Search

Bài 3059. Trọn Đời Trọn Kiếp

Bảo Đăng đánh máy

Mô Phật! Bảo Thành kính chào quý Thầy, quý Sư Cô và tất cả các bạn đồng tu trên kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn và kênh Facebook Chua Xa Loi.

Mời các bạn đồng quy ngưỡng về ba ngôi Tam Bảo Phật, Pháp, Tăng để bắt đầu buổi đồng tu ngày hôm nay.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Chúng con nguyện xin mười phương chư Phật, ban rải năng lượng tình thương xuống cho mọi loài chúng con và gia trì cho chúng con biết tự lực đứng dậy thắp sáng đuốc tuệ qua chánh niệm hơi thở để thể nhập vào tâm tỉnh giác, quán chiếu thấu rõ vạn pháp Vô Thường sanh diệt, Khổ, Vô Ngã. Chúng con cũng nguyện siêu cho tất cả các chư vị hương linh vừa vãng sanh hãy theo thiện nghiệp mà tái sanh cảnh thiện lành. Cũng đồng nguyện cho chư vị Phật tử tất cả những ai đang lâm bệnh, thanh tịnh thân tâm, tinh tấn tu học, đầy đủ phước báu gặp thầy gặp thuốc, bệnh tật tiêu trừ, phiền não đoạn diệt. Nguyện cho thế giới được hòa bình chấm dứt chiến tranh.

Xin chư Phật chứng minh!

Mời các bạn ngồi xuống với tư thế phù hợp với cơ thể, đặt bàn tay phải vào lòng bàn tay trái. Các bạn hãy nhớ lấy trí tuệ làm sự nghiệp giải thoát, lấy từ bi nuôi dưỡng và lan tỏa tình yêu thương. Qua hơi thở của chánh niệm khi hít vào chúng ta hít bằng mũi, đưa sâu xuống dưới bụng tại đang điền khí hải, ở dưới rốn của chúng ta khoảng chừng một phân, phình bụng ra. Khi ta thở ta hóp bụng lại từ từ, thở chậm chậm bằng miệng đồng thời trì mật chú. Mật chú thứ nhất chúng ta trì đó chính là Mu A Mu Sa có nghĩa là quán tâm Từ Bi. Mật chú thứ hai NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang có nghĩa là quán tâm Trí Tuệ để nhìn thấu vô thường, khổ, vô ngã. Mật ngôn số ba Ma Sa Ốp Uê có nghĩa là quán tâm Tỉnh Giác. Gọi tắt từ bi, trí tuệ, tỉnh giác quán, pháp tu nhiệm màu của Mẹ Hiền Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm. Chúng ta hãy bắt đầu.

Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm. Đồng trì Mật chú. Đón nhận Mật điển.

Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê (7 Biến)

Mô Phật! Bảo Thành chào tất cả các bạn đồng tu. Các bạn thân mến, mỗi một người chúng ta hoàn toàn khác nhau về nghiệp thức, từ đó mà có những nhân duyên khác biệt. Hiện kiếp này các bạn và Bảo Thành có duyên tiếp cận với Phật pháp và học hỏi tu tập chuyên cần, nhân duyên rất đặc biệt. Chúng ta tới từ khắp nơi và gặp nhau ở một điểm, điểm đó là chúng ta hướng về sự giải thoát, giải thoát khỏi cái gì? Khỏi đau khổ,  phiền não, chỉ có vậy. Đã đi vào cuộc đời của chúng ta như Đức Phật đã khai thị, phương tiện vi diệu, phương tiện dù có khác, hoàn cảnh dù có khác, con người của chúng ta dù có khác, suy nghĩ kiến thức biết bao nhiêu sự khác biệt. Nhưng cũng đồng một điểm là khởi tâm giải thoát khỏi đau khổ phiền não. Mật thiền song tu lấy hơi thở chánh niệm làm chủ để trụ tâm, nương vào Mu A Mu Sa là từ bi quán, của NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang là trí tuệ quán, quán vô thường, khổ, vô ngã tam pháp ấn, nương vào tâm tỉnh giác là Ma Sa Ốp Uê. Tại sao chúng ta phải lấy hơi thở chánh niệm? Bởi nó luôn luôn gần gũi với chúng ta, còn có hơi thở vào ra ta còn có sự sống, trong từng sát na ta quán chiếu hơi thở là sống thật với chính mình ngay trong hiện tại. Tại sao ta phải nương vào từ bi, trí tuệ và tỉnh giác? Bởi đó là những điều ta cần phải niệm niệm ghi nhớ để có được cái lực đưa chúng ta

thoát khỏi nghiệp lực tăm tối do đời đời kiếp kiếp chúng ta đã tạo ra. Phần tu về mật thiền này có công hiệu rất hay, nếu nói về thân thì hơi thở trầm xuống đan điền khí hải, phình bụng, tác động vào thẳng các luân xa. Tăng trưởng năng lượng tự thể vận hành cho đúng chiều hướng tuần tự từ số 1 tới số 7 trên đãnh đầu, giúp cho có sức khỏe, giúp cho ta tìm lại được sức khỏe vốn có ở nơi thân. Và mượn thân thật khỏe đó, thật trẻ đó, thật sung mãn đó để bước trên con đường tầm cầu đạo pháp qua tâm được an định với chánh niệm hơi thở, với niệm niệm luôn luôn tư duy qua từ bi, trí tuệ và tỉnh giác. Nếu các bạn ai đó đã thực tập dù một ngày, mười ngày hay nhiều ngày, mỗi người chúng ta đều cảm ứng được sự thay đổi giữa thân và tâm của chúng ta theo chiều hướng hướng thượng. Trong sự gắn kết qua hơi thở ấy ai ai trong chúng ta cũng đón nhận được mật điển của chư Phật thọ ký, truyền lưu vào thân tâm. Sự cảm ứng này giúp cho chúng ta trụ tâm vững bền trong chánh niệm, làm cho trí tuệ sáng, từ bi lan tỏa và ta luôn luôn tỉnh giác.

Chủ đề chắc chắn là phải của một người bạn trẻ gửi về ngày hôm nay. Bạn này chắc có lẽ đang yêu và có một lời thề hình như như thế. “Trọn Đời Trọn Kiếp” không biết có phải bạn đang yêu và đã hứa với người yêu của mình là “Anh ơi! Em sẽ yêu anh trọn

đời trọn kiếp”. Chắc có lẽ hơi hơi giống như vậy, con người thói quen xưa đến giờ gặp nhau dù chuyện rất nhỏ cho tới chuyện lớn cứ thích hứa trọn đời trọn kiếp yêu nhau, trọn đời trọn kiếp làm việc đó không rời xa, ràng buộc cột chặt. Nhưng đâu có như vậy, thương hiệu của bốn chữ trọn đời trọn kiếp nó không còn ăn khách nữa, bởi ai cũng hiểu đó chỉ là lời chót lưỡi đầu môi, văn hoa thơ cú đọc cho nó hay. Nhưng thật ra chúng ta vẫn bị dính vào đó nặng lòng khó thoát nhưng chẳng chung thủy, khó thoát nhưng không chung thủy. Trọn đời trọn kiếp với ai đây? Bạn đã hứa với ai một điều gì để trọn đời trọn kiếp với họ, cách nói này thường thường là của người trẻ hoặc những ai đó muốn gắn kết với một phần cuộc sống của người nào chung với mình thường hay nói.

Đi vào chữ trọn đời trọn kiếp dân gian đã nói quá nhiều, phóng tác thành truyện và cũng đã kết thành những tập phim nhiều tập nghe, xem thú vị. Phật tử tại gia của chúng ta hiểu chữ trọn đời trọn kiếp theo một chiều hướng khác đi. Ta là người tu, tu tại chùa hay tu tại nhà, tu tại chợ hay tu tại gia, tu tại tâm hay tu tại miệng, tại ý, tại thân. Nhân duyên phù hợp chổ nào ta tu chổ đó và ta hiểu chữ trọn đời trọn kiếp theo một chiều hướng khởi lên từ tâm tham và chấp. Chính vì chúng ta tham nó tạo thành chất dính, gọi

là chất khó có thể phủi tay rời xa chúng, chúng dính mình, dính mãi thôi. Để không phải một đời một kiếp, trọn đời trọn kiếp mà để đời đời kiếp kiếp chúng ta cứ đau khổ luân hồi và sanh tử chất chồng từ kiếp này qua kiếp sau. Sự tham chấp vướng mắc trong những điều rất căn bản thường xảy ra trong đời, qua sự tương quan giữa suy nghĩ, lời nói và hành vi mà chúng ta đã tạo ra khổ cho chính mình và như ai đó đã nói chúng ta cứ đi loanh quanh thôi không thoát được. Như một câu người Việt thường nói gà què ăn quẩn cối xay, con gà què không đi xa được nó chỉ quẩn quanh bên cối xay của người xưa xay gạo đó các bạn, để lượm những hạt thóc, hạt gạo vun vãi ra bên ngoài để nuôi thân. Chúng ta đã què quặc đời sống tâm linh bởi vì tham chấp nó đánh vào đôi chân, làm mất đi thế đứng vững chãi. Ta đã quanh quẩn bên cối xay của ngũ dục để hưởng cơm cặn canh thừa của những tư tưởng bỡn cợt, đắm chìm vướng mắc trong đời thường quá lâu khó thoát. Ta cứ ăn quẩn cối xay ngũ dục đó để rồi cứ mang tiếng ta tu tại tâm, ta tu tại gia, ta tu tại chùa, ta tu tại chợ, ta tu tâm, ta tu miệng, ta tu hành vi. Nhưng cuối cùng vòng vòng một hồi ta đã què rồi, đi được tới đâu. Tâm tham chấp nó vẫn còn, cây gậy đó mỗi ngày ta cầm thật chặt tự đánh vào chân mình cho nát ra, để bò quanh quẩn bên cối xay của ngũ dục. Để bốn chữ trọn đời trọn kiếp được dịch

theo như Bảo Thành nghĩ là trước sau như một. Ý niệm khởi lên trước sau như một, đi vào con đường đạo đã bị thất thố, bị đẩy lùi, rồi chẳng thẳng đường đi tới sự giải thoát mà lại vòng ngược lại cối xay ngũ dục. Ở nhà thiền có cái gậy để đánh thức khi ta ngồi thiền buồn ngủ, còn ở cuộc đời chúng ta có cây gậy tham chấp, không đánh thức ta được mà đánh què đôi chân, đánh mất đi sự kham nhẫn. Làm cho ta lẩn quẩn bên cối xay của ngũ dục như con gà què ăn quẩn cối xay. Thật là ô nhục bởi ở phận người có những lúc nhìn lại thấy rất buồn, ta phải ăn cơm thừa canh cặn đó các bạn, tức là loại cơm đã thừa dư. Tại sao thừa dư? Bởi cả đời ta cứ đi tìm ngũ dục, tiền tài, danh vọng, địa vị, miếng ăn, miếng uống. Để tưởng chừng trước sau như một, khởi tâm dõng mãnh đi vào con đường tu. Nhưng ta lại quẩn trở về cũng đồng tiền, cũng danh vọng, cũng địa vị, cũng so sánh, cũng miếng ăn, miếng uống và cũng đắm chìm trong ái nhiệm của tình thân gia đình, của dòng máu, của bộ tộc, của người nhà, của chúng sanh gần gũi tăng trưởng cảm xúc. Hóa ra ta tu dù viện cớ dưới bất cứ hình thức nào ta đã không trước sau như một, bồ đề tâm đã thất thố. Chuyện này thường xảy ra với Bảo Thành, với các bạn đồng tu, nếu như chúng ta không nương vào từ bi, trí tuệ và sự tỉnh giác của Phật, nếu như chúng ta không nương vào sự miên mật tu tập trong chánh niệm,

nếu như chúng ta không nương vào tha lực bóng từ ân của mười phương chư Phật. Thì nhất định chúng ta sẽ chẳng còn trước sau như một, giữ được sự trung kiên với tâm đã phát nguyện đi trên con đường giải thoát.

Thật nhiều những câu chuyện trong cuộc đời các bạn đã đọc qua, ngay cả hàng thuộc về những đấng bậc xuất gia đã đi tới gọi là hòa thượng, tuổi lạc đã cao thế mà còn bị thất thố. Huống hồ chi là những bậc sơ tâm, những người tu tại gia hoặc những người đã can qua cả cuộc đời nơi cuộc sống của trần gian,  giữa vợ vợ, chồng chồng, con cái, giữa lo toang của đời thường, giữa vật chất và đồng tiền, giữa tình cảm của gia đình. Khi đến một tuổi nào đó khởi tâm đi tu, nếu không nương bóng dưới sự che chở của sự chuyên chú tu tập, gần gũi với bạn hiền thiện tri thức, với quý Thầy. Nhất định, nhất định những tà tâm, tức là những suy nghĩ tạo ra chướng ngại sẽ quật quăng như chú gà què, què rồi mà còn bị cột vào nơi cối xay của ngũ dục. Lại quẩn về sự tính toán của đồng tiền, về danh vọng, của địa vị, của cái tôi. Khi chúng ta đi tu tại gia hay xuất gia, thì chúng ta đã từ bỏ tất cả những sự tham chấp, bởi nhìn rõ và chỉ ứng dụng những phương tiện ở đời lót đường và làm đòn bẩy vươn lên để giải thoát. Nhưng một thời gian thôi vì chúng ta không có sự

quyết tâm, dõng mãnh, sự trọn đời trọn kiếp như khi quy y Phật con nguyện đời đời kiếp kiếp, nhưng ta không giữ được cái tâm đó trước sau như một. Khi ta quy y Pháp ta cũng nguyện đời đời kiếp kiếp, quy y Tăng cũng vậy và khi chúng ta nhận một bậc thầy nào đó để nương vào tu, ta cũng phát nguyện đời đời kiếp kiếp để tu. Tu nhưng cái tu của ta mờ dần bởi ta giải đãi, làm biếng và một phần là do tập khí lâu ngày, lâu tháng, lâu năm, đã quá sâu đậm. Và do chính ta cứ đập què đôi chân của mình để biến mình thành chú gà, gà què ăn quẩn cối xay. Ta đã thực sự què, què ở trong tâm què ra, để quanh quẩn bên cối xay của ngũ dục, ăn thừa sự vun vãi của tuổi già, của tuổi lớn rồi hoặc của đoạn đời còn lại.

Các bạn! “Trọn đời trọn kiếp” là câu thề của thế nhân đối với tình yêu, nhưng người học Phật thì phải là đời đời kiếp kiếp giữ tâm bồ đề dõng mãnh, không quay ngược lại cối xay của ngũ dục, không tự làm què quặc tâm thiện lành của chúng ta. Để chân được khỏe mắt được sáng và để ta có thể thoát ra khỏi cối xay của ngũ dục. Các bạn biết không? Cối xay ngũ dục rất nguy hại, cối xay gạo kia là say gạo thôi, vun vãi ra còn ăn được nhưng cối xay ngũ dục sẽ nghiền nát cuộc đời của chúng ta từ kiếp này qua kiếp sau. Nhìn lại chính mình đi các bạn, Bảo Thành cũng nhìn lại chính mình và thấy rằng chúng ta rất

yếu, bởi vậy Phật mới nhất chúng ta phải luôn luôn thường niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Thiên, niệm Thiện. Niệm Phật là niệm sự tỉnh giác. Niệm Pháp là luôn luôn tỉnh giác và đi trên con đường tới sự giải thoát. Niệm Tăng tức là phải hòa hợp, có sự hòa hợp nhưng chúng ta ít khi nào hòa hợp đi trên một đoạn đường có một mình thì cảm thấy cô đơn, chẳng thể sống được với hạnh độc cư, mà Đức Phật thường khuyên chúng ta người tu phải thực tập hạnh độc cư, an vui tịch tỉnh giữa núi rừng. Như ngày nay đi tu một mình thì buồn ơi là buồn, buồn còn hơn con chuồn chuồn. Còn nếu có hai người thì bắt đầu kẻ cao người thấp, kẻ hơn người thua, kẻ được người mất, sấn sấn nhau hoài. Mà có ba người, có bốn người là bắt đầu có sự tương tác và cảm xúc. Thói đời tập khí lâu năm lại dẫn đầu các pháp tạo nghiệp bất thiện và những tư tưởng vụn vặt ta tưởng chừng ta đã chuyển hóa hết nó lại trồi về, xâm chiếm. Để rồi những cái tâm tham chấp về tiền, về quyền danh, về lợi dụng, về gọi là cái tôi nó ngủ ngầm, nay có cơ hội vươn mình như hình hài của ma quái, chiếm cả thân tâm ta. Nhiều vị đã lớn tuổi rồi can qua tất cả những thăng trầm cay đắng trong cuộc đời, nhìn thấu được đạo mầu bởi hương của cửu huyền thất tổ, ông bà cha mẹ đã nương vào con đường đạo mà tự tại, nay cũng lại nương vào con đường đạo như ông bà nhưng không vững, cứ tự

làm què quanh quẩn cối xay ngũ dục.

Các bạn! Tại sao trong mật thiền luôn chú trọng đến mật ngôn NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang, đây là một câu mật chú có năng lượng vi diệu để chúng ta có thể nương vào năng lượng siêu thế thần thông của Phật mà nhìn cho thấu được vô thường. Thân này là vô thường, cái mà gọi là cái tôi là vô thường, tuổi đời là vô thường lui tới, chẳng thể nghĩ rằng ta còn 100 năm, 30 năm, để có thể kiến lập sự nghiệp oanh oanh liệt liệt của người đời hay người tu đâu. Vô thường lui tới, người xuất gia hay người tại gia, người tu Phật nói chung cần phải quán chiếu cho thấu được vạn pháp vô thường. Nếu còn níu kéo, nếu còn xây dựng những ước mơ của mình trên nền tảng của vô thường, của những thứ vô thường mà không hiểu là vô thường mà cho nó là thường hằng vĩnh cửu. Cái ta có được kẻ hơn kẻ thua thì nhất định muôn sự khổ sẽ tới với chúng ta. Tưởng rằng ta có đủ phước báu nhưng hao tổn phước. Phật nói như chư thiên, phước báu lớn như núi Tu Di mà không tăng trưởng thiện nghiệp để tiếp tục tu, mà tự hào phước báu quá nhiều để tiêu xài cho những chuyện vụn vặn quanh quẩn bên cối xay của ngũ dục, của cái tôi nhầm lẫn vô thường tưởng là thường hằng vĩnh cửu. Nhầm lẫn cái tôi là có để không quán chiếu vô ngã, từ đó ôm chặt vào cột cối xay của ngũ

dục. Lớn tuổi rồi lại còn lần mò trong tiền bạc, trong danh vọng, trong địa vị, trong những cái giận bỡn cợt của cuộc đời. Để xây dựng những huyền ảo trên đống tro tàn của xương cốt đang rụng rời và da dẻ đang nhăn nheo, đầu tóc đang bạc dần, sức cũng chẳng còn lui tới thường xuyên, thế mà trong vòng nhân sinh mấy ai có thể vượt qua. Thấy được điểm yếu đó Đức Phật dạy chúng ta phải luôn luôn tu luyện để có được sự trước sau như một khi khởi tâm dõng mãnh đi vào con đường tu tại gia hoặc xuất gia để chuyển hóa khổ đau, phiền não thành hạnh phúc, an vui. Còn nếu không khổ đau phiền não kia sẽ không thể chuyển hóa được mà lại bồi đắp cho thành tảng đá lớn để đè lên ta, suốt đời chẳng thoát ra.

Các bạn! Trọn đời trọn kiếp là chuyện đời, nhưng mà chuyện đạo là phải đời đời kiếp kiếp. Nếu bạn trọn đời trọn kiếp chung thủy với tâm tham chấp, với tâm của con gà què ăn quẩn bên cối xay của ngũ dục, thì bạn sẽ đời đời kiếp kiếp đau khổ. Còn nếu bạn hướng tới với tâm trước sau như một, bất thối chuyển khởi lên và niệm niệm ghi nhớ lời Phật chánh niệm từ bi, trí tuệ, tỉnh giác quán, bạn sẽ có được đời đời kiếp kiếp thoát khỏi luân hồi sanh tử. Dĩ nhiên trên con đường tu tập vẫn mang phận làm người, các bạn trẻ, Bảo Thành và các bạn đồng tu, sự tham

ái tham dục trong cuộc đời hẳn rất khó gạn lọc, chuyển hóa. Càng khó hơn nếu chúng ta có tâm dục tốc bất đạt, cứ thích gồng mình lên phóng về phía trước cho thành công. Nhưng sức cạn, lực yếu, mắt mờ, chân run, thế là thối bồ đề tâm, thế là chẳng trọn đời trọn kiếp với lời dạy thủy chung trên con đường giải thoát. Què rồi, hết sức rồi, trở thành con gà què ăn quẩn cối xay ngũ dục lại đi lượm tiền, lượm danh vọng, lượm nhà, lượm cửa, lượm cơ sở vật chất, lượm tình cảm của gia đình. Bởi vì sao? Các bạn nhớ khi tuổi đời qua đi con người thường đưa vào trạng thái cô đơn buồn tủi và cảm thấy vô dụng nên cố vươn mình, vươn hình hài cho hữu dụng. Nhưng cuối cùng kết quả ta thấy đó nhiều vị lớn tuổi rồi quanh quẩn đi ra ngoài quên cái này, quên cái kia, rồi lại lượm rác tha vào trong nhà. Nếu các bạn có thì các bạn sẽ thấy được những người lớn tuổi trong phòng họ chật chội đủ thứ, bởi cái gì cũng mang vào trong phòng. Trong phòng tâm của chúng ta khi lớn tuổi hoặc khi đi vào con đường tu thay vì phải dọn dẹp cho trống, cho rỗng, cho sạch, cho thơm, ta lại mang rác rưởi, nhớp nhúa đi vào.

Các bạn! Thuở ban đầu ta khởi tâm dõng mãnh đi theo con đường của Phật là chuyển hóa bùn nhơ, rác rưởi của chúng ta, ngũ dục của chúng ta. Bởi ta thấy cuộc đời là vô thường, oanh oanh liệt liệt cũng

vô thường, chẳng tồn tại. Ta thấu được qua mật ngôn NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang, nên mỗi người chúng ta đã nhận diện ra được cuộc đời này con ma vô thường rình rập tới bất cứ lúc nào. Do vậy ta cần phải thể nhập vào tâm tỉnh giác của Ma Sa Ốp Uê, để luôn luôn thức tỉnh trong mỗi giây, mỗi phút. Không để cho tâm tham chấp ngũ dục của chúng ta lừa gạt, phỉnh nịnh, để đẩy chúng ta trở ngược vòng về cối xay của ngũ dục, tự đánh què quặc tâm thiện lành của chúng ta, để cơ hội cho tâm tham chấp lại bùng phát như cỏ dại, cỏ hoang ở ngoài đồng không ai chăm sóc. Hãy luôn luôn phải biết nương vào tha lực của chư Phật, dù rằng mỗi người chúng ta luôn luôn nghe theo lời Phật, tự làm ốc đảo cho bản thân, tự lực đứng dậy thắp đuốc mà đi. Nhưng trong cuộc đời có Thầy ta đở lần mò, “không Thầy đố mày làm nên”. Ta có Thầy Thích Ca Bổn Sư, bậc Thầy của trời người, bật giác ngộ. Ta đã quy y Ngài, ta đã nhận Ngài làm Thầy, nhất định ta phải nương vào trí tuệ, từ bi, sự tỉnh giác của Ngài. Nhất định ta phải nương vào năng lượng siêu thế, tha lực của Ngài để tác động vào tự lực của chúng ta và phải gần gũi với các bạn hiền, các bậc thiện tri thức, như người đi giữa trưa hè vượt qua sa mạc, có cây cổ thụ giữa đường nghỉ một chút rất khỏe. Nương vào bạn đồng tu, nương vào các bậc thiện tri thức, nương vào Phật Pháp Tăng, nương vào chánh

niệm của hơi thở từ bi, trí tuệ, tỉnh giác quán. Chúng ta như người được nghỉ dưới gốc của đại thụ, của đại tùng, của Ngài, của Phật Thích Ca. Chúng ta nhất định sẽ có được tâm trước sau như một. Đó là câu nói dân dã của người Việt, nói cho văn chương Phật Pháp là tâm Bồ Đề bất thối, nói theo nhân tình là ta có đời đời kiếp kiếp, hay trọn đời trọn kiếp giữ vững tâm đã phát, đi theo trên con đường giải thoát. Tình yêu của con người đối với con người ta còn muốn trọn đời trọn kiếp, mà sao không phát triển tâm từ bi để trên con đường giải thoát ta nhận biết được vạn pháp vô thường, khổ và vô ngã. Để rồi con đường đi mới chỉ một đoạn ta lại quăng trở về cối xay của ngũ dục, lại mơ ước một ngôi nhà, lại mơ ước một ngôi chùa, lại mơ ước quyền lực, lại mơ ước đồng tiền, lại mơ ước có người cung phụng, lại mơ ước có người cúng dường chăm sóc, lại mơ ước có kẻ tới người lui, lại mơ ước cõi này luôn luôn ở cùng với ta. Chí nguyện năm xưa đã đi về đâu? Tâm khởi lên năm xưa đi vào con đường giải thoát đã đi về đâu? Tập khí rất ghê gớm luôn luôn ngủ ngầm, Phật căn dặn chúng ta mọi tập khí, mọi ác nghiệp vô minh ẩn tàng ngủ ngầm trong ta, chúng như nhân tình thì thầm bên tai, văng vẳng ở trong đầu lôi kéo ta trở ngược lại vòng xoáy của ngũ dục, để tự nghiền nát mình như con gà què ăn quẩn cối xay. Chúng ta

đã theo Phật rồi, chúng ta đã phát sơ tâm rồi, nhưng phải miên mật tu, còn không sơ tâm kia sẽ mất dù các bạn đã phát đạt tâm đi nữa, nếu không chuyên cần tu tập nhất định phước báu có nhiều to như núi Tu Di cũng cạn dần và mất hết. Đừng tự hào về phước báu của mình, đừng tự hào về mình có khả năng nhớ, khả năng duy nhất của chúng ta là phải tập trung tư tưởng, năng lượng vào tánh nhìn để thấu rõ được vạn pháp vô thường sanh diệt, khổ và vô ngã. Để từ đó cắt đứt mọi ái nhiệm trong cuộc đời, lìa xa ngũ dục, chữa cho đôi chân được lành mà đi dõng mãnh trên con đường giải thoát. Đừng làm mình què hoặc một lần nữa sau bao nhiêu lần đã bị thương, bị què, bị gãy xương. Hãy bó đôi chân chánh pháp, chánh kiến, chánh tư duy cho nó được lành lặn trở lại mà bước đi trên con đường của các pháp thiện lành, lìa xa tâm tham chấp và ngũ dục. Các bạn và để được con đường như vậy ta phải luôn luôn biết sám hối, biết nhìn, biết nhận ra lầm lỗi của chúng ta, biết sửa và biết gạt bỏ tất cả. Bởi ta làm người những tư tưởng như vậy vẫn luôn luôn lui tới, sự đồng tu có bạn tu, có Thầy, có các bậc thiện tri thức, có pháp của Phật, có năng lượng tha lực siêu thế của Phật, các bạn không cô đơn đi một mình, chúng ta sẽ vượt qua và trọn đời trọn kiếp, đời đời kiếp kiếp tâm trước sau như một, bồ đề tâm sẽ không bị thất thối nghe không các bạn. Còn chuyện

trọn đời trọn kiếp yêu nhau thì đó cũng chỉ là một thuở của kiếp người, không sao, nhưng cần phải thay đổi để thoát ra luân hồi sinh tử. Còn nếu bạn không thay đổi quan niệm sống, cách nhìn cho thấu qua phương pháp thì bạn sẽ kết kiếp, đời đời đau khổ mãi mà thôi.

Chúng ta hãy trở về với hơi thở của chánh niệm.

Thưa Phật! Chúng con không muốn tự đánh què đôi chân để trở thành con gà què ăn quẩn quanh bên cối xay của ngũ dục là tiền tài, danh vọng, địa vị, ăn uống, ngủ nghỉ để chúng nghiền nát cuộc đời của con qua vô lượng kiếp sanh tử luân hồi. Xin gia trì cho chúng con có lòng kiên trung trong sự phát nguyện dõng mãnh và xin chư Phật gia hộ cho chúng con để chúng con biết đứng dậy sau khi té và phát tâm dõng mãnh mỗi khi thối tâm.

Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm. Đồng trì Mật chú. Đón nhận Mật điển.

Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê (7 Biến)

Hồi hướng:

Chúng ta hãy hồi hướng công đức.

Thưa Phật! Sự đồng tu của chúng con nếu tạo được chút phước nào nguyện hồi hướng cho tất cả mọi loài chúng sanh đồng thành Phật đạo.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn