Search

Bài 1305: Thay Đổi Tạo Hóa – Thất Bảo#1 – Mu A Mu Sa

Bảo Minh biên tập

Mô Phật! Bảo Thành kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn đồng tu ở trên kênh Youtube Thất Bảo Huyền Môn và kênh Facebook Chùa Xá Lợi.

Tới giờ chúng ta đồng tu, mời các bạn quy ngưỡng về với ba ngôi Tam Bảo để chúng ta bắt đầu.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Mu A Mu Sa!

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh.

Các bạn, mời các bạn đặt bàn tay phải tượng trưng cho trí tuệ vào lòng bàn tay trái tượng trưng cho từ bi. Chúng ta đi vào 07 biến vi diệu âm chánh niệm hơi thở Mu A Mu Sa. Với hơi thở chánh niệm này, chúng ta an trú trong hơi thở vào ra với tánh thấy biết, quán chiếu thân tâm của mình, gạn lọc tất cả những phiền ưu, sân giận, đố kỵ, bon chen, chấp trược, tham ái, ngã dục. Hãy để cho mình trở về với sự thanh tịnh, hồn nhiên của tuổi thơ. Từ đó trải lòng ra trong tình yêu thương, đón nhận năng lượng tình thương của Chư Phật, để gội rửa tất cả những rác rưởi còn tồn đọng trong tâm, trong hành động, trong những lời nói của chúng ta. 

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh. Hít vào bằng mũi đưa xuống bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào quán chiếu thân tâm, trì mật chú Mu A Mu Sa (07 biến)

Mô Phật! Bảo Thành kính chào tất cả các bạn. Chúng ta đang ở trên kênh Youtube Thất Bảo Huyền Môn và kênh Facebook Chùa Xá Lợi. Mượn nơi kiếp người mang thân xác phương tiện vi diệu Phật khai thị, chúng ta tạo nhân duyên tới với nhau cốt là mang những lời đẹp đẽ, những hành vi cao đẹp, những tư tưởng trong sáng trao đổi với nhau. Và những ai có nhân duyên nhất định chúng ta sẽ hài lòng khi trao đổi. Dù không có nhân duyên phù hợp với nhau đi nữa, chúng ta luôn luôn không bao giờ cho phép với căn bản đạo đức mà ông bà, cha mẹ, các bậc trưởng lão, các bậc sư phụ và thầy của chúng ta đã giáo dưỡng và dạy, đó là nền đạo đức căn bản làm con, nền đạo đức căn bản của người đệ tử đối với các bậc sư phụ. Ta không cho phép rác rưởi của ngôn từ tuôn ra làm ô nhiễm môi trường của đời sống giữa người với người, giữa người và vật. Ta không cho phép những hành vi rác rưởi tuôn ra tạo hầm hố, chia rẽ, đau khổ cho nhau. Ta lại càng không thể cho phép nền đạo đức mà Chư Tổ, Chư Thầy, cha mẹ, ông bà dạy tuôn ra những tư tưởng xấu, rác rưởi. Bởi nếu như chúng ta, Bảo Thành và các bạn, những người có phước duyên được ông bà, cha mẹ truyền dạy nền đạo đức của gia đình, của dòng tộc nhà mình. Và có phước báu hơn tiếp cận với các bậc thầy lớn mà ta đã quy y với Phật Pháp và vị Thầy đó là vị Thầy Bổn Sư dạy dỗ. Thì nhất định với nền đạo đức đó ta không thể để rác rưởi tuôn ra. Bởi nếu rác rưởi mà tuôn ra từ tư tưởng, lời nói và hành vi thì chúng ta đã làm ô nhục đến danh của cha mẹ, ông bà, đến thanh danh của các bậc Sư Phụ truyền dạy cho chúng ta. Bởi vậy, cổ nhân xưa, ông bà thường dạy đói phải cho sạch, rách phải cho thơm. Dù cuộc đời có phũ phàng tới đâu, dù con người có đối xử thậm tệ với ta như thế nào, không thể để tánh sân, tánh xấu của người khác làm cho chúng ta trở thành cuốn sách cũ. Mà nhớ cuốn sách của cuộc đời ghi lại lời của cha mẹ, ông bà. Nếu để cho cuốn sách cũ đó bị nhăn nheo, bị hư thì ta làm nhục đến ông bà, cha mẹ. Cuốn sách của cuộc đời là lời dạy của Chư Tổ, của bậc Thầy tôn kính, không thể để cho sân của người, xấu của người làm cho cuốn sách đó bị hư hao. Đời sống dù có nghèo, dù có bị đời hất hủi, dù có bị người ta ruồng bỏ, dù có bị người ta xua đuổi đánh đập cũng nhớ rằng ta phải giữ được sự trong sạch. Chớ vì người sân, chớ vì người giận, chớ vì người đánh đập ta mà ta đi tới chỗ làm cho tâm ta bị vẫn đục.

Trong cuộc đời ta thường nói, không có gì đúng nhất bằng tư tưởng của chính ta. Bởi vậy tư tưởng, suy nghĩ, hành vi của mọi người đều sai trước con mắt của chính mình. Do vậy mà Bảo Thành cùng các bạn ta có một tật cố thường là phán xét người khác. Không bao giờ lùi lại vài bước để nhìn cho rõ hành vi đời sống, nghiệp thức của mình, mà chỉ vội vội vàng vàng sấn tới trước, phán xét những người tương tác với ta, họ là sai, họ là rác rưởi, họ là bẩn thỉu. Để làm gì? Để ta tới vạch mặt họ, để ta tới làm sao thay đổi họ. Chữ mà đến vạch mặt người khác, đến để thay đổi người khác liên quan tới chủ đề ngày hôm nay đó là tạo hoá. Chỉ có đấng tạo hoá mới tới để mà xác minh, nhìn và phán xét những thụ tạo của Ngài. 

Các bạn, hai chữ “tạo hoá” nói đến ông trời, nói đến thượng đế, nói đến đấng quyền năng mà theo nhiều niềm tin, tín ngưỡng khác nhau tin tưởng rằng chúng ta, những con người trên cuộc đời này đều được tạo nhân ra bởi đấng đó. Đấng đó an bài cho ta một đời sống tốt đẹp, một đời sống gặp may mắn, hay hạnh phúc, hay gặp những chuyện thử thách đều do đấng đó. Và chúng ta thực hành theo những lời giáo dưỡng tốt đẹp của Ngài, ta được Ngài ban thưởng Niết Bàn hoặc là thiên đàng, còn không ta sẽ bị đày vào chỗ tối tăm. 

Các bạn, hôm nay ta không nói chỗ niềm tin tạo hoá của các tôn giáo, của các con người. Chúng ta nhớ rằng mỗi một người sinh ra ở trên đời này phước duyên, căn cơ, nghiệp thức khác nhau. Tất cả những gì mà họ học được từ ông bà, cha mẹ, từ các bậc thầy, hoặc từ các tôn giáo, tín ngưỡng họ theo đều là phù hợp với nhân duyên phước báu của họ. “Phật không xen vào nghiệp của chúng sanh”. Câu nói này thật rõ, thật rõ ràng, Phật đã không xen vào nghiệp của chúng sanh là bởi vì Ngài là bậc giác ngộ, Ngài nhìn thấy chúng sanh khác biệt, Ngài chấp nhận sự khác biệt đó. Và Ngài lại nhìn thấy rằng dù có khác biệt thì sự tu tập từ kiếp này qua kiếp sau, dần dần ánh sáng trí tuệ sẽ được soi dẫn và họ sẽ được thay đổi một cách từ từ theo căn duyên và cuối cùng rồi cũng thoát được khổ mà thôi.

Do vậy, đối với niềm tin về tạo hoá của các tôn giáo ta không bàn, ta tôn trọng niềm tin, tín ngưỡng và phước báu của những vị đó. Và đối với các pháp phương tiện, các tông phái, các niềm tin, cách thực hành tín ngưỡng dân gian cũng như Phật giáo hoàn toàn khác biệt. Chẳng thể như câu mà người ta vẫn mơ ước rằng, quy tất cả về một mối. Con người có tư tưởng quy cả thiên hạ về với một mối hành động, suy nghĩ của chính mình. Từ đó, trở thành những vị độc tài, minh vương trị vì người khác không bằng trí tuệ mà bằng sự độc tài, bằng sự sát hại. Nghe thì sống, không nghe thì chém chết. Đó là tư tưởng của con người nhưng mang hình thái của tạo hoá trừng phạt kẻ chống bác và ban thưởng những ai theo.

Hôm nay, chúng ta phải nhớ theo lời của Đức Phật, ta đối xử với chúng sanh đều bình đẳng tánh trí. Mỗi một chúng sanh, các tôn giáo, các phong tục tập quán, niềm tin, tín ngưỡng, tông phái, pháp môn khác biệt họ đi theo là bởi vì nhân duyên của họ. Còn ta nếu theo một Pháp môn nào, tông phái nào, tôn giáo nào, chúng ta chỉ cần làm cho nó làm sao hình thành chân lý của tôn giáo đó qua đời sống của chính mình, đời sống của ta, chứng minh rằng tôn giáo ta đang theo, Pháp môn ta đang tu là đúng. Lời nói của ta, chứng minh rằng tôn giáo, tông phái, Pháp môn ta đang tu là đúng. Tư tưởng, suy nghĩ của chúng ta cũng vậy thôi. Còn nếu như chúng ta theo một tôn giáo nào đó, một tông phái, một Pháp môn nào đó mà luôn luôn khư khư ôm rằng ta là đúng, tôn giáo ta là đệ nhất, niềm tin của ta là đúng, tông phái, Pháp môn của ta là tuyệt kỹ, cao đỉnh đỉnh. Để rồi từ hành vi, nghĩa cử, từ lời nói và suy nghĩ của chúng ta tràn đầy mùi đen, ô nhiễm của rác rưởi. Thì điều đó chẳng có nghĩa lý gì trong cuộc đời này. Ta không cần nói Phật Phật, Chúa Chúa, Trời Trời, tôn giáo này tông phái kia mà chỉ bằng đời sống đích thực của mỗi người chúng ta, bằng lời nói ngôn từ xử thế hằng ngày, bằng tư tưởng ta khởi lên sẽ chứng minh rằng ta đang làm đúng hay sai, tôn giáo ta theo có đúng hay không, Pháp môn ta tu có đúng hay không. Đúng hay không là sự hành xử, là sự tu tập, là sự chúng ta hiển bày bằng cuộc sống đích thực của chính mình. Không bằng những lời bóng bảy, phán xét, chê bai người khác mà bằng cách trở về nhìn để làm sạch tâm thức của chúng ta. 

Các bạn, trở lại vấn đề thay đổi tạo hóa, chúng ta đã nói từ lúc đầu không chạm đến tất cả sự khác biệt. Chỉ nói đến ý nghĩa của người Phật tử tại gia chúng ta, có một thói quen đôi khi không đồng nghĩa với tạo hoá ở bề mặt, nhưng ở sâu vẫn là như vậy. Có nghĩa, Phật tử chúng ta vẫn nghe theo vị này, vị kia chấp nhận số mệnh của cuộc đời đã tạo ra ta như thế. Và ta phải chấp nhận và rồi chỉ có những bậc đạo sư đó, bậc thầy đó mới là người có quyền năng, có quyền phép, có đầy đủ pháp lực để thay đổi vận mệnh của chúng ta. Bởi chính điều suy nghĩ như vậy, chúng ta đã bị phục tùng số mệnh và đã phải quy phục trước các bậc đạo sư, các vị thầy hay pháp sư; hoặc những vị nào đó, quỳ xuống để họ làm lễ chuyển di mật số, chuyển di thần thức, chuyển di nghiệp chướng. Họ đã an bài, hoi thay đổi và họ thể hiện như một đấng Thượng Đế có quyền năng xoay chuyển điều đó. Những cách suy nghĩ như vậy không đúng với lời Đức Phật dạy, là Phật tử tại gia chúng ta phải tránh, không để ô nhiễm bởi những tư tưởng như thế. Trong cuộc sống này thật nhiều người dù mang hình thái của những bậc Tôn Túc cao quý; hoặc mang hình tướng của các bậc đức cao trọng vọng; hoặc như thể hiện trong phong cách sống là người có kiến thức Phật học, là người có trí tuệ cao siêu. Thế nhưng từng lời nói của họ, từng suy nghĩ của họ, từng dòng văn tự, từng hành vi, nghĩa cử của họ luôn luôn đề cao tôi, cái bản ngã của họ. Mặc dù họ luôn nói phải phá ngã, vô ngã, vô tướng nhưng trong tất cả các sinh hoạt của họ thường đề cao bản thân. Mà tự đưa hai ngón tay đâm thủng con mắt chẳng nhìn rõ sự đời, nhưng vẫn luôn luôn như kẻ mù vẽ lên một bức tranh hoàn hảo về một thế giới huyền bí, tốt đẹp mà họ đã nhìn thấy qua đôi mắt tự làm mù bởi tự bản thân cống cao ngã mạn.

Các bạn thân mến, thay đổi tạo hóa theo quan niệm, sự suy nghĩ và hiểu biết rất đơn sơ của người Phật tử tại gia ngày hôm nay, đúng theo như lời của Đức Phật dạy, đó là Phật đã nói: “tất cả những gì hình thành nên chúng ta và hình thành nên thân kiếp làm người. Tư tưởng, những sự việc lui tới, xảy ra trong cuộc đời đều do đấng tạo hoá tạo ra”. Tạo hoá ở đây chính là do nghiệp thức của chúng ta nhiều đời, nghiệp của chúng ta tạo ra ta. Ta tạo ra nghiệp, nghiệp xoay, nghiệp lớn dần, nghiệp mạnh hơn, nghiệp kiềm chế và tạo lại ra ta. Do đó, tất cả chúng ta đều sinh ra bởi nghiệp, nghiệp của chúng ta chính là tạo hoá. Mà nghiệp đó là do các bạn và Bảo Thành tạo ra, không phải một vị tiên, một vị trời, một vị nào đó tạo ra an bài, mà chính chúng ta, đó là lời dạy của Đức Thế Tôn. Tất cả ác nghiệp nhiều đời ta tạo ra đã kiềm chế và biến thành Thượng Đế của chúng ta, biến thành tạo hoá của chúng ta. Và ta là thụ tạo của chính ác nghiệp nhiều đời ta đã tạo ra. Cho nên những tư tưởng mà tuôn ra ở trong đầu của ta chẳng phải do ai, mà do chính ác nghiệp của ta nếu đó là tư tưởng xấu. Còn nếu là những tư tưởng thanh cao, tốt đẹp thì chính là do thiện nghiệp. Nếu chúng ta tuôn ra những lời nói xấu xa, tội lỗi; hoặc từ lời nói đó diễn bằng những văn tự thật là thô ác thì đó cũng là chính do tạo hóa ác nghiệp của ta tạo ra. Còn nếu chúng ta biết tuôn ra những lời châu ngọc, những ngôn ngữ thanh cao, tốt đẹp thì cũng là tạo hoá của ta nhưng tạo hoá đó là do những thiện nghiệp tốt đẹp. Hành vi nghĩa cử cũng như thế. Bởi vậy xét ra đấng tạo hoá tạo nên ta là một tạo hoá tốt hay xấu là nhìn vào chính lời nói, hành vi, nghĩa cử, suy nghĩ của chính ta. Để thấy ông tạo hoá tạo nên ta đó là thiện nghiệp tốt hay ác nghiệp nhiều đời bắt tay, hợp đồng với Ma Vương đang phá hoại cuộc đời của chính mình, đang phá huỷ thế giới này bằng những tạo tác, hành vi, ngôn từ xấu xa. 

Các bạn, câu hỏi Bảo Thành và các bạn có một vị tạo hoá là thiện nghiệp của chính mình hay là ác nghiệp? Câu trả lời này không ai có thể trả lời cho ta được mà phải chính mỗi người chúng ta tự sám, tự nhìn lại, tự phản ánh cuộc đời của chính mình bằng cách nhìn cho thật rõ. Chúng ta nhìn rõ hành vi, nghĩa cử, lời nói, suy nghĩ của chúng ta, chúng ta sẽ có cơ hội nhận thức được tạo hoá của ta là ác nghiệp, uế trược, ô nhiễm, xấu xa, tội lỗi. Do tham sân si, hỉ nộ ái ố, ghen tuông, bon chen, ngã ái, chấp thủ. Hay chúng ta sẽ nhận ra tạo hoá của chúng ta là thiện nghiệp thanh cao của mười thiện nghiệp ta làm, của những ngôn từ, ái ngữ, hành vi mà chúng ta tạo ra một cách tốt đẹp theo chân lý nhân quả thiện ác và hộ mạng bằng năm giới, niềm tin vững chãi vào Tam Bảo Phật Pháp Tăng. Xét cho cùng mỗi người chúng ta mới có thể nhìn rõ được mình mà thôi. Còn ta không thể nhìn rõ được người đang trực diện với chúng ta đâu. Bởi vì sao? Bởi ta đã làm mù lòa con mắt của chính mình bằng cống cao ngã mạn. Dưới con mắt của ta, ta chỉ nhìn thấy rác rưởi của người, nhưng thật ra đó là rác của ta mà ta không có thấy. Ở đời người ta nói, trong dân gian, tôn giáo thường nói, ta thường thấy cọng rơm trong mắt của người khác mà chẳng thấy một đống rác hôi thối trong lòng của chính mình. Vì sao? Chính vì tôn vinh bản ngã của mình, con mắt đã mù, lỗ tai đã điếc, cảm xúc đã bị tê liệt, chỉ còn lại sự hoang lạnh, xấu xa, đen tối của cõi lòng ác nghiệp nơi chính ta. Nó bốc mùi lan tỏa, ta ngửi ta thấy, ta cảm giác được. Rồi ta quờ quạng trong tăm tối tưởng chừng của ai đó, hoá ra là của chính mình.

Hôm nay, chúng ta nhất định phải theo lời Phật để thay đổi tạo hóa. Tạo hoá là nghiệp của chúng ta, nghiệp tạo nên chúng ta. Vậy ta có thể đặt bàn tay để thay đổi nghiệp này, tức là tạo hoá này thành ác hay thành thiện. Ác ta sẽ gặp tai hoạ, nếu tạo hóa là ác nghiệp thì ta luôn luôn gặp tai hoạ, những điều xui xẻo, gặp bệnh tật. Bệnh tật từ thân tới tâm, tâm ta ô nhiễm xấu xa, ngôn ngữ của ta dơ bẩn, hôi thối, hành động của chúng ta mang lại sự chết chóc, chia rẽ, đâm thọc, dèm pha, chê bai. Đó là ông tạo hoá của ác nghiệp, bạn có quyền chọn ông ta, phải suy nghĩ cho kĩ. Ngược lại có một ông tạo hoá thứ hai đó là ông tạo hoá thiện, bằng thiện nghiệp, bằng hành vi nghĩa cử thanh cao, bằng lời nói của ái ngữ. Ta sẽ tự xây dựng tạo ra mệnh số của đời người, tạo ra cuộc đời của chúng ta tốt đẹp hơn.

Các bạn lựa chọn ông tạo hóa ác bởi ác nghiệp hay lựa chọn ông tạo hoá thiện bởi thiện nghiệp, đó là quyền tự do của các bạn. Phật không xen vào nghiệp của các bạn, Phật như mặt trời để chiếu sáng. Còn đi vào trong ban ngày để thấy đường rõ hay chui đầu vào bóng tối thì đó là quyền tự do của mỗi người chúng ta. Không ai xen vào nghiệp của người khác, chẳng ai có thể thay đổi nghiệp của người khác được nhưng chúng ta có khả năng thay đổi chính mình. Khi các bạn thay đổi nghiệp của chúng ta theo chiều hướng tốt, thiện ta đang trở thành tạo hoá thiện. Ta thay đổi đời sống của chúng ta bằng tạo hóa ác, ta đang trở thành tạo hoá của ác nghiệp. Nhìn kỹ trong cuộc đời, trái tim suy nghĩ một giây để thấy rằng thẩm định coi ta là tạo hoá ác hay thiện các bạn? Hãy dùng một giây chiêm nghiệm, lắng đọng, sâu sắc để Bảo Thành nhìn lại mình, để các bạn nhìn lại các bạn xem là ông tạo hoá xấu của ác nghiệp hay tạo hoá tốt của thiện nghiệp. Không cần nói ra ta tự biết trong lòng mình có gì. Đức Phật dạy cho chúng ta phải tự biết mình, chiến thắng hàng ngàn quân ở trên chiến trường không bằng chiến thắng chính mình. Chúng ta có thể thấy được hằng hà sa pháp giới mênh mông vô tận trong ảo giác, trong tưởng tượng, chẳng so bằng thấy được pháp giới của tự thân. Đạo Phật, Đức Thế Tôn dạy cho chúng ta là tự soi, nhìn thấy mình. Chớ thấy lỗi người, hãy nhìn lỗi mình, sửa cho thật sạch, cho thêm thanh tịnh. Tại sao trong cuộc đời bao nhiêu kiếp qua, bao nhiêu ngày tháng qua, bao nhiêu năm qua, Bảo Thành và các bạn đã để cho sự hấp dẫn của những sở thích đột biến cá nhân làm ô nhiễm tâm thanh tịnh mà cha mẹ, ông bà đã để lại cho chúng ta. Mà các bậc thầy tổ đã hướng dẫn, giáo dưỡng chúng ta, tại sao? Là bởi vì ta còn tánh bon chen, còn sự ích kỷ, còn sự chấp chặt vào chính mình. Cho nên lời của cha mẹ, lời của các bậc thầy tổ chúng ta đã lạm dụng quá mức, để ngoài tủ lạnh bốc mùi hôi thối. Chúng ta phải để vào bên trong tâm, còn nếu bày ra bên ngoài nhiệt độ không đủ nó hôi các bạn ơi, rồi nó ôi, nó hư. Phải để lại vào bên trong, trong trái tim, trái tim biết đồng cảm, biết thông cảm, trái tim biết cảm giác và thăng hoa bằng năng lượng tình yêu thương thực sự.

Chúng ta thực sự theo lời Phật dạy, có khả năng thay đổi tạo hóa của chính mình. Tạo hoá của chúng ta là ác nghiệp và thiện nghiệp. Nếu nhìn và nhận xét cho rõ ông tạo hoá tạo ra ta là ác nghiệp, ta thay đổi được. Bởi tất cả ác nghiệp từ nhiều đời, từ vô thuỷ, vô chung Đức Phật đã dạy đều từ thân ngữ ý. Thân ta tạo ra ác nghiệp, một phần tạo nên ông tạo hóa xấu. Miệng ta tạo nên những ác ngữ, một phần tạo nên hình hài của tạo hoá xấu. Ý của ta tạo nên những tư tưởng xấu, một phần hình thành nên ông tạo hoá xấu. Vậy ông tạo hoá xấu và ác là do thân ngữ ý của chúng ta tạo ra. Ta phải đi thẳng vào thân, tức là hành vi sửa đổi sao cho nó thiện. Ta phải đi thằng vào ngôn ngữ, dùng ái ngữ cho tốt đẹp đừng thô ác, đừng sắt như dao, đừng nhọn như giáo, đừng ghê gớm như các loại độc dược phả mùi giết hại người.  Chúng ta phải đi thẳng vào ý của mình để điều chỉnh từ ác thành thiện thì chính chúng ta sẽ chuyển hóa từ ông tạo hóa ác thành ông tạo hoá thiện, và ông tạo hoá thiện đó sẽ mang lại phúc lộc cho chúng ta ngay trong cuộc sống này. Tới lúc này các bạn đã nhận định ra tạo hoá là ai chưa? Tạo hoá là nghiệp của chúng ta và nghiệp của chúng ta tạo ra do thân ngữ ý. Trở về với đời sống, phải có một nhìn thật rõ trong chánh niệm hơi thở từ bi quán. Để lấy từ bi năng lượng của Phật tưới tẩm vào ý của chúng ta, suy nghĩ của chúng ta. Để thay đổi những ý và suy nghĩ gai góc, uế trược, ô nhiễm, xấu xa, tội lỗi. Chỉ có năng lượng tình thương, chỉ có tình thương, chỉ có từ bi mới có thể gội rửa và thay đổi tâm ý của chúng ta từ xấu thành tốt mà thôi. Không có năng lượng nào, không có một Pháp môn nào, không có một phương pháp nào, không có một vị thầy nào, một vị pháp sư nào, một vị đạo sư nào có thể thay đổi ý của các bạn. Ngoại trừ năng lượng tình thương, ngoại trừ chúng ta phát triển được năng lượng từ bi trong công hạnh của sự tự lực đi tìm con đường giác ngộ cho bản thân và tha lực của Chư Phật mười phương mà thôi. Nương vào đại hùng đại lực, tha lực từ bi của Phật để đánh thức tự lực giác ngộ của ta, đánh thức tự lực từ bi của ta. Từ đó, ta mang nước từ bi đó tưới tẩm vào tâm ý, gội rửa, bào mòn, làm sạch tư tưởng của ta, suy nghĩ của ta. Xong, xét đến vấn đề thứ hai, ngôn ngữ sử dụng hằng ngày khẩu nghiệp ta đã tạo nhiều đời nhiều kiếp. Nếu là một phần ta tạo nên ông tạo hoá xấu thì chúng ta phải thay đổi ngay thôi. Những lời nói nhiều đời do ác nghiệp tạo, đã khiến chúng ta làm nô lệ cho những ngôn ngữ thô bỉ, ác trược, thô ác, đâm thọc, hơn thua, bon chen, dèm pha, chê bai, khích bác, nói xấu, đâm bị thóc thọc bị gạo. Chứng tỏ ta là hay, rồi rãi bày những ngôn ngữ rác rưởi làm ô nhiễm người khác nhưng đâu có hiểu nó lại chụp lên đầu của chúng ta mà thôi. Như Chư Phật nói, những người mà hay nói xấu, nói sai sự thậtk hay nói đâm thọc thì chẳng khác gì như người ngẩng mặt lên trời phun nước miếng lên nó rơi xuống mặt của họ mà thôi.

Do vậy, để thay đổi một phần của ông tạo hoá xấu từ ngôn ngữ, chúng ta phải thay đổi theo lời Phật là phải chánh niệm hơi thở từ bi quán. Lấy lòng từ bi của ta và nương vào lòng từ bi của Phật, phối hợp nhịp nhàng để thay đổi ngôn ngữ cho hoà ái, cho ái ngữ, cho dễ nghe, cho dễ thương. Ta có sự lựa chọn mà, đừng nói rằng vì người ta làm cho tôi nói thô ác. Không, chuyện của người là chuyện của người, chuyện của ta là chuyện của ta. Người làm người chịu, ta làm ta chịu. Không để người xấu nói ngôn ngữ xấu mà biến ta thành người xấu nói ngôn ngữ xấu. Không để cho người sân nói ngôn ngữ sân, thô tục, giết người, ám hại người khác mà biến ta thành người được Tổ, được Thầy, được cha mẹ dạy, biến thành kẻ sân giận, ác trược trong cuộc đời, sử dụng những ngôn ngữ nguy hại. Sao chúng ta lại làm như vậy? Chúng ta đã phỉ báng cha mẹ, ông bà rồi, chúng ta đã phỉ báng Chư Tổ, Chư Thầy dạy cho chúng ta rồi, chúng ta đã phỉ báng Phật rồi, bởi vì sao? Ta để cho người sân, ta để cho người ác, ta để cho người xấu đã nói những ngôn ngữ nguy hại, biến ta thành như họ. Thì bao nhiêu lâu cha mẹ, ông bà, bao nhiêu năm trời các Thầy Tổ dạy dỗ, bao nhiêu kiếp được ánh sáng Phật pháp soi dẫn đã liền tiêu biến. Bởi vì ta chỉ nghe bằng lỗ tai của Phàm phu chứ chẳng thể thẩm thấu thực hành. Cho nên hỡi những ai có tư tưởng xấu, lời nói xấu phải điều chỉnh lại thôi. Còn không chúng ta đã tạo ra quyền lực tối thượng cho ông tạo hoá xấu của ác nghiệp đang kiềm chế, phong tỏa đời sống của chúng ta. Và một phần nữa trong lời dạy của Phật tạo nên hình thành ông tạo hoá xấu đó chính là hành vi, nghĩa cử đối xứng của ta đối với người. Đời thường dạy, Phật thường dạy, Tổ thường dạy, cha mẹ thường dạy luôn luôn dạy cho chúng ta đừng để cho kẻ xấu hại ta, làm cho ta phải có những hành vi xấu đối xử với họ. Trên đời mà, người ta xấu đó là phần của người ta, người ta có những hành vi, nghĩa cử tồi bại, vô lương tâm, xấu xa, tội lỗi, đó là của họ không liên quan gì đến ta dù họ đối xử với ta. 

Trong Kinh Pháp Cú có nói: “người ta đánh đập tôi, người ta chửi tôi, người ta phỉ báng tôi, người ta hành hạ tôi, người ta giết tôi. Nhưng tôi không mang lòng hiềm hận”. Đó mới là người học đúng pháp Phật, đó mới là người xứng đáng là đệ tử của các bậc Thầy, là con của cha mẹ. Không thể để cho người xấu, người ác biến chúng ta thành ác. Đừng chứng tỏ ta là người hùng, vạch mặt kẻ khác – không cần. Phật dạy: đừng vạch mặt ai hết, hãy tự lột mặt nạ của mình ra nhìn rõ vào chính mình để sửa mình. Bởi chuyện của người là chuyện của thiên hạ, chuyện của ta mới là chuyện đại sự của ông tạo hoá tốt hay xấu hình thành nên nhân phẩm, nhân cách con người của chúng ta. Đừng thay đổi người, Phật không thay đổi nghiệp của chúng sanh, Phật dạy ta phải tự thay đổi nghiệp thức của chính mình. 

Các bạn thân mến, Bảo Thành nói như vầy nghĩa rằng đã đủ. Chúng ta nên nhớ, ở trên đời này chúng ta hay chơi trò chơi Thượng Đế, trò chơi của tạo hoá. Nhưng tạo hoá đó chẳng nhận định theo những gì Bảo Thành vừa nói, mà chỉ chơi trò chơi tạo hoá rằng ta có quyền sinh sát với những người khác. Ai xấu với ta, ta phải tiêu diệt họ bằng đủ mọi phương pháp. Nào là bằng hành vi giết mạng sống của họ, nào là bằng lời nói giết đi những thanh danh của họ, nào là bằng những tư tưởng giết họ. Nhưng chúng ta nhớ rằng những tư tưởng, lời nói và hành động tưởng rằng sẽ giết chết những người xấu đối với ta, nó sẽ giết hại ta mà thôi. Bởi vì những lời ta nói đó là tư tưởng nó sẽ xâm hại ô nhiễm, nó sẽ trở thành những khối ung thư làm hư hại tâm ý thanh tịnh của ta. Những lời nói sẽ trở thành những con siêu vi khuẩn ung thư, đốt cháy hết phước báu. Và những hành vi tạo tác của chúng ta sẽ gây lại nguy hại chính là độc dược như mũi tên bắn đi mà phóng ngược lại đâm vào chúng ta, giết hại cuộc đời của chúng ta.

Hãy ngừng ngay trò chơi của tạo hoá, hãy ngừng ngay tự ngã quá cao thể hiện rằng ta phải vạch mặt thiên hạ để cho thiên hạ biết kẻ này, người kia là những người xấu. Phật đã dạy rồi, người con Phật, Phật tử tại gia hay người con Phật là bậc xuất gia tôn kính ta chớ để cho người khác đánh mình, đập mình, chửi mình, để rồi chúng ta đi hại lại người khác. Một trong những đệ tử của Phật là Ngài Phú Lâu Na, ông ta khi đi giảng ở một miền xa, Chư Phật dạy: nếu người ta giết con, người ta hại con, người ta đánh đập con thì con phải làm sao? Ông ta đã nói rằng: con thật hạnh phúc bởi vì người ta đã giết đi thân nghiệp chướng của con nhưng không thể giết đi được tâm ý thanh tịnh mà con đã quy theo Phật. Cuộc đời này đâu ai có thể hại được ta đâu. Không có một ông tạo hoá nào hại được ta, trừng phạt ta, ngoại trừ tạo hoá của ác nghiệp chính ta tạo ra đang hại chúng ta. Hại cho tâm thức đau khổ, hại cho lời nói ô nhiễm, dơ bẩn. Hại cho hành động chúng ta nguy độc, tổn hại đến sinh mạng, thanh danh của chính mình mà thôi. Một suy nghĩ xấu về người khác, người ta chẳng hề hay biết gì, nhưng chính chúng ta sẽ ôm ấp ở trong đó để nó mọc mụn, mọc gai đâm vào trong não làm ta thổn thức. Một lời nói gai góc, hại người sẽ quay ngược lại những mũi tên tẩm nhiều đời giết chết chúng ta. Một hành động tưởng chừng như vạch mặt kẻ khác, hoá ra ta đã tự vạch áo của chính mình cho người khác xem lưng của chúng ta toàn những vết dao, vết gươm nhiều đời, in hằn ở trên đó. Bởi ta chính là tội nhân của vị tạo hóa ác nghiệp nhiều đời do ta tạo ra.

Các bạn, thay đổi tạo hóa là thay đổi dòng nghiệp thức của mỗi chúng ta từ thân ngữ ý. Các bạn, lúc này đã muốn trở thành tạo hoá tốt cho chính cuộc đời của mình chưa? Để tạo cho mình ở kiếp sau không phải là một con người tốt mà tái tạo lại con người hiện tại của ta ngay trong giây phút này tái sanh trở lại thành một con người tốt. Chỉ có thể làm được khi ta nhận thức thật rõ và trở thành một vị tạo hoá tốt do những thiện nghiệp ta tạo ra từ thân ngữ ý ngay tại nơi đây, ngay tại lúc này, kiếp này. Đừng đổ thừa người ta ác, người ta xấu nên tôi mới xấu, tôi mới ác. Đừng đổ thừa bởi vì người ta đối xử với tôi thậm tệ như vậy, ác như vậy, người ta toàn là một lũ ác cho nên tôi phải vạch mặt – không. Phật dạy không, nghiệp ai người đó chịu, nghiệp ta ta phải chịu, hãy mau mau trở về căn nhà tâm thức lau cho sạch, quét rác cho sạch, sửa nó đi. Đừng chứng tỏ ta là ông Thầy của tạo hoá, đừng chứng tỏ ta là tạo hoá tối thượng để rồi oanh oanh lẫm liệt bước vào đời trừ ma, trừ quỷ, trảm yêu, vạch mặt kẻ xấu. xấu trong ta mới quan trọng, phải nhìn thấy. Đời mà, Bảo Thành và các bạn ai mà thấy được lỗi lầm của mình đâu, ai mà thấy được xấu của mình đâu, ai mà thấy được rác rưởi của mình đâu, ai mà ngửi được mùi hôi thối trong tâm thức của mình đâu. Không, chúng ta luôn thấy người mà thôi. Bởi vậy Phật mới dạy: chớ thấy lỗi người, hãy nhìn lỗi mình. Nếu các bạn xưng danh là Phật tử, nếu các bạn xưng danh là bậc xuất gia hay tại gia không quan trọng. Mà các bạn chỉ nhìn thấy lỗi người thì các bạn đang hành Tà pháp, các bạn đang là tạo hoá xấu của ác nghiệp. Còn các bạn chẳng thấy lỗi người mà thấy lỗi mình tự sửa để hương đức hạnh của các bạn. Hương Giới, hương Định, hương Huệ của các bạn, hữu xạ tự nhiên hương lan tỏa khắp mười phương. Chính hương đạo đức của các bạn đã chứng minh được rằng lời giáo dưỡng của cha mẹ, ông bà, cửu huyền thất tổ của các bạn đã dạy đúng. Và hương đó lan tỏa, ảnh hưởng đến những vùng ô nhiễm như căn phòng hôi thối ta xịt nước thơm, ta có hương Giới đó thì nó sẽ làm thay đổi môi trường trong cuộc sống mà thôi. Và nhớ rằng không những như thế mà ta còn phải để hương giáo dưỡng của các bậc thầy mà chúng ta đã quy kính làm sư phụ, quy y theo các Ngài và được các ngài đó dạy dỗ, dù các bậc thầy đó còn sống hay đã mất. Thì chúng ta không thể làm tổn hại, phỉ báng các vị đó bằng đời sống chỉ thấy lỗi lầm của người khác.

Phải thay đổi để hương Giới, hương Định và hương Huệ, hương đạo đức của chúng ta được thơm lừng lan toả, hữu xạ tự nhiên hương. Có như vậy Thầy Tổ của ta, các bậc Thầy của ta, những bậc trưởng thượng giáo dưỡng ta với hoan hỷ vô cùng. Còn ngược lại ta đã phỉ báng Thầy Tổ của mình rồi. Và cũng đúng như điều đó, nếu chúng ta mang danh là Phật tử tại gia, là bậc này bậc kia mà lại đi thấy lỗi người, xả rác vào cuộc đời của người, vạch mặt người ta ra. Hành động vạch mặt, hành động xỉa xói, hành động mà đấu tố, phỉ báng người trên mọi hình thức chính là hành động của ma quỷ, của kẻ ác. Bởi chúng ta đang phỉ báng Phật, Phật nói: chớ phán xét ai, hãy trở về kiểm tra, nhận xét cuộc đời của mình. 

Các bạn thân mến, người Phật tử chúng ta phải cẩn thận. Trên đời có quá nhiều tạo hoá sống lẫn lộn trên cuộc đời luôn luôn muốn thay đổi chúng ta, luôn luôn muốn vạch mặt kẻ xấu mà chẳng tự xem xét lương tâm của chính mình. Hãy trở về nhìn lại chính mình, hãy thay đổi tạo hóa của chúng ta. Hãy thay đổi tạo hoá tức là thay đổi thân ngữ ý, nghiệp thức từ thân ngữ ý của chúng ta theo mười pháp thiện, theo giữ giới, theo nhân quả thiện ác, nương vào năng lượng từ bi quán chánh niệm từng giây phút để mà nhìn sâu sắc từng sắc pháp trong cuộc đời, sắc và danh trong cuộc đời đi vào trong các giác quan. Chúng ta thanh lọc ngay khi nó mới bước chân vào đừng để nó ô nhiễm. Đúng sai, sai đúng ai biết được. Chỉ có ta mới biết được mà thôi. Cho nên, tạo hoá của Phật pháp chính là nghiệp của chúng ta. Nghiệp ác do tư tưởng, lời nói, hành vi ác. Nghiệp thiện do tư tưởng, lời nói, hành vi thiện. Ông tạo hóa ác và ông tạo hoá thiện hãy tự chọn cho mình. Đừng thay đổi nghiệp của người khác và đừng chứng tỏ là người hùng trong thiên hạ mang kiếm Chánh Pháp của Như Lai, của Thầy Tổ trao truyền để đi vạch mặt những kẻ xấu. Mà hãy mang kiếm kinh cang Chánh Pháp của tư tưởng để đi sâu vào tâm thức tìm đống rác rưởi nhiều đời ô nhiễm, những độc tố nguy hại từ thân ngữ ý nơi chính ta. Sửa ngay, sửa ngay! Còn không ta đã biến mình thành ông tạo hoá gian ác, làm nô lệ cho Ma Vương đang tàn hại phước báu của ta, phỉ báng ông bà, cha mẹ, phỉ báng Chư Phật, phỉ báng Thầy Tổ. Hãy trở thành tạo hoá tốt đẹp trong thiện nghiệp và xây dựng phước báu của mình để chúng ta không cần phải nói, suy nghĩ, hành động để chứng tỏ cho người ta thấy về ta. Mà chính thân giáo của ta, đời sống của ta, ngôn ngữ của ta, tư tưởng của ta sẽ lan toả đức hạnh của người con có hiếu đạo với cha mẹ, của người đệ tử biết tôn trọng sư phụ của mình, của người Phật tử đã quy y Phật Pháp Tăng. Đừng đấu tố nhau, đừng vạch mặt nhau, nhưng hãy nhìn rõ mình. Bởi ta nào có thể nhìn rõ được người, ta chỉ có thể nhìn rõ được chính ta mà thôi. Hãy trở thành một vị tạo hoá tốt để xây dựng xã hội, cộng đồng. 

Mời các bạn đặt bàn tay trí tuệ vào bàn tay từ bi. Chúng ta vận hành 07 biến vi diệu âm từ bi quán Mu A Mu Sa.

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải năng lượng tình thương xuống muôn loài chúng sanh và gia trì, hỗ trợ cho chúng con thay đổi tạo hóa của chính mình. Hít vào bằng mũi đưa xuống bụng phình ra, thờ từ từ hóp bụng vào quán chiếu thân tâm, trì mật chú Mu A Mu Sa (07 lần)

Các bạn, chúng ta – người Phật tử tại gia, nhớ điều này. Đừng để cho kẻ dữ biến ta thành kẻ dữ, đừng để cho kẻ ác biến ta thành người ác. Đừng để cho những người nào đó có ngôn ngữ nguy hại biến ta thành những người phát ra những ngôn ngữ nguy hại, đừng để cho người xấu biến ta thành kẻ xấu. Đừng để cho người đi giết hại người khác biến ta thành kẻ giết hại người, đừng để cho người nói xấu người biến ta thành kẻ nói xấu người. Đừng để cho những ai đó đối xử với ta ác mà biến ta thành người đối xử ác với mọi người, đừng để cho những ai nói xấu ta, chê bai ta, bắt hại ta biến ta thành người nói xấu, chê bai, bắt hại người khác. Nghiệp ai người đó chịu, nghiệp ai người đó tạo ra người đó phải chịu. Đừng để cho kẻ xấu, người ác, kẻ nguy hại làm tổn phước báu của chúng ta. Bởi mỗi khi ta nghĩ ác về người, ta nói ác về người, ta hành động ác về người chính là ta đang tổn hại phước báu của chính mình, phỉ báng cha mẹ, ô nhục ông bà, phỉ báng Thầy Tổ, ô nhục Thầy Tổ, phỉ báng Chư Phật, ô nhục Phật. Ta đã sai, lỗi của ta, ta phải nhận.

Ở trên đời này, ngoài Đức Phật những chuyện tới với Ngài chính là bởi vì Ngài là biển trời mênh mông từ bi để cho nghiệp chướng chúng sanh đắm mình xuống đó để gội rửa. Còn chúng ta chưa là Phật, cho nên mọi sự tới với chúng ta bất như ý đều chính do nghiệp của chúng ta. Những điều chướng tai, gai mắt xảy ra cho Bảo Thành chính là nghiệp của Bảo Thành, Bảo Thành thành tâm sám hối. Sám hối với tất cả mọi chúng sanh, các bạn, các Chư Thầy, tất cả các chư vị mà Bảo Thành đã phạm và biết rằng những điều đó đã tạo ra nghiệp và nay trổ quả đối với Bảo Thành.

Các bạn cũng nên như vậy. Hãy thành tâm sám hối với những điều xấu tới với mình. Những chướng duyên, những nghịch ý đó là nghiệp của ta, ta sám hối, ta sửa. Nhưng đừng để những điều đó tới ta không đón nhận và nhìn ra đó là nghiệp của ta. Mà cứ khư khư chấp cứ đó là nghiệp của người, đổ thừa người là kẻ ác, người là kẻ xấu, người là tạo ra điều đó. Để rồi chúng ta đã tròng dây vào cổ họ, đã cột tay chân của họ đặt lên trên một ngọn lửa thật cao, ở dưới thì hát cho vang ra cho hay để thiêu đốt những con người mà ta cho là xấu. Không nhất thiết phải mang họ lên đoạn đầu đài để tiêu diệt họ. Bởi như vậy ta có phải chăng là người có tâm yêu thương, từ bi đâu. Không xứng đáng để học Phật, không xứng đáng là Phật tử, không xứng đáng là những người gọi là mang danh hiểu biết trí tuệ. Mà luôn luôn mang những người đối xử xấu với chúng ta, bởi do nghiệp ta mà lên đoạn đầu đài sát hại họ. Những hành vi như vậy cần phải kiểm chứng lại và dĩ nhiên Bảo Thành và các bạn, ai trong chúng ta cũng có lỗi lầm, ai trong chúng ta cũng có nhiều kiếp tạo ra hằng hà sa số những ác nghiệp bất thiện. Nay trổ quả quay ngược lại với chính mình.

Hãy suy niệm, hãy quán chiếu và hãy nương vào hùng lực từ bi của Phật để chúng ta khai mở năng lượng từ bi, tự lực của chúng ta. Hợp tác, dung thông với Chư Phật để rửa tâm, gội rửa tâm của mình. Đừng đấu tố, đừng mang người lên đoạn đầu đài, đừng tự thiêu mọi người trong ngọn lửa sân giận, ác độc của ta. Đừng để cho ông tạo hóa ác biến thành một hung thần chém giết, bắt hại người. Mà hãy để cho ông tạo hoá thiện biến thành một vị thiên thần, mang lời hay ý đẹp lan tỏa tới cho mọi người yêu thương trong gia đình, trong xã hội, trong những con người ta có phước báu gặp nhau trong ngày dù chỉ là một giây, một ngày gặp nhau trong chướng duyên hay thiện duyên đều nhận ra ta là con Phật, ta là người xứng đáng được thọ trì giáo pháp của Như Lai trong hàng Phật tử tại gia hay trong hàng xuất gia. Hãy sống đúng ý nghĩa của mình, đừng tôn vinh cái ác, mượn danh cái ác để cho mình quyền sát phạt người khác, để cho mình quyền hại người khác, đấu tố người khác, vạch mặt người khác. 

Phật dạy: “người học pháp của Phật như con ong biết tầm được mùi hương, mùi mật của hoa”. Rồi đặt đúng mục tiêu của hương vị hoa đó. Xác minh thật rõ đáp xuống nhẹ nhàng trên bông hoa. Nhưng không làm tan nát hoa, tan nát nhuỵ. Chỉ hút lấy tinh tuý cao đẹp của ý nghĩa đó và tạo thành mật ngọt dâng hiến cho cuộc đời. Chúng ta có cơ hội như loài ong trí tuệ mà Phật dạy trong Kinh Pháp Cú. Phải tầm đúng hương vị giải thoát nơi mỗi một con người chúng sanh hiện hữu trong cuộc đời. Đáp xuống cuộc đời của họ dù chỉ một giây, một phút. Nhưng đừng khi bay đi làm tan nát cuộc đời của họ. Dù cuộc đời của họ có ác, có xấu, có không tốt với ta. Thì ta là con ong chúa của sự khôn ngoan, tinh luyện bởi giáo pháp Phật, đáp thật nhẹ rồi bay đi. Lấy mật ngọt của cuộc đời nơi bông hoa dù không tốt đó, tinh luyện lên mật, dâng hiến cho cuộc đời. Ai trong chúng ta cũng đều có khả năng làm được chuyện đó. Còn tu pháp thiện phải huân tu như vậy, pháp ác dễ mà, tự tung tự tác. Tu thành Phật là phải sửa, tu thành ma chẳng cần gì hết, hãy sống để thỏa mãn cảm giác, cảm xúc, suy nghĩ, hãy sống mà thỏa mãn tánh sân, tánh giận, tánh tham, tánh si. Hãy sống thỏa mãn những tham ái, tham dục, những chấp trược. Hãy sống mà thỏa mãn với chính những bon chen, tự ti, ích kỷ, ganh đua, hơn thua ở đời của chính ta. Thì ta sẽ trở thành một vị ma vương lỗi lạc ở trên đời. Sừng tuy không mọc nhưng gai góc đầy mình sẽ giết chết cha mẹ, giết chết thầy tổ, làm Phật chảy máu và làm hại cuộc đời của chính mình. 

Mời các bạn đặt bàn tay trí tuệ vào lòng bàn tay từ bi. Chúng ta hãy cùng nhau thay đổi tạo hóa của chính mình trong 07 biến vi diệu âm từ bi quán chánh niệm hơi thở Mu A Mu Sa.

Thưa Phật, chúng con nguyện một lòng hành theo lời của Phật dạy để trở thành tạo hoá của chính mình. Hít vào bằng mũi đưa xuống bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào quán chiếu thân tâm, trì mật chú Mu A Mu Sa.

Phật ơi, nhiều đời chúng con đã thả tự do cho ông tạo hoá của ác nghiệp tạo nên thân kiếp này. Nay hiểu được nhất định sẽ thay đổi theo chánh niệm từ bi quán để biến ông tạo hoá tốt thực sự tác tạo cuộc đời của chúng con theo thân ngữ ý tốt đẹp. Hít vào bằng mũi đưa xuống bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào quán chiếu thân tâm, trì mật chú Mu A Mu Sa.

Thưa Phật, chúng con đã hiểu tạo hoá chính là nghiệp của chúng con. Nguyện một lòng chánh niệm từ bi quán để luôn luôn tạo ra thiện nghiệp, có được ông tạo hoá thiện xây dựng cuộc đời tốt đẹp hơn. Hít vào bằng mũi đưa xuống bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào quán chiếu thân tâm, trì mật chú Mu A Mu Sa.

Phật đã dạy chúng con không thể để cho người xấu, người ác, người nguy hại biến chúng con thành người xấu, người ác, người nguy hại. Nguyện một lòng chánh niệm hơi thở từ bi quán để thay đổi vận mệnh, tạo hoá của chính mình. Hít vào bằng mũi đưa xuống bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào quán chiếu thân tâm, trì mật chú Mu A Mu Sa.

Chúng con nguyện từ bi quán chánh niệm hơi thở để giữ tâm bình an, thanh thản, nhẹ nhàng. Để không để cho người ác biến chúng con thành một người ác, đấu tố, bắt hại, giết hại những người đối xử xấu, đối xử ác, đối xử không tốt với chúng con. Hít vào bằng mũi đưa xuống bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào quán chiếu thân tâm, trì mật chú Mu A Mu Sa.

Chúng con đã hiểu không thể khoác lên mình áo của Phật tử tại gia hay xuất gia. Mà tư tưởng, lời nói, hành vi lại là nhân của Ma Vương ác độc. Chúng con đang phỉ báng Phật, Thầy Tổ và cha mẹ. Nguyện một lòng sám hối chánh niệm hơi thở, thay đổi tạo hóa của chính mình. Hít vào bằng mũi đưa xuống bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào quán chiếu thân tâm, trì mật chú Mu A Mu Sa.

Chúng con nguyện một lòng tu tập từ bi quán chánh niệm hơi thở Mu A Mu Sa, làm mới cuộc đời, tái tạo lại vị tạo hóa thiện lành trong tâm. Hít vào bằng mũi đưa xuống bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào quán chiếu thân tâm, trì mật chú Mu A Mu Sa.

Mô Phật! Chúng ta đã tu xong. Mời các bạn chắp tay hồi hướng công đức.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Mu A Mu Sa!

Chúng con nguyện xin mười phương Chư Phật luôn ban rải năng lượng tình thương xuống cho chúng con. Chúng con một lòng chí nguyện không để cho người ác, người xấu, người bắt hại chúng con biến chúng con thành ác, thành xấu, thành bắt hại những người khác. Nguyện yêu thương, nguyện tha thứ, nguyện giữ vững lập trường, soi xét lại chính mình để sửa. Và nguyện biến mình thành tạo hoá của chính mình trong pháp thiện của Như Lai. Nguyện hồi hướng công đức này tới các nguyên thủ các quốc gia biết thành lập chính sách hoà bình cho thế giới. Nguyện cho các nhà khoa học gia ngành y, ngành dược chế tạo ra được vắc-xin (vaccine), thuốc trị bệnh đại dịch. Nguyện hồi hướng cho các bác sĩ, y tá, y sĩ, nhân viên cứu trợ cứu tế chữa các lành bệnh nhân. Nguyện cầu cho những ai còn đau khổ sợ hãi tìm lại sự hạnh phúc và bình an. Cầu nguyện cho các vong linh tử vong siêu sanh miền tịnh độ. 

Xin Chư Phật từ bi chứng minh.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn