Search

Cha mẹ thương các con không đều

Vì sao có những gia đình, cha mẹ lại dành tình thương cho người con này nhiều hơn người con khác ạ? Hoặc đôi khi có ác cảm với những đứa con khác trong gia đình. Phải làm sao để hóa giải điều này ạ? Xin thầy khai thị, Mô Phật

Cuộc sống của con người hiện tại chúng ta bị chi phối bởi nghiệp của nhiều kiếp, sinh ra mang thân kiếp là đấng bậc sinh thành hoặc là con cái có thứ bậc, là anh hai, chị hai hoặc em út, theo tinh thần, và đúng như lời đức Phật dạy, đều do nghiệp, do cái nợ, của thuận nghịch nghiệp chướng nhiều đời ràng buộc, mà sinh trở lại làm thân quyến trong gia đình, cũng như làm pháp quyến đồng tu ở trong chùa hay trên con đường đạo. Điều đó không ai tránh được, khác biệt là thuận duyên hay nghịch duyên. Thuận duyên thì cha mẹ và con cái thương yêu, gia đình tràn đầy hồng phúc. Nghịch duyên là oan gia trái chủ, đảo ngược đảo xuôi, cha mẹ bất an đau khổ, con cái thì chia rẽ đấu đá, tranh giành. Điều đó không phải chỉ có gia đình của người này, hoặc của người kia, hình như nó là một sự thật, nó xảy ra từ vô lượng rồi. Nghiệp tất cả là oan gia trái chủ nhiều đời, đồng sinh vào cái cảnh để đòi nợ, nợ thiện hay nợ ác, nợ thuận hay nợ nghịch. Từ đó mà ta thấy có những đấng bậc sinh thành sinh ra con, yêu thích người con cả nhiều hơn, có thể hoặc người con út nhiều hơn cũng có. Hoặc là một trong những đứa con trong gia đình, hoặc có những đấng bậc sinh thành họ yêu thương tất cả các con bình đẳng, hoặc các con đều thuận lòng yêu thương cha mẹ, mà chẳng có một chút tị hiềm, ghen ghét, tranh đấu với nhau. Gia đình nào cũng có cảnh ngược, cảnh xuôi, thuận và nghịch. Chỉ có điều, nó đã kéo dài hay ngắn, nó có chút xíu nó tăng, hay nó cứ dai dẳng, như là nồi cơm bị thiu, phảng phất mùi khó chịu ở trong gia đình, chẳng ai chịu được. Điều đó nếu có xảy ra trong gia đình các bạn, nên tự thân phải quán chiếu, để thấu rõ về nhân quả, đó là nói về nghiệp quả. Nhưng con người sống ngoài nghiệp, còn ảnh hưởng do nghiệp tác động vào tâm lý. Tâm lý và truyền thống cũng ảnh hưởng thật là nhiều, và tâm lý truyền thống đó cũng là một hình sắc của nghiệp quả lưu truyền, biến hình đa dạng khó nhận ra. Đặc biệt là đối với người Á Đông chúng ta, trọng nam khinh nữ, nói đến bình đẳng, bình đẳng về nam nữ, thì có lẽ mới chỉ là danh hiệu được hô hào. Hai ngàn sáu trăm năm mươi mấy năm trước đức Phật đã xiển dương, phá tan đi sự phân biệt, bằng tinh thần bình đẳng không phải giữa nam nữ, mà tánh trí giữa tất cả mọi loài chúng sanh. Nhưng mấy ai, người Phật tử, ngay cả trong hàng tại gia hay xuất gia có thể có được tinh thần bình đẳng như vậy? Vẫn trọng nam khinh nữ, đó là một cách để phân biệt rằng đôi khi trong gia đình cha mẹ vẫn thương những người con trai nhiều hơn những người con gái, cháu nội, cháu đích tôn, con trai là con của mình, còn con gái nó theo người ta đi về. Đó là cách hủ lậu phong kiến, tư tưởng xưa vẫn còn mầm mống, tái sanh nhiều đời trong kiếp người Á Đông chúng ta. Rồi ở đất nước nông nghiệp hồi xưa, người ta vẫn trọng nam bởi vì con trai có thể lam lũ ở ngoài đồng ruộng, cày ruộng, làm việc lớn, cho nên vẫn trọng nam. Rồi lại thêm một phong tục nữa, con trai cả nối dõi tông đường, có cháu đích tôn, cho nên đôi khi ở những phong tục vùng miền khác nhau lại thương anh hai, thương anh cả. Nhưng đối với những phần đông vẫn yêu thương đứa con út, tội nghiệp nó, sinh sau, đẻ muộn, bé bé, tí tí, dễ thương, bởi thứ nhất những đứa lớn đã vượt khỏi tầm tay để bế, để thương, để chìu, vẫn là búp bê của mẹ, vẫn là bé tí ti của mẹ để mẹ được ôm, được thương dù đứa con út đó đã thành ông hay thành bà, nhưng trong tâm tưởng của cha mẹ đứa con út vẫn còn thật nhỏ. Đó là ảnh hưởng của phong tục tập quán, và nền giáo dục phong kiến cổ xưa, hay tâm lý của con người bị chi phối bởi hoàn cảnh sống, nơi tình cảm chia sẻ với nhau. Để rồi trong mỗi gia đình đôi khi không phải con cả hay con út, anh hai, hay em bé tí, mà ngay có chừng những đứa ở giữa, có những đứa con khéo miệng, bởi vì nó thuận duyên với cha mẹ, hợp khẩu, hợp ý, hợp tâm và mọi hành động đều ăn khớp, trùng hợp, nên cha mẹ rất dễ tiếp cận, nói chuyện và chia sẻ thông cảm cho nên có lẽ cái cán cân của tình thương nghiêng về bên đó một chút xíu. Có chênh lệch, có nhiều có ít, nhưng thật ra trong thâm sâu trái tim của cha mẹ vẫn luôn luôn yêu thương tất cả các con. Tuy khác biệt, khác biệt về hình thức, khác biệt về sự chia sẻ, khác biệt về sự đối đãi, nhưng trái tim dành cho các con không mảy may khác biệt, cho đứa con lớn một cái gì đó về vật chất lớn hơn một chút xíu, cho đứa con kế một cái gì tượng trưng về vật chất nhỏ hơn một chút xíu, ít hơn một chút xíu, đó là nhường kẻ trên, dưới nhường trên một chút, nhưng trong tình yêu của cha mẹ không khác đâu, bởi Bảo Thành suy từ cha mẹ của mình, và suy ra từ biết bao nhiêu những đấng bậc sinh thành đã tâm sự với Bảo Thành qua sự trải nghiệm thực sự trong cuộc sống. Không có một đấng sinh thành nào đối đãi với con cái chênh lệch trong tình yêu thương đối với con. Chỉ khác biệt về hành động, bởi có những đứa con nó thuận, thuận hảo đó, dễ nói, dễ tỏ bày tâm sự, cho nên khác cách ứng xử khác, nhưng tình yêu đồng. Có những đứa con nó không thuận mà nó nghịch duyên, trái ý trái chiều, nói ra là đối nghịch, hành động khó ăn khớp, nên cách đối ứng khác, nhưng tình yêu vẫn đó, hình thức đối xử khác, to, lớn, nhỏ bé, khác thật, đúng, điều đó luôn luôn xảy ra nhưng tình yêu thương của mẹ không bao giờ phân biệt, và khác biệt giữa tất cả những người con. Dù là có 1 con hay có 10 con hay có nhiều hơn, thì mẹ luôn luôn yêu thương con một cách bình đẳng, chỉ có những ai làm mẹ mới hiểu được tình yêu ấy bình đẳng, nhưng đối xử khác biệt và tùy theo đứa con có nghiệp duyên thuận hoặc nghịch sinh ra trong từng gia đình. Người cha cũng như thế, chúng ta là người con Phật, dù cha mẹ đối xử có khác biệt nhưng luôn nhận thức trong sâu thẳm mẹ và cha luôn yêu thương chúng ta, và yêu thương mọi đứa con bình đẳng, trong sự đối đãi khác biệt, tùy thuận vào nhân duyên của từng đứa con, quán chiếu sâu và thực hiện theo lời của đức Phật dạy, đức hiếu kính cha mẹ. Đừng vì sự đối đãi khác biệt giữa ta và anh chị em trong nhà, mà lòng hiếu đạo, sự kính trọng với bậc sinh thành có sai lệch đó là ta đã sai. Dù cho cha mẹ đối xử với các anh chị em trong gia đình khác biệt, nhưng nên nhớ tình yêu của cha mẹ đối với con cái trong gia đình bình đẳng như nhau. Mỗi một đứa con sinh ra phước duyên khác, bởi vậy hình thức đối xử với con cái của cha mẹ luôn khác biệt. Nhưng tình yêu không khác, nếu các bạn đã là cha là mẹ, các bạn sẽ thấu hiểu được điều này. Còn nếu các bạn nào chưa làm cha mẹ thì quán chiếu sâu sắc lời đức Phật dạy, sẽ luôn luôn thấu hiểu và thấy rằng, cha mẹ chẳng bao giờ phân biệt trong những hành động, cư xử và lời nói thật khác biệt đối với từng đứa con. Và trong thâm sâu trái tim của cha mẹ luôn luôn yêu thương con cái của mình. Nam mô Bổn sư thích ca mâu ni Phật.

Tham vấn Phật Pháp 8, https://youtu.be/7tYkW0arvWo

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn