Search

4123. Chết Có Phải Là Sự Giải Thoát?

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập             

Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào quý Thầy, quý Sư Cô, các bạn đồng tu. Với lòng thành kính chúng ta hãy cùng nhau quy ngưỡng về ba ngôi Tam Bảo để bắt đầu buổi đồng tu hôm nay.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Chúng con nguyện mười phương chư Phật, ban rải năng lượng tình thương xuống cho mọi loài chúng sanh và gia trì cho chúng con tinh tấn tu học, lan tỏa tình yêu thương, thắp sáng đuốc tuệ, sống đời tỉnh thức, hành các pháp thiện. Quán chiếu trong mật thiền chánh pháp hơi thở chánh niệm, thấy rõ được các pháp đều là Vô Thường, là Khổ, là Vô Ngã. Chúng con cũng đồng nguyện cho Cửu Huyền Thất Tổ ông bà cha mẹ, những người thân đã quá vãng được siêu sanh tịnh độ. Cho ông bà cha mẹ các bạn đồng tu hiện tiền bệnh tật tiêu trừ, phiền não đoạn diệt, tinh tấn tu học, tin sâu vào nhân quả. Chúng con cũng thành kính nguyện cho thế giới hòa bình chấm dứt chiến tranh. Xin chư Phật Từ Bi chứng minh!

Mời các bạn đặt tay phải vào lòng bàn tay trái, chúng ta cùng nhau ghi nhớ lời Đức Phật dạy lấy trí tuệ làm sự nghiệp giải thoát, lấy Từ bi lan tỏa tình yêu thương. Trong từng hơi thở hít vào thở ra, chánh niệm nhìn thấu rõ mọi cảm xúc, mọi suy nghĩ, tăng trưởng năng lượng thanh tịnh qua các mật ngôn quán chiếu. Mỗi người chúng ta sẽ tiếp hiện được nguồn năng lượng vi diệu của tự lực cầu đạo giác ngộ và tha lực của sự gia trì.

Hãy bắt đầu hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào quán chiếu thân tâm, tổng trì mật ngôn.

Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê – Sa Bi Mô U (7 Biến)

Nam Mô Phật, các bạn đồng tu thân mến! Nhiều người trong chúng ta bỏ cả mạng sống này để cày như con trâu kiếm tiền, rồi cuối cùng bao nhiêu những thứ ta tìm được đó chẳng mang theo được. Nhưng cũng có những người cày đầu kiếm tiền mà không thể tìm ra tiền, nên họ tìm cách để thay đổi cảnh sống. Họ gọi là giải thoát khỏi cảnh nghèo túng, giải thoát khỏi hoàn cảnh. Đúng vậy, hai chữ giải thoát vẫn thường được dùng trong cuộc đời khi lâm vào những cảnh nghịch, nguy biến hoặc ta không ưa, ta muốn giải thoát khỏi hoàn cảnh đó. Ta vẫn ca ngợi bạn bè rất may, rất may cô đó, anh đó, chú đó, bác đó đã giải thoát khỏi cảnh đọa đày của cuộc đời hoặc cảnh nghèo. Đấy cũng là một cách giải thoát hoàn cảnh. Nhưng hôm nay có người lại hỏi rằng có phải sự chết, cái chết là sự giải thoát hay không?

Cách đây một tuần có một người ở trong xóm này mới chết, người ấy bị bệnh ung thư nằm ở trên giường lâu rồi, chờ chết thôi. Cả gia đình rất cực phải chăm sóc cho người bệnh nhân ung thư. Khi ông ta chết đi đến để chia buồn, nhiều người nói thật may mắn ông cụ đã chết và đây thật tuyệt vời vì cái chết của ông là sự giải thoát khỏi bệnh ung thư. Từ nay trở đi ông không còn phải đau khổ, rên siết bởi những cơn đau, không còn phải nằm đó mở mắt trừng trừng nhìn thời gian trôi qua và cái chết cận kề. Có lẽ bạn đó từng nói câu đó với ai bị bệnh ngặt nghèo chờ chết, khi họ chết đi mình chúc mừng, chúc phúc cho họ vì họ đã được giải thoát. Cũng chẳng xa, cách đây hai ngày một người nữa cũng trong xóm này vừa chết và ông ấy cũng bị bệnh ung thư chờ chết đó. Mọi người tới cũng nói với gia đình rằng sự ra đi của ông, cái chết của ông là sự giải thoát khỏi căn bệnh ung thư.

Câu nói nghe quen lắm, rồi chúng ta cứ bắt chước thói quen đó nói ra từ cửa miệng, từ lời nói ta lập lại theo người khác, hình thành loạt tư tưởng suy nghĩ sự chết là giải thoát. Đấy, người ta ung thư chết mà không giải thoát khỏi căn bệch ung thư thì là cái gì nữa. Có một trại nuôi dưỡng những người bệnh giai đoạn cuối chờ chết. Trong trại đó bất cứ ai tới đó một thời gian là chết thôi, một năm chết đến một trăm mấy chục người. Thật là nhiều người tới làm từ thiện cùng với Bảo Thành và các phái đoàn, khi thấy một người ra đi họ cũng nói người này chết là sự giải thoát. Bởi họ nằm ở đây chờ chết mà, thì chết có phải chăng là sự giải thoát? Đúng, một cách nói rất tâm lý để an ủi những thân nhân có người chết khi lâm bệnh ngặc nghèo. Nhưng không đúng đâu, nếu cứ để cách nói đó đánh lừa tư tưởng của chúng ta, rồi chúng ta tin tưởng vào sự chết là giải thoát thì không hay rồi, phải suy nghĩ lại.

Có một người cũng ở trong xóm này tuổi còn trẻ, cách đây 6 năm anh ấy bị một cơn bệnh ngặt nghèo. Khám bác sĩ, bác sĩ phán cho một câu thật rõ, anh có thể chết bất cứ lúc nào, căn bệnh này là như vậy. Nghe xong như tiếng sét đánh ngang tai, anh ta ngỡ ngàng và rồi kể từ 6 năm trước cho tới nay anh ta đã bỏ phế cuộc đời chẳng màng chuyện gì, bỏ cả vợ, bỏ cả con chẳng cần gì nữa. Mỗi một sáng làm bạn với ma, trưa thì kết thân với ma, tối cũng rong chơi với ma, ma gì? Ma men, sáng sớm thôi đi uống cà phê đã gặp anh ta chơi luôn hai xị rượu, trưa trưa tầm trưa thêm hai xị, tối cũng như thế, một ngày lít rưỡi chẳng làm gì hết. Mỗi một lần gặp anh ấy Bảo Thành hỏi tại sao như vậy? Anh ta trả lời còn có gì lưu luyến ở trên đời vì bệnh của tôi chết bất cứ lúc nào. Một câu nói hình như có vẻ minh triết phù hợp với anh ta, mà đối với Bảo Thành đó là một minh triết cao siêu đấy. Anh ta thấy không biết phải chết lúc nào nữa nên cần gì phải lo lắng.

Mà bạn ơi, Đức Phật nói thật rõ mỗi một chúng sanh chẳng thể biết rằng mình chết lúc nào hết, cái chết cận kề rình rập chúng ta. Các bạn suy nghĩ đi, chẳng cần phải bệnh nguy hại, nguy hiểm, ngặt nghèo như anh ta hoặc bệnh ung thư đâu. Mà mỗi người chúng ta đều phải nhận thức rằng chẳng ai biết được cái chết tới khi nào và tới rất bất ngờ, bất chợt chẳng ai hay. Có cần phải bệnh đâu, có cần phải như anh ấy đâu hoặc những người ung thư đâu, khỏe như Bảo Thành và các bạn cũng có thể bất tử chết mà thôi. Các bạn ơi, chết không phải là giải thoát, đó là lời của Đức Phật dạy, mà người đời chúng ta rất sợ chết, sợ lắm. Đức Phật hiểu được điều ấy nơi chúng sanh khi Ngài giác ngộ và trong các bài giảng truyền dạy cho đệ tử, Ngài hướng dẫn các đệ tử rằng phải niệm chết, có nghĩa là phải thường quán chiếu sự chết, để thấu hiểu cái chết là một chặng đường. Như người đứng ở bến tàu bước lên thuyền để ra khơi cập bờ bến mới, nó chẳng phải là hết để sống bất cần, tiêu cực. Dù chỉ một hơi thở còn lại trong cuộc đời, hơi thở đó cũng rất cao quý.

Phật dạy niệm chết, quán chiếu sự chết chẳng phải để sợ mà để trân quý từng hơi thở khi ta còn đang sống. Mang hơi thở đó vào sự tu luyện để tăng trưởng công đức, chỉ có tu luyện mới tăng trưởng công đức. Trong công đức của sự tu luyện đó có đầy đủ phước báu. Lục đạo luân hồi sáu nẻo sanh tử chết đâu có hết. Đức Phật dạy trong luân hồi sanh tử hiện thời đời kiếp này là sự cộng hưởng của bao nhiêu nghiệp thiện và ác, để hiện hóa làm thân người trong kiếp này từ vô lượng kiếp qua đó. Chết không hết mà chết là một sự chuyển hóa, chết là một cột mốc, là một điểm để ta đi vào một con đường mới. Con đường mới đó, sự hiện thân mới đó ở đạo lộ nào, tốt hay xấu là ngay bây giờ mỗi người phải ý thức tích cực tôn quý từng hơi thở vào ra trong từng sát na, trong từng giây, trong từng khoảnh khắc. Mang hơi thở đó quán chiếu nhận rõ sự chết là điểm son trong cuộc đời, chuyển tiếp tới một cung bậc thanh cao hơn. Qua sự quán chiếu như vậy, thanh tịnh hóa thân tâm và luôn luôn hướng thượng, hướng thiện, chánh niệm Từ bi – Trí tuệ – Tỉnh giác. Nhất định sự chết là một chuyến tàu hoàng hôn, hay chuyến tàu vào thuở bình minh.

Các bạn suy nghĩ đi, dù hoàng hôn hay bình minh cũng là ánh sáng, vẫn luôn luôn tỏ lộ. Chuyến tàu đó, sự chết này là sự chuyển tiếp của ánh sáng Trí tuệ. Chết không phải là giải thoát như người bệnh, mà cách nói thông thường đã mặc thị như vậy để ta hiểu lầm. Quán chiếu sự chết trong chánh niệm hơi thở để sống một đời sống tỉnh thức rõ ràng, để tăng trưởng công đức. Chúng ta không còn sợ chết nữa vì biết chết là lên thuyền ra khơi cập bến mới. Nhiều người chưa quán chiếu sự chết một cách sâu sắc, hời hợt thôi, nhìn rõ rồi bỏ, nhưng rồi làm sao? Cuộc sống của họ nơm nớp lo sợ cái chết tới bất ngờ. Nhiều người trong chúng ta rất sợ nhắc tới cái chết. Bạn nghĩ đi, mấy tuần trước Bảo Thành đi qua Trung Quốc đi trên một tuần, ngày cuối tới ở sân bay mừng vui khôn siết vì biết hôm nay mình lên máy bay trở về nhà. Một chuyến du lịch để khám phá những miền đất mới, rồi khi trở về hoan hỷ thế. Cuộc đời này là một chuyến vân du để tăng trưởng công đức, như một vụ mùa đã gieo trồng lúa và ngày về là lúa đã chín vàng ta gặt bỏ vào kho. Ngày về trong chuyến du lịch vui quá cả đoàn hoan hỷ “À! Ngày nay về rồi mừng quá, đã xong một chuyến du lịch”.

Cuộc đời này phải chăng là một chuyến vân du, du lịch trong cảnh giới của loài người, ta có phước báu đấy, đầy đủ đấy. Đâu phải đoạ vào trong những cảnh súc sanh, ngạ quỷ đâu. Vậy ngày trở về là chuyến tàu của sự chết, là máy bay của sự ra đi, có gì bạn phải lo nghĩ. Nếu như chúng ta quán chiếu hành trì thông rõ, thì sự chết đó có sự chuẩn bị trong quán chiếu và sự hành trì. Ta ngay hiện thời còn sống với hơi thở này, sống hạnh phúc và lên chuyến tàu của sự chết ra đi, đi trong bình an, sống hạnh phúc, chết bình an. Hay chưa, hay lắm mà, Đức Phật dạy rất hay. Còn nếu chúng ta không tập, không tu, thì sự chết của chúng ta là một đoạ đày dìm xuống vực sâu của tam đồ khổ, của những cảnh giới rất đau, rất não phiền, rất khổ.

Các bạn, sống ở trên đời có những cách nói nghe qua thấy phù hợp tâm lý, giải tỏa được những cảm xúc phiền não đau khổ. Nhưng chẳng phải là tận gốc rễ chuyển hóa như người ung thư hoặc như anh bạn kia bị bệnh đó, không biết chết lúc nào rồi tiêu cực, thì đó đúng. Khi cái chết tới là chết trong đau khổ trợn trừng con mắt, sợ hãi khôn cùng. Còn nếu thấu được trong sự quán chiếu niệm chết, quán chiếu sự chết, Bảo Thành và các bạn ngay bây giờ trân quý vô cùng từng khoảng khắc còn đang sống. Để yêu thương, để tha thứ, để rộng lòng, để dấn thân, để phụng hiến, để mở rộng vòng tay ôm ấp những mảnh đời ngặt nghèo bất hạnh, để an ủi, để san sẻ, để sống như một sự sáng thắp đuốc, dẫn đường người trong vùng tăm tối vượt qua những đoạn trường cuộc đời. Như thế ta sống rất hạnh phúc bởi tích cực trong sự sáng, bởi tích cực trong tình yêu thương chân thật, bởi hiểu thấu và tôn quý sự sống hiện thời trong chánh niệm. Các bạn, mời các bạn trở về với hơi thở của chánh niệm mật thiền.

Thưa Phật! Xin gia trì cho chúng con có đầy đủ sự dũng cảm, quán chiếu sự chết trong từng khoảnh khắc hơi thở vào ra của chánh niệm. Để nhìn thấu sự chết là hai lẽ của cuộc đời, có sống phải có chết. Sống để hành trì tăng trưởng công đức, chết là lên bờ đi tới tận cùng chân lý của sự giải thoát do công hạnh tu tập hướng thượng.

Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hót bụng vào quán chiếu thân tâm tổng trì mật ngôn.

Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê – Sa Bi Mô U (7 Biến)

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts