Search

4128. Chữa Lành Trái Tim

Bảo Vô Lượng đánh máy, Bảo Ngân biên tập

Mô Phật!

Bảo Thành xin kính chào quý Thầy, quý Sư Cô, các bạn đồng tu. Chúng ta hãy cùng nhau quy ngưỡng về ba ngôi Tam Bảo để bắt đầu buổi đồng tu hôm nay.

Nam Mô BổnThích Ca Mâu Ni Phật!

Chúng con nguyện xin mười phương chư Phật ban rải năng lượng tình thương xuống cho mọi loài chúng sanh. Và gia trì cho chúng con biết tinh tấn miên mật hành trì Mật thiền Chánh niệm hơi thở để lan toả tình yêu thương, thắp sáng đuốc tuệ, sống đời tỉnh giác và hành các pháp thiện, quán chiếu thấu rõ vạn pháp là Vô thường, Khổ, Vô ngã. Chúng con đồng nguyện cho Cửu Huyền Thất Tổ, ông bà cha mẹ, những người thân đã quá vãng được siêu sanh tịnh độ. Đồng nguyện cho tất cả hàng đệ tử chúng con thân tâm thường an lạc, bệnh tật tiêu trừ, phiền não đoạn diệt, tinh tấn tu học. Nguyện cho thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc. Xin chư Phật Từ bi chứng minh.

Mời các bạn đặt bàn tay phải vào lòng bàn tay trái. Chúng ta hãy ngồi xuống trong Chánh niệm của hơi thở, trở về quán chiếu thân tâm của mình để thấy rõ ghi rõ mọi cảm xúc, mọi suy nghĩ, và tưới tẩm tình thương thắp sáng trí tuệ, đánh thức mình chuyển hóa những lầm lỗi.

Hãy bắt đầu hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm, tổng trì mật ngôn, tiếp hiện năng lượng và hồi hướng cho nhau.

Mu A Mu SaNamMô TaMô TaMô ĐaRaHoangMa Sa Ốp UêSa Bi Mô U (7 biến)

Nam Mô Phật!

Trái tim của mỗi người là nơi biểu thị cái cảm xúc. Cảm xúc thật khó phân tích, chẳng biết vì sao cảm xúc lại vui, cảm xúc lại buồn, khổ, khó chịu, phiền não. Thấy vui ta cười, thấy buồn ta khổ. Và các bạn cùng Bảo Thành bắt không kịp cảm xúc của chính mình, đang vui chợt buồn đang mưa nắng. Điều này có. Nếu không một lần ngồi xuống tịnh tâm, lắng nghe cảm xúc của mình một cách rất chân thật, đón nhận để hiểu thấu cảm xúc từ đâu tới, điều gì tạo ra cảm xúc đó, chúng ta sẽ trở thành như một con rối bị cảm xúc nó cột dây nó giật và ta chỉ nhảy múa theo những cung bậc đau khổ phiền não, sướng vui, hạnh phúc. Một cách nói gọi là nhân cách hóa, chứ thực ra trái tim nó đâu có chứa cảm xúc đâu các bạn. Văn hoa thì nói “chữa lành trái tim”. Nhưng trái tim mà bị bệnh, bệnh tim là một trong những căn bệnh thời đại, khi nó bị bệnh rồi thì rất nguy hiểm. Cảm xúc sẽ làm tăng bất chợt nhịp đập con tim dù vui hay buồn cũng thế, và làm cho trái tim của chúng ta không còn sự hoạt động bình thường, nó sẽ mệt và có những cảm xúc gây ra đột quỵ, bị bệnh thật sự. Có những cảm xúc làm cho hưng phấn cả ngày không thể chối bỏ cảm xúc của mình được. Là người luôn luôn có cảm xúc như: Uống một tách trà thơm ngon được trao tặng bởi tri kỷ, bởi người thân, ngồi hàn huyên tâm sự lắng đọng, hạnh phúc. Vậy nên có nhiều người gọi là “thiền trà”, cảm xúc mà. Có nhiều người uống vào một ly, trầm mình trong men cảm xúc dâng trào. Mà người ta hình như đã tìm cái men đó để trở về với cảm xúc thật của chính mình vì cơn men làm say người ta nói lời chân thật. Lại cũng có người thả hồn bay bổng trong hương khói của thuốc lá dù phổi bị đen, bị ung thư họ vẫn thích, vì khói thuốc đã được vần điệu hóa bởi những nhà thơ nhà văn nó mơ mộng, nó huyền ảo.

Cảm xúc luôn luôn hiện diện trong cuộc đời nơi mỗi người. Nếu bị bệnh tim cần phải tới bác sĩ để chữa lành trái tim. Nay ta nói đến những cái cảm xúc mà chất chứa trong đầu ảnh hưởng đến tim đau khổ ngàn đời, thống khổ muôn nơi, chỗ nào tới mặt cũng ủ rũ và thiên hạ loạn hết rồi, họ làm gì ta cũng khó chịu. Mình vui chỗ này vui quá mai tới nữa. Buồn thì nói: “À chỗ này buồn quá, người này làm cho tôi buồn, mai không tới nữa”. Hầu hết, chúng ta để cho cái cảm xúc nó làm chủ cuộc đời, và rồi ta lại luôn luôn thấy cái bên ngoài tạo ra cảm xúc. Môi trường, sự tương tác cuộc sống, cứ thế mấy ai có thể ngồi tĩnh lặng được đâu, chạy ngược xuôi để mong cầu những cảm xúc. Trong Mật thiền y như lời Đức Phật dạy, chúng ta được nhắc nhở, lời Phật dạy rằng: “Mọi cảm xúc, mọi cảm thọ đều không có thật đâu”. Bởi nếu cái cảm thọ vui đó nó có thật, nó đâu có bao giờ mất, nếu cái cảm thọ khổ kia nó có thật thì nó cứ tồn tại mãi mà thôi. Và nếu cảm thọ là có thật, ta đâu cần phải tìm khi vui, ta đâu cần phải chán khi buồn bởi nó sẽ hiện diện mãi. Phật nói: Không! Những cái cảm thọ qua cái cảm xúc vui, buồn, sướng, khổ này đều là huyễn giả, là không có thật đâu. Nghĩ lại một chút thấy đúng đó. Bao nhiêu những cái cảm xúc của cảm thọ vui, buồn, sướng, khổ từ thuở nhỏ cho tới giờ nghĩ lại đi nó đâu có còn? Có chăng là dư âm trong tiềm thức, ngồi moi móc thêu dệt cho nó có mộng có mơ, tưởng tượng ra.

Mình chánh niệm hơi thở mỗi một ngày để quán chiếu mọi cảm thọ đều là huyễn giả, là không thật, là Vô thường, là có rồi mất, là tới rồi đi. Và bạn biết không? Áp lực của cuộc sống và biết bao nhiêu những chuyện không như ý làm cho chúng ta trầm cảm khó chịu, cùng đường bí lối, không thấy cái chỗ nào để thoát ra. Làm cho nhiều người mang tiền tới bác sĩ trị bệnh tâm lý, vật lý trị liệu, tâm lý trị liệu đủ mọi thứ hết. Dần dần đi tới cái giai đoạn sang chấn tâm lý rất khổ. Khi bị sang chấn tâm lý ảnh hưởng của cuộc sống do cảm xúc vùi dập, đây là căn bệnh nguy hại ảnh hưởng đến đời sống, không hẳn chỉ có cá nhân mà cả gia đình, mọi người, cộng đồng nữa. Thời đại này kinh tế phát triển, kỹ năng, thuật số phát triển, mọi thứ đều phát triển nhanh quá, và thường đưa đến cảm xúc thất thường, và bệnh lý về tâm nơi trái tim rất nhiều. Khi mình hít thở vào ra, lắng nghe toàn thân, hít sâu biết hít sâu, hít ngắn biết ngắn, hít dài biết dài, hít chậm biết chậm, hít nhanh biết nhanh. Chỉ lấy cái tánh biết để cảm nhận hơi thở của mình, chẳng điều khiển sự suy nghĩ cảm xúc, ta sẽ đóng một vai trò là một người chiêm ngắm cảm xúc và suy nghĩ của mình qua màn hình của hơi thở. Các bạn nghe nó đơn giản vậy đó. Đừng thần thánh hóa. Hơi thở là màn hình, của ti vi, của phone, của iPad, của máy vi tính. Hơi thở này sẽ đưa chúng ta tới một sự nhận biết thật rõ những cái vai trò cảm xúc và suy nghĩ hiện hình trong hơi thở. Ta ngồi đó, ta ngắm ta nhìn. Chỉ nhìn ngắm cái cảm xúc và suy nghĩ của mình đó. Và cứ vậy trong năm phút, mười phút, mười lăm phút tạo ra một cái định lực chuyển hóa toàn diện sức khỏe của thân của tâm. Và vì ta tự tại ngay ở chỗ hơi thở, nhìn cảm xúc và suy nghĩ, ta không bị lệ thuộc vào tất cả những cái cảm thọ lui tới trong cuộc sống. Vẫn đó, có đó, không lệ thuộc, sẽ có được cái tâm rất an. Nhưng nếu ta là một người coi phim trên màn ảnh của tâm thức thấy nhân vật ác, ta thù ghét, thấy nhân vật anh hùng hảo hớn tốt đẹp, ta yêu thương. Tức có phân biệt tốt và xấu, đẩy lùi, tiêu diệt, bám víu, và hệ lụy vì ta bắt đầu dần dần để cảm xúc xỏ mũi rồi.

Mỗi một ngày, các bạn và Bảo Thành ngồi tĩnh tọa Chánh niệm hơi thở và quán chiếu, tức là nhìn đó nhìn cho rõ cảm xúc suy nghĩ của mình. Và trong cái trạng thái nhìn rõ, ghi nhận rõ, biết rõ cảm xúc cảm thọ của mình, thấu được nó tới nó đi, nhưng vẫn thường xuyên thắp sáng trí tuệ để nhìn cho rõ, không bị lu mờ. Và thường xuyên mang sự tỉnh giác giữ mình tỉnh thức để nhìn không u mê, thường xuyên mang năng lượng của yêu thương tưới tẩm chăm sóc những người trồng hoa biết tưới cây vậy, biết để cho cây ở chỗ có đầy đủ ánh sáng và giữ được trạng thái cân bằng giữa thời tiết môi trường của cây. Đây là một sự hành trì thật sự, dụng công thật sự để thành tựu. Và sử dụng công như vậy, nếu ai phù hợp nhân duyên trong cái sự nhẫn, kiên nhẫn thực tập, người ấy thực sự chữa lành được những vết thương nơi trái tim của mình và chữa lành được những vết thương trái tim đau khổ ngoài kia. Chữa lành trái tim cho mình mà còn có khả năng chữa lành trái tim cho người khác, kỳ diệu lắm. Mình sống ở đời mấy ai muốn khổ đâu, chỉ có điều ta không tu và dụng công để chữa lành mình do đó cứ khổ hoài.

Có nhiều bạn để đến khi bị yếu tức là bị bệnh như đột quỵ, sang chấn tâm lý, hoặc bị những giây phút sập nguồn năng lượng tư tưởng, chẳng còn biết gì, khi tỉnh lại khỏe chút, bắt đầu mới đi vào dụng công thực tập. Cũng được! Vì ta thấy được cái giá trị của cuộc sống Vô thường tới lui này đây mai đó, chẳng ai làm chủ được khi nào mình sống chết, do vậy phải dụng công. Nhưng đừng đợi tới phút đó các bạn. Nếu đã trải qua sự trải nghiệm của đau khổ đau đớn của bệnh hoạn nơi tự thân, hoặc là môi trường giúp cho chúng ta tự nhận được nhìn ra, hãy mau mắn một chút, dành thêm thời gian dụng công mỗi ngày để chữa lành trái tim của mình. Mật thiền Chánh niệm hơi thở là một trong những phương pháp, có thể gọi là phương tiện, hay là một cái cách để ai phù hợp nhân duyên kiên nhẫn tu tập sẽ khỏe, sẽ vui, sẽ tươi và sống an lạc mỗi một ngày. Vì trong Mật thiền Chánh niệm hơi thở, ta không bám víu vào những cái cảm thọ tạo ra từ môi trường, mà ta nhìn nhận cảm thọ của mình nơi chính tự thân, nhìn nó, nhận nó, thấu hiểu nó, biết rõ nó, chẳng phân biệt tốt xấu. Tốt hay xấu đều tưới tẩm tình thương vào đó, tâm Từ bi vào đó, gọi là quán chiếu tâm Từ bi, thiền quán Từ bi. Đức Phật dạy Thiền quán Từ bi mà Ngài Quan Âm thực tập xuyên suốt để có thể cứu khổ được mọi loài chúng sanh. Ta thiền quán Từ bi, ta thiền quán Trí tuệ, ta thiền quán sự Tỉnh giác và các pháp Thiện lành là bốn hương vị giải thoát viên mãn, là bốn món ăn thực dưỡng giúp cho ta khỏe. Bạn không thể làm được việc gì đâu nếu không có sức khỏe. Sức khỏe của thân hay của tâm, nếu được phối âm phối khí nhịp nhàng trong hơi thở Chánh niệm, bạn an vui. Ngày nay, chúng ta đã dần dần bào mòn sức khỏe vào những điều vô bổ, chẳng còn thời gian ngồi xuống để xác minh cần phải làm gì trong cuộc đời? Chỉ đợi đến phút cuối, khi lâm hạn lâm nạn mới tu tập, mới hành trì. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, phương pháp chữa lành trái tim của mình hay nhất là mỗi người phải chủ động thực tập dụng công. Mật thiền Chánh niệm lấy các mật chú, gọi là mật chú chứ thực ra đó là những ghi chú để quán chiếu, và những câu chú đều được hiểu thật rõ, chẳng phải là những âm ngữ huyền bí không hiểu được. Mật là sâu lắng ở bên trong. Chú là cốt lõi để ghi nhớ. Ghi nhớ điều sâu lắng ở trong tâm mình vốn có. Như mật ngôn Mu A Mu Sa là mật ngôn quán tâm Từ bi, tức là hãy nhìn vào tình thương năng lượng tình yêu nơi ta để trưởng dưỡng và lan tỏa. Mu A Mu Sa không phải là một huyền ngữ đặt ra để chẳng ai hiểu. Như cha mẹ thường nhắc con cái: hãy yêu thương nhau, hãy yêu thương bản thân và yêu thương muôn loài.

Mu A Mu Sa là hãy yêu thương mình yêu thương muôn loài. Năng lượng này kỳ diệu lắm. Mỗi một lần ta trì niệm Mu A Mu Sa, luồng từ trường của âm thanh Từ bi yêu thương quán chiếu này làm rung chấn toàn thân, làm cho chúng ta tiếp hiện được năng lượng của vũ trụ, của trời đất giao thoa với những năng lượng tích cực để chuyển hóa nội tâm cuộc sống của mình.

Hôm nay nói đến: “Chữa lành trái tim” là nói đến sự dụng công thực tập, chẳng hão huyền, dùng tâm lý để nói về những cái thuật ngữ làm cho trái tim của ta yên ắng một giây lát. Mà là sự hiểu thấu tận gốc rễ lời Phật dạy: cảm thọ thật sự là huyễn giả, mọi cảm xúc thực sự là không thật, có đó rồi đi. Để ta được tự do, thong dong, tự tại, an nhiên, sống giữa cái vòng đời ngược xuôi mà mình thư thái nhẹ nhàng. Mật thiền trong Chánh niệm hơi thở dụng công mỗi một ngày sẽ đạt được kết quả vi diệu khó lường. Khi các bạn hít thở, quán chiếu tâm Từ bi, Trí tuệ, Tỉnh giác, Thiện hành, các bạn sẽ tiếp nhận được nguồn năng lượng rất tích cực nơi thân nơi tâm của mình và để giao thoa lan tỏa và hồi hướng cho người ta yêu thương. Cảm hóa được họ, thay đổi được họ vì chúng ta đã cảm hóa và thay đổi được tự thân của chính mình. Đây là một dấu hiệu chữa lành trái tim vi diệu của sự dụng công thực sự mỗi ngày.

Mời các bạn trở về với hơi thở của Chánh niệm.

Thưa Phật! Chúng con chỉ hời hợt bên ngoài, mượn cảnh để thỏa mãn cảm xúc tham ái của chính mình, tạo ra cái tâm phân biệt quá căng để đẩy nhau vào sự hiềm khích, hận thù, tranh giành, ghen tuông.

Xin Phật gia trì cho chúng con biết chân thật trở về quán chiếu hơi thở nhìn rõ, ghi rõ, biết rõ mọi cảm xúc và nhận ra cảm xúc cảm thọ đều là huyễn giả tới lui trong vòng sanh diệt, chẳng trường tồn.

Xin Phật gia trì để chúng con biết lấy Yêu thương tưới tẩm vào nơi đau khổ, biết lấy ánh sáng của Trí tuệ chiếu soi vào nơi tăm tối mê thức, biết lấy sự Tỉnh giác để đánh thức chính mình và giúp mọi người thức tỉnh trong đêm trường u tối của tham dục thời đại này.

Chúng ta hãy hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm, tổng trì mật ngôn, tiếp hiện năng lượng, hồi hướng cho nhau:

Mu A Mu SaNamMô TaMô TaMô ĐaRaHoangMa Sa Ốp UêSa Bi Mô U (7 biến)

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn