Search

Thu Hằng đánh máy
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Mu A Mu Sa
Con nguyện mười phương chư Phật ban rải tha lực Phật điền đại từ đại bi tới muôn loài chúng sanh.

Bảo Thành kính chào các bạn, gặp nhau trên kênh YouTube chúng ta đồng niệm hồng danh của Đức Bổn Sư để chúng ta nguyện xin Ngài gia trì cho buổi pháp thoại chia sẻ của chúng ta được sự lợi lạc cho mọi người.

Các bạn thân mến, Bảo Thành kể cho các bạn nghe một câu chuyện về tiền thân của Đức Thế Tôn, của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Thời đó Đức Phật kể một câu chuyện như vầy. Ở một thành phố đó, có một gia đình trưởng giả nhiều đời luôn luôn đầy đủ phước báu, bởi gia đình trưởng giả này luôn làm từ thiện, giàu có, ruộng đồng, lúa, vàng bạc, châu báu nhiều đời rồi, giàu có vô cùng. Đời đời ông cha luôn luôn biết làm việc thiện giúp đỡ người nghèo khi hoạn nạn, khi túng thiếu. Khi gặp những chuyện thiên tai nạn lụt thì luôn luôn mang lúa thóc ra để cho người dân, giúp cho người dân qua cơn ngặt nghèo đó.

Bảy đời đã trôi qua, và đến đời thứ 7, người con tên là Y Lý Sa, thừa hưởng cái gia tài đó. Ông Y Lý Sa này khác với đời ông bà của mình, keo kiệt vô cùng, không có tâm biết từ thiện, không có tâm biết giúp đỡ người, chỉ biết ôm giữ cho riêng mình. Của cải giữ khư khư ở trong nhà, tiền bạc giữ khư khư ở trong nhà, lúa thóc đồ ăn thì đầy hết ở trong bồ mà không bao giờ biết cho ai.

Thời đó đến lúc dân làng bị nghèo, mùa màng bị thất thu đói rét, nhưng ông ta cũng không cho ai một chút xíu gì. Nhiều người theo truyền thống của ông bà họ, thường được thừa hưởng sự bố thí của gia đình ông Y Lý Sa, cũng thường lui tới xin nhưng không có được cho. Ông Y Lý Sa này một hôm đi chơi, ông ta đi qua quán hàng rượu. Ông ta thích uống rượu. Ở đó bán rượu thật là nhiều, nhưng ổng mua ổng uống thì ổng lại sợ người ta xin. Ổng keo kiệt mà, vốn keo kiệt, nhưng mà thèm quá, không sao mà kềm được, ông ta liền mua thật là nhiều rượu, chui vào bụi cây ngồi uống một mình, rồi say khướt không biết đâu mà về, nằm đó ngủ luôn.

Cha của ông bởi vì làm việc thiện thật là nhiều nên được tái sanh vào cảnh của chư thiên. Trên cảnh giới của chư thiên, cha của ông ta thấy rằng đứa con của mình không có cái tâm phước thiện và làm đúng như ông bà tổ tiên. Trong lúc đứa con say nằm ở bụi cây ngủ từ ngày này qua ngày kia, cha của ông liền hiện thân trở thành ông Y Lý Sa đi vào trong nhà, ra lệnh cho gia nhân phát thóc phát gạo rồi bố thí tiền bạc cho người dân đang đói nghèo trong năm mà mùa màng bị thất thu. Dân chúng hớn hở trở lại, hạnh phúc vô cùng bởi nay nhờ vị đại gia này như 7 đời trước làm từ thiện nên họ vượt qua những cơn ngặt nghèo trong cuộc sống thiên tai nạn lụt. Nhưng khi ông Y Lý Sa tỉnh dậy.

Ông ta về nhà, thấy có một ông Y Lý Sa khác giống như mình đang cho gạo cho tiền thì ông ta rất là tức. Ông ta không chấp nhận chuyện đó. Ông ta mang lên quan tòa để tố cái ông kia đã giả dạng ông. Nhưng khi lên trên quan, quan hỏi ai là người thật, ai là người giả, phương pháp duy nhất là phải lấy người vợ ra để nhận coi ai là chồng mình để biết người giả người thật. Nhưng cái người vợ lại nhận ông Y Lý Sa giả tức là người cha hiện thân người con trở về. Ông kia tức tối vô cùng. Ta là người thật. Ta là người chồng mà sao vợ không nhận ra ta. Và rồi trải qua một cuộc tranh chấp như vậy. Cuối cùng ông Y Lý Sa thật đã bị thua và người cha tiếp tục phát gạo thóc như thế. Khi ông Y Lý Sa thật sự trở về và hỏi người kia rằng sự thật như thế nào xin hãy cho biết. Lúc đó người cha mới hiện thân thực sự và nói cho người con biết về 7 đời nhà mình có tâm phước thiện, luôn giúp dân nghèo khi gặp sự thiên tai nạn lụt, mùa màng thất thu, đói khổ thì luôn luôn giúp. Nhờ vậy mà mới có phước báu tồn tại đến này nay. Mà cũng nhờ vậy mà cha mới tái sinh vào cảnh của chư thiên, người con nghe thấy như vậy, ông Y Lý Sa sám hối và từ đó nghe theo lời của cha chỉ dạy làm y như 7 đời trước của ông bà dòng tộc mình, bắt đầu chuyện từ thiện trở lại và giúp đỡ dân nghèo khi cần cấp.

Đức Phật kể câu chuyện đó xong thì Ngài nói ông Y Lý Sa, người biết sám hối kia chính là hiện thân của Đức Phật trong thời quá khứ. Ngài trong thời quá khứ chính là ông Y Lý Sa, cũng đã keo kiệt, cũng đã không theo truyền thống, sự truyền dạy của cha ông mình, mang cái tâm rộng lớn yêu thương san sẻ và từ thiện giúp đỡ mọi người. Keo kiệt như vậy, rồi cũng bê tha rượu chè say sưa, nhưng phước báu vẫn còn, cha của mình hiện thân dạy dỗ, và phước báu vẫn còn đó, biết sám hối thật sự, sám hối thật sự để cuối cùng trở về với sự giáo truyền biệt lập thực sự của gia đình là từ thiện làm đầu trong cuộc sống. Để có được phước báu làm từ thiện đó, chúng ta cần phải có trí tuệ và tình yêu thương thật sự.

Các bạn thân mến có lẽ trong cuộc sống hiện tại của chúng ta, chúng ta vẫn thấy những người đi làm từ thiện, chúng ta thấy nhiều bạn đi làm từ thiện nhưng cuộc sống hiện tại chúng ta quay cuồng trong lo toan cho chính mình, rồi chúng ta ít có thời gian để noi gương làm việc thiện. Ông Y Lý Sa có thể vùi đầu trong rượu chè say sưa, ngủ quên, chúng ta lại vùi đầu trong công việc hằng ngày, trong tiền tài danh vọng địa vị, ngủ quên trong chiến thắng và sự thành công của chính mình để không còn chút thời gian mang tâm từ thiện giúp đỡ mọi người. Nhớ rằng đã mang thân người thì chúng ta nhiều đời đã có được phước báu biết làm từ thiện rồi, như Y Lý Sa, ông ta 7 đời trong gia đình đã từng làm từ thiện để giúp đời, nhưng đến đời ông ta, ông ta không làm được chuyện đó nhưng vì được khai thị sám hối mà trở về với truyền thống của gia đình.

Chúng ta cũng vậy, qua câu chuyện của Đức Phật kể thì Đức Phật đã ngầm cho chúng ta biết, chúng ta đã nằm ở trong truyền thống chính tự thân làm từ thiện nhiều đời rồi, có thể vì kiếp này bận rộn quá nhiều chúng ta quên làm từ thiện, quên mở lòng, trải lòng ra để giúp đỡ mọi người, nên Đức Phật đã nhắc nhở cho chúng ta phải biết sám hối và hãy biết đứng dậy làm từ thiện cho đời, hãy giúp đỡ những người nghèo khổ, hãy giúp đỡ những người thiếu may mắn, hãy giúp đỡ những người đang gặp những hoàn cảnh ngặt nghèo trong xã hội. Nếu chúng ta có cơ hội làm từ thiện đó, chúng ta sẽ tăng trưởng phước báu hiện tiền trong cuộc đời này, chúng ta cho một sẽ được 10, cho 10 sẽ được 100, sự cho đi sẽ lãnh nhận trở lại. Cho đi tức là làm tăng trưởng phước báu để có thêm nhiều, đây là một ý nghĩa cao siêu trong Phật pháp. Ta cho đi ta sẽ nhận lại, bất cứ ai cho đi cũng sẽ nhận lại nhiều, nhận lại tình thương, nhận lại phước báu, nhận lại quả thiện, nhận lại tất cả những điều cao quý nhất mà chúng ta đã cho đi, từ thiện là một pháp nhiệm mầu để chuyển hóa đau khổ của mọi chúng sanh và cũng để tăng trưởng phước báu cho những ai biết làm từ thiện.

Các bạn thân mến. Có thể hơi khó nghe đối với những ai chưa quen làm từ thiện, nhưng nếu chúng ta là phật tử, hoặc chúng ta không phải là phật tử đi nữa, thì trong cuộc sống từ thiện vẫn là một nghĩa cử đẹp, một nghĩa cử khi chúng ta san sẻ như vậy sẽ giúp cho thật nhiều người bớt đi một phần khổ đau trong cuộc đời. Từ thiện là một nghĩa cử cao quý. Chúng ta dù là Phật giáo hay không là Phật giáo thì làm từ thiện vẫn là nghĩa cử cao quý mỗi người chúng ta nên làm. Huống hồ chi chúng ta là đệ tử của Phật, nghe được lời của Phật và nghe Phật kể về tiền thân của Ngài là ông Y Lý Sa keo kiệt tới mức không theo truyền thống của gia đình, nhưng cuối cùng được khai thị bởi cha của mình, thì lại tiếp nối truyền thống đó, sám hối và làm từ thiện. Từ đó gia đình của ông không chỉ 7 đời mà đời đời đầy đủ phước báu, giàu có, luôn luôn dư dã. Khi chúng ta biết làm từ thiện, kho báu của chúng ta sẽ dư ra. Khi chúng ta biết san sẽ giúp đỡ những người khác, kho báu của chúng ta sẽ tràn đầy. Khi chúng ta biết nâng đỡ những người nghèo, hèn, khổ trong cuộc đời, chúng ta sẽ được đầy đủ và no ấm. Khi chúng ta cho đi là chúng ta nhận lại. Khi chúng ta bố thí là chúng ta được phước. Khi chúng ta sẵn lòng cho ra là chúng ta đang chờ đợi nhiều phước báu mà chúng ta thu hoạch được chính trong những nghĩa cử cao đẹp đó. Hãy bắt chước ông Y Lý Sa, chúng ta biết sám hối, biết nhìn lại cho rõ những năm qua ta không bao giờ làm từ thiện, thì bây giờ hãy bắt đầu bằng việc thật là nhỏ, từ thiện khi có cơ hội, từ thiện bằng tấm lòng, từ thiện bằng trí tuệ, từ thiện bằng từ bi để chúng ta tăng trưởng phước báu cho mình và hồi hướng phước báu đó cho con cháu của chúng ta.

Chúng ta hãy khơi dậy nguồn tâm từ thiện của mình, và cũng hãy hướng dẫn cho con cháu của mình biết làm từ thiện giúp đỡ những người khác. Khi làm từ thiện, chúng ta sẽ tăng trưởng phước báu thật là nhiều. Khi làm từ thiện chúng ta sẽ thành công. Và khi làm từ thiện chúng ta sẽ được bình an và hạnh phúc. Ai cho đi sẽ được nhận lại. Ai gửi gắm tất cả cho người khác thì sẽ được người ta trao lại cho mình thật nhiều. Trong cuộc sống cần lắm những tấm lòng biết làm từ thiện. Nhất là trong xã hội hiện đại ngày nay ta đang sống, bao nhiêu con người còn đau khổ ở ngoài kia rất cần chúng ta làm từ thiện để họ có thể vượt qua được chặn đường gian khó hiện tại trong cuộc đời, để có được sự vui vẻ và hạnh phúc, để có được nụ cười ấm áp trong cuộc đời mà sinh ra trong kiếp thân bất hạnh hiện tại. Chúng ta hãy cùng nhau làm từ thiện giúp đỡ người với điều kiện chúng ta có, và với cái tâm hoàn toàn hoan hỉ tăng trưởng phước báu cho mình.

Cám ơn các bạn đã nghe qua câu chuyện này, nguyện các bạn luôn an vui và sống hạnh phúc trong mỗi giây mỗi phút của cuộc đời.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Mu A Mu Sa 

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn