Search

Gượng ép trả lời người mình không thích có tạo nghiệp không?

Dạ Mô Phật! Con có một người bạn hay hỏi thăm con nhưng con không thích cũng không ghét bạn ấy, chỉ là con không muốn nói chuyện và con đã phải gượng ép mình trả lời một cách giả tạo. Như vậy con có đang tạo nghiệp không? Xin Thầy khai thị và hướng dẫn cho con biết con nên làm sao ạ. Mô Phật! Con xin cảm ơn Thầy.

Trả lời: Mô Phật! Thông thường chúng ta nghĩ rằng việc đó không có tạo nghiệp nhưng đó là tạo nghiệp nếu bạn phải trả lời gượng ép và giả tạo. Trong Thập Thiện, mười điều lành thiện chúng ta làm, mà làm tức là không làm đó, bởi vì mười cái điều thiện đều bắt đầu bằng chữ “không”. Nói một cách gượng ép giả tạo, tức là từ miệng – khẩu nghiệp. Trong cái miệng tạo ra bốn cái nghiệp từ những cách nói, không nói dối, không nói thêm bớt, không nói đâm thọc, không nói hung ác. Bạn nói gượng ép và giả tạo, giả tạo tức là nói dối, giả tạo tức là nói thêm bớt, tạo nghiệp. Phật dạy mười điều thiện ở cái chỗ không, không nói dối, không nói thêm bớt, mà bạn có nói chứ bạn không phải là không, bạn có nói mà nói giả tạo, giả tạo nó pha trộn giữa nói dối và thêm bớt, đó là tạo nghiệp, không nên như thế!

Cuộc sống của chúng ta tiếp xúc với thật nhiều người, có người chúng ta thích lắm, dù người ta có xua đuổi, người ta có đánh đập, mình cũng cứ bò theo, dính sát để sống với họ, để nói với họ, để tám với họ từ ngày này qua ngày kia. Bởi nó có một cái sự liên kết trong cái dòng nghiệp thức của chúng ta, đó là nghiệp thức mà dính chặt vào với nhau, có nghịch có thuận. Rồi có những con người mà cái nghiệp nó như nam châm, mà hai cái thái cực nó khác nhau thì nó hút, còn nó đồng nhau thì nó đẩy nhau ra. Có những con người ta gặp ta không ưa nhưng ta không ghét, không ghét là tốt rồi, không giận hờn không bực bội là tốt rồi, nhưng lại tạo ra cái nghiệp của nói giả dối.

Nếu gặp những trường hợp như vậy, ta thực hiện cái phẩm hạnh Từ Bi quán của Mẹ Hiền Quan Âm, Mu A Mu Sa, tức là hạnh lắng nghe, bạn không cần phải nói giả dối, phải nói gượng ép. Bạn chỉ cần tùy hỷ hằng thuận chúng sanh, lắng nghe người đó bằng rải cái tâm Mu A Mu Sa là cái tâm Từ, không nhất thiết phải nói gượng ép giả tạo để tạo nghiệp. Thay vào đó, bạn lắng nghe theo Mẹ Hiền Quan Âm, dùng tâm từ mà lắng nghe, lắng nghe bằng tâm từ bi để dù là chuyện tào lao hay là chuyện thật của người kia nói, họ cũng được cái hạnh lắng nghe bằng tâm từ của chúng ta đó, để họ được thỏa mãn cái sự xả ra những cái điều uất ức hay chất chứa quá nhiều trong cái lồng ngực của họ, họ được nhẹ nhàng. Ứng dụng thực tế, lần sau đối với người bạn đó, bạn cứ lắng nghe, thực hiện hạnh phẩm Mẹ Quan Âm, lúc đó chỉ cần niệm “Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát”, “Nam Mô Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bồ Tát”, “Mu A Mu Sa”, xin Mẹ Hiền Quan Âm gia độ cho con có đủ cái năng lực lắng nghe như mẹ, lắng nghe bằng tâm từ bi Mu A Mu Sa để bạn của con, cái người này đây có thể trút hết bầu tâm sự của họ mà con không cần phải sinh ra sự bực tức khó chịu, gượng ép, trả lời bằng những lời giả dối. Hãy phát nguyện như vậy thì bạn mượn ngay cái chỗ người đó nói chuyện với bạn để gieo trồng và phát triển phước báu của bạn. Đó gọi là phước điền, là ruộng phước, người đó là ruộng phước để mượn người đó gieo trồng những cái chủng tử thiện lành qua Phật ngôn “Mu A Mu Sa” và hạnh lắng nghe bằng tâm Từ, tâm Bi của Mẹ Hiền Quan Thế Âm. Mô Phật!  

Tham vấn Phật Pháp 14, https://youtu.be/UZdwpKKfENE

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn