Search

3184. Nghe nói thiền là tốt, nhưng con không thể ngồi yên, hay lo ra, liệu có thể thiền được không?

Bảo Chân đánh máy

Bảo Thành kính chào quý Thầy, quý Sư cô cùng tất cả các bạn đồng tu ở trên các kênh YouTube, FaceBook và Zoom, giờ tu đã tới kính mời các bạn đồng quy ngưỡng về ba ngôi Tam Bảo để chúng ta bắt đầu đồng tu.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải năng lượng tình thương xuống cho mọi loài chúng sanh và gia trì cho chúng con biết tinh tấn miên mật tu tập Mật Thiền Chánh Pháp Phật, để thắp sáng Trí Tuệ, thể nhập vào Tâm Tỉnh Giác, quán chiếu, nhận rõ đời là vô thường, là khổ, là vô ngã. Chúng con cũng đồng nguyện cho Cửu Huyền Thất Tổ, Ông Bà Cha Mẹ, những người thân đã quá vãng được siêu sanh Tịnh Độ. Nguyện cho Ông Bà Cha Mẹ hiện tiền tăng long phước thọ, bệnh tật tiêu trừ, phiền não đoạn diệt, tinh tấn tu học, tin sâu vào nhân quả. Nguyện cho thế giới hoà bình, chúng sanh an lạc.

Xin Chư Phật Từ Bi chứng minh.

Mời các bạn đặt tay phải vào lòng bàn tay trái, ngồi vững chãi, toàn thân buông thư, thả lỏng nhẹ nhàng, cổ, lưng và đầu ngay thẳng, thong dong. Mật Thiền chánh pháp lấy hơi thở chánh niệm làm chủ tâm. Hít vào ta bằng mũi ta phình bụng khi hít vào, thở bằng miệng trì Mật chú, hóp bụng vào quán chiếu thân tâm. Chánh niệm này quán chiếu Tâm Từ Bi qua Mật ngôn Mu A Mu Sa, Tâm Trí Tuệ để thấu rõ vô thường, khổ, vô ngã qua Mật ngôn NamMô Tamô Tamô ĐaRaHoang, Tâm Tỉnh Giác qua Mật ngôn Ma Sa Ốp Uê. Ba Mật ngôn tổng trì trong chánh niệm hơi thở sẽ giúp cho chúng ta tiếp nhận được năng lượng qua tha lực từ Chư Phật, Chư Bồ Tát, từ vũ trụ vào thân tâm của chúng ta để rồi lan toả tới tất cả mọi người. Hãy hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào quán chiếu thân tâm tổng trì Mật ngôn, tiếp nhận năng lượng lan toả và hồi hướng cho nhau.

Mu A Mu Sa

Nam Mô TaMô TaMô ĐaRaHoang

Ma Sa Ốp Uê

(7 biến)

Các bạn đồng tu! Mật thiền chánh Pháp Phật là một phương tiện vi diệu phù hợp, dễ thực tập và chỉ cần năm phút mỗi một ngày, chúng ta dù ở hoàn cảnh nào môi trường nào hoặc chúng ta bận rộn như thế nào đi nữa hoặc có tôn giáo, không có tôn giáo, tin hay không tin thì sự tập luyện của hơi thở vào ra, kích hoạt năng lượng tự thân, luân lưu toàn châu thể của mình với cái tâm thanh tịnh, nhẹ nhàng, mỗi người sẽ đón nhận được thật nhiều năng lượng để sống trong sự bình an và hạnh phúc. Dẫu vẫn biết cuộc đời này trong môi trường sinh hoạt của cuộc sống, Bảo Thành và các bạn luôn luôn, luôn luôn đối diện với biết bao nhiêu những cái nguồn năng lượng không như ý, bất tịnh nhưng không sao, không sao là bởi vì có sao đi nữa ta cũng không thay đổi được năng lượng bất tịnh và trái ý đó. Có ta hoặc không có ta, năng lượng bất như ý, bất tịnh kia vẫn tồn tại ở đó theo cái chu kỳ của thành trụ hoại diệt, theo cái chân lý vô thường tới đi, vận hành trong sự vô thường đó, chúng ta nói đến năng lượng thanh tịnh nơi mình, vô thường lui tới, dù bạn nhận biết hay không nhận biết năng lượng thanh tịnh vốn ở trong ta vẫn ở đó nhưng nhận biết ra nguồn năng lượng đó, nguồn năng lượng thanh tịnh ấy, tiếp nhận đón nhận. Học cách ứng dụng vào đời sống sẽ mang lại lợi lạc vô cùng.

Có một đoạn kinh trong Diệu Pháp Liên Hoa Bảo Thành rất thích, đó là đoạn kinh nói về viên dạ minh châu, đọc đi đọc lại Bảo Thành vẫn thích, mỗi một lần đọc, tâm sáng ra hạnh phúc lắm, mỗi một lần đọc mình thấu hiểu hơn, sâu hơn, cảm thấy hỷ lạc vô cùng ở trong lòng. Phẩm Dạ Minh Châu trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Có một kẻ say sưa nghèo khổ, nghèo, nghèo mạc, nghèo mà phải đi ăn mày ăn xin, nghèo mà vất vưởng bên lề đường, nghèo mà say sưa cả ngày cho quên đi. Thế vậy mà có một người bạn tới nhét viên dạ minh châu vào cạp quần của anh ấy khi anh ấy say, người xưa thường có cái ruột tượng, cái ruột tượng này ở ngoài, ở miền ngoài Việt Nam mình, hồi xưa hình như miền trong mình cũng vậy hay dùng cái ruột tượng tức là một cái miếng vải khâu tròn lại, hồi xưa hay dùng miếng vải đó cột thắt lưng rồi cho tiền hay cho chút gì đó mà có được như bạc như vàng gì đó, tiền xâu tiền kẽm tiền gì đó mà nhét vào đó để giữ, cái cạp quần đó ngày xưa mà thời đức Phật đó cũng chỉ mặc cái váy thôi, miếng vải thôi nhưng quấn nó lên rồi nhét chút đồ vô, người bạn đã nhét một viên dạ minh châu vào đó cho người bạn nghèo mạc khổ sở kia.

Hai mươi lăm năm sau, người bạn kia trở về vẫn thấy người bạn của mình ăn mày, ăn xin, khổ sở lăn lóc ngủ ngoài đường, xó chợ ai cũng khinh thường, vất vưởng như ma. Hỏi ra: “Có viên dạ minh châu sao anh không xài?”. Người kia ngớ ra, hỏi :“ Ủa? Tôi có một viên dạ minh châu sao?” Bạn mới kể thuở xưa thấy cảnh bạn như vậy nên tặng bạn viên dạ minh châu nhưng bạn không biết bởi lúc đó bạn say và khi bạn tỉnh bạn cũng chẳng nhận ra và thế là bạn vẫn sống kiếp ăn mày. Rất hay các bạn ơi! Đức Phật đã chỉ thật rõ Bảo Thành và các bạn, sống cái kiếp ăn mày ăn xin vất vưởng bên lề đường của Miếu của Chùa, của Đình của những trung tâm thần linh, thánh, ăn mày cửa bề trên, ăn mày nơi các tôn giáo để xin, để quỵ lụy, Phật chỉ ra sao lại như vậy bởi Phật thấy, Phật đã tìm thấy kho báu đó lên thành Phật và chúng ta có một viên dạ minh châu là tánh Phật ở trong tâm nhưng chẳng tìm thấy vậy nên trở thành ăn mày tâm linh.

Chỗ này rất hay, rất hay các bạn nếu như người bạn kia tìm ra được cái viên dạ minh châu của người bạn tặng thì nhất định sẽ thay đổi đời không còn ăn mày ăn xin. Nếu chúng ta nhận ra được mình là Phật, và trong ta có viên dạ minh châu, trí tuệ thật sáng đó là tánh Phật ở trong tâm, ta biết tìm vào mang ra đặt trên đầu để soi sáng để sống chánh niệm, sống từ bi, tỉnh giác ứng dụng vào cuộc đời qua từng giây phút tương tác trong phận người thì nhất định chúng ta không còn là thân kiếp ăn mày tâm linh. Rất hay và chính cái chỗ Phật đã thấy và chỉ cho ta, nếu ta nương vào ngón tay chỉ trăng của Phật, nếu ta nương vào lời dạy của Phật nhận ra được viên minh châu, chỉ cần nhận ra rằng ta có viên dạ minh châu, chỉ cần nhận ra rằng ta có Phật tánh, nhận ra ta có, có nghĩa là không cần phải chế tác, chỉ cần nhận ra ta có và tìm thấy nó rồi ứng dụng, đừng quên, đừng không biết để rồi u mê như vậy là kẻ ăn mày tâm linh. Các bạn thấy chưa, nhận ra, tìm, thấy và ứng dụng.

Đây chính là cái điểm mà Bảo Thành muốn chia sẻ cho câu hỏi ngày hôm nay. Bạn tu hỏi nghe nói thiền rất tốt, rất hay nhưng bạn ấy không ngồi yên được, tâm cứ lo ra chạy như con khỉ không biết có ngồi thiền được không? Tại sao chúng ta bị gài bẫy vào trong cái chữ “ Thiền” để rồi huyền thoại của thiền đã đánh lừa chúng ta, gây ra cái ảo giác nghĩ rằng ta không thể tu thiền bởi vì ta không ngồi yên được, ta không thể tu thiền bởi tâm cứ nghĩ đủ thứ, ta không thể tu thiền bởi ta là Phật tử, ta là vợ là chồng còn sinh hoạt với gia đình, ta là cha là mẹ, bừa bộn sớm tối, ta là người này người kia chưa xuất gia, chưa bỏ hết đời. Cái suy nghĩ đó là cái tiêm nhiễm chất độc của cái huyền hoặc huyền thoại về thiền được chép trong sách, được vẽ vời bởi những họa sĩ, cái tâm còn rối bù, chưa sáng, họ vẽ vời để tạo ra chuyện. Không khác gì chuyện kiếm hiệp của Kim Dung ngồi tưởng tượng đủ thế võ, đủ thứ chiêu và nhiều anh chàng mê quá đứng múa máy và cuối cùng cuồng loạn tưởng rằng mình có thần thông tái thế, đưa tay một cái là có thể đảo thiên nghịch địa. Biết bao nhiêu những câu chuyện huyền ảo về thiền làm điên đảo mọi người và rồi chúng ta bị mắc bẫy chẳng còn nhận ra thiền ta có thể tập được, tu được bởi những nguyên tắc trừu tượng, của những ảo giác gọi là ảo giác mà bất thường, loạn tâm của ai đó tạo ra rồi cứ như thế ta leo thang, tăng cấp cho sự thiếu hiểu biết và rồi thiền dần tránh xa cuộc đời của người bình thường, chỉ dành và ưu ái cho những vị nào gọi là cao tăng đắc đạo. Thiền hình như là thần thông, là cao siêu nhiệm mầu, thiền hình như là thành Phật bay bay ở trên trời, thiền như là không còn đắm chìm ở trong dục, không còn là người thường nữa, gặp tiền chẳng muốn, gặp đồ ăn chẳng cần bởi thiền là sống, là tất cả.

Và rồi người Phật tử và người bình thường ở Á Đông, nơi đức Phật sinh ra dạy thiền đã bỏ thiền, chỉ mê tín thôi, còn người phương Tây người ta chẳng chạy theo cái ảo giác của thiền, là cao siêu nhiệm mầu như vậy, họ nhận ra thiền đức Phật dạy chỉ là viên dạ minh châu ta không biết mình có và rồi họ trở về tìm, thấy và ứng dụng vào đời sống. Đời sống trong gia đình để cái tâm họ được sáng như viên dạ minh châu để muôn sự rắc rối của con cái vợ chồng, cha mẹ công ăn việc làm sinh hoạt tương tác hằng ngày, viên dạ minh châu đó soi sáng cho họ, tỏa sáng cho họ để họ nhìn rõ mà giải quyết vấn đề theo cái chiều hướng hướng thượng, gọi là có cái tâm sáng suốt để xử lý mọi vấn đề, có cái tâm sáng suốt để quản trị cảm xúc, để làm chủ mọi hiện tượng, hay lắm! Và thế là phương Tây chỗ nào cũng có thiền và coi thiền là một bộ môn thể dục tinh thần, thể chất và tâm linh để giúp cho tinh thần sáng suốt, giúp cho thể chất khỏe mạnh, giúp cho tâm linh vững chãi, thế thôi họ dừng ở đó. Rất nhiều người phương Tây học thiền chỉ mang khái niệm là phục vụ đời sống con người sao cho hạnh phúc, sao cho bình an, sao cho giải quyết được những rắc rối của cuộc đời, sao cho cái cơ thể này bớt bệnh hoạn, sao cho cái tinh thần này đừng có rối rắm sáng một chút, sao cho cái tâm linh của mình nó không có u u mê mê trong những cái mê tín dị đoan.

Thưa các bạn, đó chính là những bước đầu rất cần thiết trong cuộc sống của chúng ta, thiền đơn giản chỉ có vậy, đừng nghĩ thiền quá cao, bước một cái tới cung trời mà chẳng qua một cái bước một, bước hai, bước ba, bước bốn. Các bạn nhất định đã nghe cái người không đủ tiền mà thích xây cái nhà lầu cao cho nên chẳng xây trần móng chỉ xây mấy cái cột rồi xây cái tầng cao nhất cho nó  cao ngất ngưỡng ở trên trời, cao hơn người bạn có cái nhà hai ba tầng. Chúng ta, người Á Đông thích cái chiều cao của trí tuệ nên xây cái ngôi nhà trí tuệ cao ngất ở bên trên mà không có nền tảng vững chãi của sự giải quyết đời sống thường cho bình an, hạnh phúc lấy gì mà có thể vươn lên cái tầm cao của trí tuệ đó, khi ở dưới toàn là một rổ hỏng của bùn lầy nhơ, nhớt, ác nghiệp, các bạn!. Thiền là tốt, đúng, ai học thiền cũng được, bạn không ngồi được lâu, bạn đi, bạn đứng, bạn ngồi, bạn ăn, bạn nói, bạn uống, bạn sinh hoạt hằng ngày, bạn chỉ cần bạn biết được bạn đang nói gì, đang làm gì, đang tương tác cái gì, đang suy nghĩ cái gì, đang sinh hoạt như thế nào và mang tất cả mọi cái sinh hoạt đời thường của cái sự biết đó hướng tới sự cao thượng thì đó gọi là thiền đưa đến sự thanh tịnh hóa thân tâm để giúp cho bạn an lạc và hạnh phúc còn cái biết của bạn là cái biết nhưng chẳng hướng tới đời sống cao thượng mà vùi đầu vào trong bất thiện, cái biết của bạn cũng vẫn còn tốt đấy nhưng cái hậu quả trong cái sự vùi đầu nơi tăm tối ấy là tai họa, là nghịch cảnh là xui xẻo, những sực bất trắc trong cuộc đời sẽ xảy ra.

Cho nên thiền mà đức Phật dạy là tìm ra viên dạ minh châu, nhận ra tánh Phật, mà tánh Phật chính là trí tuệ. Thiền trí tuệ ứng dụng được mọi nơi mà đã gọi thiền chẳng phải là ngồi một chỗ cứng như tượng Phật, tượng Bồ Tát được làm bằng đá ngàn năm không di dời mà thiền là gì, là biết được các pháp ác, các pháp thiện mà lấy hơi thở chánh niệm như Phật dạy để giữ cái tâm trụ lại nhìn cho rõ không bị lung lay, hay nói rõ hơn thiền bằng chánh niệm hơi thở quán chiếu tình thương trí tuệ, tỉnh giác để giúp cho chúng ta nhận ra viên dạ minh châu, tánh Phật với chúng ta, cái đề mục như vậy giúp ta quay trở về bởi vốn tịnh sự vận hành của não bộ luôn luôn tương tác bên ngoài và bên trong để tạo ra những cái luồng suy nghĩ, đó là những hiện tượng rất bình thường, chẳng chi mà cần phải tiêu diệt, triệt tiêu, xua đuổi, ngăn chặn những cái suy nghĩ của mình, suy nghĩ tới đó là chuyện bình thường, không ai trong chúng ta, chỉ sợ rằng không ai trong chúng ta hiểu được và từ đó và nói rằng thiền là không có một tư tưởng nào xảy ra, khởi lên, cứ nghĩ, thử suy nghĩ.

Giả sử trong chúng ta và ai đó trong tâm không khởi lên một tư tưởng nào làm sao mà sống? Trong cuộc đời khi vô vàn sự tương tác luôn luôn hiện diện trong cuộc sống, Phật dạy là tác ý, tức là phải khởi ý, Phật đâu dạy là phải tiêu diệt ý đâu, tác ý. Và Phật dạy thật rõ ràng ăn thua là sự tác ý như thế nào, thiền là tác ý đúng pháp, pháp Phật là pháp giải thoát, chuyển hóa đau khổ, pháp Phật là pháp lan tỏa yêu thương, hạnh phúc cho nhau, tác ý, khởi cái ý đó, tác chính là khởi lên cái ý đó, chủ động cái luồng suy nghĩ ý tưởng đó, Phật đâu dạy rằng ngồi thiền là tiêu diệt mọi ý tưởng, đừng nghĩ là thiền thành Phật, thành Thánh, thành Bồ Tát, hãy nghĩ đơn giản một chút thôi, thiền là tìm lại sự bình an, an lạc và sự sáng trong suy nghĩ và mọi hành động đều lan tỏa để san sẻ hạnh phúc, yêu thương, gỡ bỏ mọi hạnh phúc cho nhau. Thiền là như vậy. Tác ý, gặp ai cũng tác ý tức là gặp ai suy nghĩ cũng sáng suốt, đừng tạo nghiệp với họ, đừng làm họ khổ, đừng làm họ đau, đừng làm họ buồn, đừng làm họ tan nát trái tim của họ mà gặp ai ta cũng phải tác ý yêu thương, từ bi, trí tuệ, tỉnh giác, san sẻ, đồng cảm, bình đẳng, chân thành, cứ vậy thôi. Tức là ta khởi lên tư tưởng đó và ta thì thầm với mình để sự thì thầm đó như một sự chỉ đạo, hướng dẫn cho chúng ta làm theo những sự tác ý thiện như vậy gọi là thiền.

Bạn không cần phải ngồi cứng ngắt như ông tượng, bạn không cần phải thiết ngồi không được nhúc nhích, bạn không cần thiết là phải dẹp bỏ những cái tư tưởng suy nghĩ nhưng bạn cần phải khuyến khích tác ý tức là khởi lên những cái tư tưởng nhưng là tư tưởng thiện lành, yêu thương, từ bi, trí tuệ, tỉnh giác chứ đừng khởi lên tư tưởng tà ma, ủy mị, tham dục, tham ái, đắm chìm, nó khác. Trong ta vốn có những cái tư tưởng rất thiện, sáng như viên minh châu, trong ta vốn có những cái suy nghĩ vốn sáng như viên minh châu, quý giá như viên dạ minh châu, phải nhận biết điêu đó và thiền là như thế, ai cũng tập được, ai cũng tu được, dù cái não bộ có sản xuất ra hằng hà những cái tư tưởng lo ra thì ta chỉ cần cứ để nó tự nhiên bởi là vô thường, tới lui sanh diệt chẳng cần phải triệt tiêu, Phật dạy vạn pháp đều vô thường sanh diệt, là có sanh có diệt, nhận rõ vạn pháp đều sanh và diệt thì ta chẳng cần phải ra công tiêu diệt chúng mà ta chỉ cần tìm những cái tư tưởng tốt đẹp khi nó sanh ra, vận dụng trong thời gian mà nó vẫn đang tồn tại để ứng hóa vào cuộc đời cho vui, cho hạnh phúc là đủ, để khi nó diệt ta cũng đã ứng khi nó còn để có hiệu quả tốt trong cuộc đời, cứ như thế ta bắt kịp những cái luồng tư tưởng thiện và ứng hóa vào cuộc đời để khi tương tác trong xã hội này bằng lời nói, bằng hành động, bằng suy nghĩ đều cao thượng, thiện lành, đó gọi là thiền.

Nhưng trong Mật thiền ta dành một chút xíu ngồi tịnh lặn, hít thở vận hành cho đúng chẳng khác gì như chiếc xe chạy, ta ghé ngang qua cái trạm xăng để đổ thêm xăng, khi ngồi như Bảo Thành và các bạn hiện hữu trong giờ phút này hít vào thở ra, phình bụng hóp bụng và quán chiếu tâm từ bi, tỉnh giác nghĩa là ghé vào trạm xăng của tâm linh nơi Phật tánh, đổ thêm, đổ thêm xăng dầu của tình thương, của sự sáng và của sự thức tỉnh, cái loại xăng tổng hợp này khi đổ vào trong cái giây phút ta ngồi ghé ngang qua cái trạm xăng này, trạm nhiên liệu này, ôi các bạn ơi, sung sướng vô cùng bởi cái bình xăng sẽ được đầy, bởi cái thân tâm này sẽ đầy tràn năng lượng của ba thể loại nhiên liệu vi diệu là Từ Bi, Trí Tuệ, Tỉnh Giác trộn lẫn, trộn lẫn vào với nhau, dung thông vào với nhau, hòa tan vào với nhau để thấm nhuần trong từng cơ bắp, từng tế bào, từng giọt máu, luân lưu khắp châu thể, làm sáng sự suy nghĩ, làm khỏe cho cái thân và làm cho cái tâm linh không còn u mê nữa, ta đã đổ vào sức mạnh để tiếp tục ứng hóa viên dạ minh châu trên cái lộ trình đi về phía trước của kiếp người, thiền rất đơn giản. Trả lời ngắn hơn, thiền là tốt, đúng, thiền không thể ngồi yên bởi vì thiền không nhất thiết phải ngồi yên, thiền vẫn lo ra, được bởi vì thiền đâu cần triệt tiêu tư tưởng đâu, bạn vẫn ngồi thiền được theo như những gì Bảo Thành nói, ý theo Diệu Pháp Liên Hoa kinh phẩm Dạ Minh Châu.

Chỉ cần nhận diện ra rằng Phật đã chỉ cho chúng ta là một kẻ ăn mày tâm linh vô lượng kiếp qua. Nghèo! Nghèo! Nghèo! Nghèo quá! Khổ quá! Có Phật chỉ viên dạ minh châu, sờ vào cạp quần đi tức là hãy sờ vào hơi thở của Mật Thiền chánh niệm, hãy sờ vào sự quán chiếu của tâm từ bi, hãy sờ vào sự quán chiếu của trí tuệ thấy vô thường khổ và vô ngã, hãy sờ vào sự quán chiếu của tâm tỉnh giác, như thế viên dạ minh châu của chúng ta tỏa sáng ba màu từ bi, trí tuệ, tỉnh giác, cũng có thể gọi là Tam Bảo Phật Pháp Tăng. Nương vào ba ngôi báu, nương vào ba nguồn ánh sáng vi diệu của từ bi, trí tuệ, tỉnh giác dạ minh châu nhận ra được tiếp nhận và ứng dụng vào đời sống, nơi văn phòng, nơi hãng xưởng, dù bạn là thủ tướng, tổng thống, dù bạn là người có quyền chức cao như thế nào hoặc chỉ là người nông dân bình thường có hàm vị học vị hay không có học vị kiến thức thì viên dạ minh châu của từ bi, trí tuệ, tỉnh giác luôn luôn có trong bạn và bạn đều có thể ứng dụng vào trong cái đời sống mà bạn sinh ra và đang sống trong môi trường ấy để tỏa sáng những ước mơ của bạn và thành tựu được sự an lạc, hạnh phúc, thiền là như thế nhưng công hạnh Mật Thiền ngồi như vậy là như Bảo Thành nói chỉ ghé ngang trạm xăng để đổ thêm nhiên liệu và hãy nhớ trạm xăng không có cố định đâu, ở trên mặt đất có những trạm xăng cố định phải ghé ngang để đổ nhưng khoa học kĩ thuật ngày nay đã phát triển quá cao rồi, máy bay đang bay trên trời tất là đang chuyển động đó, mà người ta còn có thể đổ xăng vào máy bay, có những trạm xăng di động, máy bay đang bay ở trên không cần đổ xăng, có trạm xăng di động là một cái máy bay khác bay ở bên trên và rồi họ có cái vòi bắt xuống cái bình xăng của máy bay dưới và đổ xăng tiếp nhiên liệu.

Thiền là một sự di động trong cuộc đời đi, đứng, nằm, ngồi, ngủ, đủ mọi trạng thái, ta có cái trạm xăng di động của Chư Phật và Bồ Tát luôn luôn sẵn sàng tiếp hiện, ban rải nhiên liệu xăng dầu đầy đủ để tỏa sáng viên dạ minh châu cho chúng ta, đó là năng lượng từ bi, rải năng lượng, rải tâm từ, rải trí tuệ, rải sự tỉnh thức. Phật là trạm xăng di động muốn ghé tới mỗi cuộc đời của chúng ta trong tất cả mọi hoàn cảnh và trong tất cả mọi khung giờ thời gian của sinh hoạt đời thường của con người, chỉ cần ta biết tiếp nhận năng lượng của trạm xăng di động nơi Phật và Bồ Tát, thế là ta vẫn bay bay trên bầu trời thật cao. Để chạm vào những tinh cầu thật sáng, để tiếp nhận những ánh sáng của trí tuệ. Bạn ơi! Bạn không cô đơn và hãy nhớ bạn đều tập thiền được, đừng cứng ngắt và đắm chìm trong những huyền thoại như thiền đã được ghi chép, thiền phải như vậy, thiền phải như kia, rõ rang thiền là nhận biết ta có viên dạ minh châu, dạ minh châu ám chỉ rằng ta có trí tuệ, ta có từ bi, ta có tỉnh giác, nhận biết ra rằng trong ta có từ bi, trí tuệ và tỉnh giác và lấy cái hơi thở vào ra trong chánh niệm để khai thác cái viên dạ minh châu từ bi, trí tuệ, tỉnh giác ứng dụng vào trong mọi tạo tác cuộc sống để có an lạc và hạnh phúc, đó chính là thiền, là bước đầu tiên và đó cũng là bước rất cần thiết để thành tựu cao hơn sau này nhưng không ai có thể thành tựu ngôi vị cao thoát khỏi sanh tử luân hồi mà không đặt chân trên bước nền đầu tiên của từ bi, trí tuệ, tỉnh giác tuy là đầu tiên nhưng cũng là bước cuối cùng thoát khỏi sanh tử luân hồi, thiền mang ý nghĩa đó và rất dễ dàng thực tập, cảm ơn các bạn nghe! Giờ chúng ta trở về với hơi thở của chánh niệm.

Thưa Phật! Chúng con là kẻ ăn mày từ vô lượng kiếp qua, lênh đênh trên cái bể khổ, chìm nổi hoài trong u mê, nay nghe và hiểu được Phật đã chỉ cho chúng con thấy viên dạ minh châu để không còn là kẻ ăn mày tâm linh vất vưởng từ kiếp này qua kiếp sau, xin gia trì cho chúng con tinh tấn nổ lực đúng mức để có được chánh định vững chãi như thái sơn. Trong công hạnh tu tập Mật Thiền để tỏa sáng viên dạ minh châu của trí tuệ, từ bi, tỉnh giác. Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào quán chiếu thân tâm tổng trì mật ngôn, tiếp nhận năng lượng, tỏa sáng yêu thương.

Mu A Mu Sa

Nam Mô Tamô Tamô ĐaRaHoang

Ma Sa Ốp Uê

(7 biến)

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts