Search

Bài 1231: Cúng Dường Thiện Pháp – Thất Bảo#1 – Mu A Mu Sa

Mô Phật!

Bảo Thành kính chào quý Sư Cô và các bạn đồng tu ở trên kênh Youtube Thất Bảo Huyền Môn và kênh Facebook Chùa Xá Lợi.

Đã tới giờ chúng ta đồng tu với nhau rồi, mời các bạn quy ngưỡng thân tâm về với ba ngôi Tam Bảo để chúng ta bắt đầu.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Mu A Mu Sa.

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh.

Hôm nay trong buổi đồng tu, chúng con cũng nhất tâm hồi hướng cầu siêu cho hương linh của cụ bà là người thân của cô giáo Thùy Dương vừa vãng sanh. Nương vào hùng lực thanh tịnh của Pháp giới mười phương Chư Phật được siêu sanh về miền cực lạc.

Mô Phật!

Các bạn thân mến, đồng tu không chỉ thực hành công phu tu tập Thiền Mật song tu Thất Bảo Huyền Môn. Pháp môn Thiền Mật song tu Thất Bảo Huyền Môn dựa trên nền tảng vững chãi của tánh thấy biết, an trú vào chánh niệm hơi thở. Từ đó chúng ta phát huy được Chánh Định trong tánh thấy biết, quán chiếu Thân – Thọ – Tâm – Pháp, quán chiếu Thân – Thọ – Niệm – Xứ hiện diện ngay trong lúc này. Ta nhận diện ra mọi cảm xúc của ta, ta nhận diện ra tất cả những điều đang biến hiện trong cuộc sống, ta nương vào sức mạnh của từ trường yêu thương, của Phật làm chủ cuộc sống của mình, làm chủ cảm xúc để thăng hoa.

Cho nên khi các bạn tu tập Pháp môn này nhớ hơi thở vào ra cần phải thấy và biết được hơi thở vào biết nó phình bụng ra. Ta đưa hơi thở thật là sâu xuống đan điền khí hải là chúng ta kích hoạt năng lượng tự thể vốn có từ các luân xa, từ kinh mạch. Đây là điều cho phép người tu tập cần phải dưỡng thân theo chân lý bảo hòa năng lượng và kích hoạt nó hoạt động đúng mức để trợ cho thân. Cho nên khi năng lượng vào với hơi thở ra, hơi thở vào hơi thở ra và tiếp cận với từ trường tha lực của Mu A Mu Sa. Mỗi người chúng ta sẽ cảm nhận được năng lượng vận hành trong cơ thể, và khi cơ thể của chúng ta có năng lượng vận hành, giúp cho hệ thống miễn nhiễm hoạt động, giúp cho cơ thể khỏe, giúp đẩy lùi những bệnh tật, giúp cho sự tich tĩnh, an yên và giúp cho chúng ta tỉnh táo cũng như không bị rơi vào trạng thái của trầm cảm. Thân khỏe, tâm an là điều mong ước của mọi người trên con đường tu.

Hôm nay, đề mục các bạn gửi về “Cúng Dường Thiện Pháp”, người Phật tử chúng ta tại gia cần hiểu rõ cúng dường thiện pháp theo như lời Đức Phật dạy như thế nào để chúng ta khi cúng dường, chúng ta thành tựu được sự an lạc của mình trong tất cả các pháp cúng dường, đặc biệt là thiện pháp.

Giờ đây, mời các bạn đặt bàn tay phải tượng trưng cho Trí Tuệ vào lòng bàn tay trái tượng trưng cho Từ Bi. Ta bắt đầu vận hành bảy biến vi diệu âm Mu A Mu Sa. Mời các bạn.

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh. Và gia trì Phật lực khai mở Trí Tuệ để cho chúng con thực hành được pháp “Cúng Dường Thiện Pháp”. Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm, trì mật chú Mu A Mu Sa (07 lần)

Mô Phật!

Các bạn thân mến, là người Phật tử tại gia, chúng ta luôn luôn muốn xây dựng cuộc đời theo những tiêu chuẩn giáo lý của bậc giác ngộ hướng dẫn cho chúng ta. Đó chính là những lời giáo truyền của Đức Phật, và Đức Bổn Sư luôn luôn nghĩ tới chúng ta, nghĩ làm sao đó để những lời dạy của Ngài, chúng ta – những Phật tử tại gia có thể ứng dụng vào được trong đời sống một cách dễ dàng.

Trong tứ chúng, có Phật tử nam, nữ tại gia – Phật tử nam nữ xuất gia. Nay nói đến hàng Phật tử tại gia chúng ta, khi sinh hoạt trong Phật giáo, hai chữ “cúng dường” quen thuộc thật nhiều nhưng cúng dường thiện pháp như thế nào để tăng trưởng phước báu? Khi nói đến cúng dường như thế nào để tăng trưởng phước báu, chúng ta – người trong thế gian thường bị dính mắc “ Ôi! Đã cúng dường mà còn ham phước báu”.  Chữ cúng dường mà còn ham phước báu, cầu phước báu, muốn phước báu là những câu không nên sử dụng. Bởi chúng ta là phàm phu, chúng ta là con người sinh ra đang sống trong xã hội hiện thực của con người. Hầu bất cứ một việc gì chúng ta làm đều phải nhận định thật rõ việc đó tốt hay xấu. Ngoại trừ khi các bạn đã không còn là Phật tử tại gia, trở thành A La Hán, bậc Thánh, Bồ Tát thì không còn kẹt và dính vào sự lựa chọn của thiện ác, nhân quả, của phước báu, hay của tội nghiệp của chúng ta tạo ra. Nhưng người phàm phu như Bảo Thành đây và các bạn, chúng ta phải có tầm nhìn nhận rõ bất cứ một việc gì suy nghĩ, hành động và nói năng đều phải có một sự lựa chọn giữa tốt và xấu, giữa tai họa và phước báu của thiện và ác.

Cho nên chúng ta là Phật tử, chúng ta là con người, ta phải học cách cúng dường thiện pháp mà cúng dường như thế nào đây để có phước báu? Cho nên ta suy tính, ta lựa chọn sự cúng dường có phước báu là chuyện bình thường, đừng để cho những tư tưởng lời nói của những bậc quá cao, những bậc đã siêu phàm nhập Thánh, những bậc đã thoát khỏi sanh tử, mà còn mang thân người phàm phu vẫn tạo nghiệp chướng. Nhớ câu này, những bậc đã thoát khỏi sanh tử mà vẫn mang thân người phàm phu tạo nghiệp chướng cứ nói ra những chân lý quá cao. Làm sao hướng dẫn cho hàng đệ tử tại gia có thể thực hiện được pháp cúng dường mà sự cúng dường thiện pháp như thế nào cho viên thông tạo phước báu cho hàng Phật tử tại gia, cũng cho ngay cà hàng Phật tử xuất gia nữa.

Nằm ở giữa hai cây song thọ chuẩn bị ra đi, Đức Thế Tôn nghe ông

A- Nan hỏi rằng: Thưa Thầy như thế nào để thực hiện được pháp cúng dường cho hoàn hảo. Để chúng sanh đời sau khi Thầy đã không còn trên thế gian thực hành được và ứng dụng mang lại phước báu?

Và lúc đó cũng có cũng có cả vua trời Đế Thích hỏi Phật đồng hành như vậy, vua trời Đế Thích hỏi: con học của Thế Tôn, con học của Ngài Đại Trí Văn Thù Sư Lợi, nhưng con lại thỉnh nguyện Thế Tôn nói về Pháp cúng dường thiện pháp, và con hứa rằng những ai thực hành được pháp cúng dường thiện pháp này, con là vua trời Đế Thích sẵn sàng trở thành những vị Hộ Pháp cho những vị đó trong suốt cuộc đời hành pháp cúng dường của họ.

Đức Thế Tôn thương cho chúng sanh đời sau không còn có cơ hội gặp Phật, nhưng vẫn tán thán công hạnh, phước báu của chúng sanh. Chúng sanh nào còn có thể gặp được Pháp, gặp được Phật qua Pháp, gặp được Phật qua Tăng thân thì Ngài đều hướng dẫn cho và Ngài nói như vầy: Pháp cúng dường thiện pháp cao cả nhất mà tăng trưởng được phước báu chính là trong hàng tứ chúng biết học và thực hành được Chánh Pháp của Phật. Học và thực hành được Chánh Pháp của Phật đó chính là cúng dường thiện pháp cao quý vô cùng.

Khi nghe nói về điều này vua trời Đế Thích đã phát nguyện rằng, đời sau nếu có chúng sanh nào biết ghi chép Kinh, theo những Kinh đó, thành tựu được những Kinh đó (tức là học và hành, song với nhau) thì vua trời Đế Thích sẽ tới làm vị Hộ Pháp cho chúng ta, che chở bảo hộ cho chúng ta trên con đường tu học và hành Chánh Pháp của Như Lai.

Pháp của Như Lai có nhiều phương diện được đặt để dưới nhiều góc độ phương tiện của ngôn ngữ truyền dạy và khai thị. Ngày nay, thật là nhiều cấp bậc, Hòa thượng tôn kính, những bậc Thầy – giảng sư tôn kính giảng dạy dỗ cho chúng ta về Pháp của nhà Phật cao siêu nhiệm màu, về Pháp cúng dường. Cúng dường tịnh tài để làm đường, làm cầu, cứu giúp kẻ này người kia, xây chùa, cúng dường chay Tăng, tất cả nhiều lắm, ta nghe trên mạng có hết. Nhưng hôm nay, Bảo Thành muốn nói đến một cách thực thực tế trong cuộc đời của hàng Phật tử tại gia chúng ta, những người làm việc, những người cơ cực cả cuộc đời bận rộn lắm, chật vật lắm với cuộc đời. Ta cũng cúng dường thiện pháp. Đối với Bảo Thành và những hành động của Bảo Thành trong tư tưởng luôn nhớ, cúng dường cao cả nhất là thiện pháp mà thiện pháp cúng dường lên Thế Tôn chẳng phải là trái cây hoa trái, chẳng phải là những vật thực cao quý, đắt tiền, chẳng phải là tiền thật là nhiều, chẳng phải là xây chùa thật là to, chẳng phải là tạo dựng công đức trên những điều gọi là tai to mặt lớn mà chỉ dựa trên căn bản của tâm thiện. Thiện pháp phải xuất khởi từ tâm thiện, cũng dùng hoa nhưng phải có thiện tâm, cúng dường trái cây phải có thiện tâm và nhất định Pháp của nhà Phật luôn ở cùng với những người có thiện tâm.

Các bạn, thiện tâm thật dễ nhìn trong cuộc sống, dù mỗi chúng ta hoàn cảnh sống khác biệt, dù mỗi người chúng ta có một nền kinh tế của gia đình khác biệt, dù mỗi người chúng ta có thể là giàu nghèo, đủ ăn hay dư giả, thiếu thốn hay cơ cực. Thiện pháp vẫn có thể ứng dụng trong cuộc đời như một sự cúng dường cao cả nhất.

Sự cúng dường bằng tâm Bồ Đề (tức là tâm thiện hướng tới Chánh Pháp của Như Lai). Đơn giản thế thôi cho hàng Phật tử tại gia của chúng ta khi nói đến tâm Bồ Đề (tức là tâm thiện thực hành thiện pháp) của Phật. Là Phật tử nếu có cơ hội học hỏi giáo lý cho viên thông cao siêu, điều đó được tán dương. Nhưng nếu chỉ học mà không hành thì điều đó xa vời tầm tay, cuối cùng mệt mỏi khó thành công. Bởi không có một tòa lâu đài nào mà không xây dựng bằng từng hạt cát, xi măng và đá thật là nhỏ, (nằm phía dưới gọi là nền móng). Không có nền móng nào mà đẹp hết nhưng mà nó rất cứng bởi xây dựng một tòa nhà đẹp trên nền móng cần nhất là sự cứng, bền và chắc. Có ai lại tô điểm cho nền móng cho đẹp đâu, bởi nó âm ở dưới đất nhưng ở trên mặt đất dựa trên nền tảng đó, nền móng đó người ta có thể xây dựng được những tòa nhà đẹp.

Tâm thiện là tâm nghĩ đến những mảnh đời bất hạnh, tâm thiện là tâm có những hành động san sẻ, bác ái, yêu thương. Tâm thiện là thực hành những thiện pháp là cúng dường cao cả nhất. Mà nếu như các bạn thực hiện được, vua trời Đế Thích, Chư Thiên, Long Thần, Hộ Pháp hoan hỉ vô cùng, luôn độ mạng cho các bạn. Điều này là đúng!

Thế Tôn – Ngài đã dạy cho chúng ta, hàng Phật tử tại gia lam lũ trong cuộc đời, cảnh nghịch hay cảnh thuận, có hay không đều có thể thực hiện được. Đôi khi chẳng phải là một món đồ nhưng chỉ là một sự chia sẻ ân cần, biết an ủi người bệnh hoạn, xa hay gần, hay những mảnh đời bất hạnh, những cụ ông cụ bà, hay những người bệnh hoạn neo đơn. Đều là sự cúng dường thiện pháp cao quý, ta đừng nghĩ cúng dường là phải mang tới, cúng dường là trao đi, trao ân tình, trao thời gian, trao dòng cảm xúc để thông cảm, đồng cảm với những người bệnh hoạn, những người đau khổ trong mọi hoàn cảnh. An ủi, chia sẻ, đói cho ăn, khát cho uống, rách rưới cho mặt, bệnh hoạn cho thuốc, thăm viếng người bệnh hoạn thì đó là phúc đức của chúng ta, là phước báu cúng dường thiện Pháp. Làm được không? Được!

Có một câu chuyện kể. Một vị thiền sư già lắm, có một chú tiểu theo học đạo để độ cho chúng sanh, cho Phật tử, chắc có lẽ đi hơi lâu, nên sư phụ thiền sư chuẩn bị lương khô, nước uống và một chút ngân lượng để phòng thân trên đường đi. Trên đường đi như vậy, một chú tiểu cùng một sư phụ thiền sư đồng hành trên con đường nhỏ. Ở nơi hoang vắng có một bà cụ nằm lết dưới đất, đang kiệt sức vì đói. Vị sư phụ mới cho bà cụ một ít lương khô, nước uống và ngân lượng. Chú tiêu thấy vậy liền nói: Thưa sư phụ, ngân lượng mang theo không nhiều, người cho như vậy rồi tí nữa biết sao, lỡ có chuyện gì thầy trò phải xử trí sao? Cho nên một đoạn đường tiếp tục đi nhưng chú tiểu đã mạnh dạng hỏi sư phụ và sư phụ nói với đệ tử rằng: “Này con ơi! Ngân lượng ta mang theo, lương khô ta mang theo, nước chúng ta mang theo là để phòng thân, phòng ngừa và chuyện đó chưa xảy ra để sử dụng. Còn bà lão kia đói sắp chết, đoạn đường vắng chẳng ai qua lại bà cụ đang chết, nếu không có lương khô và nước uống thì bà cụ chết, rồi ăn lương khô nước uống bà cụ tỉnh mà không có ngân lượng rồi bà cụ lại chết. Những điều mà chúng ta mang theo để phòng ngừa cho sự cố nếu có xảy ra nay được chuyển trao cho những người đang cần thì hành động đó là tuyệt vời con à!”. Chú tiểu nhỏ nói rằng: “ Thưa thiền sư sư phụ con nghe theo, nhưng sau này khi con thành công, xây chùa lớn nhiều tiền, nhiều phẩm vật, kho lương thực đầy đủ con sẽ làm việc thiện như sư phụ”. Sư phụ chỉ mỉm cười thôi. Nhưng đến lúc sư phụ mất đi, để lại một lá thư nói với chú tiểu rằng: “Khi con rảnh rỗi hoặc đụng đến một chuyện gì cần thì hãy mở lá thư ra mà đọc”. Chú tiểu thành công gây quỹ, xây chùa to, Phật tử nhiều, sinh hoạt lớn lắm, bận rộn vô cùng. Và cứ xây đến mức kho lương thực đầy ắp cũng chưa làm việc từ thiện, hứa rằng làm xong việc sẽ bắt đầu làm. Rồi xây ngôi chùa cả hàng tram gian nhà rộng lớn, Phật tử tứ chúng, Phật tử xuất gia, người tại gia đều có thể ở được, rầm rộ rần rần. Giảng pháp, nghe Kinh, sinh hoạt mang lại lợi ích nhiều.

Nhưng thoáng qua, nay chú tiểu năm xưa đã tám mươi tuổi, ngã bệnh sắp chết, nằm liệt ở trên giường nhớ về  sư phụ thiền sư năm xưa có một tấm di chúc để lại, vội vàng kêu đệ tử của mình mang di chúc ra mà đọc. Di chúc của vị thiền sư lúc đó nhắc lại cho đệ tử là chú tiểu rằng: “Con ơi! Dù con có tụng kinh mười năm, hay xây dựng hàng trăm ngôi chùa lớn cũng chẳng bằng làm việc thiện giúp đỡ con người khi cần”. Chú tiểu năm xưa là một vị Hòa thượng tám mươi tuổi nằm trên giường đọc di chúc của sư phụ mình mà nước mắt chảy dài, khóc lóc bởi đã tham chấp vào danh tài, tướng hảo của cuộc đời quên đi hành động sư phụ đã dạy khi xưa, cùng với sư phụ của mình là từ thiện giúp đời mới là cao quý.

Các bạn, câu chuyện tóm lược sơ qua thôi để chúng ta thấy rằng Đức Thế Tôn cũng luôn luôn nhớ đến chúng ta và dạy cho chúng ta Pháp cúng dường thiện pháp. Cúng dường thiện pháp là pháp thiện, là lòng từ thiện, chúng ta không dông dài trong những  ý tưởng huyền nghĩa cao của Kinh sách, đi thẳng vào đời sống của Phật tử bình thường (tức là làm từ thiện). Hãy nghĩ rằng từ thiện không hẳn là phải có thật nhiều. Thật ra, vị thiền sư và chú tiểu kia chỉ có chút lương khô, nước uống và một chút ngân lượng, nhà sư mà có chi đâu nhiều tiền và thực đâu cho lắm để vác theo cho nặng vai. Nhưng đó chỉ là phòng hờ, còn bà cụ đang đói, đang chết. Có những con người trong cuộc đời của chúng ta, ta không đủ đâu, ta chưa dư, nhưng mà có những người chỉ một chút xíu thôi, vật thực, tịnh tài, hay sự an ủi thôi chỉ một chút xíu thôi, bởi họ đang chết đói, đang chết khát, đang rách rưới, đang bệnh hoạn cần thuốc, họ đang đau khổ cần sự an ủi, năm mười phút an ủi người bệnh hoạn, chia sẻ cùng người nghèo khó và đồng hành với những mảnh đời bất hạnh, những người đó sẽ tái sanh trở lại trong tình yêu, lòng bác ái của chính ta đối xử với họ. Và dưới con mắt của người đang chết được tái sanh trở lại đó, họ sẽ nhìn thấy bóng dáng của đấng từ ân là Đức Phật hiện diện trong nghĩa cử hành động của chúng ta.

Trên con đường từ thiện, ta hay bị chê bai, phỉ báng, dèm pha “ Ôi cha!  cô này, ông này từ thiện cái gì. Cha mẹ không lo, anh em không giúp đỡ, bản thân chưa xong bày đặt làm từ thiện”. Câu đó ta nghe hoài, không những nghe từ hàng Phật tử mà có cả những bậc tôn túc cũng gợi ý nhẹ, gần xa vời những ý tưởng đó. Không, không đúng các bạn ơi!

Nếu như chúng ta có cha mẹ, anh em, như bà cụ đang chết thì ta phải làm ngay để giúp đỡ những bậc đó. Còn nếu cha mẹ của chúng ta, anh em của chúng ta, người thân của chúng ta chưa đến nỗi phải rơi vào tình cảnh như bà cụ đang chết kia. Mà ta vẫn sống với tinh thần kính trọng đấng bậc sinh thành, yêu thương anh chị em của mình, quan tâm tới. Nhưng những đấng bậc sinh thành và anh chị em của chúng ta chưa cần tới, những điều ta tặng, ta cho, ta dâng hiến chỉ là phòng hờ hoặc để đó thì chẳng cần phải nhất thiết cứ mang tới cho như quà biếu để làm vui. Bởi đấng bậc sinh thành là cha là mẹ, ân đức sinh thành đó, bởi huynh đệ anh em đó, tình nghĩa đó họ hiểu, họ biết.

Nước mắt chảy xuống, cha mẹ thương con cái. Nhưng vẫn luôn luôn hãnh diện nếu con cái của chúng ta, nếu anh chị em của chúng ta thấy những mảnh đời bất hạnh, đang chết ở ngoài kia mà biết tới tiếp sức dù một phần rất nhỏ về tịnh tài, về vật chất, về tình thương, san sẻ thì cha mẹ nào không hạnh phúc, anh em nào không hạnh phúc. Ngoại trừ những người chưa hiểu thấu đạo lý để làm người. Dù cha mẹ hay anh em ta làm gì họ cũng không hài lòng đâu. Còn những người đã thấu được lý lẽ này là cha mẹ, là anh chị em thấy chúng ta biết san sẻ yêu thương mà vẫn tròn hiếu đạo kính trọng, quý kính, đối xử tốt, đúng tinh thần giáo lý của Phật thì cha mẹ nào, anh em nào không vui với những nghĩa tử chúng ta đang làm việc để san sẻ, giúp đỡ với mảnh đời bất hạnh.

Các bạn, cúng dường thiện pháp đơn giản là đi từ Bồ Đề tâm. Bồ Đề tâm là người có thiện tâm, là người có tâm thiện học hỏi giáo lý, Chánh Pháp của Phật và thực hành được bằng tâm từ thiện. Phật tử ai cũng làm được mà. Có thể trên một đoạn đường đi làm, nhìn ngay bên lề đường, ở ngã tư đèn đỏ, đèn xanh nhìn thấy một kẻ ăn xin tật nguyền hay một người bán vé số đau khổ, quằn quại để nuôi thân phải bò lết ở trên đường, một giây phút lắng đọng mua một tấm vé số hay cúng dường một chút tịnh tài kèm thêm một nụ cười khích lệ, sách tấn Đó chính là cúng dường thiện pháp tới ba ngôi Tam Bảo, phước báu vô cùng.

Chúng ta phải nhìn thấy phước báu trong từng hành động, nghĩa cử, việc làm, suy nghĩ để chúng ta có một sự lựa chọn thật rõ. Chọn sự cúng dường thiện pháp tăng trưởng phước báu, chọn hành động, hành vi, lời nói suy nghĩ luôn luôn hướng thiện và tâm sẵn sàng bao dung, che chở, bác ái, san sẻ. Vì sao? Ta thấy được những hành động đó, hành vi đó, lời nói đó, suy nghĩ đó tạo thành phước báu. Chúng ta vẫn phải dựa trên  nền tảng phước báu làm tiêu chuẩn để đi tới. Vẫn biết bố thí, làm việc thiện không mong cầu phước báu là điều tuyệt vời, là điều hoàn hảo rồi. Nhưng các bạn ơi, chúng ta là phàm phu, Phật dạy “Hành thiện – Bỏ ác” mà khi đã nói chữ “bỏ ác” là chúng ta phải hiểu ác tạo ra tai họa. “Hành thiện” là hiểu, là tăng trưởng phước báu. Phật dạy như thế thì chúng ta hiểu rằng chúng ta phải tìm cầu phước báu trong những  pháp thiện và từ bỏ tai họa bằng cách đừng làm những việc ác, phải có Trí Tuệ hiểu rõ nhân quả ngay chỗ đó, thực hiện một cách vững chãi mới có thể thành công được. Lè tè nằm ở trong nôi, chưa biết đi, chưa biết nói, chưa biết cười, mà muốn bay bổng, chưa đủ lông, mọc được đôi cánh mà đã bay, té xuống dưới đất như con chim rồi những loài thú dữ khác sẽ ăn thôi. Là bởi vì sao? Là chúng ta chưa thực hiện được pháp thiện bằng tâm chân thật tăng trưởng phước báu mà cứ đói rời xa cái tôi, cái ngã, phước báu bám chấp để rồi chính đó để tạo nên bản ngã, bản ngã của cái gọi là trở thành vô tâm chứ không phải là vô ngã nữa. Người vô ngã là người không dính mắt. Nhưng chúng ta chưa đạt đến điều đó, hàng Phật tử tại gia chúng ta mới đang xây dựng nền tảng vững chãi để xây một tòa lâu đài, một tòa sen thì khi tòa sen chưa mọc lên, nền tảng vững chãi vẫn phải bắt buộc dựa trên nền tảng của thiện pháp, từ thiện để tăng trưởng phước báu cho mình.

Đừng rời xa, phải nhìn thấy phước báu tăng trưởng theo những hành động như vậy, hành vi như vậy, suy nghĩ lời nói như vậy để chúng ta thấy được tai họa sẽ tới do bất thiện rồi ta mới từ bỏ được, mới buông được và hành thiện pháp. Nếu chúng ta không thấy được nhân quả lợi hại như thế, việc gì ta làm cũng thiếu suy nghĩ, như vậy là vô tâm, thấy điều xấu tưởng nó tốt mà cứ làm, thấy điều tốt lại tưởng nó sai không làm. Bởi cái gì cũng lạm dụng ngôn ngữ “Ôi! Còn thấy phước báu, còn thấy cúng dường, còn thấy làm việc chẳng được gì đâu”. Chưa làm được gì mà cứ ngồi suy nghĩ riết rồi thụ động chẳng muốn làm gì, hoặc cũng có làm cũng tăng trưởng cái ngã mạn mà thôi.

Như chú tiểu năm xưa cứ đợi, cứ đợi, đợi mãi đợi đến bao giờ? Đợi đến tám mươi tuổi liệt giường mới nhớ tới di chúc của sư phụ, muộn quá rồi! Trong cuộc đời, ta cứ hứa hẹn hoài. Đã bao nhiêu lần các bạn đã đợi một lời hứa của ai đó hoặc một người nào đó đã hứa hẹn? Bạn đã đợi, đợi mà họ đã thất hứa, đợi mà họ đã thất hẹn các bạn đau khổ đến cỡ nào. Vậy mà tại sao chúng ta thấy những cảnh đời trái ngang, bất hạnh ta lại cứ hứa là đợi đến ngày đó, đợi đến lúc đó, đợi đến khi đó, đợi tới thời đó, rồi đợi đến khi ngọn gió (tức là hơi thở vào ra) chẳng còn hối hận thì không kịp, hết rồi. Đừng đợi đối với những hành động từ thiện. Từ thiện là Pháp cúng dường thiện pháp cao cả nhất đối với hàng Phật tử tại gia, bận rộn muôn trùng trong cuộc sống hiện tại của chúng ta.

Các bạn, nếu có thể làm được điều gì giúp đỡ người, nếu có thể nói một câu gì mang lại hạnh phúc cho người ta, nếu có thể ngồi xuống lắng nghe để giảm bớt sự căng thẳng cho người đang đau khổ, nếu có thể dâng một chén cơm, hiến một ly nước, tặng một chút quần áo hay vật thực hay thuốc than. Những điều đó dù rất nhỏ nhưng bằng thiện tâm, bằng chân tình thì chúng ta đang xây dựng phước báu cho chính mình. Một nền tảng vững chắc cho tòa lâu đài tự tại mai sau, để chúng ta bước vào tận hưởng nó. Các bạn đừng ngần ngại, từ thiện to nhỏ, ít nhiều không quan trọng, chỉ cần bằng tâm thiện đó chính là cúng dường thiện pháp cao cả nhất.

Mà nằm ở giữa hai cây song thọ trước khi ra đi, Đức Phật đã truyền dạy, mà vua trời Đế Thích đã hứa với Chư Phật rằng ai làm được điều đó, học và hành đúng Chánh Pháp của Phật, mà người Phật tử chúng ta học và hành đúng Chánh Pháp của Phật tức là từ thiện bằng lòng thiện tâm thì nhất định Chư Thiên sẽ tới hộ pháp, Long Thần, Hộ Pháp sẽ tới hộ mạng, và Chư Phật và Bồ Tát sẽ hoan hỷ vô cùng bởi chúng ta lựa chọn đúng Pháp cúng dường, để thực hành trong cuộc đời này. Với kiếp người Phật tử bận rộn, cơ cực, nghèo khổ của chúng ta nhưng có một  trái tim rộng lớn, thênh thang biết bao dung những mảnh đời bất hạnh, trong trái tim, trong tư tưởng và trong tầm với của chúng ta.

Các bạn, đặt bàn tay phải Trí Tuệ và Từ Bi, chúng ta vận hành bảy biến vi diệu âm Mu A Mu Sa.

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh. Và gia trì Phật lực khai mở Trí Tuệ để cho chúng con biết “Cúng Dường Thiện Pháp” ngay trong cuộc đời này. Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm, trì mật chú Mu A Mu Sa (07 lần)

Mô Phật!

Các bạn, gieo nhân nào gặt quả đó, không thể trồng nhân là hạt xoài mọc thành quả bưởi. Đây là nhân quả chân lý thật rõ, biết gieo trồng nhân thiện nhất định sẽ gặt quả phước, gieo trồng nhân ác nhất định gặt được tai họa. Trong thiền mật song tu Thất Bảo Huyền Môn, mỗi người chúng ta trụ vào (tức là đặt tâm vào hơi thở chánh niệm) và cài đặt tâm của chúng ta, nuôi dưỡng tâm của chúng ta để tư duy với tánh thấy biết trong hơi thở chánh niệm đó. Đồng thời nuôi dưỡng bằng năng lượng Từ Bi – Mu A Mu Sa. Ta đang gieo vào trong chánh niệm hơi thở của tánh thấy biết một nhân Từ Bi – Mu A Mu Sa, năng lượng từ trường yêu thương của mười phương Chư Phật. Không ít thì nhiều, ta cũng có được chủng tử Từ Bi đó trỗi dậy trong cuộc đời lầm chấp tội lỗi, ác nghiệp của chúng ta. Để nguyên một rừng gai đó ít nhất cũng có một hạt giống Từ Bi được trỗi dậy.

Ta chưa hoàn hảo đâu, vườn hoa ta chưa phải là hoa đẹp vẫn còn cỏ dại, đất đá, gai góc mọc nhưng ít nhất trong vườn gai đó vẫn được gọi là có một hoa nở thật là đẹp dưới ánh mặt trời tuyệt mỹ. Cuộc đời chẳng cần phải làm nhiều việc thiện, chỉ cần có tâm thiện và việc gì có thể làm được là tốt. Nuôi dưỡng cuộc đời trong chánh niệm hơi thở, đón nhận từ trường yêu thương của Phật vào ta, tưới tẩm nuôi dưỡng, nước chảy đá mòn, một ngày đá cũng trổ hoa, cây kia kết trái thì đời sẽ hanh thông.

Các bạn, chúng ta đón nhận lòng từ ân của Phật, chúng ta đón tiếp năng lượng tha lực Phật điển Từ Bi qua mật chú Mu A Mu Sa. Chúng ta đồng tu, trụ và giữ tâm trong chánh niệm hơi thở, chúng ta quán chiếu những hiện tượng xảy ra ở bên trong cũng như bên ngoài. Để chúng ta gạn lọc những cái ác chuyển hóa chúng thành những cái thiện bằng thực hành. Cúng dường thiện pháp có sẵn ở trong Thiền Mật song tu Thất Bảo Huyền Môn và nuôi dưỡng cuộc đời bằng tâm Từ, bằng tâm Bi, do năng lượng Từ Bi đón nhận mỗi ngày. Chúng ta sẽ phát triển được tâm Từ Bi để rồi hình thành những nghĩa cử, hành vi và cách sống ứng xử phù hợp để san sẻ tới những mảnh đời bất hạnh, với những phương tiện trong tầm tay không ngoài tầm với để gọi là một phần an ủi. Làm được điều đó, vua trời Đế Thích, Long Thiên, Hộ Pháp, Chư Thần, Chư Thánh đều hoan hỷ tới độ mạng cho chúng ta.

Các bạn, đặt bàn tay Trí Tuệ vào lòng bàn tay Từ Bi, ta vận hành bảy biến vi diệu âm Mu A Mu Sa.

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh. Và giúp cho chúng con thẩm nhập được năng lượng Từ Bi cúng dường thiện pháp bằng hơi thở chánh niệm và lòng bác ái đối với những mảnh đời bất hạnh. Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở rất từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm trì mật chú Mu A Mu Sa. – 7 biến

Mô Phật!

Chúng ta đã đồng tu xong rồi, mời các bạn chắp tay chúng ta hồi hướng công đức.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Mu A Mu Sa.

Chúng con nguyện xin Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh. Và tăng trưởng Trí Tuệ cho chúng con để biết làm Pháp cúng dường thiện pháp qua những hành động từ thiện mỗi ngày. Hồi hướng công đức cho hương linh, cụ bà (người thân của cô giáo Thùy Dương) được siêu sanh miền cực lạc. Hồi hướng công đức tới các bậc nguyên thủ các quốc gia thành lập chính sách hòa bình cho thế giới. Đặc biệt hồi hướng tới các nhà khoa học gia ngành y, ngành dược chế tạo ra được vắc xin (vaccine), thuốc trị bệnh đại dịch. Hồi hướng cho các bác sĩ, y tá, y sĩ, nhân viên cứu trợ, biết nâng đỡ, giúp đỡ muôn người. Hồi hướng cho những người đau khổ tìm được hạnh phúc, những người bất an tìm được sự an lạc. Hồi hướng cho chư vong linh tử vong được siêu sanh miền cực lạc.

Con xin Chư Phật mười phương

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn