Search

Khó hòa nhập với người thân trong nhà

Việc đối đãi với người thân trong gia đình đôi khi không thể hoà nhập và xảy ra nhiều mâu thuẫn tranh cãi. Còn đối với người ngoài đôi khi lại có thể hoà nhập hơn và dễ dàng hơn nhiều. Để ngăn chặn được cái tôi và ngọn lửa sân trong người, con cần phải học điều gì ạ thưa Thầy?

Trả lời: Mô Phật! Đó là tâm lý riêng. Đôi khi đối với người ngoài ta hay khoe mẽ, thể hiện cái lòng bao dung thương yêu, cho nên khi va chạm, ta cũng dễ du di và tha thứ. Đó là một góc độ. Và đôi khi có một góc độ khác “Ờ, người ngoài mà, liên quan gì đến ta”, nên ta dễ bình tĩnh hơn. Nhưng đối với người trong gia đình, chúng ta có sự trông đợi khác: họ là anh của mình mà, họ là em của mình, họ là cha của mình, họ là con của mình, họ phải như vầy, họ phải như kia. Cho nên khi mâu thuẫn, chúng ta dễ nổi sân bởi ta luôn trông đợi người gần gũi với chúng ta phải đối xử tốt với chúng ta, phải làm đúng theo ý của ta. Khi đối xử không đúng chừng mực gọi là tốt và cái định mực của ta thì ta dễ bực bội, bởi ta nghĩ rằng họ là những người thân mà còn như vậy. Đó là cái tâm lý rất chung của loài người. Và hầu hết trong mọi gia đình, trong mọi mối giao hảo giữa cha, mẹ và các con, vợ chồng, người thân trong gia đình thường hay bị xích mích hằng ngày.

“Ngọc bất trác bất thành ngọc”, những sự va chạm đó như viên kim cương vậy đó, nó sẽ cắt dần những góc cạnh thô để có thể trở thành đẹp hơn, phản ánh cái ánh sáng tình thương trong gia đình. Cho nên chúng ta cũng không ngại gì trong cái mối giao hảo của gia đình khi mình bực mình sân. Nhớ rằng, dù sao đi nữa thì người trong gia đình vẫn có tình yêu thương và sẵn sàng tha thứ cho chúng ta. Nếu chúng ta có thể dung hòa được cái cách đối xử đối với người ngoài và đối xử với người trong bằng sự quán chiếu mỗi ngày, ta sẽ tìm ra phương pháp hài hòa và dung thông, chân thật hơn với chính mình.

Và nhớ, con người thường dính mắc vào sự trông đợi nơi người khác phải đối xử như ta muốn. Phật gọi “cầu bất đắc là khổ” – tức là khi ta cầu và mong muốn những người khác làm theo ý ta, ta sẽ khổ. Bởi vậy, hãy bằng tâm yêu thương, làm tất cả những điều gì có thể làm được. Ngược lại, đừng trông đợi người gần gũi với chúng ta trong gia đình của chúng ta phải làm điều gì theo ý ta thì ta đã tránh bớt đi sự dính mắc, trông đợi và cầu mong người thân của chúng ta phải rập khuôn mẫu, đáp ứng nhu cầu cảm xúc của ta. Tu là giảm bớt nhu cầu đáp ứng cảm xúc của mình, tu như vậy mới có cơ hội phát triển tình thương rộng lớn hơn.

Hy vọng đầu năm chúng ta cùng phát triển cái tâm giảm bớt những nhu cầu đáp ứng cảm xúc riêng tư mà mở tâm Từ để rải tình thương tới với mọi người mà không trông đợi sự đền đáp của họ đối với chúng ta. Mô Phật!

Tham vấn Phật Pháp 15, https://youtu.be/Tzl8VlLOfVI

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn