Search

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Mu A Mu Sa

Con nguyện Mười Phương Chư Phật ban rải tha lực phật điển Đại từ Đại bi xuống mà loài chúng sinh.

Bảo Thành kính chào các bạn. Các bạn thân mến. Ta lại gặp nhau trên kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn. Và có lẽ chúng ta đây đã có nhân duyên để gặp nhau. Từng câu chuyện Bảo Thành kể gợi ý nhẹ nhàng, chỉ mong sao chúng ta chỉ nghe qua là được. Biết đâu một ngày nào, những câu chuyện này Bảo Thành kể, Bảo Thành sẽ nghe lại và hiểu thấu hơn, và các bạn cũng nghe lại để thấy rằng trong cuộc đời vẫn có người thích kể chuyện cho các bạn.

Các bạn, biết bao nhiêu thứ chúng ta đi vào cuộc đời, hầu hết là chúng ta rất sợ mất. Chúng ta rất sợ mất. Có thì cần phải có hơn, cần phải có nhiều hơn, có thì cần phải có tất cả, có cả giang sơn, có cả bầu trời, thậm chí có những con người còn mong muốn có tất cả. Để mà có tất cả, thì chúng ta sẽ không bao giờ chấp nhận cho những người khác có. Ta có – định luật mà – thì người khác phải mất. Ta có nhiều thì người khác phải thôi. Trên đời này không ai có mà muốn người khác có như ta, hầu hết tâm lý của con người, ta có để được nhiều, người khác phải ít hơn, phải vơi đi. Điều này lý thú, và hình như nó đã hình thành nhân cách sống của loài người chúng ta ai cũng muốn có thật nhiều.

Có một câu chuyện kể như vậy. Ở trong xóm, biết bao nhiêu thanh niên nghe rằng trong một khu rừng sâu, có một vị ẩn sĩ, có lẽ như một vị cao tăng chứng đắc, giỏi vô cùng, thông thái bậc nhất, biết hết tất cả. Cho nên đám thanh niên mới bàn nhau: Chúng ta hãy vô khu rừng đó tiếp cận bậc cao nhân kia, ngõ hầu học được những điều tốt đẹp, phục vụ cho dân làng, phục vụ cho đời sống. Và rồi họ gọi biết bao nhiêu bạn bè, trong đó có những chàng thanh niên con của nhà quan giàu có vô cùng cũng đi. Những người dân nông dân bình thường thì chân lấm tay bùn, khố rách áo ôm, trên người chỉ có một mảnh vải, và có cái khố để đi có gì cao quý đâu. Còn đối với cái nhóm đó, lại có một anh chàng thân tộc cao quý, giàu có vô cùng, nhưng anh ta vì nghe vị ẩn sĩ kia có tài đức, có tất cả, cho nên anh ta nghĩ rằng ta cũng nên tới diện kiến ngài để học hỏi. Nhưng bởi là con cái của nhà phú quý, anh ta có một đôi giày bằng vàng trạm ngọc cao quý vô cùng, trên cuộc hành trình đi vào rừng sâu thăm tìm bậc cao nhân kia, biết bao nhiêu chàng thanh niên khác đều để ý tới đôi giày của anh ta, bởi họ đâu có giày đi, chỉ đi chân đất mà thôi. Đôi giày của anh chàng này là một đôi giày vàng chạm ngọc kim cương cao quý đắt tiền, mà có lẽ cả cuộc đời và nhiều đời ông cha của họ mơ ước tích lũy cũng chẳng có. Thế mà trên đoạn đường đi vào trong rừng sâu kia để gặp bậc cao nhân, thoáng thoáng họ lại nhìn lại, chiêm ngắm cái đôi giày kia. Và bất chợt cả nhóm của họ dừng lại, bởi vì thấy anh chàng này đã bị rớt mất một chiếc giày, họ dừng lại và nói với anh ta rằng: này anh bạn, anh có một đôi giày thật là quý báu mà bao nhiêu đời chúng tôi không thể có, đôi giày đó không những đủ nuôi sống chúng tôi mà cả cái làng thành phố này, cũng đủ nuôi sống nhiều đời, nhưng anh không chịu để ý, để cho nó rớt mất một chiếc giày rồi anh ơi.

Và rồi người đó nhìn xuống: ủa, rớt thật hay sao? Mọi người nói anh đã không có một chiếc giày, anh ta nhìn thấy cái chân bên phải rớt mất một chiếc giày, anh ta mỉm cười và  nhẹ nhàng nhìn lại doạn đường đã đi qua và rồi gỡ chiếc giày đó đặt ngay chỗ đó bên vệ đường, chuẩn bị tiếp tục đi. Đoàn thanh niên đó mới trố mắt lên hỏi rằng, anh đã mất một chiếc giày quý, giờ tại sao anh lại gỡ ra đặt ở đây chiếc giày này, để đôi chân trần đi với chúng tôi vào rừng làm chi? Anh ta nói: tôi đã để rớt một chiếc giày, biết đâu có người đi đằng sau được, nhưng chỉ có một chiếc thì chẳng có giá trị gì. Tôi sẵn sàng để chiếc giày bên lề đường đây, nếu ai có lượm được chiếc giày kia, khi đi tới đoạn đường này, họ sẽ có đủ một đôi. Và chúng ta nhớ rằng đi tìm bậc cao nhân, chứ không phải tìm đôi giày chạy mất một chiếc. Đặt một chiếc cho người tìm được có đủ một đôi.

Và đoàn người đó đi vào trong rừng gặp cao nhân, thì bậc cao nhân đó nhìn tất cả mọi người và cuối cùng dừng ánh mắt từ bi nơi người thanh niên kia và hỏi rằng: anh đã tới đây bằng cái gì?

Và anh chàng này nói: thưa ngài, con tới đây bằng đôi giày, nhưng đã rớt một chiếc, nên đặt để chiếc kia lại cho người ta có đôi.

Bậc cao nhân hỏi: con đã mất một chiếc giày và rồi đặt chiếc giày kia lại, vậy con tìm cái gì?

Anh ta bỡ ngỡ một hồi, lấy sự bình tĩnh và nói rằng: con tìm cái con không có.

Bậc cao nhân mới nói rằng: con có của cải thế gian, con có tất cả rồi, còn có gì con không có?

Anh chàng thanh niên không nói một lời, cúi đầu xuống và chắp lạy bậc cao nhân mà nói: Hãy trao cho con những điều con chưa có.

Vị cao nhân mỉm cười. Chỉ có thế. Cả đám thanh niên kia chẳng hiểu gì vội vàng hỏi bậc cao nhân rằng: Chuyện gì đã xảy ra? một người ngu như vậy, đã đánh mất chiếc giày vàng bạc quý như thế, còn đặt ở lề đường chiếc còn lại, như vậy anh ta tìm cái gì? Và cao nhân mới nói: tìm cái mà vượt ngoài vật chất mới là điều quan trọng. Để có được cái ngoài vật chất, ta phải biết buông bỏ vật chất, những gì đã mất, đừng tìm lại, mất mà còn nuối tiếc thì chẳng có thể có, mất nhưng biết đặt để cho người có để có thêm, đó mới là cái tấm lòng cao rộng của người đã đi tìm. Chàng thanh niên này đi tìm cái tâm cao rộng cho muôn đời.

 Các bạn thân mến. Chúng ta đi tìm cái gì đây? Hầu hết chúng ta tìm là gia tài, tiền bạc, là tình cảm, là sắc là dục, là của cải, là quyền lực trong cuộc sống. Một đám thanh niên đi tìm bậc cao nhân ở trong rừng, mỗi người một tâm một ý, có một vùng đất để đi tìm, nhưng riêng đối với anh chàng nhà giàu kia, anh ta đi tìm với mục đích là đi tìm cái tâm cao rộng. Và cái Tâm cao rộng đó không phải ở trong tấm lòng của bậc cao nhân ở trong rừng, trong trí tuệ của bậc cao nhân đó, mà đã có sẵn, vốn đã sẵn trong lòng anh chàng thanh niên kia. Chúng ta hãy nhìn vào hành động một đôi giày ngọc, mà cái đôi giày này có thể nuôi cả cái làng kia nhiều đời, giá trị vô biên. Thế mà một chiếc giày đã mất, anh ta nghĩ rằng những cái gì mất ở trong cuộc đời này đều do nhân duyên và ai lượm được đều do nhân duyên, và khi anh ta nghĩ tới ai đó đã lượm được chiếc giày kia, chưa đủ đôi, thì anh ta lại phát tâm đặt để chiếc giày còn lại để ai có nhân duyên lượm được chiếc giày kia có được thêm nhân duyên do ta tạo mà có cả đôi giày ngọc cao quý.

Chúng ta trong cuộc đời nhớ rằng: hành động đó là hành động cao rộng có sẵn trong tâm của mỗi người. Nhưng có lẽ vì một mục đích chúng ta đi tìm cho duyên ta, ta chẳng thể phát huy được tâm cao rộng đó. Anh chàng này đi tìm cái Tâm cao rộng, nhưng vẫn có sự cao rộng ở trong tâm, và một nghĩa cử sẵn sàng đặt để cống hiến những điều còn lại của anh ta trên con đường tầm cầu tâm cao rộng đó, cúng dường cho những ai đang ở đằng sau đi tới. Chúng ta đi tìm một chân lý sống hoàn hảo là sự an vui và hạnh phúc. Trên con đường đó, ta có biết để lại cho những thế hệ sau, cho những người đi sau thừa hưởng điều ta đang tìm với cái Tâm cao rộng đó, để họ có thể như một dấu tích tiếp tục đi hay không? hay trên con đường đó ta càn quét, ta vơ vét, ta nắm bắt, ta giữ. Tâm cao rộng không phải là tâm càn quét, nắm bắt, giữ lấy, mà là cái tâm biết buông nhẹ nhàng với một ý tưởng cho những người khác thừa hưởng. Và điều đã có thể tiến lên, buông cái ta có để những người không có có thì ta mới có được cái tâm cao rộng cao rộng.

Bậc cao nhân ở trong rừng đã nhận ra ý nghĩa đó và bậc cao nhân đó đã mỉm cười nhắn nhủ cho anh ta biết rằng: chính trong lòng của con đã có cái tâm cao rộng do anh đã biết đặt để chiếc giày bên lề đường một cách kính trọng để cho người sau tới. Khi anh mất đi là anh có được. Khi anh cống hiến cho người khác là anh có thêm. Cái có đó là cái có của cái tâm cao rộng, anh đã đặt để chiếc giày ngọc bên lề đường một cách kính trọng cẩn thận đàng hoàng rõ ràng với cái Tâm sẵn sàng dâng hiến cho ai đi đằng sau có cơ hội tới đó có được một chiếc giày nữa để đủ đôi.

Các bạn, khi chúng ta biết lo cho những người khác no đủ, cho thế hệ sau no đủ, cho những người ở đằng sau, là chúng ta đã có được một cái tâm cao rộng lớn lắm rồi. Mỗi người đều có, nhưng chúng ta có đủ phước báu để được khai thị chỉ điểm cho nhận ra hay không, hay chúng ta lại bị cái mồi của danh vọng địa vị chài mồi, để từ bỏ cái tâm cao rộng vốn có, để đi tìm cái tự kỷ, cái ích kỷ, cái tâm nhỏ nhắn của chúng ta. Các bạn hãy sống nếu như các bạn đã đặt để tâm của các bạn với một một mục đích cao rộng hơn so với tất cả những gì đã rơi rớt ở cuộc đời, đừng sợ hãi, đừng quay lại, đừng nuối tiếc, bởi cái gì nó cũng có nhân duyên. chiếc giày rớt kia rớt xuống giữa đường cũng là một nhân duyên cho người sau có được. Nhưng đã bị rớt rồi thì đừng nuối tiếc, mà còn phải tăng tầm của cái tâm cao rộng hơn là hãy đặt để thêm cho những gì đã rớt người có được sẽ có thêm. Nếu đã rất cho thêm. Cho thêm sẽ có thêm, bởi những điều ta để lại cho những người sau, cho những con người cần tới mới là cái tâm cao rộng. Còn nếu như chúng ta tìm cái tâm cao rộng với cái tâm hẹp hỏi thì rốt cuộc đời chúng ta không đạt được điều đó.

Các bạn thân mến. Ở trên đời này có biết bao nhiêu những thứ các bạn làm rớt trong cuộc đời. Cái rớt ở trong cuộc đời mà các bạn bỏ quên đó là gì? Tính cao rộng. Đó mới là điều các bạn cần phải lượm lại, còn tiền tài danh vọng, còn tình ái tham dục, quyền lực nhà cửa ở thế gian, những thứ đó, bạn không mang theo được. Nếu rớt khỏi tầm tay thì đừng nuối tiếc, hãy đặt thêm bên lề của cuộc đời để có ai nương nhờ vào Phước báu đó mà có thêm. Nhưng các bạn không thể để rất một thứ đó là là đánh rất đi cái tâm cao rộng từ lòng yêu thương của các bạn. Nếu rớt ở đâu trong cuộc đời, các bạn nhớ lượm lại bằng cái tâm cao rộng. Từ bi là cái vốn có ở trong ta và mãi mãi theo ta suốt cuộc đời. Cảm ơn các bạn đã nghe.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn