Search

3159. Người thân lừa gạt tiền và chửi là ngu, con cảm thấy đau khổ và giận sôi máu, làm sao tha thứ?

Bảo Minh đánh máy

Mô Phật!

Bảo Thành kính chào quý Thầy, quý Sư Cô cùng tất cả các bạn đồng tu trên kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn và các kênh Facebook các bạn chia sẻ.

Giờ đồng tu đã tới, mời các bạn đồng quy ngưỡng về ba ngôi Tam Bảo để chúng ta bắt đầu đồng tu.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Chúng con nguyện mười phương chư Phật ban rải năng lượng tình thương xuống cho mọi loài chúng sanh và gia trì cho chúng con đủ định lực tự đứng dậy thắp đuốc tuệ để thể nhập vào tâm Tỉnh giác, quán chiếu và thấy rõ các pháp là Vô thường, là Khổ, là Vô ngã. Chúng con cũng đồng nguyện cho Cửu Huyền Thất Tổ, ông bà cha mẹ, những người yêu thương của chúng con đã quá vãng nhiều đời được siêu sanh tịnh độ và thành tâm nguyện cầu cho cha mẹ hiện tiền tăng long phước thọ, bệnh thật tiêu trừ, phiền lão đoạn diệt, tinh tấn tu học, tin sâu vào nhân quả. Nguyện cho thế giới hòa bình chấm dứt chiến tranh, chúng sanh an lạc.

Xin chư Phật từ bi chứng minh.

Mời các bạn ngồi xuống buông thư đặt tay phải vào lòng bàn tay trái, hãy ngồi theo tư thế phù hợp kiết già, bán già hoặc một tư thế nào đó mà thân của chúng ta được tự tại, buông lỏng toàn thân giữ lưng và cổ cho ngay ngắn trở về với hơi thở Chánh niệm hít vào thở ra chậm rãi nhẹ nhàng. Hít vào phình bụng thở ra hóp bụng chậm rãi như con rùa. Trong Mật Thiền Chánh niệm hơi thở là gốc để tâm quán chiếu tâm Từ bi tâm mầm hạnh phúc vốn có trong ta.

Và tâm quán chiếu Trí tuệ để thắp sáng, quán chiếu sự Tỉnh giác để tỉnh thức.

Mật ngôn Từ bi: Mu A Mu Sa

Mật ngôn Trí tuệ: Nam Mô Tà Mô Tà Mô Đa Ra Hoăng

Và Mật ngôn Tỉnh giác: Ma Sa Ốp Uê

Sẽ giúp cho mỗi người chúng ta đón nhận được thật nhiều năng lượng trong Chánh niệm của hơi thở.

Giờ đây hãy buông xuống tất cả và bắt đầu hít vào bằng mũi phình bụng ra thở từ từ hóp bụng vào quán chiếu thân tâm đón nhận năng lượng và tổng trì Mật ngôn:

Mu A Mu Sa

Nam Mô Tà Mô  Tà Mô Đa Ra Hoăng

Ma Sa Ốp Uê

(7 biến)

Mô Phật! Các bạn đồng tu thân mến! Chúng ta vào những dịp cuối năm này, luôn luôn có nhiều sự va chạm để rồi hao tốn năng lượng hoặc đôi khi cũng bị tiêm nhiễm những nguồn năng lượng bất tịnh, tiêu cực làm cho đời sống lộn xộn khó chịu. Ngày qua ngày lại đan xen giữa những cái cảm xúc vui, buồn, sướng, Khổ, an lạc, phiền não, khó chịu và dễ chịu mà chúng ta không tự chủ được hoặc chuyển hóa kịp thời. Nó xâm nhập vào đời sống lúc nào không hay để bất chợt hằng ngày ta thấy buồn, thấy khổ hoặc vui sướng nhưng chỉ trong chốc lát rồi tiêu tan. Ta vẫn nói với nhau hoặc tự nói cho bản thân mình biết phải luôn luôn tỉnh táo để trực diện với những điều xảy ra ở trong đời, phải luôn luôn tỉnh táo để nhìn thấu những hiện tượng xảy ra mà có sự quyết định trong tư duy, suy nghĩ chín chắn để bớt đi những cái lầm lỗi sai trái, để bớt đi những sự việc may rủi không hay xảy ra cho chúng ta. Phải tỉnh táo, phải rất tỉnh, phải bình tĩnh, phải bình thản đó là những câu ta an ủi hoặc tự nhắc nhở mình khi có sự cố hoặc những sự việc xảy ra rồi. Chắc chắn trong các bạn đã từng tự nhắc nhở bản thân của mình là phải tỉnh táo thôi, phải bình tĩnh, bình thản. Đếm ngược dòng thời gian, thật nhiều chúng ta đã từng nhắc đi nhắc lại những cái điều như vậy nhưng hình như ngựa quen đường cũ ta vẫn u mê, ta vẫn không tỉnh táo, ta vẫn không sáng suốt. Ta vẫn không bình thản, bình tĩnh khi sự cố sự việc xảy ra đầu óc cứ bối rối, tinh thần thì loạn và cái kết sau đó ta lại buồn, lại khổ, lại đau. Trong chúng ta nhất định nhiều người đã từng trải qua những điều như thế. Khi đồng tu hoặc khi đi vào sự tu chuyên sâu hơn để định tỉnh cuộc đời, để mà tỉnh, để mà thức, để mà sáng suốt chỉ còn có con đường tu tập, tu luyện mới thành tựu được. Chẳng ai ban cho, chẳng ai hiến tặng, chẳng ai trao cho ta điều đó. Đức Phật gọi đó là Trí tuệ. Và một trong những điều Đức Phật không thể làm tức là cho ta Trí tuệ nhưng có thể khai thị, thắp sáng Trí tuệ cho ta nhưng không thể ban, ta phải tự đứng dậy. Sự tỉnh thức, sự tỉnh giác, sự bình tĩnh và bình thản mới đưa tới sự an nhiên. Trong mọi nghịch cảnh của cuộc đời, công hạnh tu rất cần. Nếu chạy ngược chạy xuôi tới các đền, đình, miếu, chùa chiền, am, thất để cầu xin ai đó đấng nào đó thần linh, thánh hoặc Phật, Bồ tát hoặc các Bậc Thiện Trí thức giác ngộ cho ta thì quan niệm ấy đã sai với lời của Phật dạy. Ta nghe, ta hiểu lời Phật dạy và cuối cùng phải đi đến sự thực hành thì gọi là thực chứng, chứng và ngộ. Chứng thấy rõ ràng qua trải nghiệm để ngộ ra chân lý.

Mật Thiền Song Tu, Chánh niệm của hơi thở có cái sức mạnh phá tan vô minh, tăng trưởng cái năng lượng tích cực để giữ cho chúng ta bình thản, bình tĩnh, thư giãn, an nhiên trước mọi nghịch cảnh của cuộc đời và tăng trưởng thêm cái sự sáng suốt nhìn rõ, quán chiếu để giải quyết mọi vấn đề.

Mật ngôn: Ma Sa Ốp Uê là một mật Pháp của chư Phật truyền dạy qua các Phật Tổ xưa. Mật ngôn này có ý nghĩa là quán chiếu tâm Tỉnh giác. Tâm Tỉnh giác của chúng ta như mặt trời không bao giờ tắt lịm, không bao giờ u mê, nhưng thoảng thoảng trong cuộc đời từ vô lượng kiếp cho tới nay ta tạo nhiều ác nghiệp như mây mù, như mây đen, như sương mù bao kín một vùng làm cho ta không nhận ra sự Tỉnh giác. Quán tâm Tỉnh giác là trở về với bản lai thanh tịnh luôn luôn tỉnh thức của ta.

Mật ngôn: Ma Sa Ốp Uê giúp cho chúng ta tiếp nguồn năng lượng từ Phật từ các Bậc Giác ngộ qua chính cái hơi thở Mật Thiền Chánh niệm và qua công hạnh đầu tư trong tu luyện của mỗi người hàng ngày. Rất đơn giản nhưng vi diệu, rất đơn giản nhưng không phải là chuyện giỡn đùa đâu. Nếu bạn thực tập bạn sẽ thấy được cái công năng này vi diệu. Công hạnh tu của Mật Thiền hơi thở Chánh niệm của Mật ngôn Ma Sa Ốp Uê sẽ đưa bạn trở về với trạng thái tỉnh thức. Và công phu ấy nếu được tu luyện đúng thì sự tỉnh thức của bạn sẽ kéo dài và rồi nếu bạn cố gắng tu thì sự tỉnh thức sẽ hiện diện trong mỗi giây mỗi phút, mỗi hành vi tạo tác, mỗi một thời khắc của hơi thở vào ra khi bạn còn hiện diện trong hiện tại. Tích lũy năng lượng tỉnh giác này bạn sẽ nhìn rõ, bạn sẽ dần nhìn thấu và bạn có cái khả năng buông bỏ những điều không cần thiết để gọn gàng hành trang bước về phía trước một cách nhẹ nhàng không nặng nề. Ai cũng muốn sự thoải mái, ai cũng muốn sự nhẹ nhàng nhưng chúng ta cứ vác vật cồng kềnh trên vai những thứ không cần thiết. Những cái tánh sân tham mê muội để mù loà quờ quạng trong tâm thức phiền não đau khổ rồi rên, la. Hãy buông xuống để buông, hãy thấu để thấu, phải nhìn cho rõ và cái nhìn rõ để thấu suốt mà buông phải là cái nhìn của sự tỉnh giác, phải là cái nhìn của công hạnh tu tập Ma Sa Ốp Uê Mật ngôn quán chiếu tâm tỉnh giác. Đức Phật các vị Bồ tát là các Đấng Tỉnh giác. Quán tâm Tỉnh giác là quán hằng hà sa số chư Phật, chư Bồ tát tận hư không Pháp giới. Thể nhập vào tâm Tỉnh giác là thể nhập vào với mười phương chư Phật Bồ tát, thể nhập vào những năng lượng bao trùm vũ trụ xóa tan đi những cái cột đen của ác nghiệp, những mây mù, những sương mù mây đen bất thiện nhiều đời tạo ra. Rất hay! Nếu bạn tu bạn sẽ có cái sức mạnh vững chãi đứng vững khi bị lăn xuống những con dốc đau đớn phiền não cuộc đời, khi bị nhấn chìm vào con sóng của dòng thác chồi sụt trong những cảm xúc xảy ra hàng ngày. Hơi thở vào ta biết vào phình bụng, hơi thở ra ta biết ra hóp bụng tổng trì mật ngôn, đón nhận năng lượng, gắn kết với chư Phật để được tỉnh thức. Thay vì chúng ta nói phải bình tĩnh, phải tỉnh táo thì chúng ta nói: Ma Sa Ốp Uê. Nói, tụng, trì không khác chỉ cần chiêm nghiệm quán chiếu. Quán chiếu tức là suy nghĩ, tư duy tức là suy nghĩ Chánh tư duy quán chiếu, không khác gì cái ý nghĩa là suy nghĩ về sự tỉnh giác để được tỉnh thức. Như chúng ta suy nghĩ và nói với mình: “Hãy tỉnh táo! hãy tỉnh táo! Hãy bình tĩnh! hãy bình tĩnh!” thay vì chúng ta nói một mình là “tỉnh thức tỉnh táo” nay chúng ta hòa nhập vào với phạm âm của chư Phật, với năng lượng của chư Phật chư Bồ tát. Ta không còn nói một mình nữa và chư Phật chư Bồ tát hoà chúng pháp âm vi diệu Ma Sa Ốp Uê để chúng ta có sự cộng nghiệp năng lượng thanh tịnh tuyệt đối của những Bậc Giác ngộ, thừa hưởng cái năng lượng đó nương vào năng lượng đó ta tỉnh thức, ta tỉnh giác. Ta cứ quên, tu là nhắc nhở để đừng quên và để không bao giờ quên phải thực hành và để đi đến sự chứng đắc ta phải công phu thực hành rõ ràng. Sự trải nghiệm đó, chứng nghiệm đó ta ngộ ra: À! Vậy mà ta không biết ta có cái năng lượng tỉnh giác vốn có nơi ta.

Có bạn đồng tu hỏi: “Người thân lừa gạt tiền và chửi mình ngu. Mỗi khi nhìn thấy người thân ấy, sôi máu sùng sục chịu không nổi, làm sao mà tha thứ được?” Thực tế quá thực tế một câu hỏi rất thực tế trong đời thường của Bảo Thành và các bạn luôn luôn xảy ra. Đã bao nhiêu lần có bao nhiêu người trong chúng ta đã bị người ta lừa gạt tiền? Người thân, người ngoài, hoặc những người quen biết rồi khi cần họ chửi ngu? Họ chửi nặng dữ lắm, gặp là muốn nhào vô rồi, sôi máu sùng sục kềm sao được?

Các bạn chắc chắn không nhiều thì ít đã trải qua cái cảm giác như vậy? Làm sao tha thứ? Mình tu là để có cái công lực, có cái định lực đương đầu với giây phút này đây. Có câu nói: “Tu ba năm sài có một giờ” Có nghĩa là chúng ta tu thật lâu nhưng cái ứng để xử dụng vào trong những trường hợp ấy đôi khi chỉ có một giây thôi. Nhưng một giây ứng dụng cái công phu tu tập để thoát qua, để vượt qua, để chuyển hóa, để giữ vững để an lạc và hạnh phúc. Đó là sự căn thức của tâm Tỉnh giác Ma Sa Ốp Uê .

Tha thứ làm sao?

Hãy nhìn đi trong xã hội này biết bao nhiêu người vì mưu sinh, vì cuộc sống, vì miếng ăn, manh áo, họ không có khả năng hoặc vì một lý do nào đó họ không thể tạo ra được. Nhiều lý do hoàn cảnh kinh tế, tri thức hay lười biếng để rồi sanh tâm tìm đủ mọi cách khai thác lòng trắc ẩn của những người thương yêu, những người gần gũi mượn tiền quỵt luôn rồi còn chửi người ta ngu.

Nếu ta là người bị gạt như vậy? Đầu tiên phải thương xót những người kia, mở lòng thương xót với họ vì những người ấy vì tiền, vì danh lợi để sống mà quên tình nghĩa cho nên thương sót họ. Nguyện cho họ đừng như vậy mà đánh mất nhân cách và đạo đức. Ta hồi hướng cho họ bởi thấy tội nghiệp. Họ đã đánh mất đạo đức và nhân cách rồi. Nghĩ thêm cũng ngay chỗ đó và vui mừng vô cùng rằng: Chúng ta đã không vì tồn sinh kiếm sống, không vì tiền, vì lợi danh, không vì nghèo khổ và không bị rơi vào hoàn cảnh như họ để đánh mất cái nhân cách đạo đức. Ta vẫn còn đầy đủ phước báu để có dư cho họ mượn, để có thể gom góp, dành dụm, chắt chiu từng chút cho những người thiếu thốn mượn. Cách nhìn như vậy tức là suy nghĩ mà sự suy nghĩ như vậy người nhà Phật gọi là: “Chánh tư duy”. Suy nghĩ chín chắn, suy nghĩ đúng, ta sẽ thoát ra khỏi sự ràng buộc của căm phẫn, của tức giận. Người ta đã không thể “Đói cho sạch, rách cho thơm” Họ đói mà dơ bẩn cái tâm lừa gạt. Họ rách mà hôi mùi tham lam. Thêm chút nữa lại nghĩ về ta thật đầy đủ phước báu. Ta đói mà ta sạch, ta rách mà ta thơm” Mừng lắm! mừng cho mình thương xót cho họ, chuyển sự suy nghĩ theo hướng đó lòng ta nhẹ nhàng thấy thênh thang, cộng thêm nhìn sâu suy nghĩ về sự tỉnh táo, sự tỉnh giác quán chiếu tâm tỉnh giác Ma Sa Ốp Uê có sức mạnh diệu kỳ để nhận rõ để mỉm cười. Chỉ vậy! Họ vì mưu sinh kiếm sống hoặc vì một hoàn cảnh nào đó mà “Sách cũ không giữ được cái lề” để cho nó nhăn nhúm. Cuộc đời chúng ta dù sao đi nữa thì ông bà dạy: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Đừng vì mưu sinh chiếm lợi tiền để tồn tại sống mà ta đánh mất cái nhân cách đạo đức mà Tổ truyền từ Cửu Huyền đến ông bà cha mẹ giáo dưỡng chúng ta. Cái gì cũng có thể mất nhưng không thể mất nhân cách và đạo đức. Ta bị họ lừa gạt cũng chưa mất nhân cách và đạo đức. Ta bị họ chửi ngu nhưng thương xót và nhận ra mình có đủ phước báu. Suy nghĩ một cách tích cực như thế, tâm bắt đầu sẽ bình tĩnh. Hít vào thở ra chậm rãi trong những giây phút trầm lắng suy nghĩ như vậy, nhưng không sao ta sẽ thành công. Suy nghĩ như vậy gọi là Chánh tư duy, suy nghĩ đúng. Suy nghĩ để thấy thương xót, thông cảm cho người, suy nghĩ nhận ra phần phước ta còn. Suy nghĩ để thấy rằng ta chưa u mê, ta chưa vì lợi, vì danh, vì tiền mà đánh mất nhân nghĩa đối với nhau. Suy nghĩ để nhìn rõ ta vẫn còn cái tình thương thương đến kẻ nghèo hèn túng bần. Thương đến những người thân khi cần giúp đỡ ta sẽ giúp đỡ  bằng tâm chân thành. Ta sẽ nhận ra ta vẫn còn kho tàng phước báu về vật chất tịnh tài, về tinh thần và đức hạnh, về tâm linh thật sáng. Sự suy nghĩ như vậy giúp cho chúng ta không bị sự phản bội, lừa gạt, chê bai, chửi mắng của họ dẫn dắt ta vào vùng tối. Sự suy nghĩ như vậy giúp cho chúng ta trụ vững trong cái phước báu của mình và mượn ngay những cái lời chửi bới, sự lừa gạt của họ để tăng trưởng phước đức và công đức. Hãy nhớ cái số tiền mà người ta lừa gạt thay vì nghĩ đau đớn thì ta phải nghĩ rằng số tiền đó ta đã chuyển hóa thành phước đức và công đức và cái tình thương đủ vậy ta tăng trưởng công đức đủ lớn để ta trưởng thành. Ta chuyển tiền mất đó không phải vì bị mất mà ta chuyển tiền vào kho báu và phước đức nơi cái lòng thật rộng bao dung và biết che chở, an ủi, san sẻ với những người túng thiếu, chẳng cần phải nghĩ đến sự lừa gạt, chửi bới của họ. Và nếu như nghe cái lời chửi bới của họ chê ta ngu mà ta thầm nghĩ ta đủ cái sức nghe qua cái nhĩ căn, qua cái lỗ tai không có bị chướng ngại bằng những ngôn từ thô thiển, thô ác. Ta sàng lọc trong suy nghĩ và lan tỏa bằng tâm tha thứ trong sự tỉnh giác Ma Sa Ốp Uê ta sẽ tha thứ được. Nhưng để làm được điều đó ta phải tu tập, ta phải tu luyện không thể tới lúc đó mới được nhắc nhở mình phải tỉnh táo, phải tha thứ cho họ. Không thể lên võ đài người ta đánh người ta đấm mà nói đỡ, đỡ, đỡ, đỡ, được đâu. Ta sẽ bị knock out. Ta phải văn ôn võ luyện thực tập hằng ngày đến khi lên đoạn đầu đài, lên thượng đài với những sự bất như ý ta vững chãi. Sự tấn công của những lời nói thô mãng, thô ác, độc hại, sự tấn công của sự lừa gạt ta đỡ được bằng tâm bao dung. Ta tránh né được bằng trí tuệ. Và mọi sự tấn công ồ ạt đó đều rơi rụng hết bởi ta có bước chân an lạc trong từng hơi thở và công hạnh thực chứng tu luyện. Tu luyện rất quan trọng, chẳng ai không tu mà thành tựu. Chúng ta nghe giảng pháp, chúng ta nghe chia sẻ để sách tấn đi vào công hạnh tu, để tha thứ được cho người thân mượn tiền lừa gạt, chửi chúng ta ngu. Hãy quán chiếu những điều đã nói và ngay bây giờ hãy thực tập Mật Thiền Chánh niệm hơi thở, hít vào thở ra quán chiếu tâm tỉnh giác Ma Sa Ốp Uê ta sẽ nhìn thấu. Khi tỉnh ta nhìn thấu được nhân duyên. Có một cái mà cần phải nhìn thấu cái chân lý từ nhân quả. Khi nhìn thấy cái nhân quả rằng: Ai tạo ra nghiệp, người đó sẽ phải chịu chẳng thể trốn tránh được. Ai tu người đó chứng. Mượn ngay nghịch cảnh để tu tâm Từ bi, tha thứ, yêu thương ta chứng ngộ được. Còn nếu họ không thấu nhân quả, họ làm bậy, họ sẽ chịu nghiệp quả. Nhìn sâu hơn nữa ta phải thấy rằng: Từ vô lượng kiếp xưa có thể ta đã tạo nghiệp chướng với họ, mượn mà chẳng trả nay ta phải hoàn lại. Đó là cách nhìn thấu đáo. Một cách nhìn nó rộng hơn nữa và nó thênh thang hơn trong cái Bồ tát đạo quán chiếu rằng: Từ vô lượng kiếp qua, ta tu với hạnh nguyện giúp đỡ người nghèo khổ, bần hàn mà chẳng nề hà sự phản bội, trách móc, chê bai, chửi bới. Nên ta có đầy đủ phước báu để san sẻ với những người túng thiếu dù họ phản bội, chửi bới, chê bai, nguyền rủa lừa gạt ta. Ta đã phát nguyện làm điều đó như hạnh của mẹ hiền Quan Thế Âm. Hai cách quán chiếu trong nhân quả này giúp cho chúng ta phấn khởi tinh tấn, giúp cho chúng ta hoan hỉ lắm.

  • Một là nợ xưa ta trả
  • Hai là ta đã phát nguyện trong kiếp trước giúp đỡ họ với tâm Bồ tát

Nên ta có dư phước báu để họ tới họ mượn. Ta có dư lòng từ bi để san sẻ. Ta có rộng lòng tha thứ để cho họ chửi, họ lừa gạt ta vẫn tự tại. Cách suy nghĩ này chính là “Chánh tư duy”. Tư duy là suy nghĩ. Suy nghĩ đúng gọi là Chánh – Sự suy nghĩ đúng. Suy nghĩ sai tiêu cực gọi là Tà tư duy. Đơn giản vậy đi đừng cầu kỳ chi, một sự đơn giản hóa nhưng không phải là đang giỡn. Đơn giản để thực chứng chứ đừng đơn giản mà như là đang giỡn để chúng ta không đi vào công hạnh tu. Chúng ta hãy nhớ được điều này hãy nhớ và luôn luôn nhớ.

Mời các bạn trở về với hơi thở Chánh niệm.

Hít vào phình bụng, thở ra hóp bụng, quán chiếu lòng bao dung, tâm tỉnh giác. Nguyện tha thứ cho tất cả những ai lừa gạt mình, chửi bới mình, phỉ báng mình. Nguyện lòng bao dung rộng lớn trong mỗi sát na, tổng trì Mật ngôn:

Mu A Mu Sa

Nam Mô Tà Mô Tà Mô Đa Ra Hoăng

Ma Sa Ốp Uê

(7 biến)

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn