Search

Bài 1118: Sao Cứ Như Vậy – Thất Bảo #1 – Mu A Mu Sa

Mô Phật. Bảo Thành kính chào tất cả các bạn đồng tu ở trên kênh Youtube Thất Bảo Huyền Môn. Đã tới giờ đồng tu, mời các bạn, chúng ta hãy cùng nhau quy ngưỡng về Ba ngôi Tam bảo Phật, pháp, tăng, để chúng ta bắt đầu.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Mu A Mu Sa. Chúng con nguyện mười phương chư Phật, ban rải tha lực phật điển đại từ đại bi tới muôn loài chúng sanh. Các bạn thân mến, khi chúng ta nói đến quy ngưỡng về ba ngôi Tam bảo, không hẳn là một nghi thức tôn giáo. Hoặc là một điều gì đó để chúng ta bái lạy. Chữ quy ngưỡng là chúng ta quay trở về nương vào bởi vì đây là sự đồng tu. Chúng ta tu học và chúng ta quay trở về nương vào ai? Nương vào thầy của mình. Như chúng ta lên lớp học. Chúng ta phải hướng tới vị giáo sư. Và vị giáo sư, vị thầy đó ở trên bục giảng sẽ bắt đầu dạy cho chúng ta. Khi quy ngưỡng về ba ngôi Tam bảo là chúng ta quay trở vào nương tựa nơi đức thầy của mình. Bậc thầy của mình là đức thầy Bổn Sư. Để Ngài dạy giáo pháp cho chúng ta. Và cũng nương vào sự hòa hợp của các học trò của Ngài, là tăng đoàn để chúng ta sống một đời sống hòa hợp. Hay nói rõ hơn là nâng tâm hồn của mình lên hòa hợp với mọi loài chúng sanh, để bắt đầu nghe thầy của mình dạy dỗ. Đức Bổn Sư là bậc thầy sẽ dạy cho chúng ta qua hình thức như thế nào?

Các bạn, chúng ta là con người. Đối với thế giới hiện nay có đầy đủ phương tiện để nâng cao trình độ kiến thức của con người. Sự học của con người đã được nâng đến tầng cấp mà ai ai cũng có thể học được. Với nhiều phương diện có thể tại lớp hay từ xa trên mạng. Kiến thức làm người đủ để cho chúng ta bảo vệ cuộc sống và sinh hoạt trong xã hội của loài người chúng ta. Đức thầy Bổn Sư dạy cho chúng ta không qua những hình thức, kiến thức như vậy. Nhưng qua năng lượng từ bi và với sự tiếp ứng năng lượng từ bi, tình yêu thương này. Tất cả mọi kiến thức ở đời người chúng ta học được sẽ nâng lên một cấp bậc cao hơn. Bởi vì nó không còn nằm ở trong vùng kiến thức để đối đãi giữa con người với con người, đối đãi giữa con người với vật chất, với tiền, với thức ăn, với những nhu cầu đời sống của con người. Mà nó nâng lên một tầm cao hơn. Tất cả mọi nhu cầu của con người chúng ta bắt đầu thăng hoa. Ở một tầng lớp cao hơn đó là chúng ta biết sử dụng kiến thức của cuộc đời, để thăng hoa đời sống tâm linh, bằng tình yêu chân thật đối xử với nhau khi chúng ta còn đang sống. Để rồi một mai ai đó, những người yêu thương của chúng ta ra đi. Chúng ta sẽ không hối hận phải nói rằng: Sao cứ như vậy? Cuộc đời có nhiều chuyện chúng ta phải tự hỏi sao cứ như vậy? Lặp đi lặp lại thật nhiều lần trong cuộc sống.

Các bạn, chúng ta hãy cùng nhau đặt bàn tay trí tuệ là bàn tay phải vào lòng bàn tay từ bi là bàn tay trái. Chúng ta bắt đầu trì mật chú vi diệu âm Mu A Mu Sa. Đón nhận sự dạy dỗ của đức Phật qua từ trường yêu thương, tha lực phật điển vào thân tâm của chúng ta. Để nâng tầm kiến thức của con người, thăng hoa đến tình yêu cao nhất, là biết phụng hiến cho muôn loài, muôn vật. Mời các bạn.

Chúng con nguyện mười phương chư Phật, ban rải tha lực phật điển đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh. Và gia trì Phật lực, tiếp năng lượng từ bi xuống cho chúng con. Hít vào bằng mũi phình bụng thở từ từ hóp bụng vào trì mật chú: Mu A Mu Sa. (7 biến)

Mô Phật. Các bạn đón nhận được tha lực phật điển. Các bạn để tự nhiên cho luồng tha lực này tác động vào thân tâm của các bạn. Dù các bạn đang ngồi, đang đi hay đang đứng, đang nói chuyện hay làm việc thì các bạn cứ để tự nhiên cho năng lượng từ bi này chuyển xoay trong cuộc đời của chúng ta. Và từ đó chúng ta sẽ có một sự trải nghiệm đặc biệt trong tất cả mọi tạo tác, suy nghĩ và lời nói của chúng ta. Không còn chỉ là một sự vận hành của não bộ, mà có sự tương tác, đồng hành của năng lượng từ bi chư Phật, hòa nhập vào với mọi hoạt động sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Bảo Thành đã từng trải nghiệm qua và vẫn luôn luôn trải nghiệm qua rằng: Mọi lời nói trong từng giây phút của Bảo Thành có sự hòa nhập cùng với năng lượng từ bi của Phật. Suy nghĩ của Bảo Thành, mọi tạo tác của Bảo Thành cũng luôn luôn có sự đồng bộ, hòa nhịp với tha lực phật điển. Các bạn cũng như vậy. Tất cả các bạn khi tu tập Thất Bảo Huyền Môn, đều có một sự ban rải năng lượng từ bi của chư Phật tới cuộc đời của các bạn, tác động đến thân và tâm của các bạn. Không phải chỉ trong những giờ phút chúng ta tu tập. Mà ngay từng giây phút trong cuộc sống, nếu các bạn chú tâm vào trong hơi thở và nhẹ nhàng nhìn nó thì tất cả mọi sinh hoạt hằng ngày, không cần biết sinh hoạt đó hình thức nào, dưới phương diện nào, miễn là của chúng ta tạo ra đều có sự dung thông với năng lượng từ bi. Và chính vì năng lượng từ bi luôn luôn ở trong mọi tạo tác của chúng ta. Và dần dần thấm nhuần vào tư tưởng lời nói và việc làm của chúng ta. Để hoán chuyển tư tưởng lời nói việc làm của chúng ta thành những sinh hoạt hướng thượng cao đẹp.

Các bạn. Chủ đề hôm nay chúng ta quán chiếu là Sao Cứ Như Vậy? Có lẽ trong tình nghĩa vợ chồng, có đôi lúc người vợ hoặc người chồng nói với nhau rằng: Sao anh cứ như vậy? Hoặc là sao em cứ như vậy? Hoặc cha mẹ đôi khi cũng nói những câu tương tự như thế đối với con cái: Sao con cứ như vậy? Hoặc chúng ta cũng từng nói chuyện với bạn bè hoặc người thân: Sao bác, sao chú, sao anh chị cứ như vậy? Bốn chữ: Sao cứ như vậy? nói lên rằng: Có những hành động sai trái, không đúng chúng ta không dừng mà cứ lặp đi lặp lại, để rồi cho người thương yêu của chúng ta vì quá thương yêu không trách móc nhưng thật nhẹ nhàng đặt một câu hỏi rằng: Sao cứ như vậy? Sao con cứ như vậy? Hoặc sao em, sao chồng, sao vợ, sao mẹ, sao bạn bè, sao mọi người cứ như vậy? Đó là một câu trách thật là đáng yêu. Nhưng thật là sâu sắc để cho mỗi một người chúng ta thấy rằng: sự trách này không phải là trách móc, chê bai. Nhưng là một tình yêu cao rộng, luôn có ở trong ta và mọi người. Và tình yêu đó đã nhắc nhở rằng: Sao ta cứ như vậy? Nghĩa là sao ta không dừng lại đi, không từ bỏ chuyện đó đi, không thay đổi đi.

Các bạn, có khi nào các bạn nghe ai đó nói: Sao cứ như vậy chưa? Sao em cứ như vậy? Sao anh cứ như vậy? Bảo Thành đã từng nghe thuở nhỏ, thầy của Bảo Thành, cha mẹ của Bảo Thành, những bậc thầy của Bảo Thành thường nhắc với Bảo Thành: Sao con cứ như vậy? Và cho tới bây giờ âm thanh mà tiếng yêu thương của thầy, của cha mẹ, của những vị thầy đi qua cuộc đời của Bảo Thành vẫn còn vang vọng trong tầm thức, trong tâm thức, trong tiềm thức rằng: Sao con cứ như vậy? Chính vì nó cứ vang vọng mãi ở trong tâm: Sao con cứ như vậy? Mà Bảo Thành biết thay đổi, biết sám hối, biết sửa, biết tu để sửa. Tu để nhìn rõ để sửa. Tu là tinh tấn sẵn sàng sửa. Và chính câu nói: Sao con cứ như vậy? Làm cho Bảo Thành lúc nào cũng nhìn rõ được từng lời nói, việc làm và hành động của Bảo Thành. Không phải khi nhìn rõ như vậy là Bảo Thành luôn luôn đúng. Nhưng chính vì tánh nhìn rõ, soi rõ lại chính mình. Vì câu nói của Tổ thầy của cha mẹ nhắc nhở: Sao con cứ như vậy? Để rồi ta phải nhìn lại chính ta. Và khi ta nhìn lại chính ta. Ta có thật nhiều cơ hội để thấy ra những cái không hài lòng, những cái sai, những cái không đúng, những cái không phù hợp, ta sửa. Hôm nay, chư Phật cũng mượn câu nói: Sao cứ như vậy? Sao con cứ như vậy? Chúng ta là đệ tử của Phật. Chúng ta là con của Phật. Phật trách yêu chúng ta bằng bốn chữ, cộng thêm chữ con là sao con cứ như vậy? Các bạn lắng tâm hồn xuống và nghe thử lời Phật trách chúng ta: Sao con cứ như vậy? Vậy thì mỗi người chúng ta, đã đang làm việc gì lặp đi, lặp lại để rồi đức Phật trách chúng ta rằng: Sao con cứ như vậy?

Các bạn thân mến. Phật là tình yêu. Phật là từ bi. Đức Phật là từ bi. Từ bi là Phật. Chúng ta tu Thất Bảo Huyền Môn là chúng ta tiếp nhận được từ bi của Phật vào trong chúng ta. Nói theo một nghĩa khác, là chúng ta đón nhận Phật vào trong cuộc đời. Bởi Phật là từ bi. Phật là tình yêu. Phật là tình thương. Mà khi chúng ta được tiếp nhận tha lực từ bi, năng lượng phật điển vào trong lòng, có nghĩa là chúng ta đã được Phật bước vào trong lòng của chúng ta. Và khi Phật bước vào trong cuộc đời của chúng ta. Chúng ta phải trở nên là từ bi, là yêu thương. Mà đã có Phật ở trong lòng, đã là từ bi yêu thương rồi mà sao thầy còn trách chúng ta rằng: Sao con cứ như vậy? Có phải chăng chúng ta đón nhận được từ bi của Phật, năng lượng từ bi của Phật, tha lực phật điển, tình yêu thương, từ trường yêu thương của chư Phật vào trong cuộc đời mà sao ta cứ như vậy? Có nghĩa là sao ta chưa sống trọn vẹn được với ý nghĩa rằng: Trong ta có Phật, trong ta có tình yêu, trong ta có từ bi. Sao ta chưa thể thể hiện lòng từ bi yêu thương của chúng ta. Sao ta chưa thể ứng dụng lòng từ bi yêu thương mà Phật đã vào trong cuộc đời của chúng ta, khi chúng ta đối nhân xử thế, khi chúng ta đối với cha mẹ, ông bà, vợ chồng, con cái, nhân quần và xã hội ngoài kia. Sao chúng ta cứ như vậy? Sao chúng ta chưa thể thể hiện được tình thương, tình yêu, lòng từ bi với chính ta, với thân nhân của chúng ta. Đối với cha mẹ, chúng ta thực sự có yêu thương đó, nhưng chúng ta cứ như vậy hoài nghĩa là chúng ta vẫn làm cho cha mẹ phải đau khổ và đau buồn.

Bảo Thành đã từng nhiều lúc làm cho cha mẹ đau buồn vô cùng và cả cuộc đời cứ sám hối mãi. Nhớ một câu mà cha mẹ thường trách đối với Bảo Thành rằng: Sao con cứ như vậy? Và bây giờ áy náy vô cùng. Bởi vì tuổi trẻ chúng ta bị sức mạnh của tuổi trẻ vươn lên làm chủ vũ trụ, đã bất tuân phục lời dạy dỗ của cha mẹ. Nhưng cha mẹ vẫn thương yêu chúng ta. Và nhắc nhở chúng ta bằng những câu thật đáng thương mà không bao giờ có thể quên được đối với những người con thực sự yêu thương cha mẹ của mình đó là sao con cứ như vậy? Chắc chắn một trong các bạn đã từng sử dụng cách nói này với người yêu thương của mình khi họ làm đau lòng mình. Nếu bạn làm cha mẹ chắc chắn các bạn đã từng nói với con cái của các bạn sao con cứ như vậy? Nếu bạn là vợ chồng thì chắc chắn các bạn cũng nói bốn từ yêu thương như vậy với người yêu thương của mình là sao anh cứ như vậy hoặc sao chồng, sao vợ cứ như vậy? Đây là một cách nói êm đềm nhẹ nhàng nhắc nhở trong tình yêu, trong lòng từ bi.

Các bạn thân mến. Phật là từ bi. Phật là tình yêu. Và khi năng lượng từ bi, tình yêu xuống trong cuộc đời của chúng ta thì chúng ta sự thực là trong đời đã có hiện diện Phật ở trong trái tim. Chúng ta phải sống thực sự để lan tỏa lòng từ bi của ta được tiếp xúc bằng tình yêu thương của chư Phật. Chúng ta phải có một con mắt yêu thương nhìn cuộc đời ở bên trên là những đấng sinh thành nên ta, ở dưới là những người đang chung sống và mọi người trong cuộc đời này. Để chúng ta đừng dửng dưng với mọi người. Sống biết quan tâm, sống biết yêu thương, sống biết chan hòa lòng từ bi bởi Phật ở trong ta. Phật là từ bi. Mà Phật ở trong ta thì hiện thân của ta là hiện thân của từ bi. Hiện thân của ta trong cuộc đời này là hiện thân của tình yêu. Các bạn nhìn kĩ lại trong sinh hoạt của cuộc sống, chúng ta thực sự đã yêu thương tất cả mọi người trong gia đình của chúng ta chưa? Chúng ta thực sự đã mở được lòng từ bi lan tỏa để sống với mọi người chưa? Hay chúng ta vẫn còn đối xử với nhau trong một vòng tròn của dấu hỏi tính toán, hơn thua, được mất. Các bạn, sao cứ phải như vậy? Sao chúng ta cứ phải như vậy? Sao chúng ta cứ phải tính toán hơn thua? Sao chúng ta cứ phải suy nghĩ cho chính mình, cho riêng mình? Và sao chúng ta không lan tỏa tình yêu thương khi mà mỗi người chúng ta thắm đợm tình yêu thương của Phật. Lòng từ bi của Phật vào trong trái tim rồi. Mà trái tim của ta cứ như vậy khô mãi, cô quạnh mãi, chẳng biết bao dung, thương yêu, chẳng biết thổ lộ tình yêu chân thật, lòng kính trọng với những bậc sinh thành và yêu thương tới mọi người. Trong tình yêu của chúng ta, trong tình thương của chúng ta vẫn còn của sự ích kỉ của hơn thua của cái tôi ngự trị ở bên trong. Thế vậy, mà các bạn cứ mời gọi Phật vào cuộc đời để làm gì? Khi mời gọi Phật vào cuộc đời của chúng ta để Ngài mang từ bi, tình yêu thương vào trong chúng ta. Nhưng chúng ta lại sống với cái tôi của mình. Chẳng khác gì ta mời gọi Phật vào cuộc đời để Phật nhìn cái tôi của mình. Chẳng khác gì chúng ta mời Phật vào cuộc đời của ta để làm gì? Để bị cái tôi của ta nó điều khiển Phật hay sao?

Các bạn thân mến. Sao chúng ta cứ như vậy? Đây là một cách nói thật dễ thương, thật nhẹ nhàng. Thể hiện sự quan tâm, thể hiện lòng từ bi yêu thương của một đấng bề trên nói tới một con người, một kiếp người mà Ngài đã tới, đã sống, đã đồng hành với chúng ta. Phật nới với chúng ta: Sao con cứ như vậy? Thì chúng ta phải nhìn lại coi ta đang làm gì mà Phật trách chúng ta như thế. Có phải chúng ta có thật nhiều những điều mà chúng ta cứ lặp đi lặp lại, để làm đau lòng những người thương yêu hay không? Đặc biệt chúng ta là những Phật tử cư sĩ tại gia, là những con người đang sống trong một môi trường có gia đình, cha mẹ, ông bà, vợ chồng, con cái. Chúng ta là những con người đang sinh hoạt trong một tập thể cộng đồng của xã hội, đi làm và có sự tương tác với muôn người. Và tất cả những con người chúng ta tương tác đều có niềm tin tôn giáo khác biệt nhưng chẳng khác trong tình yêu thương chân thật. Không hẳn Phật và không hẳn chỉ có Phật mới là tình yêu, là yêu thương, là từ bi mà tất cả các đấng của các tôn giáo các tôn thờ đều là tình yêu, đều là từ bi. Như trong đạo Thiên chúa, người ta tôn thờ Thiên chúa bởi Thiên chúa là tình yêu, là đấng từ bi. Ngài đã hy sinh để cứu chuộc con người. Và toàn bộ Thiên chúa giáo không nằm ngoài hai chữ tình yêu. Trong đạo Phật, toàn bộ giáo lý của Phật và cuộc đời của Phật không nằm ngoài hai chữ từ bi. Tất cả các tôn giáo trên thế gian này đều không nằm ngoài hai chữ tình yêu và từ bi.

Các bạn thân mến. Sao chúng ta cứ như vậy? Có nghĩa là sao chúng ta vẫn sống với lòng ganh ghét, thù hằn? Sao chúng ta vẫn sống với tâm ích kỉ, bon chen, tranh chấp, phân chia? Sao chúng ta vẫn sống với tâm mà để cho cái tôi đứng ở đằng trước che chắn tất cả và nhìn cuộc đời bằng cái tôi quá lớn, áp đảo mọi người, chèn ép mọi người, bằng cái tôi của sự ích kỉ, bằng cái tôi của sự tranh giành, tranh quyền, đoạt lợi trong thế gian. Thế mà chúng ta lại còn cứ mời Phật vào trong chúng ta. Thế mà chúng ta vẫn quỳ xuống cầu xin đấng từ bi, đấng yêu thương tới với cuộc đời, với gia đình, có nghĩa là sao đây? Khi chúng ta đặt nặng cái tôi thì tình yêu thực sự chẳng có trong mình. Phật và những đấng thiêng liêng cũng chẳng tới với chúng ta đâu.

Các bạn, để chúng ta có tràn đầy tình yêu thương và lòng từ bi, chúng ta phải dẹp bỏ cái tôi của mình. Chúng ta phải dẹp bỏ cái tôi của mình, bản ngã tự cao, tự đại. Chúng ta thực sự phải dẹp bỏ điều đó. Thì chư Phật mười phương mới tới hiện diện trong cuộc đời của chúng ta. Thì năng lượng từ bi và từ trường yêu thương mới tràn đầy trong cuộc đời của chúng ta. Chỉ có tình thương, chỉ có lòng từ bi mới xóa tan tất cả mọi hận thù. Chúng ta thấy ngày nay trên thế giới. Nhất là ở nước Mỹ hiện tại, người ta lấy oán trả oán. Người ta nhớ về những oán thù từ kiếp nào đó, từ những năm nào đó mà họ cũng chẳng có cảm giác. Rồi thì họ cứ dùng oán thù đó đòi lại oán thù. Và rồi có những sự đau lòng đang xảy ra. Phật và những đấng thiêng liêng dạy dỗ cho chúng ta: Hãy lấy từ bi và tình yêu để xóa tan đi oán thù và giận hờn. Oán với oán hà thời oán. Lấy oán để trả oán, oán sẽ muôn đời không hết. Chỉ có lấy lòng từ bi và tình yêu thương. Chư Phật đã muốn chúng ta phải luôn luôn nuôi dưỡng tình yêu, lòng từ bi. Bởi Ngài thấy rằng, chỉ có từ bi và tình yêu thương mới làm cho chúng ta xóa tan đi tất cả tội lỗi và nghiệp chướng ta đã tạo ra. Đồng thời mới xây dựng được cho thế giới hòa bình. Và hòa bình đích thực, bình an đích thực vẫn là phải ở trong tự tâm của mỗi người và trong gia đình của chúng ta đang sống. Bởi chúng ta là những cư sĩ tại gia, là những con người đang sống thực sự. Nếu chưa thể thành người, chẳng thể thành thánh. Chưa thể sống với tình yêu thương và lòng từ bi thì chúng ta không phải là một con người đang sống mà chúng ta đang đội lốt ma vương, hành đạo trên đời, gây hại cho thế gian.

Các bạn, từ bi rất quan trọng. Các bạn có nghe được câu hỏi rằng: Sao chúng ta cứ như vậy hay không? Sao con cứ như vậy hay không? Ngồi lắng tâm lại để nhìn rõ cuộc đời, để chúng ta nhìn rõ bản ngã, tự cao, tự đại, không biết khiêm tốn đón nhận tình yêu thương, tư tưởng của chúng ta chỉ biết nhìn cuộc đời bằng tình yêu bằng lòng từ bi. Mà để cái tôi vận hành tất cả thế giới trong ta, trong gia đình. Để rồi cái tôi đó, nó làm cho gia đình đau khổ, làm cho đấng bậc sinh thành phải phiền muộn ngày đêm, làm cho vợ chồng khó có thể dung thông trong cuộc sống của gia đình, làm cho con cái lìa xa khó gắn bó. Cũng chỉ vì chúng ta quá đặt nặng cái tôi mà không mang từ bi, ân điển tình thương của Phật đang có ở trong lòng, đang tuôn tràn trong thân tâm của chúng ta ứng dụng vào cuộc sống. Mà để rồi như người có vàng bạc, châu báu thật nhiều chẳng sử dụng mà chôn xuống lòng đất giấu đi sợ mất. Thế rồi, khi ngày chết tới ra đi rồi, lại tiếc của đã chôn mà không xài, phải hóa thân thành con chó để trở về giữ đống của đó cho người khác.

Các bạn thân mến. Trong cuộc đời của chúng ta, câu hỏi yêu thương vẫn văng vẳng trong tâm thức của chúng ta mà các đấng bề trên luôn hỏi một cách thật là dễ thương, để nhắc nhở cho chúng ta hãy dẹp bỏ cái tôi của mình. Đó là sao con cứ như vậy? Một lần, nhiều lần và biết bao nhiêu lần trong cuộc đời chúng ta thực sự đã nhìn lại thật rõ và hiểu thấu. Ta đã lặp đi, lặp lại quá nhiều chuyện, làm đau lòng nhau. Không biết các bạn đã nghe được tiếng: Sao cứ như vậy chưa? Nhưng hôm nay, các bạn nghe được lời của Bảo Thành nhắc câu hỏi này, nhắc câu yêu thương này đến với các bạn rằng: Sao các con cứ như vậy? Đó là câu nói của bề trên, của Phật, của những đấng yêu thương chúng ta, nói với chúng ta rằng: Sao các con cứ như vậy? Phật đã tới rồi. Phật nói: Phật đã tới với cuộc đời của các con. Phật đã ban rải tình yêu đến các con. Phật đã mang tha lực phật điển, lòng từ bi xuống với các con. Mà sao các con cứ như vậy? Cứ sống không yêu thương. Cứ sống với cái tôi của mình, với lòng hiềm hận, với sự trách móc, với sự tranh đua, hơn thua từng ly từng tí trong gia đình, trong sự nói chuyện với nhau giữa vợ chồng, giữa những đấng bậc bề trên. Rồi ra ngoài xã hội, cái tôi quá lớn, bon chen từng chữ. Để làm sao? Cuối cùng cuộc đời của chính chúng ta lại tràn đầy đau khổ và phiền lụy. Một câu nói ở bên ngoài ta cũng chấp bởi vì cái tôi quá lớn. Rồi trong lòng ấp ủ điều đó hoài về nhà gặp vợ, gặp chồng, con cái, cha mẹ, bao nhiêu bực tức tuôn ra. Để rồi hoa từ bi chẳng chăm sóc, không đầy đủ nước yêu thương, héo úa ngay trong trái tim của mình.

Các bạn. Tất cả các loài hoa đều có hương sắc đẹp. Hoa từ bi, hương sắc bay tới cả mười phương trời cao. Chư Phật, Bồ Tát, thánh hiền đều hay hết. Chúng ta phải lấy nước yêu thương của chính mình, nước khiêm tốn, khiêm cung của chính mình, tưới tẩm vào hoa từ bi mà Phật đã gieo trồng vào cuộc đời của chúng ta qua tha lực phật điển, năng lượng từ bi đó. Hoa từ bi là một loài hoa cao quý vô cùng. Bởi những ai nhìn thấy hoa từ bi, ngửi được hương hoa từ bi và mang hương hoa từ bi trang điểm cho cuộc đời. Người đó sẽ không phải chết đời đời. Và người đó sẽ luôn hạnh phúc và bình an.

Các bạn. Hoa từ bi là hoa giải thoát. Hoa từ bi có sức thần thông. Làm cho bao nhiêu con người đau khổ thoát khổ. Làm cho bao nhiêu con người đang tranh chấp biết buông xuống nhẹ nhàng để yêu thương. Làm cho biết bao nhiêu con người đói khổ ngoài kia đủ no, đủ ấm. Làm cho những mảnh đời bất hạnh có tiếng cười, có niềm vui. Các bạn, Hoa từ bi là hoa vi diệu, thần thông. Có sức mạnh thay đổi thế giới này từ trong bạo loạn thành hòa bình, từ chiến tranh thành hòa bình, từ tranh chấp thành yêu thương, hòa thuận. Nếu các bạn đã được chư Phật gửi tới cuộc đời của các bạn một đóa hoa từ bi, qua tha lực phật điển từ bi, năng lượng từ trường yêu thương, các bạn phải trân quý tưới tẩm bằng tình yêu chính của các bạn. Và đặt vào trong bình đó là con tim biết yêu thương của các bạn. Chăm sóc từng giây, từng phút để hoa từ bi đó đủ có chất liệu sống mà tỏa hương, tỏa sắc với đấng bậc sinh thành, với vợ chồng, con cái, với cha mẹ, với nhân quần xã hội.

Các bạn. Và người ta khi nhìn thấy các bạn. Nghĩa cử, đối xử của các bạn với đấng sinh thành, vợ chồng, cha mẹ và nhân quần xã hội. Người ta sẽ nhận ra trong trái tim của các bạn, có một đóa hoa từ bi đang nở rộ, thơm ngát mười phương trời. Và khi các bạn chăm sóc cho hoa từ bi đó. Trong trái tim của các bạn luôn tươi, luôn nở và luôn thơm. Thì chư vị Bồ tát, thánh hiền, chư Phật mười phương, long thần, hộ pháp luôn tới với cuộc đời của các bạn, luôn cận kề với các bạn. Các bạn phải nhớ rằng: Phật là từ bi, Phật là tình yêu. Chúng ta đón nhận được tha lực phật điển, năng lượng từ bi là chúng ta đã đón nhận được Phật vào trong cuộc đời. Phật là hoa từ bi. Hãy mang đóa hoa từ bi đó cắm vào trong trái tim của chúng ta, để từng hơi thở, từng suy nghĩ, từng việc làm, từng lời nói của chúng ta thơm ngát hương hoa từ bi của Phật. Và như vậy thì chúng ta đã trả lời với Phật rồi, khi Phật hỏi: Sao con cứ như vậy? Thì chúng ta cũng sẽ trả lời: Con sẽ như vậy, con sẽ như hoa từ bi của Phật cắm vào cuộc đời của con. Con sẽ như vậy, con sẽ như hương hoa từ bi của Phật tỏa ngát mười phương trời, thơm lừng mười phương. Và con sẽ như vậy, sẽ như lòng từ bi của Phật mà thể hiện trong cuộc sống này, đối với đấng bậc sinh thành là cha mẹ, đối với vợ chồng, con cái, đối với gia đình và đối với muôn người. Con sẽ như vậy, con sẽ như hương hoa từ bi thơm ngát cho cuộc đời của con. Con sẽ như vậy, con sẽ như hương hoa từ bi Phật trao cho con. Con sẽ như vậy, con sẽ sống xứng đáng như hoa từ bi, nở mãi ở trong cuộc đời.

Các bạn, chúng ta sẽ như vậy, sẽ như hương hoa từ bi. Các bạn, mời các bạn đặt bàn tay trí tuệ vào lòng bàn tay từ bi, để chúng ta mãi mãi là như vậy, như hoa từ bi, nở mãi trong cuộc đời. Mời các bạn.

Chúng con nguyện mười phương chư Phật, ban rải tha lực phật điển đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh. Và gia trì Phật lực, tiếp năng lượng từ bi cho chúng con. Để chúng con sẽ mãi mãi như vậy, như hoa từ bi nở mãi trong đời. Hít vào bằng mũi, phình bụng, thở từ từ hóp bụng vào, trì mật chú: Mu A Mu Sa. (7 biến).

Mô Phật. Các bạn, khi chúng ta, Bảo Thành và các bạn nghe được Phật hỏi: Sao con cứ như vậy? Chúng ta hoan hỉ và hạnh phúc trả lời: Thưa Phật, con sẽ như vậy, sẽ như hoa từ bi, mãi nở trong đời. Để cho cha mẹ, đấng bậc sinh thành được luôn luôn hạnh phúc, trường thọ với chúng con. Sao con cứ như vậy? Con sẽ như vậy, như hoa từ bi nở mãi trong đời. Để cho tình nghĩa vợ chồng của chúng con luôn gắn bó keo sơn mãi mãi trong cuộc đời. Biết tha thứ, bao dung, biết đùm bọc khi đau, khi ốm, khi hạnh phúc, khi vui buồn lẫn lộn, khi thăng trầm, thành bại trong cuộc sống. Chúng con luôn nở hoa từ bi trong đời. Để chúng con tới với nhau bằng tình yêu chân thật, biết tha thứ và biết sám hối, sửa đổi. Sao con cứ như vậy? Con sẽ mãi mãi như vậy, như loài hoa từ bi nở mãi trong cuộc đời. Để cho mọi con người trên thế gian này, để cho những mảnh đời bất hạnh, những con người đau khổ, những con người tật nguyền, những con người có nhân duyên đi vào cuộc đời của con. Được ngửi thấy hương hoa từ bi, bằng tư tưởng, lời nói và hành động của con và của mọi người. Để cuộc đời này bớt đi một chút sầu muộn, bớt đi một chút phiền não, bớt đi một chút đau khổ, để có một nụ cười, để có được tình yêu và có được sự san sẻ chân chính trong cuộc đời của chúng con.

Các bạn, chúng ta thật hãnh diện và hạnh phúc. Hãnh diện là bởi vì ta là con của Phật. Hãnh diện là bởi vì ta là con người bình thường, không phân biệt tôn giáo, đón nhận được tình yêu thương của Phật. Và được Phật trồng vào cuộc đời của chúng ta một loài hoa mang tên từ bi, mang tên yêu thương. Mà loài hoa này sẽ mãi mãi nở ở trong tim, trong cuộc đời của chúng ta. Bởi chúng ta nhận ra được giá trị của loài hoa từ bi này. Biết chăm sóc bằng tình yêu, bằng sự khiêm tốn, bằng cả trái tim. Chúng ta hãnh diện bởi vì chúng ta là người có nhân duyên tiếp cận được với tha lực phật điển. Và được Phật ghé vào cuộc đời, trồng vào trái tim ta loài hoa bất tử, hoa từ bi, yêu thương.

Các bạn, các bạn đã có hoa từ bi, yêu thương trong cuộc đời. Các bạn đừng giấu, các bạn đừng cất, các bạn đừng che. Các bạn hãy mở ra và các bạn hãy nhân giống loài hoa từ bi này vào trong trái tim của gia đình, của mỗi người trong gia đình chúng ta. Chúng ta hãy nhân giống loài hoa từ bi này vào trái tim của đấng bậc sinh thành, bằng nghĩa cử hiếu đạo của ta đối xử với các ngài. Chúng ta hãy nhân giống loài hoa từ bi này vào trong trái tim của vợ, của chồng cũng bằng nghĩa cử yêu thương, san sẻ và đùm bọc, che chở. Chúng ta cũng phải nhân giống loài hoa từ bi này vào trong trái tim của con cái của chúng ta bằng tình yêu thực sự, chăm sóc hết đời cho con cái. Chúng ta lại nhân giống loài hoa từ bi này tới với bạn bè, với tất cả mọi con người ta tương tác hàng ngày qua tình yêu thương của ta đối xử với họ. Và từ đó, với sự đối xử bằng tình yêu thương đó, giống từ bi, giống hoa từ bi sẽ được ghim vào trái tim của họ. Để nảy mầm, trổ hoa và hương hoa từ bi của ta, lan ngát tới muôn người ta tương tác hằng ngày trong cuộc sống. Thế giới ngày nay rất cần loài hoa cao quý này được trồng trong trái tim của mỗi người: hoa từ bi, hoa của phật tánh, hoa của tình yêu thương. Các bạn, thế giới đau khổ là bởi thiếu loài hoa từ bi này. Thế giới chiến tranh cũng tới vì thiếu loài hoa từ bi này. Gia đình sẽ xào xáo, xui xẻo. Gia đình luôn luôn gặp chuyện lộn xộn, trên dưới không thuận, không hòa, cũng chính vì trong gia đình của chúng ta thiếu hương hoa từ bi. Nay đã có hoa từ bi Phật trồng vào trong đời, qua tha lực phật điển yêu thương.

Các bạn ơi, các bạn hãy nghe Bảo Thành. Hãy chăm sóc cho nó, hãy nuôi nấng nó, tưới tẩm nó bằng cả trái tim. Để khi chúng ta được Phật nói cho chúng ta một câu: Sao con cứ như vậy? Câu: Sao con cứ như vậy? Không còn là một sự trách móc nữa. Mà là chúng ta hân hoan hiểu ý Phật và trả lời ngay: Con sẽ mãi mãi như vậy. Như loài hoa từ bi nở mãi trong cuộc đời. Chứ con không phải là cứ như vậy, cứ như vậy, là lặp đi lặp lại những chướng nghiệp, những bất thiện nghiệp, với năng lượng tiêu cực. Để rồi đối xử gây đau khổ cho những người yêu thương. Mà con sẽ mãi như vậy, như loài hoa từ bi, nở mãi trong cuộc đời, để hương thơm này tỏa mãi đến mọi người, để họ hạnh phúc và bình an như con.

Các bạn, chúng ta tu, là cư sĩ phải mang được tình yêu, hoa từ bi vào trong gia đình. Chúng ta đừng vội vàng để thành Phật, thành thánh, thành Bồ tát, thành cao nhân mà chúng ta chỉ cần thành người biết nuôi trồng hoa từ bi. Và dâng hiến đóa hoa từ bi này đến những đấng bậc sinh thành, đến những người yêu thương là vợ chồng, con cái là đã đủ một kiếp người. Sống bình thường nhưng thăng hoa với hương sắc giải thoát, từ bi của Phật gửi xuống cho chúng ta.

Các bạn thân mến. Các bạn nhớ nhân giống hoa từ bi này và trao tặng cho muôn người nha các bạn. Hoa từ bi quý hiếm vô cùng. Tha lực phật điển tới với chúng ta quý hiếm vô cùng. Bởi có bao nhiêu người đón nhận được tha lực phật điển đâu? Bởi có bao nhiêu người khi có tha lực phật điển tới, tới cuộc đời để thể hiện như một đóa hoa từ bi thơm ngát đâu? Hiếm vô cùng. Chúng ta đã có tha lực phật điển tới với đời mình. Chúng ta đã có giống hoa từ bi phật gieo trồng vào cuộc đời chúng ta. Hãy đi mà gieo trồng hoa từ bi này tới muôn nơi ta có nhân duyên gặp gỡ và tiếp cận. Để chúng ta xứng đáng nói rằng: Con sẽ mãi mãi như vậy. Như đóa hoa từ bi nở mãi trong đời, thơm ngát mười phương, mang lại hòa bình, bình an, yêu thương cho muôn người.

Các bạn, chúng ta hãy mang hạnh phúc và bình an, tỏa hương thơm từ hoa từ bi trong trái tim của chúng ta tới với muôn người. Bằng cách đặt bàn tay trí tuệ vào lòng bàn tay từ bi, an trú trong hơi thở chánh niệm. Và chúng ta tiếp hạt giống hoa từ bi vào cuộc đời, gieo trồng trong trái tim của ta. Và gieo trồng vào trái tim của tất cả mọi người, mọi loài ta yêu thương, mời các bạn.

Chúng con nguyện mười phương chư Phật ban rải tha lực phật điển đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh. Và gia trì Phật lực, tiếp năng lượng từ bi xuống cho chúng con. Để chúng con sẽ mãi như vậy, như loài hoa từ bi nở mãi trong đời, mang yêu thương, hạnh phúc và bình an xuống cho muôn người. Hít vào bằng mũi phình bụng, thở từ từ hóp bụng vào trì mật chú: Mu A Mu Sa. (7 biến).

Mô Phật. Các bạn, các bạn thân mến. Bảo Thành và các bạn đã có giống hoa từ bi, được Phật gieo vào trái tim của ta. Ta hãy nhân giống hoa từ bi này vào trong cuộc đời ngay tại gia đình của chúng ta. Để chúng ta hãnh diện mà nói với Phật rằng: Con sẽ mãi mãi như vậy. Như hoa từ bi nở mãi trong đời, mang bình an, hạnh phúc và yêu thương tới cho đấng bậc sinh thành, cho vợ chồng, cho con cái. Gia đình của chúng con sẽ mãi mãi như vậy. Gia đình của chúng con sẽ mãi mãi như vậy. Như hoa từ bi nở mãi trong đời, yêu thương, đùm bọc, che chở cho nhau. Các bạn thân mến, chúng ta đã có giống hoa từ bi. Hãy gieo trồng vào trong gia đình của mình và hãy nhân giống nó, gieo trồng vào trong lòng đời. Để cả cuộc đời ta đang sống có sự tương tác bằng hương hoa từ bi. Cám ơn các bạn đã đồng tu. Mời các bạn chắp tay vào chúng ta hồi hướng công đức.

Chúng con nguyện mười phương chư Phật, ban rải tha lực phật điển đại từ đại bi tới muôn loài chúng sanh. Và gia trì Phật lực, tiếp năng lượng từ bi xuống cho chúng con. Để mỗi người chúng con sẽ mãi mãi như vậy. Như hoa từ bi nở mãi trong đời, mang hạnh phúc, bình an tới cho mọi người. Công đức đồng tu hôm nay nếu có. Nguyện cầu cho tất cả những nguyên thủ các quốc gia, cũng biết nhân giống hoa từ bi, gieo rắc vào mọi miền trên thế giới, lập thành những chính sách hòa bình. Nguyện cầu cho các nhà khoa học gia ngành y, ngành dược, bác sĩ, y tá, y sĩ, nhân viên cứu trợ, cứu tế trên thế giới. Biết lan tỏa hoa từ bi, chế ra vắc-xin, thuốc chữa bệnh ôn dịch và chữa lành bệnh tật cho muôn người. Nguyện cầu cho những người đang đau khổ ngoài kia, hưởng được hương hoa từ bi mà tỉnh ngộ. Biết gieo trồng hoa từ bi vào cuộc đời của họ, để dâng hiến cho mọi người. Nguyện cầu cho tất cả các vong linh, đã tử vong trong những ngày qua, cũng đón nhận được hoa từ bi và trở về miền thiện lành. Con xin mười phương chư Phật từ bi chứng minh.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts