tới tài giỏi như bác sĩ chữa không được, cái lực dũng mãnh như đại đế cũng tay trắng, trắng tay hai bàn chân đất. Vàng bạc có nhiều như vậy giờ này có vơ vét, ôm ấp được đâu.

Thây ma ra chốn ngoài đồng

Chôn ba tấc đất chỉ còn đống xương

Các bạn:

Tìm danh tìm tài xây hạnh phúc

Cầu vinh cầu lợi đúc ung dung

Chúng ta cứ nghĩ rằng cái lợi ở cuộc đời, cái vinh dự ở cuộc đời như một sự ung dung nhưng có biết bao nhiêu kẻ tìm được lợi lạc trong bằng vật chất, lọc lừa, chiến thắng trong công ăn việc làm. Hoặc là có được nhiều vinh dự trong cuộc sống trên cái tài, cái danh, cái vinh, cái lợi đó để tìm hạnh phúc và sự ung dung nhưng họ cũng chẳng có hạnh phúc, chẳng có sự ung dung, cuộc đời nó như thế.

Có một con người giàu lắm, tỷ phú. Vào một cái buổi Noel đi dạo trên đường, bởi vì những người giàu vào cái ngày Noel hay Giáng Sinh họ thích tản bộ để thư giãn. Họ thấy một người ăn xin bên lề đường nằm đó trùm kín mắt, thấy tội cho người ăn xin nên thả vào đó 1000 đô, tỷ phú mà. Như tội nghiệp cho một người nghèo nằm bên lề đường không có gì. Rồi anh ta đi một vòng và nhận ra ở trong kia sao cái đám đông nhiều kẻ ăn mày đang đứng xòe tay ra làm gì đây. Thì tới gần anh ta mới nhận diện ra có một người đang phát tiền cho những người nghèo đó và nhìn kĩ mới thấy rằng hóa ra người đang phát tiền chính là kẻ ăn xin bên lề đường anh ta vừa mới cho 1000 đô. Nhưng anh ta không giữ cho riêng anh ta, anh ta gửi gắm lại cho những người bạn nghèo trên cái khu phố anh ta biết, chẳng giữ một đồng. Người tỷ phú mới hỏi anh ta rằng:

  • Ta thấy anh thật tội nghiệp, bất hạnh quá!

Thì cái người này mới gửi đến và nói rằng:

  • Tôi rất hạnh phúc, tôi chẳng thiếu thứ gì ở trên đời. 

Người tỷ phú suy nghĩ cả cuộc đời mới thấu hiểu được cái hạnh phúc và niềm vui của một kẻ ta cho là bất hạnh nằm trên lề đường không có gì. Và mới suy nghĩ lại cái định nghĩa của sự hạnh phúc đầy đủ trên cái danh lợi, quyền lực, tiền bạc của mình đang có để từ đó thấu hiểu hạnh phúc và tất cả sự ung dung của con người chẳng dựa trên nền tảng của danh, của tài, của vinh, của lợi. Bởi vì quanh đi một đoạn đường các bạn thấy đó người đó đâu có giữ được cái gì đâu cho nên:

Tìm danh tìm tài xây hạnh phúc

Cầu vinh cầu lợi đúc ung dung

Quanh đi quẩn lại còn mấy chốc?

Mang gì theo được lúc lâm chung

Các bạn nhìn thật là rõ rồi, ở trên các cổ mộ dù là ghi danh của vua, của tướng, của quan, thủ tướng, tổng thống thì danh đó có nghĩa gì đâu. Hoặc là trên bia mộ có đề là đại gia, tỷ phú cũng chẳng có nghĩa gì. Nằm ở trong nhà mồ, đôi khi không có được cái mồ chỉ chôn dưới đất bằng phẳng, cỏ xanh dế kêu, giun đào lỗ cũng có khác biệt gì những lăng mộ, lăng tẩm rồng rắn cả nghìn tỷ. Khác gì đâu!

Mang gì theo được lúc lâm chung

Quanh đi quẩn lại còn mấy chốc?

Cầu vinh cầu lợi đúc ung dung

Tìm danh tìm tài xây hạnh phúc

Kiếp người thật ngắn ngủi, suy nghĩ thật là kĩ để chúng ta có một cái giá trị sống đích thực. Khi còn đang thở với cái kiếp người ngắn ngủi ta nâng tầm cuộc sống đúng với cái danh phận của người con Phật đó là bỏ bớt đi gánh nặng của lo âu, phiền muộn, của ghanh đua, của tranh chấp, của giận hờn, của sân si. Lửa sân hận đốt cháy hết mọi rừng phước báu

Sống ngắn ngủi sao giận hờn để làm chi

Một mai xuống âm ty quỷ vương xé xác có còn gì đâu

Các bạn, chúng ta sống ở trên đời này nhớ Đức Phật đã dạy đời sống ngắn ngủi một hơi thở đó thôi nếu thở đúng trong Chánh Niệm phước báu vô cùng, thọ mạng dài lâu, hạnh phúc miên trường, phú quý tràn ngập từ đời này qua đời sau dựa trên cái nền tảng đó mà thôi chưa nói đến sự giải thoát, luân hồi và sanh tử. Cho nên chúng ta vẫn còn sống đây, nhất là những bạn còn cha còn mẹ, bây giờ là tháng 11 rồi, sắp sửa bước qua tháng 12, một năm nữa lại ra đi. Chúng ta đã bị cột chặt trong một năm trời của đại dịch, của chết chóc, của sợ hãi, của khủng hoảng. Cũng là lúc thật đúng cho chúng ta suy nghĩ về kiếp người ngắn ngủi để sống trọn vẹn trong hơi thở chan chứa tình người và yêu thương. Sống là phải xả, sống phải bao dung, sống phải biết tha thứ. Và những ai đã lỗi lầm như Bảo Thành và các bạn đã từng làm chúng ta biết dừng lại, hãy dừng lại đi những bước chân lầm lỗi, chớ có gieo đau đớn vào lòng người. Dừng lại đi, hãy dừng lại đi, bước chân kia in dấu vẫn ngàn đời. Bao nhiêu nghiệp chướng ta tạo không có mọt phai, gắn theo sau là tội đồ của thiên cổ. Các bạn, chúng ta sống ở trên đời này chúng ta phải biết dừng những lầm lỗi của mình và chúng ta biết thay đổi trong từng giây phút. Nếu cha mẹ còn đó nhớ rằng hòa bình của thế giới không phải xây dựng ở trên một cường quốc, trên họng súng, trên bom nguyên tử, trên máy bay. Mà hòa bình của thế giới được xây dựng ở trong chính cái nền tảng hạnh phúc nơi mỗi một gia đình có vợ chồng, có con cái. Thế giới có hòa bình hay không thì hòa bình đó phải tới từ gia đình của chúng ta. Hạnh phúc không tới từ một quốc gia thịnh vượng nhiều tiền, nhiều bạc mà hạnh phúc tới từ một tâm hồn biết bao dung, biết yêu thương. Các bạn nhớ, kiếp người ngắn lắm, thật là ngắn ngủi          

Mang gì theo được lúc lâm chung

Quanh đi quẩn lại còn mấy chốc?

Thế mà   

Cầu vinh cầu lợi đúc ung dung

Tìm danh tìm tài xây hạnh phúc

Thật là tội nghiệp cho mình:

Tìm danh tìm tài xây hạnh phúc

Cầu vinh cầu lợi đúc ung dung

Quanh đi quẩn lại còn mấy chốc?

Mang gì theo được lúc lâm chung.

Người ơi, tỉnh đi! Đức Phật tới trong cuộc đời để đánh tiếng chuông cảnh tỉnh nhắc nhở Bảo Thành và các bạn chúng ta hãy nhớ cuộc đời không có dài như ta ngồi tưởng tượng cảnh trăm năm đâu. Có biết bao nhiêu người bạn trẻ đã ra đi tức tưởi trong chốc lát, có biết bao nhiêu người già cứ chớp nhoáng ra đi để lại nỗi niềm đau đớn khi nhớ đến cha mẹ, có biết bao nhiêu những em bé chưa lọt lòng mẹ đã phải giã từ cuộc đời. Ngắn một giây, dài trăm năm quanh đi quẩn lại cũng thế thôi. Nói như vậy không phải là nâng cao cái tiêu cực để chúng ta sợ hãi không có làm gì. Nói như vậy để trân quý tình người khi còn gặp nhau ta trao hết ân tình bằng lòng thành kính, bằng tâm chân thật để xây dựng hạnh phúc cho ta và cho người. Để lỡ một mai có ra đi những điều không mang theo được vẫn nằm đó trơ trơ nhưng ít nhất cái phần quà mà thưởng cho chúng ta hay còn gọi là hành trang mang theo trong cuộc đời đó phải là năng lượng của hạnh phúc, của sự thanh tịnh, của lòng hiếu đạo, của tình người và ân nghĩa. Để lỡ có đầy đủ phước báu tái sanh làm kiếp người ta cũng có đủ phước báu để mà mang tới cho mọi người. Còn không làm súc sanh hay cảnh giới nào đi nữa thì hành trang đi vào cái nghiệp kiếp đó cũng là hành trang của sự tịch tĩnh. Mang thân tướng nào cũng an vui và tràn đầy phước báu.

Các bạn thân mến, kiếp người ngắn ngủi lắm chi bằng một hơi thở mà an vui. Bảo Thành có người quen đang đó chết rồi, mới hôm qua còn nói ầm ầm mà hôm nay nghĩ lại bạn thời ra đi. Khổ đau ôm ấp để làm gì, một thời quá khứ khép lại mà thôi. Các bạn ơi, đời người ngắn thế cho nên các bạn đừng tìm danh, tìm tài để xây dựng hạnh phúc nha các bạn. Hãy mang hạnh phúc trao cho nhau dựa trên nền tảng của đức hạnh Chánh Niệm hơi thở. Trân quý đấng bậc sinh thành cha mẹ còn hiện hữu, quý trọng tình nghĩa vợ chồng, trao cho nhau những nghĩa cử cao đẹp nhất để nếu có phải ra đi những điều đó vẫn còn tồn tại mãi mãi trong tâm chúng ta, trong tâm thức của người mà chúng ta yêu thương.      

Tìm danh tìm tài xây hạnh phúc

Cầu vinh cầu lợi đúc ung dung

Quanh đi quẩn lại còn mấy chốc?

Mang gì theo được lúc lâm chung.

Câu hỏi rằng một mai khi ta nằm xuống chúng ta có gì để mang theo? Hãy một lần ở trong đời khi rảnh rỗi Bảo Thành tha thiết mời gọi các bạn một mình mà thôi, đi ra ngoài nghĩa địa, đi vòng quanh các cái mộ bia, nhìn vào mộ bia, đọc tên từng người, ngày tháng năm sinh, chiêm nghiệm lời Phật để sống ý trong kiếp người ngắn ngủi ta đang có được. Như vậy ta sẽ thay đổi cuộc đời thật là nhiều, từng giây phút sống trong cuộc đời ta sẽ luôn luôn làm việc có ý nghĩ, phụng hiến cho nhân quần xã hội, hiếu đạo với cha mẹ, chung thủy với vợ chồng và sống tốt đẹp với tình bạn ta có được trong cuộc đời hiện tại.

Cám ơn các bạn đã nghe!

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Con xin hồi hướng công đức trì tụng kinh, chia sẻ Phật pháp ngày hôm nay tới mọi loài chúng sanh đồng thành Phật đạo.      

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts