Search

Đối xử tệ với mình là gánh nghiệp giùm mình?

Dạ thưa Thầy cho con hỏi người ta thường nói người đối xử tệ với mình là gánh nghiệp cho mình như vậy có đúng không ạ?

Trong đạo Phật, ở dân gian dưới góc độ ngôn ngữ bình thường người ta nói ai ăn người đó no. Đạo Phật tu Nhân Quả ai người đó chịu không có ai gánh được đâu. Có một câu chuyện như vầy, hồi xưa khi còn nhỏ ông cụ của Bảo Thành hay kể chuyện như vầy: Có một tên trộm bị chết đi xuống gặp Diêm Vương, nó gánh một cái gánh tội thật là nặng đi ở trên đường. Trên đường đó cũng có một vị sư, cũng đang trên đường đi. Đã gọi là trộm cắp thì dù nó chết rồi thì đầu óc nó vẫn luôn luôn suy nghĩ, nó mới nghĩ như vầy: “Ông sư này ổng không có tội gì nên ổng mới đi thong dong tự tại, bởi vì ổng tu ổng không có phạm tội. Nhưng ổng lại có lòng Từ Bi, thôi mình nhờ nhà sư gánh giùm cái gánh tội của mình, rồi mình nhẹ nhàng đi trước trình diện Diêm Vương. Diêm Vương chắc không biết rằng mình là kẻ trộm sẽ không phạt mình đâu”. Tên trộm này mới ngỏ lời với vị sư: − Ngài là người có đức hạnh, có lòng Từ Bi, tôi có cái gánh tội nặng quá mà tội nghiệp giờ chết gánh mệt quá, Ngài có thể gánh giúp giùm tôi một chút không. Nhà sư luôn luôn có lòng Từ Bi, nghe tên trộm nói như vậy nên gánh giùm, trên vai nặng quá đi rất chậm. Còn tên trộm thì thong dong tự tại phóng một mạch tới gặp Diêm Vương. Diêm Vương mới thấy lạ, nhìn trên danh sách có một kẻ trộm cắp và một nhà sư tu tốt tới đây để chuẩn bị xử mà. Thấy tên trộm này tới sao nó nhẹ nhàng không có tội chút xíu nào hết. Thế rồi bỏ lên xét xử tên trộm, nói nó không có tội. Không có tội thôi ngồi đó đi. Xong bắt đầu đến khi nhà sư tới, gánh một gánh tội, Diêm Vương mới trừng mắt chửi nhà sư:− Ngươi tu cái gì mà tại sao có một gánh tội nặng như vậy, xuống đây ta sẽ thiêu chết nhà ngươi. Nhà sư vẫn bình tĩnh mĩm cười nhẹ nhàng, rồi Diêm Vương mới mang nhà sư cho vô lò thiêu đốt hừng hực mà hổng thấy si nhê gì. Nhà sư vẫn ngồi tịch tĩnh như trong tòa sen mĩm cười, đốt hoài, thiêu hoài mà nhà sư không bị sao cả. Cuối cùng truy hỏi ra thì nhà sư là một Bậc tu Thiền đã chứng đắc. Không vì gánh giùm tội của người khác mà bị cháy. Ngược lại, tên trộm nói nó tu tốt không phạm tội gì, nhưng khi thử thiêu một cái cháy rụi thành than, đau đớn vô cùng. Câu chuyện dân gian đó nói như vậy để thấy rằng không ai có thể gánh nghiệp đuợc cho chúng ta,dù chúng ta có tìm đủ mọi cách, lợi dụng lòng Từ Bi của người khác để mang cái tội của ta đổ lên đầu họ thì cái nghiệp nó trổ cũng trổ cho ta mà thôi. Câu chuyện đó liên tưởng tới để củng cố cho đạo Phật không ai có thể gánh nghiệp cho ta. Ta tạo nghiệp ta phải trả. Như thuở xưa Đức Phật thuyết pháp có một Bà La Môn tới chửi Phật, Phật ngồi tĩnh tọa chẳng chấp, tha thứ cho ông ta. Rồi đệ tử hỏi sao người ta chửi như vậy thì như thế nào? Phật nói như người phun nước miếng lên trên trời sẽ rớt xuống mặt. Mang quà tới tặng ta không nhận họ sẽ phải mang về. Nếu họ chửi ta mà ta không phản ứng bằng Tham − Sân − Si, mà khởi lòng Từ Bi, không những ta tăng trưởng phước đức mà ta còn hồi hướng cho đối tượng đang tạo nghiệp kia. Ta chưa phải là Phật, ta là con người, nếu người ta tới người ta chửi, người ta dèm pha, chê bai, người ta làm những điều xấu trước mặt chúng ta hoặc sau lưng chúng ta. Nếu chúng ta là người có tu, chúng ta giữ được sự bình tĩnh rải tâm từ, đón nhận năng lượng Từ Bi của Phật hồi hướng cho họ thì người chửi ta họ sẽ tạo ra nghiệp. Còn ta mượn sự sân giận của họ mà tăng trưởng phước báu trong cái tâm Từ − Bi − Hỷ − Xả có thêm phước báu. Còn nếu tốt hơn nữa thì chúng ta hồi hướng phước báu của tâm Từ − Bi − Hỷ − Xả tịch tĩnh không sân giận,thì họ cũng bớt đi một phần nghiệp chướng họ đang tạo ra. Một lần nữa nhắc lại rằng, ai tạo ra nghiệp người đó chịu, ta không thể gánh nghiệp giùm họ. Nếu họ chửi ta thì họ phải chịu cái nghiệp của họ. Đó là hiện tại, còn nếu như vì kiếp trước ta và họ có oan gia trái chủ nhiều đời tạo ra giây phút trổ quả ngày nay để họ chửi ta, ta tịch tĩnh niệm Phật hoặc an trú trong hơi thở Chánh Niệm hồi hướng cho họ thì ta không tạo thêm nghiệp nữa, khi cái nghiệp đó trổ quả và tạo ra sự tương tác hiện tại. Do đó họ sẽ tạo thêm nghiệp, cái sổ nợ của họ sẽ tăng còn chúng ta không tạo thêm nghiệp. Nhưng cái nghiệp kiếp trước nếu có ta tạo với họ thì hãy an trú trong Chánh Niệm, giữ sự Từ − Bi − Hỷ − Xả ta sẽ giảm bớt được cái nghiệp

Tham vấn Phật Pháp 1, https://youtu.be/L_603EeBHhA

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn