Search

Giấc mơ nhìn thấy người đã chết

Thưa thầy Bạn con hay có những giấc mơ về những người đã chết. Họ về kêu đi, trong nhiều cảnh giới khác nhau bạn ấy nhìn thấy rất rõ và nhớ tường tận sau khi thức dậy. Có những người hàng xóm chết rồi cũng về trong những cảnh rất tội nghiệp. Bạn con không sợ, chỉ thấy thương họ và thường nhờ lên chùa cúng cho họ. Những hiện tượng xảy ra vậy là vì sao? Hiểu sao cho đúng, nên làm gì, xin Thầy khai thị cho chúng con. Mô Phật

Mô phật, các bạn, từ ngàn xưa, con người luôn luôn có những giấc mơ đi vào trong giấc ngủ của chúng ta, hoặc đôi khi mơ mơ màng màng, và trong những giấc mơ tới với con người, chúng ta chưa có cơ hội hiểu. Do đó chúng ta thường hay đi giải mã giấc mơ, có những giấc mơ được gọi là giấc mơ đẹp, mộng đẹp, có những giấc mơ không tốt, mang lại sự sợ hãi gọi là ác mộng, theo như khoa học phát triển hiện nay. Nói rõ hơn về những lời đức phật dạy, não bộ của con người có khả năng phát ra những gì đã thu nhận vào bên trong. Cái não bộ vi tế mà có thể có một phần chứa bởi năng lượng được chuyển di từ kiếp này qua kiếp sau đó gọi là thần thức. Não bộ có chức năng chuyển năng lượng và những điều đã xảy ra từ những hiện tượng ta chứng kiến đưa vào trong đó rồi tái tạo thành giấc mơ, xảy ra bởi những kiến thức ta tiếp thu qua những sự học, sự học trực tiếp trong trường, sự học trực tiếp nơi tiếp xúc với con người hoặc sự học khi chúng ta đọc, nghe, thấy, nhìn qua các giác quan đưa vào biến thành một kiến thức thầm lặng đi vào trong thần thức, đi vào trong bộ nhớ của chúng ta, cho nên tất cả các giấc mơ đều là những dữ liệu đã đi qua những giác quan của chúng ta và được giữ lưu lại trong a lại da thức, nói cho đúng hơn, là trong bộ nhớ của chúng ta. Và những thông tin lẫn lộn đó, khi đi vào giấc ngủ, con người thư giãn, nhưng vẫn lo lắng về chuyện gì, suy nghĩ về một ai đó, thì những thông tin dữ liệu về việc đó, người đó được lập trình nhiều năm, nhiều lần tái hiện, nên làm cho chúng ta thỏa mãn sự mong chờ và nhớ nhung đó, và tất cả những giấc mơ về những hiện tượng như người chết bị khổ, bị đói và rồi chúng ta, người phật tử tại gia đi tới chùa cầu an, cầu siêu cho những người mà ta mơ thấy, đầu tiên nói về tâm lý và nói về tinh thần phật học là điều tốt dù rằng chỉ là một giấc mơ. Nhưng trong giấc mơ đó, ta nhớ về người xưa hoặc có hình bóng của người xưa là người thân hoặc những người quen biết tái hiện lại trong giấc mơ bằng những dữ liệu. Ta thấy họ đói, họ khổ, họ đau, họ buồn làm cho chúng ta nhớ, thương về họ, Và rồi chúng ta sẽ đi tới đúng chỗ nơi các chùa, chiền, am, thất, tiếp cận với các thầy mà ta có nhân duyên, các bậc thầy có đạo đức, đức hạnh, để nương vào tiếng kinh, tiếng kệ, tiếng chuông, mõ, nơi thanh tịnh của tâm và đời sống giới hạnh ở trong các khuôn khổ của nhà chùa để mà luôn luôn thức niệm thân tâm trong giới đức, những vị đó sẽ hợp nhất với tinh thần của đức Phật để hồi hướng những lời dạy của chư phật tới cho những hương linh, dù rằng những hương linh đó đã không còn ở trong trạng thái như vậy mà đã tái sanh rồi nhưng vẫn tốt. Bởi dù tái sanh về cảnh nào đi nữa, sự hồi hướng trong năng lượng thanh tịnh, khai thị của lời phật thì một phần người thân của chúng ta sẽ lãnh nhận được, còn sáu phần dành cho những ai dâng sớ cầu siêu, cầu an đều lãnh nhận. Điều đó trong kinh Địa tạng phẩm số 7 nói thật rõ ràng nếu chúng ta cầu siêu cho ai đó, thì chỉ một phần hương linh đó được lãnh nhận, còn 6 phần thuộc về ta cho nên khi mơ thấy như vậy ta đi cầu siêu là ta đã lãnh nhận được phước báu trong sự tỉnh thức. Bởi vì một lần nữa thương về người quá cố, mà được nghe lại lời kinh để chúng ta nhận rõ được đời sống này cần có ý thức rằng cần thay đổi hành động, hành vi, lời nói, suy nghĩ để chúng ta không phạm vào những lỗi lầm tạo nghiệp chướng để ngày cuối ta ra đi trong sự nhẹ nhàng. Đó là ý nghĩa đầu. Phân tích cho sâu hơn, đó không phải là một hiện tượng thực. Rằng là những người thân của chúng ta chưa siêu thoát mà thần thức hương linh còn lưu luyến hoặc bị giữ lại trong trần gian này và tìm cách tiếp xúc với chúng ta để nhờ chúng ta cầu kinh, cúng kiếng. Hiểu như lúc đầu câu hỏi tức là không sợ, nhưng đã tìm đúng chỗ là quý thầy, quý sư cô, nhà chùa, nơi các thiền viện để nương vào đức hạnh của các ngài cầu siêu đó là đúng, tích cực nhưng vẫn có xu hướng tiêu cực là: khi chúng ta mơ thấy như vậy liền chạy theo bởi sợ mà, sợ người thân của chúng ta khổ. Rồi không tìm đúng chỗ, không hiểu đúng giáo lý, chạy theo những lời diễn giải mông lung không đúng để tìm thầy pháp hoặc dùng những phương pháp cúng kiếng, phạm vào giới sát sanh nhưng không phóng sanh hoặc là những điều mê tín dị đoan thì người mà đã tái sanh rồi không những không hưởng được sự cúng dường qua kinh kệ mà ta cầu siêu cho họ, một phần phước báu chẳng nhận được mà 6 phần sợ hãi, tổn phước ta lại phải lãnh nhận bởi ta đã nương nhờ vào chỗ sai, chỗ mê tín dị đoan. Cho nên nếu các bạn mơ thấy điều đó. Bảo Thành nhắc lại, đây không phải là sự khẳng định người thân vẫn còn, chỉ là giấc mơ, bởi dữ liệu qua tình thương, qua thông tin ta tiếp cận với người đó, qua kinh sách, qua báo chí, qua tất cả những gì ta tiếp cận nói về sự chết. Bởi trên đời có thật nhiều những cuốn sách, cuốn kinh, lời nói, lời giảng nói về địa ngục, sự chết, ngạ quỷ, mà khi ta nghe được nó tiếp thu, nó hình thành thông tin, dữ liệu để tái tạo trong giấc mơ. Bảo Thành sẽ đi sâu vào nó sau khi quyết định xong vấn đề này. Có nghĩa là khi mơ ta nên chọn tới với các bậc thầy có đức hạnh để cầu siêu, ta hưởng được phước báu đó 6 phần để sống tỉnh thức, đừng đi tìm những mê tín dị đoan tổn phước nghe các bạn. Bây giờ đi sâu vào lời của Đức Phật dạy, khi mỗi một người, mỗi một chúng sanh chết đi thì theo thiện nghiệp mà tái sanh ngay, nếu người đó có nhiều thiện nghiệp, hoặc theo ác nghiệp tái sanh ngay nếu người đó ác nghiệp là cực ác. Cực ác và cực thiện tái sanh ngay tại chỗ, còn ở dạng chút chút thiện, chút chút ác, chưa tái sanh ngay, đây là lời diễn giải trong kinh A Hàm, đặt ra con số 49 ngày, như con số ước định của loài người để cho thân nhân, người còn sống có cơ hội dành chút thời gian làm lễ cầu siêu trong 7 thất, trước là hồi hướng cho vong linh đó, trong cuộc sống đã nghe kinh hoặc chưa nghe kinh, nhưng khi mất đi vẫn còn có cơ hội gặp tới người thân đọc kinh và thông tuệ cùng với lời kinh của các bậc có giới đức, để hương linh đó có cơ hội nghe tiếp. Dù vẫn biết rằng khi ta mất thân phương tiện, thần thức vẫn có cơ hội nghe để đi đến sự hiểu biết và rồi tự giải thoát mình khỏi những ràng buộc của ác nghiệp. Và trong sự cầu siêu như thế 49 ngày đó, các chư tổ đặt ra như vậy, chứ chư Phật không nói về điều đó, nhưng các bậc tổ thường đặt ra làm lợi ích cho người thân còn sống bởi hầu hết sau 3 ngày chôn ta hay quên, cho nên trong 3 ngày chết đó kéo dài 49 ngày để cho người còn sống, thân nhân có cơ hội canh tân, sửa đổi, sám hối và nhắc nhở mình con người như cát bụi, tới rồi đi, sống là sống, chết là trở về với bụi đất, nên cần phải quán chiếu với sự chết để sống cho đúng với giới hạnh. Cho nên con số 49 là con số được tròn theo con số may mắn nhất của nền Hán học bởi chúng ta ảnh hưởng của Phật học Trung Hoa, dù là Phật học của nước nào đi nữa thì chỉ là con số tượng trưng theo ý nghĩa loài người cảm nhận rằng là tốt đẹp, không có gì xấu, không có gì tốt, không có gì sai, không có gì đúng, mà chỉ là còn số ước định theo những nền văn hóa Phật học của từng quốc gia, cho nên ta quen, rồi từ quen theo nghi thức 49 ngày tuần thất. Trở lại vấn đề theo như kinh Đức Phật nói tái sanh ngay tại chỗ dù là ác nghiệp hay thiện nghiệp, dù là ít thiện nghiệp hay ít ác nghiệp thì cũng tái sanh. Chư tổ lập ra như vậy để ta tu, trở lại vấn đề nói cho thật rõ ta nên hiểu như thế nào? Nên hiểu như vậy, nếu bạn mơ thấy những giấc mơ như vậy, chắc chắn các bạn đã nghe qua kinh sách nói về chết, chắc chắn các bạn đã đọc qua những thông tin, những dữ liệu, và rồi đã tiếp cận một cách nào đó trong cuộc sống, nó đưa vào trong não bộ, và khi các bạn còn có niềm tin vào tôn giáo, với những thông tin đó cộng hưởng thêm tình thương nhớ về cha, về mẹ, về người thân, cho nên niềm thương nhớ đó, nỗi niềm đó tác động vào trong não bộ, cái thức của ta mà có thông tin dữ liệu về sự chết, về sự tái sanh, về địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, về những cảnh giới đó, nó liền hợp tác với niềm thương nhớ, hai luồng, một là bộ nhớ, hai là niềm thương nhớ, phối hợp với nhau nó sẽ tạo ra những giấc mơ như vậy trong đời sống, người nào có tình thương nhiều với cha mẹ, với người thân và có nhiều thông tin về những cảnh giới tái sanh thì thường có những giấc mơ như vậy. Nói theo 2 góc độ, góc độ tốt là những giấc mơ đó đưa chúng ta tăng trưởng kiến thức, sự tu tập nương nhờ vào các bậc giới đức để mà thành tựu phước báu, cái thứ 2 sẽ nguy hại nếu chúng ta rơi vào mê tín dị đoan, đi bói toán, đi lên đồng, lên cốt để hỏi về hiện tượng, người ta sẽ vẽ vời, thứ nhất là sẽ tốn tiền, tốn sức, tốn thời gian mà tổn phước báu, cho nên nếu các bạn có giấc mơ như vậy các bạn phải hiểu đây là những thông tin dữ liệu ta đã lượm lặt, đã đọc, đã học, đã nghe về cảnh giới tái sanh cộng hưởng thêm với tình thương của ta, tình thương lớn của ta đối với người thân phối hợp tạo thành giấc mơ, chỉ là giấc mơ cho nên trong Kinh Bát nhã đức Phật dạy: “Viễn ly điên đảo mộng tưởng”, nếu như chúng ta chưa viễn ly được điên đảo mộng tưởng này như tâm của vị bồ tát, thì ta nương vào niềm tin để đi tới với chùa, gặp các bậc tôn túc, các sư cô có giới hạnh để cầu siêu. Điều đó tốt, nhưng chớ có đi tới các thầy pháp, hoặc các thầy bói toán giải mã giấc mơ hù dọa cho sợ rồi tạo thành những sự cúng kiếng không phù hợp chân lý ta sẽ tổn phước. Hy vọng cách giải thích ngắn gọn như vậy các bạn sẽ nắm được.

Tham vấn Phật Pháp 5, https://youtu.be/Q6TbM53gkKs

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts