Search

Không Nên Nhìn Lỗi Người

Bảo Đức đánh máy

Không nên nhìn lỗi người

Hãy nhìn lại chính mình

Hằng tu sửa thân tâm

Mọi người đều thương mến.

Chúng con đồng nguyện xin Chư Phật mười phương, Bồ Tát, Thánh Hiền ban rải tha lực Phật điển tình yêu thương tới với tất cả muôn loài chúng sanh. Đặc biệt chúng con xin Chư Phật ban rải lòng Từ Bi tới tất cả mọi người trên nước Mỹ này đang ở trong cơn khủng hoảng, sân giận vì sự đối xử bất công bằng. Xin cho họ lãnh nhận được tràn đầy tình yêu thương, nguôi đi cơn giận dữ, nhìn lại chính bản thân, tu sửa thân, tâm để được mọi người yêu thương. Xin Chư Phật gia trì làm nguôi đi sự sân giận, phẫn nộ của lòng người đang thể hiện qua sự tàn phá đất nước ở trên thế giới này là Mỹ và các nước ở phương Tây. Nguyện xin Chư Phật từ thụy chứng minh ban rải thật nhiều tình yêu thương tới với họ!

Mời các bạn chúng ta cùng quy hướng và lãnh nhận Phật lực yêu thương và chúng ta hồi hướng tới muôn người.

Mu A Mu Sa.

NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang.

Ma Sa Ốp Uê.

Sa Bi Mô U.

Sa U Sa U Ba Thê Um.

Nam Mô SaKa PuôtTê, Nam Mô SaKa PuôtTê.

Ê Thê Ê Thê Sam Ma Tha.

Bảo Thành kính chào đại chúng, kính chào quý Phật tử, các bạn thân mến!

Hôm nay chúng ta nói về lời Đức Thế Tôn truyền dạy cho chúng ta là: “Không nên nhìn lỗi người”.

Gần một tuần qua trong sự sai phạm đối xử bất bình đẳng với nhau trong cuộc sống, cả thế giới đã nhìn thấy những lỗi lầm của một số người rồi từ đó, lòng phẫn nộ của muôn người bùng phát. Chính vì lỗi của ai đó mà sự phẫn nộ, sân giận đã bùng phát thể hiện qua sự giận dữ, tàn phá, làm mất đi cái cao quý nhất, nhân nghĩa của con người. Đức Phật đã nói với tất cả đệ tử rằng: “Khi chúng ta phẫn nộ thì sự tàn phá sẽ đốt cháy tất cả mọi phước báu của chúng ta và phẫn nộ sẽ làm tiêu tan tất cả những mối quan hệ tốt đẹp của con người với con người sống trong xã hội. Phẫn nộ là thể hiện sự yếu đuối, sự sợ hãi, phẫn nộ cũng là để thể hiện sự bất công trong xã hội, trong những mối quan hệ của con người.”

Đức Phật dạy cho chúng ta luôn luôn phải biết nhìn lại chính mình, chính vì mỗi người chúng ta hay nhìn lỗi của người khác nên thường tạo ra cái điều kiện để cho chúng ta sân giận, phẫn nộ.

Trong gần một tuần qua, các bạn đã thấy trên thông tin đại chúng, lòng phẫn nộ của người dân Mỹ ở tất cả các thành phố lớn trên đất Mỹ này, thấy sự tàn khốc của những cơn phẫn nộ thể hiện qua sự giận dữ, đập phá, đốt phá, cướp của, giết người. Nơi mà Bảo Thành đang ngồi ở đây chỉ cách nơi đó có 30 phút lái xe, tại thành phố đó, sự phẫn nộ của con người đã dâng cao đến mức mà người ta tràn ra ngoài đường, người ta không ở trong nhà, dù rằng cơn đại dịch đang hoành hành ngoài kia. Người ta không sợ chết, người ta không sợ bệnh, sự phẫn nộ dâng cao đến mức sự chết không còn là gì để rồi họ đã chà đạp lên nhau, họ đã đánh đập nhau, họ đã tàn phá, họ đã đốt phá, tất cả mọi sự dữ dằn nhất được thể hiện mà họ có thể làm được, họ mang ra xả trước mọi người. Không cần biết ai là người tội lỗi, sai phạm, chỉ cần những ai đối kháng với sự giận dữ của họ là họ sẽ tấn công và rồi nếu không có người đối kháng, họ sẽ đập phá những vật vô tri như là một sự hả giận, trả thù cho cơn cuồng phong phẫn nộ trong sự bất công đối xử với nhau hay do sự lầm lỗi của ai đó đã tạo ra. Do chính trong sự lầm lỗi của một số người mà đại đa số đã lợi dụng sự lầm lỗi đó để thể hiện phẫn nộ, mà những ai không tu tập thường bị lôi cuốn vào sự phẫn nộ của người khác để sân giận, bực bội, để tàn phá. Mà cơn cuồng nộ, phẫn nộ nào của loài người cũng sẽ tàn phá thật nhiều và đưa đến sự khốc liệt, kinh khủng cho đời sống của xã hội, nhân quần, con người đang sống chung với nhau.

Thật đáng buồn, đáng buồn vô cùng! Trong kỷ nguyên 21 này thì con người có đầy đủ phương tiện để nói chuyện, để đối thoại, để hiểu biết nhau hơn, để thương yêu nhau hơn, để gạt bỏ những điều sai trái, lầm lỗi trong cuộc đời nhưng chúng ta lại không sử dụng những phương tiện đó để loan tải những thông điệp cao cả mang đến sự an vui, sống hòa hợp, chuyển hóa những lầm lỗi của chúng ta để thông cảm, hiểu biết, san sẻ mà người ta lại lợi dụng những phương tiện truyền thông để truyền tin cho nhau những sự hung hăng, giận dữ, những thông tin xấu xa gây phẫn nộ thêm và hoang mang lòng người.

Đại chúng thân mến! Đức Thế Tôn hơn 2500 mấy mươi năm trước, trên 25 thế kỷ trước đã nhìn thấy thật rõ cái tác hại của lòng phẫn nộ khi chúng ta chỉ biết nhìn thấy lỗi lầm của người khác. Chính vì chúng ta cứ bị nhận chìm trong những sự phẫn nộ khi ai đó lầm lỗi với chúng ta hay lầm lỗi với người khác thì Tánh sân giận, hung hăng, phẫn nộ của chúng ta liền bùng phát như núi lửa ngàn năm ấp ủ, phun lên một cái hừng hực lửa cháy, thiêu đốt cả muôn loài. Nó giết chết cuộc đời của chúng ta, nó làm tác hại, nguy hiểm tới cho muôn muôn người. Nó gây cho sự xáo trộn của xã hội, lòng người sợ hãi, hoang mang và sự phẫn nộ này sẽ tàn phá tất cả những gì cao quý, tốt đẹp nhất mà chúng ta đã xây dựng được.

Trở về với đời sống của tâm linh, cơn phẫn nộ trong giận dữ bởi luôn luôn nhìn lỗi của người khác sẽ giết chết chúng ta, sẽ làm cho phước báu của chúng ta khô cạn, không còn, sẽ làm cho gia đình tan nát, làm cho xã hội hoang phế và làm cho chúng ta tổn thương, đọa đày trong đau khổ mãi mãi. Cầu nào xây dựng có thể một ngàn năm nhưng chỉ một giây phút phẫn nộ thì công phu ngàn năm kia đều bị tiêu tan hết.

Đại chúng thân mến! Lời của Đức Thế Tôn là chân lý để sống, chúng ta phải học được chân lý này, chúng ta phải thực hành chân lý này, chúng ta phải nghe và thực hành lời của Đức Phật dạy là: “Chúng ta không nên nhìn lỗi người, không bao giờ nhìn lỗi người.”

Nếu mà tất cả mọi người chúng ta không bao giờ nhìn lỗi lầm của nhau nhưng nhìn lại chính bản thân của mình, quán chiếu những lầm lỗi của mình để tu sửa thân và tâm thì thế giới này có bao nhiêu triệu con người thì từng đó triệu con người sẽ thương yêu các bạn. Đây là sự thật, là chân lý, không bao giờ sai bởi Đức Phật là Bậc đại Giác đại Ngộ, Ngài đã hiểu được và dạy rằng đừng nhìn lỗi người, chỉ nhìn lại chính mình để thấy những lỗi lầm gì mà ta đã tạo, ta đã gây ra, chúng ta phải dũng mãnh sửa, chúng ta đã tạo ra lỗi lầm phạm đến ai, ta phải biết tới xin lỗi người đó. Chỉ hai chữ: “Xin lỗi” thôi đã đủ cái sức mạnh để hàn gắn và chữa lành những vết thương sâu thẳm tận cùng trong trái tim của nhau. Chúng ta dù không có lỗi nhưng nếu chúng ta là những người đại diện cho một tổ chức, một quốc gia, một chính quyền, một nhóm đang đứng đầu trong sự sinh hoạt của cuộc sống, nếu chúng ta có sức mạnh của nội tâm, có được cái chân lý chiếu soi vào trong trái tim, có sự khai sáng hiểu biết, Trí Tuệ của nhà Phật, nhất định không cần biết lỗi của ai, khi sự cố xảy ra tạo sự phẫn nộ cho lòng người, cái Tánh sân giận, hung hăng đang trỗi dậy như núi lửa bùng cháy không thể dập tắt được nhưng chỉ cần hai chữ chân thành: “Xin lỗi”, đại diện cho người sai lỗi mà chúng ta xin lỗi thì ngọn núi lửa đang phun kia cũng phải dừng lại.

Nhưng rất tiếc, chưa ai biết nói lời xin lỗi với nhau trong cuộc đời khi họ thật sai hay những người dưới quyền của họ sai, chúng ta không có can đảm xin lỗi nhau. Xin lỗi cũng là một cái Pháp để đối trị sự phẫn nộ, lòng sân giận. Xin lỗi chân thành còn trao cho nhau năng lượng yêu thương để làm nguôi đi tất cả những vết thương lòng.

“Không nên nhìn lỗi người”. Chúng ta hãy trở về với gia đình của mình, hạnh phúc trong xã hội và sự thái bình trên thế giới phải được quan tâm ngay từ gia đình của chúng ta. Không nhìn lỗi người phải được đối xử như một nền học thức trong giáo dục Phật Đà. Chúng ta là đệ tử của Phật, chúng ta là phải tự giáo dục mình, chúng ta phải tự giáo dục lẫn nhau về chân lý của Đức Phật là chúng ta không nên nhìn lỗi của người. Sống trong một gia đình mà cha mẹ luôn tìm lỗi lầm của con cái, chì chiết chúng, mắng chửi chúng, đánh đập chúng thì thật là đau lòng, con cái sẽ hư và đôi khi, cha mẹ nhìn lỗi lầm của con rồi phẫn nộ thì ôi thôi con cái sẽ đau khổ vô cùng.

Trong tuần qua, có một người bạn chia sẻ một đoạn video về một người cha do một sự phẫn nộ nào đó đã cột đứa con gái của mình vào cột nhà, tay cầm cái cây đánh đập vào đầu của đứa trẻ. Bảo Thành nhìn thấy mà đau khổ vô cùng, buồn vô cùng! Người cha không những cầm cây đánh đập vô đầu mà còn đấm đá con của mình, còn đạp con của mình té xuống còn hơn con vật. Đứa nhỏ thoát chạy đi nhưng người cha chạy tới nắm tóc người con nhỏ bé quăng lên, đập xuống, kéo vào trong nhà tiếp tục đánh đập, đạp lên bụng, đạp lên trên đầu. Nhìn thấy cái hoàn cảnh đó, tang thương, phẫn nộ, khốc liệt mà không ai dám vào can để rồi đứa con gái nhỏ bé đó phải lãnh chịu sự phẫn nộ của người cha. Sự sân giận đó, nhất định trong suốt cuộc đời của người con gái cho đến hơi thở cuối cùng của cuộc đời vẫn còn cái dấu ấn của sự phẫn nộ của người cha và sẽ luôn luôn bị ám ảnh, sợ hãi bởi sự sân giận, hung hăng của người cha.

Nhìn qua đó thấy đau lòng nhưng chính đó là một bài học cho chúng ta thấy rằng khi làm cha mẹ, nhất định chúng ta không bao giờ nhìn lỗi lầm của con cái hoặc phẫn nộ với con cái qua những cái ta cho rằng chúng lầm lỗi, bởi đôi khi, con cái không lầm lỗi nhưng trên cái quan điểm của cuộc sống, ta cho chúng là sai, là lỗi, là lầm rồi ta phẫn nộ với chúng. Đó là một Tánh xấu hoàn toàn không chấp nhận được, chúng ta phải chấm dứt. Không nên nhìn lỗi người đó là chân lý của Đức Phật dạy. Và đối với hàng con cái, ta cũng không bao giờ nên nhìn lỗi của cha mẹ. Trên đời này, ai cũng lầm lỗi, trên đời này ai không sai phạm? “Nhân Vô Thập Toàn”, chính vì cái điều ai cũng lầm lỗi, ai cũng sai nên chúng ta đừng nhìn vào lỗi của người mà hãy nhìn vào lỗi của chính mình, nhìn lại chính mình để chúng ta sửa. Mỗi một con người chúng ta khi biết nhìn lại chính mình để sửa lầm lỗi của chính ta thì chúng ta đã mang lại sự hòa bình, sự an lạc cho ta và cho người khác.

Ai ai cũng biết nhìn lỗi của ta thì thế giới này hòa bình, không bao giờ có cơn phẫn nộ nào, sự sân giận sẽ không có cơ hội để thể hiện. Nhưng tiếc thay, trong cái xã hội ngày nay, sự cám dỗ của vật chất, sự cám dỗ của những cái cao trào dâng cao trong những sự đòi hỏi, ham muốn của thế gian mà mỗi người chúng ta khi đi vào cuộc đời thường bị lôi cuốn, không làm chủ được bản thân để rồi từ đó, ta luôn luôn soi mói lỗi của người khác. Chúng ta đã làm sai lời dạy của Phật, chúng ta đã đi ngược lại với chân lý Đức Phật trao truyền cho chúng ta.

Các bạn! Điều đó không hay.

Ta đã nhận Phật là Thầy, ta đã quy y với Phật, ta đã nương vào Hùng lực yêu thương của Phật và giáo pháp của Phật dạy, đây là giáo pháp Đức Phật dạy không nên nhìn lỗi người, ta không bao giờ được nhìn lỗi của người khác nữa. Chúng ta phải tinh tấn hằng ngày, hằng giây phút trong cuộc đời, biết nhìn lại chính bản thân của chúng ta, nhìn những lầm lỗi ta đã tạo.

Nếu là cha mẹ mà lầm lỗi với con cái, phẫn nộ với con cái thì chúng ta phải biết nói lời xin lỗi con cái của chúng ta, dù rằng ta là cha mẹ. Các bạn có biết không? Nếu một người cha mẹ lầm lỗi với con mà nói lời xin lỗi thì con cái sẽ hạnh phúc vô cùng và nó sẽ có cơ hội trở thành Thánh Nhân ở trong đời bởi vì nó học được cái gương đức hạnh của cha mẹ là biết xin lỗi khi sai phạm và nhất định nó sẽ biết xin lỗi cha mẹ khi nó phạm lầm lỗi với cha mẹ. Ta là người lớn, ta là người ở trên, ta phải có cái lòng rộng lượng, khoan dung dù lỗi không phải của ta, ta cũng phải sẵn sàng đi xin lỗi để chữa lành những cơn đau khổ của một con người để hàn cái vết rạn nứt ở trong tâm để làm nguôi đi cơn phẫn nộ để chuyển hóa sự sân giận của lòng người. Một lời xin lỗi của người ở bên trên sẽ xoa dịu được lòng người.

Các bạn! Chúng ta phải dũng cảm biết xin lỗi với nhau khi sai phạm. Cái hay mà Đức Phật dạy cho chúng ta là cái chân lý phải biết nhìn lại chính chúng ta, nếu chúng ta biết nhìn lại chính mình mà ngừng nhìn lỗi của người khác để rồi khi chúng ta nhìn thấy sai phạm của ta, ta tu sửa hàng ngày thì trên thế giới này ai cũng yêu thương ta.

37:13

Nếu trong gia đình giữa vợ chồng, người vợ hoặc người chồng sai phạm mà biết xin lỗi nhau thì nhất định đời sống của vợ chồng sẽ tới răng long tóc bạc, trăm năm hạnh phúc còn nếu như vợ chồng không biết xin lỗi, nhất định gia đình đó sẽ đổ vỡ hoặc có sống chung thì giữa vợ và chồng như có Vạn Lý Trường Thành ngăn cách đôi bên. Chúng ta đã từ bỏ cha mẹ, bà con, cô bác, anh em ruột thịt để tới với nhau trong tình nghĩa vợ chồng, đời sống vợ chồng luôn luôn xảy ra những chuyện không hài lòng, nhất định sẽ phạm đến nhau thật nhiều. Và nếu như các bạn không có sự xin lỗi chồng, vợ thì cuộc sống trong gia đình đó là Địa Ngục ở trần gian, còn không là lãnh cung, nơi lạnh lẽo vô cùng. Nếu trong gia đình, vợ chồng không biết xin lỗi con cái sẽ không hạnh phúc, vợ chồng biết xin lỗi nhau, biết nhìn lại cái lỗi của mình sửa chữa hàng ngày, người vợ làm được như vậy thì chồng sẽ thương yêu suốt cuộc đời, ngược lại nếu chồng làm được điều đó thì vợ sẽ hy sinh cả tánh mạng để yêu thương và sống chung, nhất định gia đình đó sẽ hạnh phúc. Mà nếu mỗi người chúng ta được yêu thương ở trong gia đình và yêu thương nhau trong gia đình, biết xin lỗi để sống hòa hợp, biết nhìn lại chính mình để sửa thân, tâm của mình thì thế giới này sẽ hòa bình bởi vì chính mỗi gia đình, mỗi một cá nhân chúng ta làm được việc này đây, chân lý của Đức Phật dạy thật rõ ràng.

Thế giới không thể hòa bình nếu mỗi một gia đình không có nền tảng hạnh phúc được xây dựng trên chân lý đừng moi lỗi của nhau, đừng soi mói lỗi của nhau, đừng nhìn lỗi của nhau mà chỉ nhìn sai phạm của bản thân để biết xin lỗi, biết sửa sai. Thế giới nhỏ bé trong gia đình của vợ chồng, con cái, cái năng lượng yêu thương, sự hòa bình, bình an trong gia đình sẽ lan tỏa và mỗi một gia đình đều làm được như vậy, thế giới này đâu còn khổ đau, thế giới này đâu còn giận nhau, thế giới này không còn sự phẫn nộ và sự hung hăng tàn phá, đốt nhà, phá của, cướp của, sẽ không còn sát hại nhau.

Tại sao chúng ta chỉ vì một lỗi lầm nhỏ bé của nhau lại sẵn sàng cam tâm, phẫn nộ giết chết những người khác dù rằng sự sai trái của một ai đó quá sai thì vẫn còn có cái chân lý ở đời để làm việc đó, vẫn còn có luật pháp để hỗ trợ cho chúng ta tìm lại sự công bằng?

Các bạn, luật pháp ở trong gia đình là gì? Là yêu thương. Tình yêu thương là luật pháp cao cả nhất, tình yêu thương là luật pháp viên minh nhất, tình yêu thương là luật pháp cao minh nhất. Mà nếu lấy cái luật pháp yêu thương này để xử thế ở đời thì ta không bao giờ nhìn thấy lỗi lầm của người khác, không có gia đình nào mà không có hạnh phúc khi biết xiển dương cái luật pháp yêu thương. Tình yêu thương là một cái luật cao cả vô biên, hai chữ yêu thương trong nhà Phật được gọi là Từ Bi.

Từ Bi là một cái luật cao cả, cao minh, thần thông và ai áp dụng được cái luật yêu thương này vào trong cuộc đời này sẽ không có con mắt Phàm phu soi mói lỗi lầm của thế gian. Nếu ai biết áp dụng cái luật pháp cao minh của lòng Từ Bi, tình thương mà Đức Phật đã trao truyền cho chúng ta thì vợ chồng, con cái sẽ sống hạnh phúc bên nhau suốt cuộc đời. Chồng vợ yêu thương đùm bọc, san sẻ cả trăm năm còn con cái nương vào cái Đức hạnh của cha mẹ, nương vào cái tình yêu của cha mẹ biết đối xử với nhau, không phạm lỗi với nhau đó, chúng sẽ tinh tấn học hỏi, ở đời sẽ thành Nhân mà nếu như đi trên bước đường tu thì sẽ trở thành Thánh Nhân trong cuộc đời bởi chúng được nuôi dưỡng trong cái lòng Từ Bi của cha mẹ, chúng được giáo dưỡng trong cái pháp luật yêu thương mà Phật đã truyền lại cho chúng ta.

Các bạn! Tình yêu thương là một cái pháp luật cao quý nhất, nó có sức mạnh chuyển hóa lòng người và dập tắt tất cả mọi cơn phẫn nộ ở trên đời. Nhìn lại sự phẫn nộ đó, chúng ta thấy thế giới ngày nay ở tại nước Mỹ này những con người phẫn nộ đó tới từ đâu? Từ chỗ mà chúng ta không biết khoan dung khi nhìn vào lỗi lầm nhỏ nhất của nhau để rồi chà đạp lên nhau, mất đi sự đối xử công bằng, đó cũng là vì không phát huy được tình yêu chân thật giữa muôn loài chúng sanh. Chúng ta là con người mà còn có sự phân biệt, khác biệt giữa ý thức hệ, kiến thức, quốc gia chúng ta sống, chủng tộc, màu da nhưng Chư Phật ngày xưa, cách đây trên 25 thế kỷ, Ngài đã dạy cho chúng ta không hẳn chỉ biết yêu thương không phân biệt mà phải biết đối xử công bằng với muôn loài chúng sanh, cỏ cây, hoa lá, Súc Sanh, Ngạ Quỷ, Địa Ngục, chúng ta còn đối xử bình đẳng trong sự yêu thương, huống hồ chi là con người với con người. Đây chính là chân lý cao siêu, nhiệm mầu và trong cái chân lý của Bậc Giác Ngộ dạy cho chúng ta đối với sự tương tác giữa con người với con người, đối xử trong sự bình đẳng đó phải lấy luật pháp yêu thương ra, không phải để trị vì mà để sống với nhau. Luật pháp không phải là để cai trị, thống trị người khác mà luật pháp của Phật là luật đúng Pháp Thiện, là Giới luật đúng Pháp Phiện đó là Giới luật yêu thương, Giới luật Từ Bi, lòng Từ Bi là Giới để chúng ta giữ, là Pháp Thiện để chúng ta thực hành.

Nếu chúng ta giữ đúng Giới mà Chư Phật và đúng Pháp Thiện Chư Phật dạy thì đó chính là luật pháp viên minh, thế giới sẽ không có chiến tranh, thế giới sẽ không có đau khổ. Nhưng rất tiếc, chúng ta là những người con Phật chưa học được điều đó, chưa thực hành được điều đó nên sức ảnh hưởng của lời Chư Phật dạy chưa thể lan tỏa đến sắc tộc khác, đến những dân tộc khác, đến những con người khác. Do vậy mà thế giới ngày nay ta sống vẫn thường xuyên thấy những cơn phẫn nộ từ trong gia đình tới chòm xóm, quốc gia chúng ta sống. Phẫn nộ đang ở Mỹ rồi cũng sẽ tắt nhưng sau khi nó bị dẹp sạch thì biết bao nhiêu những sự sai phạm, lầm chấp khác lại tạo ra phẫn nộ, sự tàn phá kinh khủng gây đau lòng cho muôn người. Nếu như con cái của chúng ta còn trẻ nhìn thấy sự đối xử với nhau như vậy, chúng sẽ bắt chước và học theo. Nhất định sẽ thật nguy hiểm! Do đó, nếu các bạn làm cha mẹ có con cái nhỏ, đừng bao giờ để cho chúng nhìn thấy những thứ phim, hình ảnh phẫn nộ đang xảy ra hiện tại trên nước Mỹ, nó không tốt cho trẻ thơ.

Các bạn cũng nhớ rằng ở trong gia đình chúng ta đang sống, đừng khi nào phẫn nộ với nhau và để không phẫn nộ, mỗi người chúng ta phải học đúng theo như cái luật pháp của Đức Phật tức là Giới luật, luật pháp. Luật là Giới luật, Pháp là Pháp Thiện, đúng với Giới luật Pháp Thiện của Thế Tôn dạy là yêu thương, là lòng Từ Bi. Hãy lấy lòng yêu thương Từ Bi để nhìn mọi người chứ đừng nhìn lỗi của nhau. Và chúng ta phải luôn luôn nhìn vào trong mình, nhìn lại mình và lấy sự yêu thương yêu lấy chính mình để sửa mình, sửa sai, để sống hạnh phúc, sống yêu thương, sống lan tỏa, sống trao đi, sống hiến dâng để mang lại hạnh phúc cho những người ta yêu thương.

Thật đau lòng cả một tuần qua khi thế giới tràn lan những đoạn video trên truyền thông về sự phẫn nộ, ngang tàng, hung dữ, ác độc, đối xử với nhau không một chút tình người, không còn nhân cách của con người huống hồ chi nói đến đạo đức. Biết bao nhiêu những người vinh danh Đấng ở trên trời, vinh danh Đấng mình tôn thờ nhưng mà trong hoàn cảnh này, sự phẫn nộ nó thể hiện được cái Tánh xấu, Tánh sân, Tánh tham, tham sân nó đi liền với nhau và trong cái tham sân đó, nó trở thành si, không sợ chết, không sợ gì, ngu si, khờ dại, lao mình vào trong biển lửa, đập phá, sát hại.

Nếu các bạn nhìn thấy điều đó thì các bạn nhất định không muốn mang hình ảnh đó để cho con cái của các bạn nhìn và khi chúng ta nhìn thấy đó, chúng ta phải tu sửa để đừng bao giờ để xảy ra trong gia đình của chúng ta. Đức Phật dạy mỗi một gia đình là cư sĩ sống tại gia, nếu chúng ta nghe theo lời của Phật dạy, là đệ tử của Phật chúng ta phải giữ được cái luật pháp, nghĩa là Giới luật trong Pháp Thiện của Đức Phật dạy, đó là đối xử với nhau bằng lòng Từ Bi và tình yêu thương. Hãy lấy tình yêu thương và lòng Từ Bi để xoa dịu những cơn sân giận và phẫn nộ của lòng người, đừng bao giờ nhìn lỗi của người. Đừng nhìn lỗi người nữa, nhìn lỗi của mình để sửa thì người sẽ không phạm lỗi ta. Ai ai cũng biết tự nhìn lỗi mình thì chẳng ai bắt lỗi của ai, đó cũng là một cái Pháp đối trị để chúng ta giữ được sự an vui cho thế giới.

Không nên nhìn lỗi người

Hãy nhìn lại chính mình

Hằng tu sửa thân tâm

Mọi người đều thương mến.

Các bạn nhìn lại cuộc sống của các bạn, nếu các bạn có ai đó ghét bỏ các bạn, các bạn suy ra cũng là vì bạn hay nhìn lỗi của họ mà thôi. Nếu các bạn biết sửa, đừng nhìn lỗi của người đó nữa mà nhìn lại chính bản thân của các bạn, tu sửa thân, tâm của các bạn thường xuyên thì người đó tức khắc sẽ yêu thương các bạn. Đây là chân lý Đức Phật dạy, nó đúng trong mọi hoàn cảnh.

Bảo Thành đã thực nghiệm điều đó rồi, Bảo Thành có biết bao nhiêu những người không ưa, không thích, ghét bỏ Bảo Thành một cách vu vơ, đó âu cũng là nghiệp của Bảo Thành và họ. Chúng ta biết rằng khi ai đó không thương ta, giận dữ ta, đó chính là vì nghiệp của ta, nghiệp của họ, khi Bảo Thành thấy cái sự cộng nghiệp tạo ra từ kiếp trước hay kiếp này mà người đó giận dữ, phẫn nộ với Bảo Thành, Bảo Thành dám xin lỗi họ và Bảo Thành luôn luôn nhìn lại chính mình để sửa, hàn gắn và chữa lành cái mối quan hệ đó.

Các bạn hãy biết xin lỗi nhau và các bạn đừng bao giờ nhìn lỗi nhau nữa, không nên nhìn lỗi người, hãy nhìn lại chính mình, hằng tu sửa thân tâm, mọi người đều thương mến, nhìn những người không thương mến ta, ta biết sửa chính ta thì người ta sẽ thương mến ta trở lại!

Hôm nay, chúng ta cùng nhắc nhở nhau rằng, sống trong thế giới nhỏ bé của gia đình, chúng ta phải trao truyền cho nhau cái năng lượng yêu thương bằng hành động cụ thể đối xử với nhau hằng ngày trong cuộc sống của vợ chồng và con cái trong chính gia đình của mình. Giữa vợ chồng đừng khi nào nhìn lỗi của nhau bởi chồng, vợ luôn luôn có lỗi lầm, vì sao? Vì không có khi nào chúng ta hài lòng hết với người chúng ta đang sống chung. Trên thế gian này không có ai có thể làm hài lòng được hết tất cả mọi người. Mưa thì kêu mưa, nắng thì kêu nắng, ở sao cho vừa lòng người? Ông trời còn không ở vừa lòng người nữa mà, huống hồ gì vợ chồng sống chung với nhau sao có thể vừa lòng người được? Nhưng  nếu theo lời của Đức Phật dạy, chúng ta sẽ sống vừa lòng vợ, vừa lòng chồng đấy bởi vì chúng ta mang cái luật pháp yêu thương, Từ Bi ra để đối xử bằng cách không nhìn lỗi lầm của nhau, không thấy lỗi lầm của nhau mà chỉ nhìn lại chính bản thân, tu sửa hàng ngày thì chúng ta sẽ được vợ, chồng yêu thương vô cùng.

Chúng ta làm được mà, chúng ta làm được, chúng ta ở vừa lòng người được đấy! Đối với xã hội mênh mông muôn người, trở về với gia đình chỉ có vợ chồng, con cái, nếu chúng ta thực sự biết nhìn lỗi của mình để sửa mà không nhìn lỗi của vợ, chồng lẫn nhau thì nhất định mỗi một chúng ta đã sống và làm hài lòng vợ, hài lòng chồng và con cái, gia đình sẽ hạnh phúc vô cùng. Khi ta làm vậy nghĩa là ta đã làm đúng chân lý của Đức Thế Tôn dạy: “Không nên nhìn lỗi người, hãy nhìn lại chính mình, hằng tu sửa thân tâm, mọi người đều thương mến.”

Hồi hướng:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Mu A Mu Sa.

Con nguyện hồi hướng tất cả công đức phước báu nếu tạo được chút xíu nào trong buổi sinh hoạt Phật Pháp sống trong Chánh Niệm và trì tụng Đại Bi Chú, Thất Bảo Huyền Môn, xin hồi hướng cho tất cả những con người đang phẫn nộ bởi những lỗi lầm của người khác mà sân giận, hung hăng đang tạo khổ cho nhau cảm được tình yêu thương của Phật, lòng Từ Bi của Phật mà Giác Ngộ ra chân lý đó để họ biết áp dụng pháp luật Từ Bi, yêu thương vào đời sống của họ để họ không soi mói và nhìn lỗi lầm của người khác, chỉ nhìn lại chính bản thân, sửa đổi hàng ngày thân, tâm của họ để họ luôn được yêu thương.

Xin Chư Phật chứng minh!      

Cám ơn các bạn và đại chúng!           

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts