Search

Thiện Chí đánh máy

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật – Mu A Mu Sa

Con nguyện mười phương Chư Phật ban rải năng lượng Đại Từ Đại Bi tới muôn loài chúng sanh.

Bảo Thành kính chào các bạn, chúng ta lại gặp nhau trên kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn. Có thể các bạn đã gặp Bảo Thành lâu, cũng có thể các bạn mới gặp lần đầu, dù đã gặp hay mới gặp hay chưa gặp thì chúng ta cũng đã bắt đầu nhìn thấy nhau ngay trong giây phút này, trong sự chia sẻ trên kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn, gợi ý cho chúng ta có một chút tư duy về cuộc sống mới.

Các bạn thân mến, có duyên chúng ta nói chuyện sẽ nghe được, và nếu chúng ta không có duyên thì khi nghe các bạn sẽ không vui, thôi bỏ qua coi như ta đang tạo duyên để lắng nghe, hi vọng nếu không có duyên Bảo Thành nguyện chúc các bạn sẽ tìm được nhân duyên để gặp được đúng người các bạn nghe. Cám ơn các bạn.

Cuộc sống của chúng ta biết bao nhiêu những kinh nghiệm của ông cha đã từng trải qua trong cuộc sống. Kinh nghiệm đó được truyền trao lại nhưng chúng ta ít có khi nào đón nhận một cách dễ dàng và có những kinh nghiệm được sao chép lại trong kinh sách, trong sách để chúng ta học, chúng ta đọc, đọc rồi chúng ta cũng ít có ấn tượng thu nhập vào áp dụng trong cuộc sống. Cũng có thật là nhiều người tiếp thu được kinh nghiệm của ông bà, cha mẹ, các cô giáo, những bậc thầy, họ thành công. Nói như vậy không phải là ai không tiếp thu không thành công, nhưng mà đúng, có thật nhiều người không tôn trọng kinh nghiệm hay không đón nhận kinh nghiệm của người xưa, ghi lại trên sách vở hoặc truyền dạy trực tiếp những kiến thức quý báu, được đúc kết qua hằng bao nhiêu ngàn năm, đôi khi bao nhiêu đời đúc kết lại như một kinh nghiệm quý báu được truyền lại cho hậu thế, họ không có nghe, không hẳn không nghe là họ thất bại, nhưng hầu hết là thất bại hoặc có thành công thì cũng rất là muộn màng, bởi họ không chấp nhận kinh nghiệm của người trước.

Có một câu chuyện trong tiền kiếp của Đức Phật, Đức Phật lúc đó là một con rùa, sống cùng một bầy rùa ở một gốc cây, nguyên một bầy rùa này sống ở ngay cái gốc cây này và gần một bờ hồ. Đức Phật là con rùa lớn, là con rùa chúa và con rùa này lúc đó nó có khả năng biết trước sự việc, cho nên nó thường hay nói cho các con rùa khác nghe theo để tránh được những tai họa trong cuộc đời. Bầy rùa sống an vui, vui vẻ ở dưới gốc cây, rồi bơi xuống bờ hồ ăn uống, rồi lại trở về gốc cây để sống.

Nhưng trên cây đó cũng có một bầy thằn lằn sống ở đó. Ôi cái nhóm của gia đình thằn lằn này nó cứ chạy ngược lên, chạy ngược xuống, quăng mình xuống rồi chạy ngược lên, quăng mình xuống rồi chạy ngược lên trên cây. Mà các bạn biết, rùa thì không thể trèo lên trên cây, chỉ xuống được nước rồi bò lên gốc cây mà ở. Còn gia đình thằn lằn kia nó nhảy xuống như nhảy dù, rồi từ gốc cây lại trèo lên trên cây, nó vui quá nó cứ làm ồn lên như vậy thì những chú rùa nhỏ ở dưới này ngưỡng mộ vô cùng và khen đám thằn lằn này thật là hay, thật là giỏi, có thần thông hay sao á, quăng mình nhảy xuống rồi trườn mình trèo lên, lanh lẹ vô cùng nên ngưỡng mộ cứ ngóc đầu ngóc cổ nhìn lên trên cây, tán thán sự khôn ngoan thần thông của đám thằn lằn ở trên cây.

Thế rồi một hôm con rùa lớn, con rùa chúa cảm ứng được một điều không có lành sắp xảy ra, mới nói với nguyên nhóm rùa này: “Thôi ta phải đi nơi khác, chúng ta phải dọn đi nơi khác bởi ở đây nguy hiểm sắp xảy ra rồi, thôi chúng ta đi đi”. Thì có một nhóm nhỏ rùa nghe theo con rùa chúa này mà đi, còn phần đông thì ở lại chẳng tin theo, không theo, không tin, bởi trời ơi cái đám thằn lằn kia mới là thần thông nó nhảy, nó bay, nó vậy đó mà nó vẫn chơi vui, nó có sợ gì đâu. Mà con rùa này nói là sắp sửa có điều bất lành xảy ra, không có lành, xảy ra nguy hiểm, mà đi, mà trong khi nhìn lên cây đám thằn lằn cứ chơi, cứ nghịch, cứ chơi, cứ đùa giỡn, phần đông rùa không nghe theo mà ở lại gốc cây đó chơi, sống tiếp tục. Con rùa chúa ra đi cùng một vài con rùa khác.

Một khoảng thời gian tới, một đàn voi đi tới hồ nước để uống nước, có một chú voi đi rất là gần cái gốc cây, rồi cũng con thằn lằn, gia đình thằn lằn đó, nhóm thằn lằn đó cũng quăng mình nhảy  xuống, nhưng vô tình có một con rớt vào lỗ tai của con voi rồi lại chui vào bên trong làm cho con voi khó chịu, hú lên một tiếng giậm chân cuồng phong bão tố vòi đập ngang đập dọc, rồi cả một đàn voi nhìn thấy hoảng sợ từ dưới bờ hồ chạy lên húc qua, húc lại, đâm vào gốc cây, đạp qua, đạp lại, thế là cả đàn rùa còn trốn ở dưới đó bị đàn voi đạp vào hầu hết là chết, thằn lằn cũng chết, cây cũng đổ, đất cũng tan, cả khu vực an nhiên trở thành như một bãi tha ma.

Các bạn thân mến, thời đó trong câu chuyện tiền kiếp, con rùa chúa kia chính là Đức Phật, là tiền thân của Phật và Phật lúc đó mang thân con rùa có thần thông lớn, có cảm ứng lớn, nên sự cảm ứng của Ngài đã cảm ứng được tai họa đang tới, khuyên bảo đàn rùa cùng đi nhưng đàn rùa đã quên sự cảm ứng của rùa chúa, bởi chỉ thích thú với những trèo leo nhảy múa của loài thằn lằn, tưởng rằng chúng đã chứng đắc thần thông, mà không chịu nghe theo đi nên bỏ thây tại gốc cây đó.

Trong cuộc sống của chúng ta có biết bao nhiêu những kinh nghiệm của cha ông mình để lại. Các bạn nhớ khi Bảo Thành và các bạn còn trẻ tuổi, cha ông mình thường nhắc nhở, chia sẻ kinh nghiệm, mà thường là ở lứa tuổi 15, 16, 17, 18, lớn lớn thanh niên đó, ta không có chịu nghe, để rồi biết bao nhiêu thất bại xảy ra. Khi chúng ta can qua nhiều chuyện thất bại trong cuộc đời mới trải nghiệm được lời của ông cha mình là đúng, quay trở về để tỏ lời cảm ơn thì còn chăng chỉ còn là di ảnh, hương linh trên bàn thờ, đã ra đi rồi.

Các bạn, biết bao nhiêu chuyện không hẳn khi còn là thanh niên, mà khi chúng ta đã lớn, vì cái tôi bản ngã của mình, ta ít có khi nào đón nhận kinh nghiệm của người xưa, của cha ông mình, của mẹ, của bà, của những bậc đã đi qua, của Thầy Tổ. Rồi biết bao nhiêu những kinh nghiệm quý báu, những điều tốt đẹp thiện hảo, những bài học vô giá đúc kết trên kinh nghiệm của người đã đi trước chúng ta gạt bỏ, và thậm chí là kinh nghiệm và sự chứng ngộ của một bậc giác ngộ là Phật cũng được ghi trên sách vở, được truyền lại cho các tổ, các thầy, chúng ta cũng có nhân duyên được nghe, được gặp các thầy, được đọc các sách, được nghe giảng dạy, nhưng chúng ta trong một góc độ làm người có thể vì cái tôi hay vô tình, mà giá trị của những lời nói đó, những bài học đó, những kinh điển của Phật truyền lại đó, chẳng thể mang ra áp dụng.

Chúng ta không khinh thường, Bảo Thành không nghĩ như vậy, nhưng hình như nó chưa phải là một giá trị thực tế nào đó đánh động được tâm thức. Dĩ nhiên vẫn có nhiều bạn đã áp dụng được điều đó nên thăng tiến được đời sống tâm linh, an lạc.

Báo Thành hôm nay nói câu chuyện về tiền thân của Đức Phật, cả một đàn rùa sống chung nhưng chỉ có một vài con theo con rùa chúa ra đi nên an toàn, còn phần đông bị chết. Trong mỗi người chúng ta hiện diện nơi đây, cũng chỉ có một vài người lắng nghe lời của Phật, hiểu được giáo pháp của Phật, mang vào áp dụng để rồi có được một đời sống tâm linh tịch tĩnh, tự tại, còn phần đông chúng ta vẫn hóng theo những chuyện bay nhảy từ cõi trời, thần tiên chi đó, như đám thằn lằn nhảy xuống, bay lên thấy vui, rồi chúng ta ngưỡng mộ những trò chơi đó, thì chúng ta tán tụng những điều đó như thần thông giải thoát. Nhưng không, giải thoát là giải thoát từ trong cái tâm, chúng ta biết bỏ cái cũ để đi tới cái mới, thấy được sự nguy hại của một thói quen ngủ ăn ở gốc cây, để di dời khi sự tai hại, bách hại đang tới. Con rùa chúa đã thấy được sự hại đó đang tới mà khuyên bảo ra đi, Đức Phật cũng đã thấy được sự tai hại bởi mỗi một người chúng ta đắm chìm trong cái gốc cây của tham sân si, Phật đã thấy chúng ta cứ chui vào trong cái hốc tham sân si, cứ ngủ ở trong cái gốc cây tham sân si, để rồi nhìn lên những con thằn lằn trong tâm nhảy múa ở đó, để mà thích thú dìm mình chui xuống ẩn náu và sống, không thấy được sự chết nó đang tới, nó đang rình rập bởi một tư tưởng bất thiện lọt vào trong nhĩ căn của kiếp người này, nó sẽ làm cho thân của chúng ta lồng lên, đâm vào tất cả những điều gì chống lại, mang lại sự chết và đau khổ như đàn voi kia.

Các bạn thân mến, chúng ta đang chui ở dưới gốc cây của tham sân si, chúng ta nhìn qua bờ hồ của ảo vọng, nhìn qua bờ hồ của tham vọng, của mộng mơ, của ảo tưởng, để chúng ta nhìn lên cái cây của tư tưởng, sống trong những ảo giác đắm chìm ở đó, mà chẳng thể nghe được tiếng nói vang lừng của bậc giác ngộ đánh thức lương tâm là hãy từ bỏ tham sân si, từ bỏ gốc cây tham sân si. Cái gốc mà dìm chúng ta vào luân hồi đau khổ, nhưng chúng ta lại nghĩ nó giúp chúng ta có được sự sống, bởi tham sân si thường là hãnh diện lắm, bởi chúng ta tưởng rằng nó đang giúp chúng ta tồn tại để sống. Đấy, tham sân si là tam độc mà tưởng là thuốc bổ, Phật thấy tham sân si là ba cái rễ cây ở trong một cái gốc của tâm vô minh, tâm vô minh đó có ba cái rễ thật là lớn là tham sân si, bám sâu vào lòng đất để cho ta trú ngụ ở trong đó, đau khổ vô cùng với cái tâm vô minh mà không có biết.

Các bạn, Đức Phật là bậc giác ngộ, Ngài là con sư tử lớn, Ngài rống tiếng rống của sự Giác Ngộ, nếu thâm sâu ở trong tiềm thức của các bạn đã nghe được âm thanh giác ngộ đó, để phải bò ra khỏi ba cái rễ cây trong cái gốc vô minh này, ba cái rễ cây của tham sân si, bò xa nó đi, thoát khổ gốc vô minh này đi, thì các bạn sẽ sống mãi trong sự tịch tĩnh. Còn như các bạn không nghe, không nghe được thì các bạn cứ bám víu vào cái cây vô minh và trú mình vào ba cái gốc tham sân si, làm sao các bạn có thể có được trí tuệ vượt xa khỏi ba gốc cây tham sân si và thân cây của vô minh này. Hơi thở chánh niệm vào ra hít vào, thở, thở rồi hít vào, an trú trong hơi thở chánh niệm đó, nuôi dưỡng trí tuệ. Trí tuệ, một bên là vô minh, một bên là trí tuệ. Nếu các bạn không nuôi dưỡng trí tuệ thì các bạn sống trong vô minh, ba cái rễ của tham sân si tạo nên một gốc cây cứng và khó có thể thoát được. Nhưng trong hơi thở chánh niệm, các bạn an trú và niệm “Trí Tuệ”, hít vào, thở, hít thở, niệm “Trí Tuệ”. Trí tuệ tức là niệm Phật, Phật là bậc trí tuệ giác ngộ, cho nên khi các phật tử, khi các bạn hít vào biết hít vào, thở ra, các bạn niệm “Trí Tuệ” tức là niệm Phật, cứ trí tuệ mà niệm khi thở, hít vào, thở, niệm “Trí Tuệ”, như vậy các bạn an trú trong hơi thở chánh niệm nuôi dưỡng trí tuệ, để cái cây vô minh sẽ đổ xuống, cái gốc tham sân si sẽ làm sao? Sẽ trồi lên và cho ta nhìn thấy rõ cuộc đời, như con rùa chúa thấy rõ sự nguy hại đang tới mà dẫn dắt, để gia đình, cả những con cái của mình lìa xa vô minh, thoát khỏi tham sân si, sống tịch tĩnh còn không cả đàn voi kia sẽ dẫm nát cuộc đời của chúng.

Cám ơn các bạn đã nghe sự gợi ý này.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật – Mu A Mu Sa 

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts