Search

Bảo Lạc đánh máy

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa

Nguyện xin Chư Phật Mười Phương ban rải năng lượng Đại Từ Đại Bi tới muôn loài chúng sanh. 

Bảo Thành kính chào các bạn, chúng ta đang gặp nhau trên kênh Youtube thiền mật tông Thất Bảo Huyền Môn. Mời các bạn đăng nhập vào kênh nàY để chúng ta giữ được sự liên lạc với nhau. Cám ơn các bạn thật nhiều.

Các bạn thân mến, có câu nói “biển càng sâu, nước càng nhiều”. Nơi đại dương mênh mông, ở đại dương đó càng sâu thẳm thì nước càng nhiều và những sinh vật sống ở dưới vùng sâu thẳm đó càng phong phú muôn màu, muôn sắc. Nếu như lòng khiêm tốn của chúng ta. Chúng ta biết khiêm cung, khiêm tốn, nhún nhường thật là sâu như đáy đại dương kia, thì chúng ta nhất định sẽ đón nhận được hằng hà sa những kiến thức, lợi lạc cho cuộc sống, của kiếp người và đời sống của tâm linh. Bởi sự khiêm tốn, nhân đức khiêm cung. Khiêm cung và khiêm tốn đồng nghĩa. Nên nhớ sự khiêm tốn của chúng ta tạo ra phước đức. Nó có lợi như vậy, bởi càng khiêm tốn, phước đức càng nhiều, càng khiêm tốn càng tạo được công đức.

Tánh khiêm tốn rất quan trọng. Do đó, Đức Phật cũng dạy, các bậc Thầy Tổ cũng dạy lại cho chúng ta, cha mẹ, những bậc thầy giáo nói chung ở học đường hay ở trường đời luôn có bài học để khuyên bảo chúng ta hãy sống khiêm tốn. Dù chúng ta có giỏi tới đâu, dù chúng ta có hay tới đâu. Người xưa có nói “cao nhân tất hữu cao nhân trị.” Người này giỏi còn có người khác giỏi hơn. Núi này cao còn có núi khác cao hơn. Kiến thức của các bạn có uyên bác thì cũng có người khác có kiến thức hơn bạn. Thay vì kiến thức uyên bác đó cộng thêm lòng khiêm tốn nó sẽ lợi ích vô cùng cho thế giới, mà ta đang sống chung với nhau nó còn lợi ích cho đời sống của mỗi một con người. Bởi sự khiêm tốn nó giúp cho chúng ta hài hoà khí huyết, tinh thần và thân biết nhẹ nhàng. 

Các bạn có một câu chuyện hồi xưa. Câu chuyện vì đi tìm kiến thức thật là nhiều, học hỏi thật là nhiều. Một vị này tham vấn nhiều người rồi, kiến thức thì mênh mông vô tận. Mới tới hỏi một vị thiền sư vì nghe đâu vị thiền sư này chứng đắc và giỏi lắm. Nên vị này tới gặp vị thiền sư đó để tham vấn, hay nói đúng hơn là để tra vấn coi vị thiền sư này kiến thức tới đâu. Con người mà, lòng tự cao ai cũng có. Nhất là khi tuổi còn trẻ và khi trí tuệ người ta còn trẻ trung, ta vẫn tự cao tìm tòi để so sánh, để tra vấn để có gì đó hơn thua với người, hơn thua với đời. Cho tới khi lớn tuổi hơn một chút, hoặc dày dặn kinh nghiệm hơn trong vốn liếng sống ở đời, ta bắt đầu sống khiêm tốn hơn. Vị này khi tới gặp vị thiền sư kia để tra vấn, tham khảo kinh điển, kiến thức học thiền của thiền sư. Thiền sư nhẹ nhàng mới anh ta ngồi xuống, anh ta ngồi. Và thiền sư bắt đầu lấy trà và tách ra để mời anh ta uống trà. Thiền sư cầm bình trà và đổ nước vào tách trà. Ngài cứ đổ, đổ riết nước trà bắt đầu đầy tách trà và tràn ra ngoài nhưng ngài cứ đổ. Đổ hoài đổ hoài, nước cứ tràn và đổ ra thì vị tới tra vấn, tham vấn kia mới khó chịu và nói: Này thiền sư, nước đã đầy rồi sao ông còn cứ đổ. Vị thiền sư đó khiêm tốn nói: Này thưa anh, kiến thức của anh cũng đã đầy rồi sao còn phải đi tìm. 

Các bạn thân mến, một câu trả lời nhẹ nhàng của vị thiền sư, đã đánh động tâm thức của vị kia và làm bừng tỉnh tánh khiêm tốn mà nghĩ lại bao nhiêu năm qua đã sống trong sự cao ngạo, chiến thắng của kiến thức lượm lặt hoặc học hỏi được của anh ta. Trời cao còn có trời cao hơn. Núi này cao còn có núi khác cao hơn. Người này giỏi còn có người khác giỏi hơn. Nhưng giỏi đặc biệt đó, phải có tâm khiêm tốn thì kiến thức giỏi đó mới có cơ hội nảy mầm trổ hoa trái. Còn những kiến thức có nhiều mà trong tâm ta cao ngạo, ngạo nghễ, tranh đua, tranh chấp, tranh tài, đoạt lợi hơn thua với kẻ khác thì còn thời gian đâu để chúng ta áp dụng kiến thức đó vào đời lợi lạc cho mình. Có chăng thì chúng ta đang đốt cháy cả cuộc đời, thời gian ta đang có vào công việc hơn thua với người, đi từ chỗ này tới chỗ khác, chấp từ chỗ này tới chỗ khác, so đo từ chỗ này tới chỗ khác.

Nếu như một trong chúng ta vẫn còn có tánh cao ngạo đó thì chúng ta hãy nhìn lại để bớt đi. Bởi ai cũng có tánh cao ngạo, ai cũng muốn hơn người. Cái đó lệ thuộc thật nhiều vào lứa tuổi khi còn trẻ và cũng lệ thuộc vào thật nhiều kiến thức còn rất trẻ. Chứ khi mà tuổi đời trôi qua, kiến thức đã đầy đủ, ai trong chúng ta cũng sẽ có khiêm tốn. 

Đức tánh khiêm tốn rất quan trọng trong cuộc đời. Bởi khiêm tốn làm dung thông năng lượng của ta với trời đất. Lòng khiêm tốn, tánh khiêm tốn làm dung thông năng lượng yêu thương, sự kiềm mình, phá vỡ cái tôi, bản ngã để cho chúng ta sẵn sàng có được sự lắng nghe của những người khác. Nghe được nếu chúng ta không có sự ngã mạn, cống cao. Nếu chúng ta khiêm tốn thì chúng ta có thể lắng nghe được những điều ta đã biết để hiểu thêm về những điều ta đã biết. Ta có thể nghe được những điều ta đã hiểu để hiểu thêm những điều ta đã hiểu. Ta cũng có thể nghe được những điều ta chưa nghe để nghe được những điều ta chưa nghe. lợi lạc của lòng khiêm tốn rất quan trọng. Ai dám nói là ta biết tất cả, ai dám cười với tất cả mọi những người khác bởi kiến thức của họ tầm thường đâu.

Nếu các bạn ôm ở trong đầu tư tưởng đã quá đầy để đi tìm một người khác để tra vấn, tìm tòi hơn thua thì cũng như vị thiền sự kia đổ trà vào tách trà mãi cho tràn ra, bạn sẽ bực mình lắm. Khi mời bạn uống trà mà cứ đổ để nó tràn ra như vậy, bạn đã bực mình rồi. Huống hồ chi mà bạn mang kiến thức của bạn đó, đầy rồi. Mà các bạn thấy là nhiều rồi đó, mà cứ đi đổ vào những người khác để tra vấn, để thẩm vấn, để hơn thua thì cảm giác của người ta nếu như mình cũng khó chịu dữ lắm. Nếu biết tách trà tràn ra để mời mình uống, đổ đầy lên bàn khó chịu lắm, thì sao chúng ta lại muốn tranh chấp với người khác.

Sự khéo léo của vị thiền sư kia là đánh thức tánh cống cao ngã mạn của vị học giả này. Và vị học giả này cũng thông thái bởi vì chỉ qua một câu nói nhỏ nhẹ: kiến thức của anh ta đủ đã tràn ra rồi, mà tỉnh ngộ, không còn cống cao ngã mạn nữa. 

Đó là nhờ sự thông thái. Chứ còn như chúng ra đã bao nhiêu lần được bạn bè hoặc là cha mẹ, những người lớn, hoặc những người thương yêu nhắc nhở, ta đâu có dừng được tự ngã, bản ngã, cống cao của mình. Ta bám vào danh, quyền, chức, cái tôi của mình để mà không coi ai ra gì nữa. Bản ngã, cái tôi đó lớn quá, nó làm mù con mắt trí tuệ. Nó làm xa cách tình thương của những người quan tâm đến ta. Thực ra trong cuộc đời ta đã gặp thấy biết bao nhiêu người yêu thương họ sửa lưng hoặc là họ nhắc khéo để ta sửa, để ta đừng cống cao ngã mạn cho mình là cao lớn. Nhưng ta chưa đủ phước duyên để nhận ra điều đó, ta vẫn đắm chìm trong cái tôi cao lớn của chính mình.

Hi vọng các bạn sẽ có cơ hội trở thành nhà thông thái, vân du đây đó. Gặp được vị thiền sư rót trà cho quý vị. Và cũng hi vọng nhà thông thái như các bạn, có cơ hội nhìn được tách trà mời mình uống tràn mãi ra bàn. Để nói rằng đã tràn ra rồi sao còn rót, để nghe được lời của vị thiền sư nói: kiến thức ta cũng uyên bác sao còn tranh chấp làm chi. 

Các bạn, sự tranh chấp ở trong đời nó tế nhị đến mức mà ta không nhận ra ta đang nhập cuộc tranh chấp với người khác. Nó tế nhị đến mức mà ta không nhận ra rằng ta đang muốn hơn thua với người khác. Nó còn hoá hình hoá thân để ta không nhận ra rằng cái tôi của ta quá lớn. Khiêm tốn rất quan trọng, nó giúp cho đời sống ôn hoà, nhẹ nhàng. Nó giúp cho thế giới thái bình. Nó giúp ổn định tâm thái của ta vào cuộc sống. Người càng khiêm tốn thì khí phách càng thanh tịnh, càng nhẹ nhàng, càng thâm sâu. Người càng khiêm tốn thì kiến thức của họ càng sâu như đại dương trùng trùng. Và trong đại dương mênh mông vô tận đó, hằng hà sa sự sống được nuôi dưỡng. Người khiêm tốn sẽ nuôi dưỡng được kiến thức bao dung cả trời đất. Mà bản ngã thì biến mất, sống thật an vui. Ngay cả bên cạnh ta có những con người sống chung cũng không thể nhận ra người có kiến thức uyên bác đó. Bởi tâm họ khiêm tốn, khiêm tốn nhẹ nhàng như mặt đất để dung chứa tất cả mọi sự sống và làm cho tất cả mọi mầm sống có cơ hội nảy mầm, sống dậy khoe sắc, khoe hương, an vui, chung sức với muôn loài. Tánh khiêm tốn thực sự rất quan trọng.

Các bạn ơi, Bảo Thành tin tưởng các bạn không có tự cao. Các bạn là những người rất khiêm tốn. Nhưng nếu như một lúc nào đó tâm khí tự cao trỗi dậy mà các bạn cùng với Bảo Thành muốn tranh chấp với người khác, muốn hơn thua, muốn chứng tỏ cái tôi của mình về điều gì đó gọi là kiến thức uyên thâm hay giỏi giang của mình đó, thì chúng ta hãy nhớ đến câu chuyện thiền sư mời khách uống trà ngày hôm nay. Để chúng ta có được một sự tư duy là nếu như chúng ta có, thì cái có của chúng ta cũng chỉ thế mà thôi. Chẳng cần mang có của mình áp đặt vào đầu của người khác. Hãy sống khiêm tốn để kiến thức uyên thâm của mình có cơ hội được áp dụng, được ứng dụng, mang niềm vui, mang lại hạnh phúc cho muôn người. Sử dụng được kiến thức đó để phục vụ cho muôn người, điều đó rất quan trọng. Chứ còn chỉ sử dụng kiến thức uyên bác ta có để hơn thua thì hoá ra ta chỉ là một cái kho, dù cái kho đó có rộng chứa được nhiều thứ đi nữa mà những thứ chất chứa trong đó không được sử dụng trong cuộc sống lâu dần nó cũng sẽ bị hư. Dù chúng ta uyên bác tới đâu đi nữa mà kiến thức đó chỉ mang đi so sánh thì lâu dần nó cũng bị chết theo năm tháng già nua của định luật nhân quả, định luật sinh tồn của cuộc đời. Hãy khiêm tốn và chia sẻ kiến thức của mình, hãy khiêm tốn để có nhiều cơ hội ứng dụng kiến thức của mình để giúp đời. Và nhất là giúp chính đời sống của chúng ta. 

Cám ơn các bạn theo dõi.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts