Search

Bài 2068. Sao Không Chịu Hiểu | Thất Bảo#2 – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang

Bảo Minh bút ký, Bảo Phước biên tập

Mô Phật! Bảo Thành kính chào quý thầy, quý Sư cô cùng các bạn đồng tu trên kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn và kênh Facebook Chùa Xá Lợi!

Tới giờ chúng ta đồng tu, mời các bạn quy ngưỡng về với ba ngôi Tam Bảo để chúng ta bắt đầu.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Mu A Mu Sa.

NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang.

Chúng con nguyện xin mười phương Chư Phật ban rải năng lượng tình thương xuống muôn loài chúng con và gia trì cho chúng con có đầy đủ trí tuệ để quán chiếu thấy rõ vạn pháp Vô Thường sanh – diệt, Khổ, Vô Ngã và Niết Bàn.

Trong buổi đồng tu hôm nay, chúng con hồi hướng về quê hương Việt Nam của chúng con và các nước Á Đông đang bị đại dịch, nguyện xin Chư Phật, Chư Bồ Tát gia hộ cho đại dịch mau qua. Cũng thành tâm hồi hướng đến một bé thơ đang lâm trọng bệnh, nguyện xin Chư Phật gia hộ để bé có đầy đủ phước báu gặp thầy, gặp thuốc, bệnh tật tiêu trừ.

Mời các bạn đặt bàn tay phải tượng trưng cho Trí Tuệ vào lòng bàn tay trái tượng trưng cho Từ Bi. Chúng ta hãy trở về với hơi thở của Chánh Niệm, một lòng khiêm tốn đón nhận năng lượng từ bi, tha lực Phật điển của Chư Phật và chúng ta cũng hãy trụ vào trong Chánh Niệm, thắp sáng đuốc tuệ, quán chiếu thân tâm, hãy nhớ tới tất cả những người trong gia đình, những người thương yêu của chúng ta, chúng ta đồng rải năng lượng tới toàn gia đình của chúng ta và nguyện chúc cho nhau sự an lành, bình an và hạnh phúc.

Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm. Trì mật chú:

Mu A Mu Sa. NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang. (07 biến) 

Mô Phật! Các bạn thân mến! Hôm nay Bảo Thành lên online hơi trễ là bởi vì trục trặc kỹ thuật nhưng cuối cùng chúng ta cũng vẫn gặp nhau dù có trễ. Có trễ 5, 10 phút nhưng vẫn có thể gặp. Vì kỹ thuật nên trễ, trễ bao nhiêu không quan trọng, quan trọng là chúng ta vẫn giữ được lịch trình và vẫn gặp gỡ nhau bởi chúng ta có lời nguyện đồng tu nên đôi khi sớm một chút, trễ một chút nhưng lời nguyện đó không bao giờ bỏ.

Với chủ đề: “Sao Không Chịu Hiểu”, đây mới là vấn đề làm cho cuộc đời của chúng ta khổ bởi vì hiểu dù sớm một chút xíu cũng không sao mà trễ cả cuộc đời cũng không sao bởi cuối cùng chúng ta cũng sẽ hiểu, nhưng nếu không chịu hiểu thì cả đời đời kiếp kiếp hoặc chỉ một giây sẽ tạo nên muôn sự rắc rối cho cuộc đời, đôi khi lại đưa chúng ta vào sự lầm lẫn của vô minh. Không chịu hiểu chẳng phải là trục trặc kỹ thuật để không lên online đúng giờ mà là cố tình không lên. Không chịu hiểu không phải là không hiểu nhưng mà không muốn hiểu, không chịu hiểu. Một chủ đề rất hợp với đời sống của con người. Đời sống của con người từ mặt vật chất đến tinh thần, đi tới cuộc đời của tâm linh, nhiều lần, nhiều lúc Bảo Thành và các bạn đã không chịu hiểu những chân lý Đức Phật dạy. Không chịu hiểu về những chuyện mà người yêu thương của chúng ta nói cho chúng ta, đối xử với chúng ta. Tại sao chúng ta không chịu hiểu? Nó có nhiều lý do nhưng đối với Bảo Thành, không chịu hiểu nó vẫn nằm ở chỗ cái tôi của chính mình.

Chúng ta trong mật ngôn thứ hai học về NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang là quán chiếu các pháp vô thường, quán chiếu vô ngã nên mọi chủ đề, hình như Bảo Thành đều thấy ngã tướng, cái tôi của mình hiện diện trong cuộc sống thật nhiều và cái tôi đó, chúng ta đã sử dụng không đúng để rồi cái tôi quá lớn, chúng ta không chịu hiểu những vấn đề đã hiểu. Còn với những vấn đề chưa hiểu thì không có chuyện gì xảy ra. Những vấn đề đã hiểu, đã biết nhưng vì cái tôi, vì tự ái, vì bản ngã, ta không chịu hiểu để từ đó lật ngược vấn đề, gây ra đau khổ, tạo ra nghiệp và cuối cùng là mang lại phiền não cho chính ta, đau khổ cho chính ta rồi ô nhiễm tới muôn người.

“Sao Không Chịu Hiểu”. Từ thuở rất nhỏ khi còn nằm trong vòng tay của cha mẹ, cha mẹ nhìn vào đôi mắt của chúng ta hình như nhận ra rằng chúng ta còn bé lắm, đang muốn hiểu về đời sống của con người và môi trường xung quanh nên cha mẹ dần dần mớm cho chúng ta những kiến thức đầu đời từ ngôn ngữ, từ những sự việc rất đơn giản để chúng ta hiểu. Khi chúng ta dần dần được nuôi dưỡng bởi những sự che chở, dạy dỗ, hướng dẫn của cha mẹ cho tới lúc mà cha mẹ thực thụ dạy cho chúng ta hiểu thêm bởi ở đời cần có kiến thức. Cho tới một tuổi nào đó, mẹ lại hỏi: “Con có hiểu không?”, cha lại hỏi: “Con có hiểu không?”, chúng ta chưa hiểu thì nói: “Mẹ ơi! Cha ơi! Con chưa hiểu” và rồi cha mẹ lại hướng dẫn cho tới khi hiểu. Lớn thêm một chút, cha mẹ đã hướng dẫn nhiều mà chưa hiểu thì cha mẹ hỏi: “Con có hiểu không? Con hiểu chưa?” và chúng ta cũng lại tiếp tục với câu trả lời chưa hoặc có hoặc vì một lý do nào đó rồi cha mẹ lại hướng dẫn hoặc các thầy lại hướng dẫn. Cho tới tuổi ta muốn tìm hiểu, cha mẹ không hỏi nữa, không dạy nữa mà ta sẽ hỏi tới: “Mẹ ơi! Cha ơi! Thầy ơi! Điều này như thế này, điều này như thế kia là như thế nào?” và rồi chúng ta lại được hướng dẫn để hiểu. Chữ “Có hiểu chưa? Hiểu không?” nó cứ lặp đi lặp lại thật nhiều lần trong sự tương tác giữa con người với con người trên con đường tiếp thu kiến thức của cuộc đời, của con người và kiến thức về tâm linh. Nhưng rồi sẽ tới một ngày, muôn sự ta đã được hướng dẫn hiểu biết, ta không làm theo để cuối cùng cha mẹ nói: “Sao con không chịu hiểu?”. Người con có thể nhìn lại cha mẹ với một ánh mắt khác thường, với một khuôn mặt khác thường và sự tạo tác hoàn toàn khác hẳn để rồi câu hỏi của cha mẹ nói đó là: “Sao con không chịu hiểu cho cha, cho mẹ?”. Chỉ một câu nói đó thôi cũng đủ giết chết cuộc đời của cha mẹ, tiêu diệt mọi cảm xúc và làm cho đời sống tiêu tan.

Không hẳn chỉ có cha mẹ đâu, trong tình cảm của con người, giữa vợ chồng với nhau, đôi khi cũng trải qua thật nhiều giai đoạn. Thuở mà mới yêu nhau, thương nhau thì chúng ta đi tìm hiểu, người bạn trai sẽ tìm hiểu mọi sự về người bạn gái, người bạn gái sẽ tìm hiểu mọi chuyện về người bạn trai một cách chủ động tìm hiểu nhau. Tìm hiểu cho tới khi đã hiểu và kết thân là người bạn đời trong suốt cuộc đời. Khi đã kết thân, hầu như hai người đã hiểu nhau bởi chiều dài tìm hiểu nhau ít nhất cũng có một thời gian đủ để biết, dài thì đôi khi có những cuộc tình đến 10 năm trời, hiểu nhau rồi đó, biết nhau rồi đó nhưng khi sống chung với nhau, tâm nguyện tìm hiểu nhau bị rớt đi, không còn tồn tại nữa để rồi cứ an trú trong cái gọi là hiểu nhau đó, cho tới khi nó dày đặc những sự nói chuyện, chia sẻ, đàm thoại với nhau đi tới chỗ một bên nói, một bên không chịu hiểu, một bên nói, một bên không chịu nghe dù rằng cuộc đời đã sống chung mấy mươi năm để rồi kết cục là gì? Người chồng có thể nói: “Sao em lại không chịu hiểu những gì anh làm, những điều anh nói?”, ngược lại người vợ cũng có thể nói: “Sao anh không chịu hiểu, không chịu làm, không chịu nghe?”. Chữ “không chịu hiểu” đó thường xảy ra trong gia đình, từ đó mà người bạn đời dần dần có sự giãn cách và có thể lâm nguy, đi tới sự chia tay. Trong tình bạn và tình người cũng như thế, có thật nhiều lúc chúng ta đã không chịu hiểu cho người bạn của chúng ta, chúng ta đã không chịu hiểu cho người thân của chúng ta, chúng ta đã không chịu hiểu với những đối tác đang tiếp xúc với chúng ta để rồi trong sự đối tác, trong tình thân, trong tình người dần dần bị đổ vỡ. Đó chính là nguyên nhân của cái tôi. Chạm vào cái tôi, chạm vào tự ái, lỗ tai bị đặc chẳng được nghe, trí tuệ bị vón cục không thể suy nghĩ và rồi ta không chịu hiểu.

Những ai có con nhỏ đều có sự trải nghiệm. Đôi khi chúng ta dạy con và đôi khi ở những tình huống ta nói nó không chịu nghe, nó bịt hai lỗ tai. Ta chỉ, nó không chịu nhìn, nó bịt hai con mắt. Hiện tượng đó có! Đối với trẻ thơ, nói mà nó không muốn nghe, nó ngồi xuống đất, nó giãy giụa rồi nó bịt tai, bịt mắt. Để một lúc sau nhẹ nhàng, cha mẹ có nhiều có phương tiện hướng dẫn và nó liền mở tai, mở mắt ra nhìn. Hiện tượng đó đối với trẻ thơ rất đẹp bởi vì nó giận, nó hờn, trẻ con gọi là giận hờn, bịt mắt, bịt tai đến khi đưa kẹo, nó ngọt ngào, nó nghe ngay. Nhưng ở trên đời, khi lớn rồi ta không bịt mắt, bịt tai, ta bịt tâm của ta lại để biết bao nhiêu những lời giải hòa của vợ, của chồng, của cha mẹ, bạn bè, ta không bao giờ chịu hiểu nữa bởi ta đã đưa mình lên quá cao, cái tôi quá lớn. Hình như ta trở thành người có thẩm quyền để quyết định tình thân, mối tương giao giữa con người và ta cho mình một đặc quyền không cần phải hiểu, cắt đứt tình cảm ngay. Bao nhiêu lần các bạn và Bảo Thành đã nói: “Tôi không cần phải hiểu chị, tôi không cần phải hiểu anh, tôi không cần phải hiểu mọi người, tôi làm theo ý tôi là được rồi”. Đó là cái tôi đó các bạn! Chắc chắn các bạn đã từng nói câu đó và Bảo Thành thấy hổ thẹn dữ lắm bởi nhiều lần mình đã nói ra rằng: “Tôi không cần hiểu các người. Nếu các người không thể hiểu tôi thì thôi, tôi không cần hiểu biết các người”. Đó là sự tự mãn vốn có trong Bảo Thành và sự tự cao luôn luôn có sẵn trong lòng của các bạn. Chúng ta là con người đều có chung một cái nhìn, suy nghĩ như thế. Tự cao bởi cái tôi, cái ngã cho nên thật nhiều lần trong cuộc đời của kiếp này và từ vô lượng kiếp trước, chúng ta không chịu hiểu, ta phong kín cuộc đời của chúng ta bởi chủ kiến riêng tư của chính mình, khỏa lấp cho những lỗi lầm, lầm chấp của ta, tôn vinh cái tôi quá đáng để rồi tạo khổ cho muôn người kề cận trong cuộc đời.

Đi vào con đường sống của tâm linh, chúng ta cũng không chịu hiểu nữa. Khi từ thuở chưa biết về Phật, chưa biết về chân lý, ta học từ từ. Ta được nói về nhân quả thiện – ác, ta được nói về năm giới cấm để bảo hộ sáu căn của chúng ta thanh tịnh. Ta được dạy nương vào hùng lực của Chư Phật, Pháp và Tăng để tăng trưởng đạo hạnh, định lực, tâm lực dõng mãnh trên con đường tu. Ta được hướng dẫn và hiểu thật thấu nhân quả của ai người đó chịu, thiện – ác tạo ra phước và họa. Hiểu thấu, hiểu biết thật rõ thế mà chúng ta vẫn còn bị một cái gọi là đóng kín tâm thức, không chịu hiểu cho những điều đã được hướng dẫn. Ta đã hiểu nhưng không chịu hiểu chứ không phải ta chưa được hướng dẫn, ta chưa hiểu. Vì ta không chịu hiểu cho nên trên môi miệng chúng ta vẫn truyền nhau những câu thật sự không đúng chân lý, ví dụ “Đó! Đi Chùa, làm việc thiện là nghiệp nó trổ quả ngay. Hồi xưa không đi Chùa, không làm việc thiện, chẳng có chuyện gì xảy ra nhưng bây giờ đi Chùa, làm việc thiện nghiệp nó trổ quả”. Không hẳn chỉ có chúng ta mà đôi khi có những vị tôn túc cũng nói: “Nghiệp trổ là bởi vì làm việc này, làm việc kia, thậm chí còn gán cho cái mác là đi Chùa, làm việc thiện, khi bắt đầu tu, nghiệp nó sẽ trổ quả”.

Điều này sai mà! Ta đã học, ta đã hiểu nhưng khi gặp chuyện đó, ta không chịu hiểu nữa, cho nên sự suy nghĩ của chúng ta dễ nghiêng về những điều sai chân lý để đi lầm vào chỗ mê tín dị đoan. Nhiều người còn nói: “Không tu thì không sao, tu rồi không những trổ nghiệp mà còn bị khảo”. Những điều đó hoàn toàn sai! Ta không chịu hiểu là bởi vì sao? Bởi vì ta đã có tiếng thì thầm của ma quỷ dẫn chúng ta vào con đường sai trái chứ không phải ta không chịu hiểu. Không những thế mà còn của cái tôi nữa, là bởi vì cái tôi đó có liên minh với ma quỷ để rồi từ đó tâm ma quỷ của chúng ta không nhường bước, nó lấn tới, nó làm chúng ta không chịu hiểu thấu chân lý rồi cứ mù lòa, mê hoặc trong những đường mê tín dị đoan để đôi khi phong mình lên những đấng quá cao làm những chuyện hoàn toàn sai trái mà cứ tưởng như ta là người trời ban ơn, cứu độ chúng sanh. “Sao Không Chịu Hiểu” nó vẫn nằm trong cái ngã quá lớn, cái tôi quá lớn, tự ái quá lớn để biết bao nhiêu chuyện tưởng hiểu mà ta không bao giờ chịu hiểu là bởi vì ta chấp, ta sân, ta tham. Chấp để rồi sân, tham để rồi bám, bám rồi giận hờn. Sao không chịu hiểu hả các bạn? Các bạn có nghe một người nào đó thật thân, thật gần với cuộc đời của các bạn nói với bạn chưa? “Sao chị, sao cô, sao anh, sao bạn không chịu hiểu?”. Chắc chắn các bạn đã nghe, Bảo Thành cũng đã nghe rồi. Nhiều người nói với Bảo Thành: “Sao thầy không chịu hiểu, sao Bảo Thành không chịu hiểu?”. Các bạn có nghe chưa? Các bạn đã nghe rồi! Có thể tới từ các đấng sinh thành nói với chúng ta rằng: “Sao con không chịu hiểu?”, là bởi vì chúng ta bám vào cái tôi của mình, suy nghĩ của mình và trong cuộc đời luôn luôn tan vỡ chính vì sự bám víu đó, tôn sùng, tôn vinh, tự hào cái tôi quá để rồi biết bao nhiêu người yêu thương đã thốt lên: “Tại sao không chịu hiểu?”.

Trên con đường đạo, biết bao nhiêu điều ta đã được học nhưng khi xảy ra chuyện, ta không chịu hiểu, từ đó khổ vẫn khổ, phiền não vẫn phiền não. Các bạn! “Sao Không Chịu Hiểu” là bởi vì cái tôi. Nó cũng có nguyên nhân đó!

Có một câu chuyện kể như vầy, chuyện vui nhưng Bảo Thành thấy nó cũng liên quan tới sự không chịu hiểu. Nó vui thôi nhưng chúng ta cũng có thể mượn nó như một chuyện để đi vào chủ đề: “Sao Không Chịu Hiểu”.

Có một vị thầy giảng trên lớp, vị thầy này rất thương yêu các học trò của mình, thầy giáo mà, và vị thầy này có đầy đủ kiến thức uyên thâm, giảng giải thật hay, hướng dẫn thật cặn kẽ, chi tiết và sự dạy dỗ đối với học trò đã lâu ngày, cho tới một ngày vị thầy đó mới nói với học trò trong lớp rằng: “Sao thầy giảng thật rõ, chỉ bảo thật cặn kẽ, bao nhiêu kiến thức, bao nhiêu phương pháp sư phạm thầy đã mang ra hướng dẫn rồi mà sao các con không chịu hiểu? Các con có biết không, tất cả mọi kiến thức mà ứng dụng phương pháp sư phạm thầy truyền dạy cho các con không khác gì như thầy đã chuẩn bị gạo vo sẵn thật kỹ, sạch sẽ rồi, bỏ vào trong nồi rồi, đổ nước vào trong nồi lửa và đậy nắp lại rồi. Đây là nồi cơm điện nha các con, đã được chế tạo thật rõ, thầy đã vo gạo, đổ nước vào nồi cơm điện chứ không phải như cái nồi hồi xưa nữa, thầy làm hết tất cả rồi, các con chỉ bật, ấn nút công tắc lên là có cơm ăn mà tại sao các con lại không thể làm được chuyện đó và không được kết quả như ý, hiểu được lời của thầy? Tại sao gạo đã vo sẵn, nước đã đổ vào trong nồi cơm điện, chỉ cần ấn nút mà các con không thể làm được chuyện đó hay sao? Kiến thức thầy truyền trao, phương pháp sư phạm đã thật rõ, muôn điều cặn kẽ, chi tiết bao lâu nay sao không chịu hiểu? Sao các con không chịu hiểu?”, vị thầy đó nói như vậy.

Và dưới lớp, mọi người đều vang lên một tiếng cười thật lớn, ông thầy ngỡ ngàng: “Mình hỏi, mình nói, mình dạy, sao học trò lại cười một cách ngạo nghễ như thế? Trò cười một cách mà hình như phần sai là về mình nên thầy mới hỏi: “Tại sao các con cười?”

Các học trò mới nói: “Thầy ơi! Cúp điện, Mất điện rồi”.

Một câu trả lời thật dễ thương nhưng mà hiện trạng thực tế là dù thầy đã vo gạo, đổ nước, đưa vào nồi cơm điện nhưng các học trò không thể nấu cơm chính bởi vì điện đã cúp. Cúp điện rồi thì làm sao, dù muôn sự thầy đã chuẩn bị sẵn nhưng điện đã cúp, cơm không thể thành. Y chang như vậy trong cuộc đời phải không các bạn? Chư Phật là vị thầy giáo trên lớp, Ngài đã khai thị, giới thiệu, hướng dẫn cặn kẽ, chi tiết những phương pháp chuyển hóa khổ đau để trải nghiệm Niết Bàn, sự an vui trong cuộc sống hiện tại nhưng chúng ta không hiểu được, chúng ta không thực hành được chính vì ngay chỗ cúp điện. Chính vì các bạn đã cúp điện của tâm thức, không còn gắn kết với Phật nữa nên muôn sự chuẩn bị sẵn sàng của Phật như hành trang, như tư lương đi vào cuộc đời để dẫn dắt chúng ta vượt vô minh về bến giác ngộ hoàn toàn không thành công bởi chúng ta đã cúp điện chứ không phải nhà điện cúp điện. Ta đã cắt đứt sự gắn kết với Phật. Là vì sao? Bởi vì chúng ta không có chí nguyện giải thoát, chúng ta không tới với Phật học bằng chí nguyện giải thoát mà ta tới với Phật, học bằng tâm nguyện thành tựu các pháp hữu vi, có nghĩa là thành tựu những điều cần có trong cuộc đời như về tiền, cầu tiền, cầu tài, cầu danh, cầu vị, cầu này, cầu kia chứ không có chí nguyện giải thoát. Chí nguyện giải thoát là cầu nối giữa chúng ta tới với Phật như công tắc điện, cần phải có điện bật lên nó mới có hiệu ứng để nồi cơm được kích hoạt, cần phải có chí nguyện giải thoát thì mới là sự kích hoạt để ứng dụng với những điều Chư Phật dạy cho chúng ta để chúng ta thành tựu được Pháp an lạc. Nhưng chúng ta đã cúp điện đi rồi, chúng ta không có chí nguyện giải thoát, thay vào đó là chúng ta chỉ có sự mong cầu, thỏa mãn mà thôi. Những dục lạc của thế gian, từ đó mà tạo ra biết bao nhiêu thứ rắc rối, mê tín dị đoan trên cuộc đời.

Có những người tự phong cho mình có thể ban, ban này ban kia để rồi tạo ra những nghi thức hoàn toàn mê tín dị đoan, ngồi chễm chệ, lắc lư, mang tiền quẳng xuống cho mọi người, ban ơn, ban lộc, ban phước mà giáo lý căn bản ban đầu ta học của nhà Phật là nhân quả thiện – ác, ai làm người đó chịu, gieo nhân nào gặt quả đó mà ta không muốn, ta mang tiền, ta mang quyền, ta mang danh để ta tạo lợi rồi bắt đầu biết bao nhiêu con người thủ lợi cho điều ta ham muốn đó đóng vai nhập Thánh để ban phát lộc cho chúng ta. Từ đó ta đã sai, ta đã sai với chân lý của Phật dạy về nhân quả thiện – ác, nhân nào quả đó. Ta hiểu nhưng ta không chịu hiểu bởi vì ta không có chí nguyện giải thoát mà ta chỉ có ước mơ để phục vụ tâm tham của mình mà thôi. Từ đó mà chân lý của Đức Phật đã được biến dạng bởi tâm tham của loài người và sự trục lợi của muôn người để cầu danh, cầu tài, để cầu phước mà ta đã vô tình biến những kẻ tham lam trục lợi trên sự tham muốn của ta trở thành những vị Thần linh ngồi ở trên ban lộc, ban phước cho chúng ta. Đóng vai nhìn thấy thật là nghịch ngỡm vậy mà cứ lao đầu đi vào. Sao chúng ta không chịu hiểu chân lý nhân quả thiện – ác mà Phật đã dạy, được giải bày, được hướng dẫn mà không chịu hiểu bởi chúng ta bị cúp điện, chúng ta đã cắt đứt nhịp cầu nối liền với trí tuệ, với lòng từ bi của chí nguyện giải thoát rồi? Nếu các bạn tu, nếu các bạn học, nếu các bạn thiền mà các bạn không có chí nguyện giải thoát mà chỉ có ước mơ học Phật, học Pháp, học Pháp này, Pháp kia để có tiền, có tài, có danh vọng, địa vị, thành tựu những điều trong thế gian là các bạn đã bị cúp điện, các bạn đã tự cúp điện, các bạn đã tự không chịu hiểu về chân lý nhân quả của Phật. Nói rõ hơn, các bạn có cái tôi quá lớn phục vụ cho tâm tham của mình để biến mình thành liên minh với ma quỷ tạo ra những hình tướng sai trái, lầm vào con đường mê tín dị đoan. Và rồi chúng ta tới những mối giao hảo trong cuộc đời, “Sao Không Chịu Hiểu” chính là bởi vì ta không có tình thương chân thật đối với người đó. Ta không có tình thương chân thật của lòng hiếu đạo với cha mẹ cho nên thật nhiều lần chúng ta đã phong kín cuộc đời tâm thức, lỗ tai, bịt mắt và không chịu hiểu lời của cha mẹ để dần dần lầm lạc vào con đường tội lỗi.

Trong tình yêu của những người bạn đời bị chia rẽ, đổ vỡ chính là bởi vì chúng ta không có tình thương chân thật mà chỉ có cái tôi của mình nên không chịu hiểu, để cho bạn đời với bạn đời phải tan rã suốt cuộc đời. Trong tình bạn, ta cũng tôn sùng cái tôi, không chịu hiểu bởi vì ta không tôn trọng tình thương giữa bạn với bạn để có sự đồng cảm, để có sự thông cảm. Ta không đặt tình thương là nhịp cầu để từ đó ta đặt mình vào vị trí của người để hiểu thấu người như thuở đầu mới gặp nhau. Khi mới gặp nhau ta luôn tìm hiểu, hiểu rồi chơi thân và kết nên bạn của cuộc đời. Và trong nhân duyên làm người, những đấng sinh thành đối với chúng ta cũng như nhịp cầu nhân duyên hiểu thấu căn cơ, nhân quả mà tới làm cha, làm mẹ, làm con, làm vợ, làm chồng, làm tình thân nhưng cuối cùng khi sinh ra ở đời, khi tiếp xúc với nhau dài hạn, chúng ta mất đi sự tôn trọng, đặt mình vào vị trí và đưa tâm tìm hiểu để có thể sống chung với nhau, để rồi từ đó ta không chịu hiểu nhau nữa chính chỉ vì là cái tôi của mình mà thôi.

Trên con đường đạo, chí nguyện giải thoát là nhịp cầu, Chánh Niệm hơi thở là năng lượng tương tác, từ bi là phương tiện đưa chúng ta thành tựu được giải thoát và trí tuệ dẫn đường cho chúng ta đi đúng hướng, không lầm lạc trong mê thức. Do đó, nếu các bạn muốn thành tựu được sự an lạc, chuyển hóa khổ đau trong cuộc đời, các bạn phải có chí nguyện giải thoát, còn không, lâu dần ma quỷ sẽ liên minh với tâm tham của các bạn, cúp điện tâm não, chẳng còn hiểu được ai. Như điện tâm não người nghĩa là điện não bộ của họ không còn chạy nữa thì toàn thân bất động, trở thành người bị liệt, sống thực vật, biết ăn mà chẳng có phản ứng gì. Chúng ta đã cúp điện tâm não của trí tuệ với chí nguyện giải thoát đi thì chúng ta đã biến thành những người học Phật, nghe Phật, biết về Phật nhưng chỉ là đời sống thực vật mà thôi. Có nghĩa là lời Phật có nghe, lời Phật có nhìn, lời Phật có hiểu, lời Phật có được truyền dạy nhưng không có hiệu ứng bởi ta đã cúp điện tâm não của chí nguyện giải thoát. Người mất điện tâm não rồi, người đó thành người thực vật, liệt rồi! Ta đã tự làm liệt tâm của ta nên ta không thể hiểu nữa chính vì ta không muốn hiểu, ta cúp điện. Như mấy đứa học trò nó cười, nó nói với thầy: “Thầy ơi! Cúp điện rồi, dù thầy có vo gạo, đổ nước và đưa luôn nồi cơm điện nhưng điện cúp làm sao chúng con có thể nấu thành cơm?”

Chúng ta đã cúp điện tâm não, chúng ta đã cúp điện, cắt đứt sự liên hệ với Chư Phật, chúng ta không có chí nguyện giải thoát và chúng ta không có tình thương chân thật, từ đó không tìm hiểu, đặt mình vào vị trí của người khác để thông cảm, để hiểu biết, để nâng đỡ và dìu dắt nhau. Chúng ta không chịu hiểu là chính vì cái tôi của mình, cái ngã quá cao. Biết bao nhiêu lần các bạn đã gạt bỏ tất cả và nói rằng: “Tôi không cần phải hiểu anh, tôi không cần phải hiểu chị”. Khi nói đến điều đó là tự cao quá rồi. Khi chúng ta tự cao như vậy là chúng ta chỉ thỏa mãn những điều ham muốn của mình mà thôi. Ta không đặt mình vào vị trí của đối tác, ta không đặt mình vào vị trí của người bạn đời, ta không đặt mình vào vị trí của cha mẹ, ta không đặt mình vào vị trí của tình bạn, ta không đặt mình vào vị trí của tình thầy trò, những bậc trưởng lão hoặc đối với những học trò. Ta đặt mình ở bên ngoài tất cả để cho mình được thỏa mãn những điều ham muốn và nâng cái tôi quá bự. Cuối cùng, cuộc kết là chính chúng ta không chịu hiểu bởi thiếu chí nguyện giải thoát, chính chúng ta không chịu hiểu là bởi vì thiếu tình thương, thiếu lòng từ bi, đúng hơn là kém trí tuệ. Người kém trí tuệ thường không chịu hiểu, làm cho tâm của họ đặc lại, cứng lại, cô lại, chẳng hiểu nữa. Nếu là đứa nhỏ giận hờn cha mẹ, nó bịt tai, bịt mắt, không chịu nghe, nó giãy giụa trên sàn nhà thì cha mẹ còn thương, dụ dỗ nó cho cục kẹo, dẫn nó đi rồi cuối cùng nó lại nghe. Nhưng chúng ta đã lớn, chúng ta đã có đủ kiến thức vào cuộc đời rồi. Khi chúng ta không chịu hiểu thì đùng đùng đùng bịt tai, bịt mắt quay ngược lại, bước ra khỏi cửa, đi tới phương trời nào không hay để biết bao nhiêu người yêu thương của chúng ta níu kéo chúng ta lại, giải thích cho chúng ta, nói cho chúng ta, thậm chí còn quỳ xuống năn nỉ mà chúng ta cứ tự cao, tự đại bước đùng đùng ra đi chẳng bao giờ trở về.

“Sao Không Chịu Hiểu”, cái tôi quá lớn, cái ngã quá lớn, chẳng có tình thương nên không bao giờ hiểu và chỉ tôn sùng tư tưởng, suy nghĩ của mình để từ đó chỉ làm theo ý muốn của mình, chỉ làm theo ý của mình mà không đặt mình vào vị trí của những người thương yêu để hiểu được họ như lúc đầu tới với nhau. Khi tới với nhau, chúng ta luôn tìm hiểu, về lâu về dài việc tìm hiểu về nhau, đặt vị trí của mình vào họ để hiểu họ, để đồng hành với họ đã biến mất để rồi ta đặt cái tôi vào cuộc đời của họ. “Tôi không cần hiểu các người, các người có hiểu tôi thì hiểu, còn không tôi bỏ, tôi đi” chính là bởi vì sự độc tôn đưa đến sự độc tài, độc trị, cái tôi quá lớn, nhìn đâu cũng thấy sai, chẳng đặt mình vào vị trí của muôn người để hiểu, chẳng còn tâm nguyện yêu thương chân thật và chí nguyện giải thoát nên con đường học Phật thì mù dần, xa dần và con đường tình đối với muôn người trong thế gian dần dần khô và chẳng còn một chút gì cô đọng của tình người chân thật nữa.

“Sao Không Chịu Hiểu”. Có khi nào các bạn đã bị người nào đó nói với các bạn rằng: “Sao anh, sao chị, sao bạn không chịu hiểu?” hoặc có khi nào các bạn đã nghe được từ nơi đấng sinh thành nói với chúng ta: “Sao con không chịu hiểu?” hoặc là các bạn đã nói câu đó với ai đó: “Sao bạn không chịu hiểu?”. Khi chúng ta nói rằng: “Sao không chịu hiểu?”, chúng ta rất đau lòng và khi ai đó nói với chúng ta rằng : “Sao bạn không chịu hiểu?” thì người đó đau lòng vô cùng. Vậy mà chúng ta vẫn không chịu hiểu, chúng ta vẫn không chịu hiểu. Học con đường giải thoát mà chẳng có chí nguyện giải thoát thì sẽ không bao giờ hiểu chính bởi ta không muốn hiểu, ta theo Phật là để thỏa mãn tâm tham và dục vọng của chính mình chứ không có chí nguyện giải thoát. Ta tới với nhau là để thỏa mãn ước mong của ta chứ không có tình thương chân thật để đặt mình vào vị trí của đối phương, thông cảm, hiểu biết, chia sẻ để trở thành người đồng tâm, đồng hành trên con đường của cuộc đời. Ta đã đặt mình vào vị trí quá cao như ông trời để quyết định mọi sự trên thế gian để từ đó ta chuốc khổ vào thân và cái kết cuối cùng của cuộc đời là hao tổn phước báu, phiền não tràn ngập rồi lại lặn ngụp trong sanh tử luân hồi khó có ngày thoát ra.

“Sao Không Chịu Hiểu”. Các bạn! Sao các bạn và Bảo Thành không chịu hiểu?

Hãy đặt bàn tay phải và bàn tay trái vào với nhau, chúng ta trở về với Chánh Niệm của hơi thở, chúng ta nhìn rõ bản tâm ngạo mạn, cái tôi của mình, chúng ta nhìn cho rõ, cho thấy, chúng ta phải nhận ra cái tôi của chúng ta quá lớn, tự cao, tự đại. Những điều đó tới chính là bởi vì tâm tham, cái tâm của ngã tướng và tham quá lớn, chỉ muốn người khác chiều chuộng và nuông chiều theo ý của chính mình mà không bao giờ tìm hiểu, đặt vào vị trí của người khác để thông cảm, để đồng cảm và chúng ta đã không đặt mình vào vị trí với tâm nguyện giải thoát trong chí nguyện thanh cao mà chỉ đặt Phật pháp nhiệm mầu vào con đường để phục vụ cho tâm tham. Cuối cùng, ta đã trục lợi Phật pháp và phải lãnh cái khổ.

Hãy trở về với Chánh Niệm hơi thở, hãy thành kính ngưỡng cầu lên Tam Bảo, đừng tự cúp điện tâm thức của mình, đừng cắt đứt nhịp cầu liên kết với Chư Phật, Bồ Tát. Hãy sống chân thật, hãy gắn kết với Chư Phật bằng trí tuệ và sự hiểu biết, hãy gắn kết với nhau bằng tình thương và trí tuệ của lòng từ bi.

Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng, phình ra, thở từ từ, hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm. Trì mật chú:

Mu A Mu Sa. NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang. (07 biến)  

Hồi hướng:

Mời các bạn hồi hướng công đức.

Chúng con nguyện hồi hướng công đức đồng tu hôm nay tới tất cả mọi chúng sanh đồng thành Phật đạo.

Xin Chư Phật từ bi chứng minh. 

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts