Search

Hoạt động của luật nhân qua trong câu chuyện của hai cha con vua Tần Bà Sa La và A Xà Thế

Mô Phật! Kính thầy, xin thầy khai thị cho con ạ. Con đọc truyện thấy vua Tần Bà Sa La vì gieo nghiệp sát giết A Xà Thế của kiếp trước nên A Xà Thế mới theo oán nghiệp mà đầu thai giết vua cha. Điều này theo con hiểu chính là luật nhân quả. Vậy nếu như A Xà Thế trong kiếp trước không nảy sinh oán hận khi bị giết bởi vua Tần Bà Sa La thì luật nhân quả sẽ hoạt động như thế nào ạ?

Trả lời: Mô Phật! Cái luật nhân quả là tác động giữa hai cái tâm của con người khi tương tác với nhau. Vua Tần Bà Sa La kiếp trước giết A Xà Thế, A Xà Thế lúc bị giết đó thì đầu thai trở lại thành con của Tần Bà Sa La, trở thành vua A Xà Thế và đi giết vua cha. Câu trả lời nếu trở về kiếp trước, Tần Bà Sa La giết A Xà Thế mà A Xà Thế không có cái tâm hận thù như trong kinh Pháp Cú nói “hận với hận là không bao giờ hết, oán với oán không bao giờ hết, chỉ có tâm từ mới có thể cắt đứt những cái oán hận trong cuộc đời”. Oán hận với oán hận thì không bao giờ hết oán hận. Khi chúng ta gặp một người nào đó mà ta giận, trong cái sự tương tác dễ giận dễ sân, hoặc là ta không có làm gì hết mà người đó làm cái là ta bực bội, hoặc là họ sân với ta, thì ta có cái nghiệp thức như Tần Bà Sa La và A Xà Thế rồi.

Nếu như ông vua A Xà Thế khi ở kiếp trước mà bị Tần Bà Sa La giết mà ông ta phát tâm từ bi, hỷ xả “Ê Thê Ê The Sam Ma Tha”, tức là tâm bao dung, tâm hỷ xả, tâm từ bi, tức là tứ lượng tâm từ bi hỷ xả, không chấp và sẵn sàng tha thứ bỏ qua thì ông ta sẽ không phải tái sanh trở lại để làm con của vua Tần Bà Sa La để giết vua cha. Bởi ngay lúc đó ông đã đoạn trừ cái hợp đồng giận rồi, bởi vì Tần Bà Sa La trong kiếp trước giết A Xà Thế, như vậy thì kiếp trước nữa A Xà Thế đã giết Tần Bà Sa La và cứ như vậy, vòng xoay cứ như vậy như vậy. Nhưng cuối cùng là vua cha Tần Bà Sa La đã nhận ra bởi vì Đức Phật khai thị, cho nên khi bị vua A Xà Thế nhốt rồi không cho ăn, rồi cắt thịt ra rồi trét mật ong cho những loài kiến lên đốt để giết ông từ từ, thì ông ta hướng về Đức Phật và phát nguyện với Đức Phật rằng con sẽ không giận không hờn vì ông hiểu rằng kiếp trước ông đã làm như thế nên kiếp này ông phải trả nghiệp. Và kiếp này ông nhận ra bởi Phật dạy dỗ và khai thị cho ông ta nên ông ta muốn hủy cái hợp đồng thù truyền kiếp đó. Trong những phim truyện kiếm hiệp trả thù 10 năm không có trễ, chúng ta cứ trả thù từng kiếp từng kiếp và vô lượng kiếp trả thù nhau thôi. Ông vua Tần Bà Sa La đã hiểu được, chấm dứt cái hợp đồng vô lượng kiếp đó bằng cách tha thứ cho ông A Xà Thế và không giận hờn. Cho nên, sau khi vua Tần Bà Sa La chết thì vòng xoay của cái oán nghiệp không nữa, do đó tích được phước. Nhờ vậy, vua A Xà Thế cuối cùng gặp được phiền não khi sinh ra đứa con đau đớn, và ông ta khủng hoảng đã tìm tới Phật và được Phật hóa độ trở thành một Phật tử thuần hạnh. Thì chính Phật mang Trí Tuệ và Từ Bi khai sáng cho vua cha Tần Bà Sa La để chấm dứt cái hợp đồng truyền kiếp oán giận, để rồi ông vua A Xà Thế cũng nương vào cái năng lượng hồi hướng của vua cha Tần Bà Sa La cho nên đã tìm tới Đức Phật để được khai thị và các ngài đó đã chấm dứt cái hợp đồng truyền kiếp ân oán nhiều đời và trở thành những Phật tử thuần hạnh.

Cho nên nếu một sự việc gì xảy ra có cái hình thù như vậy, như câu chuyện đó, nếu ta là người trong cuộc, hãy khôn ngoan như vua Tần Bà Sa La, tha thứ cho cái đối tượng mà con người kia đang tạo nghiệp với ta và nhận rõ rằng sự việc xảy ra như vậy chính là bởi vì kiếp trước ta đã đối xử với họ. Đừng than trời than đất, trời ơi tôi có làm gì đâu mà người ta ghét bỏ tôi, tôi có làm gì  đâu người ta mắng tôi, người ta chửi tôi người ta dèm pha tôi, người ta hại tôi. Bảo Thành gặp thật là nhiều người tới bắt hại, chụp mũ, chửi Bảo Thành, nói thêm nói bớt nói đủ thứ hết. Hồi xưa đó, bực bội dữ lắm, nghe xong là bực bội rồi, trong đầu dù không có những hành động trả thù nhưng trong đầu mình có những cái tư tưởng chống lại họ, nguyền rủa họ. Nhưng sau này lớn lên, tu tập nhiều, nhớ đến cái câu chuyện của Tần Bà Sa La mới thấy rằng tại sao chúng ta cứ kéo dài cái hợp đồng đó và từ đó mà những người kia muốn bắt hại Bảo Thành. Người ta chụp mũ, người ta xây dựng chuyện này chuyện kia, người ta làm nhiều thứ thì Bảo Thành liền quán chiếu như vua Tần Bà Sa La, à kiếp trước ta đã làm như vậy và nương vào giáo huấn của Chư Phật đó mà quán chiếu và rồi hứa với lòng mình không ký, không tái ký cái hợp đồng đó trở lại nữa, không đáo hạn nữa, cho nó bỏ luôn bằng cách là tập cái lòng bao dung và tha thứ. Tha thứ, bao dung cho chính ta bởi kiếp trước ta đã tạo ra cái sự việc như vậy với cái đối tượng này để gây ra cái nghiệp thức mà ngày nay ta phải hứng lấy nhưng hứng lấy bằng sự tha thứ cho mình và tình thương rải đến họ để hợp đồng chấm dứt như ông vua Tần Bà Sa La và vua A Xà Thế. Mô Phật!

Tham vấn Phật Pháp 14, https://youtu.be/UZdwpKKfENE

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn