Search

Bài 3115. Phát Nguyện Xuất Gia

Bảo Thiện đánh máy

Mô Phật! Bảo Thành kính chào quý Thầy, quý Sư Cô cùng tất cả các bạn đồng tu trên kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn và các kênh Facebook các bạn chia sẻ.

Kính mời các bạn đồng quy ngưỡng về ba ngôi Tam Bảo để chúng ta bắt đầu đồng tu.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Chúng con nguyện mười phương chư Phật, ban rải năng lượng tình thương xuống cho mọi loài chúng con và gia trì cho chúng con biết tự lực đứng dậy, thắp sáng đuốc tuệ lan tỏa tình yêu thương, thể nhập vào tâm Tỉnh Giác, quán chiếu và thấy rõ được vạn pháp là Vô Thường, Khổ, Vô Ngã. Chúng con đồng nguyện cho Cửu Huyền Thất Tổ, ông bà cha mẹ, những người thân đã quá vãng nhiều đời được siêu sanh tịnh độ và đặc biệt là song thân phụ mẫu, cha mẹ hiện tiền tăng long phước thọ, bệnh tật tiêu trừ, phiền não đoạn diệt, tinh tấn tu học và tin sâu và nhân quả. Nguyện cho thế giới hòa bình, chấm dứt chiến tranh.
Xin chư Phật chứng minh!

Mời các bạn đặt bàn tay phải vào lòng bàn tay trái. Chúng ta cùng nhớ về lời Đức Phật dạy, lấy Trí Tuệ làm sự nghiệp giải thoát, lấy Từ Bi nuôi dưỡng và lan tỏa tình yêu thương. Trở về với Chánh Niệm qua hơi thở gắn kết với mười phương chư Phật qua các mật ngôn. Quán tâm Từ Bi Mu A Mu Sa. Quán tâm Trí Tuệ NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang. Quán tâm Tỉnh Giác Ma Sa Ốp Uê. Từ bi, Trí tuệ, Tỉnh giác quán, con đường của chánh niệm hơi thở đưa mỗi người chúng ta tiếp cận được với chư Phật qua ánh sáng của tự tâm. Chúng ta hãy bắt đầu.

Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm. Tổng trì Mật ngôn. Đón nhận Mật điển. Hồi hướng cho nhau.

Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê (7 Biến)

Mô Phật! Các bạn đồng tu thân mến. Chúng ta những người bạn đồng tu hữu duyên gặp gỡ nhau ở trên các kênh YouTube, Facebook và cũng đã gặp nhau mặt đối mặt trong sự tham vấn học hỏi đồng tu. Chúng ta chắc chắn sẽ tạo được nhân duyên dù chưa một lần gặp nhau thật sự, thì sẽ nhất định có ngày ta gặp nhau. Trong Mật Thiền song tu, pháp môn phương tiện rất phù hợp với những ai có duyên. Chúng ta nương vào pháp phương tiện của Mật Thiền, lấy sự quán chiếu tâm Từ bi – Trí tuệ – Tỉnh giác làm chìa khóa để mở tất cả những cánh cửa mà từ muôn đời đã nhốt ta trong vô minh. Từ bi – Trí tuệ – Tỉnh giác là một phương pháp Thiền quán, qua các mật ngôn chúng ta có được một đời sống chánh niệm, gắn kết mật thiết với chư Phật mười phương qua năng lượng tha lực mật điển. Mỗi một hơi thở vào ra, mỗi một sát na ta tổng trì mật ngôn Từ bi – Trí tuệ – Tỉnh giác, từng tế bào của chúng ta được mở ra, các dạng năng lượng thanh tịnh nơi ta và của chư Phật, Bồ Tát của vũ trụ hòa quyện vào với nhau thành một dòng chả năng lượng của tha lực mật điển luân lưu nơi thân, nơi tâm. Dòng chảy của năng lượng này, năng lượng từ bi của tình thương, năng lượng của trí tuệ thắp sáng để ta nhìn thấu vạn pháp vô thường, khổ, vô ngã, năng lượng của sự tỉnh giác để mỗi người chúng ta luôn có một đời sống tỉnh thức. Rất cao quý vô cùng bởi năng lượng này luân lưu chuyển động, giúp cho thân xác của chúng ta giữ được sự thăng bằng, máu huyết lưu thông, cơ thể khỏe, những chứng bệnh dần dần được chuyển và làm cho tinh thần chúng ta tịch tĩnh trong sáng. Và đời sống tâm linh hiển nhiên nương vào đó mà dần dần ngộ ra chân lý sống ở đời. Bất cứ những ai hữu duyên với bất cứ một pháp phương tiện nào khi đưa vào vận hành qua công phu thực tập, nhất định đều đi tới sự chứng đắc khác biệt tùy theo căn cơ, nhưng đều nếm được pháp vị giải thoát. Mật Thiền, pháp vị của mật thiền là năng lượng, là tha lực, là mật điển. Ai ai có nhân duyên đều có một sự liên hệ gắn kết, đều có sự trải nghiệm, đều có sự cảm ứng rất nhiệm mầu. Sự cảm ứng của năng lượng mật điển, tha lực siêu thế qua các mật ngôn trong chánh niệm hơi thở, đẩy lùi đi mọi bế tắc và làm cho chúng ta thông được tất cả mọi các pháp ta chấp, sự chấp trược, sự chấp mê, chấp kiến. Tâm sáng lắm, lòng an vui, lúc nào cũng nhận ra được mọi cảm xúc của mình và chuyển hóa một cách rất từ từ, tùy theo công lực hạnh tu của mỗi người chúng ta.

Trở về với Đức Phật thời xa xưa khi Ngài nhìn thấy cái khổ của chúng sanh, lâu lắm rồi các bạn ơi, cách đây trên 26 thế kỷ rồi. Là cậu bé cho đến khi thành vị thanh niên chững chạc ở đời rồi, Ngài vẫn thấy cái khổ của chúng sanh chưa được giải quyết và cũng chưa tìm, và nhận thấy xã hội thời ấy nhân loại đã tìm ra con đường để giải thoát cái khổ mà Ngài nhìn, nó diễn biến hàng ngày trong cuộc sống qua Sinh – Lão – Bệnh – Tử. Thái tử Tất Đạt Đa Ngài đã từ bỏ tất cả những sự ưu đãi của vương quyền khi sinh ra là con của một vị vua, để tìm một con đường giải thoát đau khổ cho chúng sanh. Tình thương lớn như vậy đã thúc đẩy để bỏ lại tất cả mà ra đi. Khi Ngài tìm thấy con đường thực sự giải thoát được đau khổ cho mọi chúng sanh, mà ngày nay ta gọi là Ngài đã Giác Ngộ. Thì Đức Phật giác ngộ thành một vị Phật Chánh đẳng Chánh giác, một vị đều ngự được tất cả. Ngài nhận ra Ngài đã thành Phật và nơi chúng sanh mọi chúng sanh sẽ đều có cơ hội để thành Phật. Không phải từ bỏ là từ bỏ, mà sự từ bỏ của Ngài là một sự phát nguyện ra đi để tìm con đường cứu độ chúng sanh. Và từ khi Ngài Giác ngộ Phật giáo đã được hình thành, không phải là một tôn giáo mà là con đường giải thoát khỏi đau khổ, chính vì vậy khác biệt các tôn giáo thời ấy đặc biệt là đạo Bà La Môn rất lớn. Đồng thời trong một xã hội cách đây 26 năm phong kiến, các nhà Vua có quyền dữ lắm và sự giàu có sinh ra trong gia đình vọng tộc đều luôn luôn có quyền lực, cộng thêm sự đàn áp qua một chính sách áp chế vào giai cấp của thời xưa nơi đất Ấn Độ, rất khó để mang chân lý bậc giác ngộ lưu truyền, giảng dạy, khai thị cho muôn người. Tuy nhiên bậc giác ngộ thấy sự giác ngộ mình là con đường giải thoát, diệu dụng mọi phương tiện đi tới mọi nơi tiếp cận với tất cả những ai hữu duyên và dần dần khai thị con đường giác ngộ đó cho muôn người. Thật nhiều người khi tiếp xúc được với Phật ngay cả những vị vua chúa, quan quyền hay những vị chủ tế, trưởng lão về tâm linh các giáo phái khác, gặp Đức Phật để lý luận, tranh luận, gặp Đức Phật để hỏi và tham vấn, gặp Đức Phật dù chỉ một lần hoặc chạm vào vạt áo của Ngài đều cảm nhận Đức Phật chính là bậc giác ngộ, trí tuệ của Ngài siêu việt, nhìn rõ được con đường giải thoát đau khổ. Cho nên ai gặp Ngài với tâm thẳng sau khi hiểu thấu con đường của Ngài đang dạy và nhìn ra sự giác ngộ của Ngài là cao cả, đều phát nguyện xuất gia.

Đối với Phật giáo hai từ xuất gia mang thật nhiều cung bậc, ý nghĩa khác nhau tùy theo từng hoàn cảnh. Có những câu đưa ra thật cao cả: “Người xuất gia là người trên cầu Phật đạo – dưới độ chúng sanh. Hai câu này quá lớn, làm cho chí khí và tinh thần của người xuất gia nâng cao, bởi người xuất gia mang ý nghĩa trên cầu Phật đạo cầu sự giải thoát đó các bạn, điều đó luôn luôn đúng, dưới độ tất cả mọi loài chúng sanh điều đó không bao giờ sai. Phật đã dạy và các bậc Tổ cũng như các đấng Trưởng lão, Hòa thượng, Thượng tọa đại đức, các bậc Ni trưởng, các Ni Sư, các Sư cô, phương tiện nhiều lắm để khai thị về chủ đề ý nghĩa “Phát nguyện xuất gia” hoặc ý nghĩa của người xuất gia. Đối với Bảo Thành hôm nay chủ đề này được gửi về của một người bạn rất trẻ, có nghĩa rằng phát nguyện xuất gia chỉ mang ý nghĩa thật đơn giản thôi. Người phát nguyện xuất gia là người có dũng lực, có dũng khí, người có sức mạnh để trở về, để quay trở về tìm lại sự an lạc hạnh phúc nơi chính mình. Phát nguyện xuất gia là người có dũng lực biết trở về tìm lại mình, lo cho mình, tháo gỡ và cắt đứt tất cả mọi sự ràng buộc bấy lâu nay, bao nhiêu năm qua ta đã cột chặt vào như là trách nhiệm ta phải làm. Những người xuất gia sẽ được nhẹ nhàng và khi phát nguyện xuất gia là phát nguyện tháo gỡ tự thân khỏi mọi sự ràng buộc.

Trong thời gian này ở kỷ nguyên mới, vật chất và khoa học kỹ thuật phát triển quá nhanh, mọi người đều có cơ hội học hỏi giáo lý của Phật và mọi người, mọi tầng lớp đều có cơ hội tháo gỡ sự ràng buộc của chính mình cột chặt vào bản thân qua những trách nhiệm mà ta nghĩ rằng ta phải làm. Phật giáo luôn luôn mở rộng để mọi người phát nguyện cởi trói cho chính mình, tìm lại tự thân để tận hưởng sự an lạc và hạnh phúc, lan tỏa tình yêu thương, thắp sáng trí tuệ và sống tỉnh thức cho có lợi lạc cho mình và cho muôn người. Từ đó mà sự phát nguyện xuất gia không giới hạn ở một khung tuổi, quốc gia, con người, dân tộc, mà mở rộng cho tất cả những ai có nhân duyên. Ngày xưa Đức Phật đã thế phát cho đệ tử trẻ La Hầu La hồi 7 tuổi và cũng thế phát để trở thành vị tỳ kheo cho một đệ tử khi Ngài sắp viên tịch, lúc đó vị ấy đã 120 tuổi rồi. 7 tuổi đến 120 tuổi có nghĩa rằng không cần biết các bạn ở khung tuổi nào, trẻ thơ, vị thành niên, thanh niên, trung niên, lão niên, đều là cơ hội vốn sẵn có nơi ta. Chỉ cần có dũng lực muốn giải thoát và cởi trói cho mình khỏi tất cả những sợi dây chằng chịt cột lấy bởi vô minh, để ta được sống an lạc và hạnh phúc. Quyết định con đường đi vào đó để giải thoát cho chính mình thì gọi là phát nguyện xuất gia. Đó là nói chung, nói cho rõ hơn là các bạn ở bất cứ một tuổi nào, dù còn độc thân, dù có gia đình, dù đã lớn tuổi hoặc các chư vị đã về hưu, chúng ta luôn luôn có cơ hội phát nguyện xuất gia. Bởi ý nghĩa phát nguyện xuất gia là sống một đời sống bắt đầu tự chủ để cởi trói cho chính mình.

Nhưng ý nghĩa cao hơn ta có thể tìm được nơi các bài giảng của các bậc tôn túc, nhưng ý nghĩa rất bình thường để khuyến tu cho ai đó đang suy nghĩ về sự phát nguyện xuất gia để trở thành tỳ kheo hay tỳ kheo ni. Chúng ta nhớ thật đơn giản chẳng phải xuất gia là phải đi vào con đường học hỏi, mài dùi kinh sử cho cao siêu, cho có bằng, có cấp. Mà hãy nghỉ thật đơn giản, ta phát nguyện xuất gia là ta bắt đầu phát nguyện để tự cởi trói mình khỏi mọi ràng buộc bởi vô minh, chấp trược nhiều đời ta đã cột chặt ta. Mang ý nghĩa đơn giản vậy đi thì các bạn trẻ hoặc các vị đã lớn tuổi chúng ta đều thấy rằng, ta đang bị cột chặt cứng vào những khái niệm, vào những tư tưởng, ý thức hệ, kiến thức, phong tục, tập quán nơi vùng miền ta sinh sống, đánh mất đi sự tự do trở về với nguồn suối yêu thương an lạc của trí tuệ. Nếu bạn đang suy nghĩ phát nguyện xuất gia hãy mang ý nghĩa này tư duy, bạn sẽ thấy rất nhẹ nhàng. Người phát nguyện xuất gia là người phát nguyện cởi trói cho mình, để có một đời sống an lạc và hạnh phúc. Thuở còn thơ chúng ta không bị cột trói vào bất cứ một điều gì, lớn lên theo lẽ thường ta cột trói vào biết bao nhiêu những trách nhiệm, âu cũng là trách nhiệm để tìm cơm ăn, áo mặc, địa vị, quyền lực. Lớn lên có gia đình, đó là lẽ thường rất thật, nhưng ta lại cột chặt vào tình yêu gọi là vợ chồng, gia đình, cái tôi, sự ích kỷ yêu thương, chỉ có thế và cứ như vậy vần qua nhiều đời, nhiều kiếp, nhiều năm có thế mà thôi, âm thầm thật nhẹ. Nhưng thật ra những sợi dây đó đã ràng buộc, cột chặt chúng ta, thắt chặt nguồn nước từ bi yêu thương và làm cho ngọn dầu trí tuệ cạn dần không còn sáng, niệm vào trong u mê, lần mò trong tăm tối. Biết bao nhiêu những chướng ngại, khổ, phiền não, đau, nó dằn vặt khó thoát. Ở một độ tuổi nào đó mà trong tâm của bạn tự nhiên muốn nghĩ tới cởi trói mọi sự ràng buộc, bạn hãy phát nguyện xuất gia. Không cần biết ở tuổi nào, hoàn cảnh nào, bởi con đường xuất gia cao quý ở chỗ ta cầu đạo giác ngộ, con đường xuất gia cao quý ở chỗ là con đường đi tới để thành Phật, bằng cách tự cởi trói mình trong kiếp vô minh.

Nhiều vị cứ đắn đo “Thôi! Đi tu khó lắm, xuất gia khó lắm, phải học, phải nghiên cứu”, dĩ nhiên điều đó là đúng rồi. Nhiều vị còn nói “Xuất gia khó quá, tôi lớn tuổi rồi, hoàn cảnh của ta như vậy không được, thôi ở nhà”, điều đó đúng. Nhưng chỉ đúng với khái niệm riêng tư của mình, còn nếu như chúng ta thấy rằng phát nguyện xuất gia và con đường xuất gia là con đường tự cởi trói cho mình, thì khi bạn đã nhận ra sự ràng buộc, sự cột chặt không nhúc nhích được bởi nhiều khổ và phiền não trong cuộc đời. Bạn hãy đứng dậy đi và phát nguyện xuất gia để chúng ta hãy cùng nhau học hỏi, nghiên cứu và tự mình cởi trói cho chúng ta. Điều Đức Phật dạy trong giây phút cuối ở Kinh Niết Bàn hay Kinh Di Giáo rằng: “Này các con! Hãy tự đứng dậy thắp đuốc mà đi, để cởi trói mình khỏi mọi ràng buộc của vô minh. Này các con! Giới là sức mạnh để có Chánh Định và Định đó sẽ khai mở trí tuệ”. Cho nên phát nguyện xuất gia là người phát nguyện cởi trói cho mình khỏi mọi ràng buộc bởi vô minh bằng giữ giới, để có được Chánh định và khai mở trí tuệ. Giới – Định – Huệ. Giới –  Định – Huệ đã có đủ nơi Mật Thiền qua Từ bi, Trí tuệ và Tỉnh giác. Từ bi tới từ tâm thiện lành, các pháp thiện. Trí tuệ được thắp sáng bởi từ bi thiện lành và khi trí tuệ sáng ta sẽ được thức tỉnh. Từ bi chính là trí tuệ, trí tuệ chính là từ bi. Từ bi được ví như cánh tay phải để cởi trói cho cánh tay trái, trí tuệ được ví như cánh tay trái tháo gỡ mọi ràng buộc cho cánh tay phải và sự tỉnh giác được ví như sự nhìn thấy mọi ràng buộc của tay trái – tay phải, mà mang tay phải – tay trái tự tháo gỡ cho nhau. Sự Tỉnh giác được ví như tâm tịch tĩnh nhìn thấu, để từ đó lấy Từ bi thắp sáng Trí tuệ, lấy Trí tuệ để lan tỏa yêu thương và Từ bi, Trí tuệ tăng trưởng sự tỉnh thức trong từng sát na.

“Phát nguyện xuất gia” là hạnh cao quý vô cùng, bởi người ấy là một dũng sĩ có sức mạnh phi thường, đã quyết tâm đi trên con đường để thành Phật và cởi trói mình khỏi mọi sự ràng buộc trong vô minh, vớt mình lên khỏi vũng sình của luân hồi sanh tử trong Tam đồ khổ. Người ấy luôn luôn biết nhìn vào trong ba nghiệp Thân – Ngữ – Ý, giữ năm giới cho thanh tịnh, nhìn thẳng vào sáu giác quan để phòng hộ không cho rác rưởi bất thiện của cuộc đời lấn chiếm. Phát nguyện xuất gia không tuổi nào, độ tuổi nào, thời gian nào, không gian nào, con người nào cũng làm được. Bởi phát nguyện xuất gia là phát nguyện đi trên con đường thành Phật. Phát nguyện xuất gia là phát nguyện đi vào tự cởi trói tự thân để giải thoát mình, để cho mình được tự do, được hạnh phúc và bình an. Phát nguyện xuất gia là phát nguyện tìm lại chính mình. Đừng mang ý nghĩa quá cao siêu trên cầu Phật đạo dưới độ chúng sanh, mà hãy mang ý nghĩa thật đơn giản với thời đại là cởi trói tự thân khỏi vô minh chấp trược. Đó, phát nguyện như vậy là phát nguyện xuất gia, phát nguyện thành Phật. Trên con đường đó theo như Đức Phật dạy trong Kinh Di Giáo đại bát Niết Bàn “Mỗi người chúng ta phải tự thắp đuốc tuệ mà đi, để tự cởi trói cho ta”.

Phật cổ Ca Diếp cũng dạy cho chúng ta để cởi trói, thì chúng ta phải xả bỏ tất cả các pháp bất thiện và tăng trưởng pháp Thiện. Đơn giản làm việc lành, bỏ việc ác, tâm thanh tịnh, như vậy tức là phát nguyện xuất gia. Cho nên các bạn Phật tử tại gia đang suy nghĩ về một con đường, con đường phát nguyện xuất gia để tự cởi trói mình khỏi mọi sự ràng buộc, đơn giản vậy để sống hạnh phúc và bình an, thật là cao quý! Và con đường báo hiếu đối với cha mẹ, con đường mà mình có thể trả được ân nghĩa với tổ quốc, đồng bào, dân tộc, với cha, với mẹ, các bậc thầy Trưởng, các bậc thầy Tổ, đó chính là con đường phát nguyện xuất gia để thành Phật, để cởi trói, để thoát khỏi u mê và tìm về với chính mình. Có ai trong các bạn đang khởi lên ý phát nguyện xuất gia không? Nếu có mời các bạn tới với các bậc Tôn túc, Hòa thượng, các bậc Trưởng lão hoặc các bậc Thượng Tọa đại đức, các bậc Ni trưởng, các bậc Ni Sư, Sư cô, chúng ta hãy tham vấn để được chia sẻ, làm sáng tỏ và có được sức mạnh tự lực thắp đuốc mà đi với sự phát nguyện xuất gia, sống đời sống buông xả những thâu gom nhiều năm, nhiều kiếp qua trong ngũ dục, để tìm về con đường chân lý thành Phật.

Cảm ơn ai đó đã gửi chủ đề này về, ta không đi vào những ý nghĩa quá cao siêu của người xuất gia khi phát nguyện như tỳ kheo, tỳ kheo ni. Mà ta đi vào ý nghĩa bình thường của những con người, mà chúng ta đã can qua biết bao nhiêu thăng trầm trong cuộc sống. Để ý thức rằng phát nguyện xuất gia là phát nguyện cởi trói cho tự thân, phát nguyện xuất gia là phát nguyện thành Phật, là phát nguyện giữ giới một cách tự nguyện, không có sự ràng buộc, thúc ép bởi bất cứ ai. Mà do chính chúng ta tư duy trong Chánh kiến, để rồi tự mình đi vào với tâm thái thật hoan hỷ, cởi trói cho chính ta bằng cách giữ giới, định, có Chánh định và khai mở trí huệ. Một trong những phương pháp mà Phật đã dạy thật rõ và Ngài luôn nói với các hàng đệ tử của Ngài rằng “Giới nằm đầu để có Định, Định sẽ khai mở Trí huệ”, mà ngày nay ta thường gọi vắn tắt Giới – Định – Huệ. Bảo thành lúc nãy đã nói vì giữ giới nên ta có được sự tỉnh giác và như vậy ta an định trong cuộc đời để tình thương được lan tỏa và trí tuệ được thắp sáng. Do vậy, Mật Thiền cũng là một phương tiện rất phù hợp với ai có nhân duyên đi vào con đường tu Từ bi – Trí tuệ – Tỉnh giác và Từ bi – Trí tuệ – Tỉnh giác có sự quán chiếu bằng tâm ấy, sẽ giúp cho chúng ta cởi bỏ được mọi sự ràng buộc trong vô minh. Để trở về với sự tự do tìm lại chính mình, bước trên con đường để thành Phật sống an vui và hạnh phúc. Nếu đang suy nghĩ về con đường phát nguyện xuất gia, hãy tinh tấn nỗ lực tìm hiểu và nguyện cho bạn lãnh nhận được thật nhiều hồng ân của Tam Bảo để có được sức mạnh đó, tìm lại chính mình, tháo gỡ mọi sự ràng buộc cho mình bằng con đường phát nguyện xuất gia.

Mời các bạn trở về với hơi thở của Chánh Niệm.

Thưa Phật! Phát nguyện xuất gia con đã hiểu Ngài dạy rằng không lệ thuộc vào tuổi tác, thời gian, không gian, dân tộc, hoàn cảnh mà là sự quyết định tự do của mỗi người, muốn đứng dậy tự lực lan tỏa tình yêu thương, thắp sáng đuốc tuệ, sống đời tỉnh giác để cởi trói mọi sự ràng buộc cho tự thân, tìm về với bản thể Như Lai nơi tự tánh, sống đời an vui và hạnh phúc. Xin Phật gia trì cho chúng con hiểu thấu, gieo duyên tiếp tục, ngõ hầu một ngày có đầy đủ chí nguyện dũng mãnh để phát nguyện xuất gia.

Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm. Tổng trì Mật ngôn. Đón nhận Mật điển. Hồi hướng cho tất cả.

Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê (7 Biến)

Hồi hướng:

Chúng ta hãy hồi hướng công đức.

Thưa Phật! Nếu chúng con có được chút phước báu nào, nguyện hồi hướng cho tất cả mọi loài chúng sanh đồng thành Phật đạo.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn