Search

Khi chết đem thiêu để không còn luyến tiếc thân sẽ dễ siêu sinh?

Dạ thưa Thầy con nghe nói là khi chết thì nên thiêu để mình không còn luyến tiếc thân để dễ siêu sinh như vậy đúng k ạ? Con xin Thầy khai thị. Mô Phật

Từ ngàn xưa rồi, con người chết có nhiều cách, thứ nhất là chôn bởi theo niềm tin, có những tôn giáo người ta tin rằng, sau khi chết một thời gian nào đó sẽ sống lại với thân xác đó, vì niềm tin đó người ta không bao giờ hỏa thiêu, người ta chôn để khi có cơ hội sống lại, đó là một cách chôn. Trong Phật giáo, chết cũng chôn bởi theo truyền thống, truyền thống niềm tin đó hoặc truyền thống của phong thủy thì chết rồi muốn chôn vào mộ huyệt cho tốt đẹp, nơi những phong thủy tốt để phát. Sau này con cháu phát lộc, phát tài, thành danh, những chuyện này trải dài theo lịch sử của những người Á Đông của chúng ta từng hay chôn, bởi vì ông bà, cha mẹ, người thân mà chết, chôn xuống đúng chỗ con cháu, hậu duệ sau này sẽ phát, đó là một niềm tin, ta gọi là niềm tin nhưng có một cách nữa là hỏa thiêu, rồi thêm một cách nữa là thủy táng như người Ấn Độ, chết rồi thả trên dòng sông Hằng, cách nữa là Điểu táng, tức là như người Tây Tạng ở trên ngọn núi cao chót vót Hi Mã Lạp Sơn chẳng có đất để chôn, phương tiện môi trường ở đó giá băng nhưng có nhiều loài chim kền kền ăn thịt cho nên từ đó hình thành một cách Điểu táng tức là lóc thịt ra thả cho chim ăn. Cũng có những con người dân tộc khi cha mẹ, ông bà chết không chôn, không thủy táng, không điểu táng mà để trên cây, các bạn đọc biết rồi, mang hòm hoặc mang xác phơi lên trên cây. Thật là nhiều những phương pháp để đưa người chết ra đi, chôn, thiêu, thả nước, lóc thịt, cho lên cây, thả xuống động, đủ mọi hạng, nhưng chúng ta theo phật, học theo gương của đức Phật với một truyền thống Ấn Độ cổ xưa thường thiêu. Hỏa thiêu, thứ nhất, là giữ cho môi trường trong sạch, để không làm dơ bẩn môi trường, ảnh hưởng đến môi trường, dĩ nhiên thuở xưa thiêu vẫn còn hơi đơn thuần thiên nhiên, khói bốc mù mịt, nhưng bây giờ thiêu có quy trình máy móc tốt lắm, cho nên tất cả những phương pháp chôn đều tùy thuộc vào niềm tin nhưng hỏa thiêu với mục đích là giữ sạch môi trường, gọn nhẹ, để cho người sống lỡ mà chôn vào đâu rồi phải bôn ba xứ người, không trở về, không áy náy, và chỉ có thể thờ trên di ảnh hoặc tên tuổi, tượng, hình của người thân đã khuất. Mà chúng ta thường thiêu rồi vẫn để một phần tro cốt ở lại đó để thờ ở nhà, ký ở trong chùa, để có chỗ mình về nhớ về tổ tiên, một phần như vậy là cũng đã đủ, trở lại vấn đề rằng có phải chăng hỏa thiêu là để siêu thoát không còn lưu luyến xác phàm hay không? Điều đó không đúng, dù bạn chôn họ cũng chẳng ở dưới mộ huyệt đó, dù bạn lóc thịt ra cho chim ăn cũng không ở trong bụng chim, thả trên sông cũng chẳng nằm trên dòng sông, chết bờ, chết bụi, chết đường, chết xá, chết sông, chết núi, chết đụng xe, chết bờ rào, chết ao, chết chỗ nào thì thần thức của người đó cũng chẳng ở đó. Người ta sẽ tái sanh rồi, cho nên dù chết dưới mọi hình thức nào, thiêu chôn như thế nào, thì người kia cũng đi tái sanh theo nghiệp, chẳng phải hỏa thiêu để dễ tái sanh không lưu luyến như trường hợp câu hỏi lúc nãy lúc đầu đã trả lời, cho nên trả lời rằng hỏa thiêu để khỏi lưu luyến, dễ tái sanh, điều đó không đúng theo tinh thần của đức Phật, bởi chết theo nghiệp mà đi chẳng lưu luyến xác phàm này nữa, nên chúng ta tùy theo hoàn cảnh môi trường, tùy theo niềm tin, vùng miền, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán và dòng tộc của nhà mình như thế nào ? ta làm như vậy. Bởi vì đó chỉ là một nghi lễ mà thôi, không quan trọng, phần tâm là người thân khi mất đi sẽ nương vào chánh pháp của như lai, thiện nghiệp của họ mà tái sanh, thiện nghiệp nhiều tái sanh về cảnh lành, thiện nghiệp giảm đi tái sanh về cảnh thấp hơn, thấp hơn, thấp hơn, cho nên khi sống mỗi người chúng ta phải nhắc nhở cha mẹ, ông bà, người thân còn đang sống, tích lũy thiện nghiệp, phước báu, để khi thọ mạng viên chung, đến thời phải chết, thì tái sanh theo thiện nghiệp nhiều hơn để lên cảnh giới thiện lành nhiều hơn

Tham vấn Phật Pháp 5, https://youtu.be/Q6TbM53gkKs

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts