Search

Không nhận được sự tôn trọng từ ai đó

Con kính chào Thầy và cả nhà đồng tu! Con có thắc mắc xin Thầy khai thị ạ. Nếu mình không nhận được sự tôn trọng của một ai đó mà không biết lý do tại sao thì con nên nhìn nhận và làm thế nào cho đúng ạ, làm sao con biết được do cái tôi họ quá cao hoặc do bản thân con khiến họ như vậy. Con nên sửa đổi mình tốt để có được sự tôn trọng của họ hay là nếu nhận ra do cái tôi của họ thì con không nên đặt nặng vấn đề đó nữa ạ? Mô Phật!

Trả lời: Mô Phật! Dù cái tôi của họ to như ông trời thì đó là của họ, không mắc mớ gì đến chúng ta. Dù họ không tôn trọng mình, đó là chuyện của họ, không mắc mớ, họ tạo nghiệp! Câu hỏi là bạn có tôn trọng bản thân của mình không? Nếu chúng ta tôn trọng thì chúng ta phải làm chủ được cảm xúc, giữ được sự bình tĩnh để tâm hoan hỷ, từ bi và cái đối xử bình đẳng với mọi người được thực hiện nơi đời sống. Đừng vì họ không tôn trọng mà ta mất đi sự tôn trọng, các bạn! Hãy thực tập sự tôn trọng bản thân của mình qua ý nghĩa của bình đẳng và bằng tình thương. Vậy thôi! Còn họ đối xử với mình như thế nào, không cần phải đào sâu.

Có một câu chuyện kể, Đức Phật ngồi cùng với chúng đệ tử nói pháp như vậy, thì có ông tới ổng chửi, chửi Phật dữ lắm, chắc có thể tự cao tự mãn, hung dữ hoặc giận vợ giận con hay lộn xộn, tới chửi Phật, mắng xả xối vậy, thì lúc đó ông kia không tôn trọng Phật rồi, nhưng Đức Phật đã im lặng. Bởi vì sự mất tôn trọng của người ta không cần biết, chẳng cần đào bới vì lý do gì, đừng để cho người không có tâm tôn trọng kẻ khác làm cho ta mất sự tôn trọng với chính bản thân. Có nghĩa là khi tâm sân của ta trỗi dậy là ta đã mất lòng tự trọng, mất đi sự tôn trọng với chính mình. Khi một ai đó mất sự tôn trọng của mình, nhớ rằng chánh niệm hơi thở gắn kết với tâm từ bi yêu thương trí tuệ, nói với mình phải tỉnh thôi, tỉnh thôi, đừng để họ sân giận, đừng để sự mất tôn trọng của họ làm cho ta sân, ta mất đi sự tôn trọng với chính mình, trở về với chánh niệm hơi thở và phát nguyện xin Chư Phật gia trì cho con và cho tất cả mọi người biết tôn trọng nhau trong sự bình đẳng, trong sự yêu thương. Cứ thực tập như vậy thì ra ngoài đời, dù người ta có chửi hoặc mất sự tôn trọng với bạn như thế nào, bạn cũng có cái tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố. Có nghĩa không làm cho bạn gặp trở ngại, và họ không làm cho bạn phải điên đầu, nhức óc, họ không làm cho bạn phải hoảng loạn tinh thần, cần thực tập chánh niệm hơi thở quán chiếu từ bi và bình đẳng. Mô Phật!

Tham vấn Phật Pháp 21, https://youtu.be/s4GRTxj0vU8

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts