Search

Tụng kinh buồn ngủ

A Di Đà Phật! bạch thầy khi con tụng kinh, mắt buồn ngủ, con cố gắng tụng, vậy có sao không ạ? Con xin tri ân công đức thầy

Mô phật, thứ nhất chúng ta buồn ngủ có nhiều nguyên nhân, sự việc xảy ra, có thể ta làm việc quá nhiều, thiếu ngủ, có thể ta mệt mỏi trong ngày, có thể là chúng ta thiếu nước, có thể môi trường ẩm ướt, nóng nực khó chịu nó làm cho nhiệt độ cơ thể của chúng ta thay đổi bất thường và từ đó đi đến sự buồn ngủ. Những điều đó rất bình thường, ai cũng bị. Các chư Tổ nói hồi xưa nếu buồn ngủ thì đi ngủ, nếu đói thì ăn, nếu khát thì uống, khỏe phải tu. Đó là cách chúng ta phải có sự chừng mực, canh vào giờ nào, đừng có làm mệt 8 tiếng 1 ngày nhào đầu vô tụng kinh tu tập, mệt ngủ ngay à. Mà phải hiểu được sức khỏe của ta, ở một thời khắc tụng kinh, nghe pháp hay tu tập, ít nhất nửa tiếng trước chúng ta có sự chuẩn bị, ăn uống nhẹ, uống nước, tắm một chút cho nó tỉnh người để đi vào sự học. Đừng lao đầu vào học mà không có sự chuẩn bị, tắm nhẹ một chút, nước mát sẽ làm cho chúng ta tỉnh, uống một chút nước cơ thể sẽ vận hành đầy đủ ôxy, bởi trong nước có ôxy, phân tích ra sẽ tăng trưởng ôxy cùng với hơi thở nhẹ nhàng cũng như có sự thư giãn. 30 phút trước khi chúng ta tu nên chuẩn bị như vậy, thì sự đồng tu hoặc tụng kinh đều tốt đẹp. Bây giờ hỏi nếu buồn ngủ tụng kinh có sao không? Đức Phật đâu ngồi đó để như một vị thầy bắt ta trả bài, để vừa trả bài vừa gật gù ngài phạt chúng ta. Chúng ta tụng kinh mục đích là hiểu, tụng tức là lập đi lập lại với âm điệu nhẹ nhàng để ta có thể nghe cho rõ lời ta đọc, thấy cho rõ chữ ta đọc, hiểu cho thấu lời, cái chữ ta đọc. Để làm gì? để ứng dụng vào đời sống. Tụng kinh không phải là trả bài với Phật, với Bồ Tát. Tụng kinh không phải để trả bài với Long thiên hộ pháp mà tụng kinh là thấy rõ cái chữ viết trong kinh, nghe rõ cái chữ ta đọc, và hiểu thấu ý nghĩa đó để ứng dụng. Cho nên nếu bạn yếu, bạn mệt, ngủ gật trong thời tụng kinh, phật không có như những vị giáo sư khó tính cầm cây khỏ lên tay, hoặc đánh lên trên đầu, bởi Phật không trả bài. Tụng kinh không phải trả bài, nói cho gọn hơn tụng kinh để chúng ta hiểu thấu ý nghĩa của lời dạy chư Phật ứng dụng vào đời sống. Lỡ ta có mệt ngủ gục trong thời tụng kinh chẳng tạo ra nghiệp, nhưng như vậy ta uổng thời gian, không sáng suốt, nhìn nhận ý nghĩa ứng dụng vào, chỉ mất thời gian mà thôi, cho nên các bạn hiểu rõ tụng kinh ngủ gật không có tội, không tạo ra nghiệp, chỉ mất thời gian bởi giờ đó ta không tỉnh thức hiểu thấu lời kinh tiếng kệ để ứng dụng vào đời thường. Nên có một sự chuẩn bị để trong thời khóa tụng kinh, tu học ta không bị ngủ gật, để thấu nghĩa được lời kinh, tiếng kệ, để hiểu thấu phương pháp đồng tu mang lại lợi lạc, tốt đẹp hơn. Hy vọng các bạn hiểu thấu được điều này, hãy cho mình nửa tiếng trước khi đọc kinh, đồng tu hoặc nghiên cứu đạo học để chúng ta giúp cho thân của mình không rơi vào trạng thái buồn ngủ, và giả sử như nếu bạn đang tụng kinh mà bạn buồn ngủ, không nhất thiết là cứ tụng nữa cho ngủ gục. Hãy đứng dậy uống một chút nước, đi kinh hành tụng kinh nhẹ nhàng, nếu bạn không thuộc thì cũng cầm cuốn kinh đó đi tụng. Mở cửa sổ ra cho gió lùa vào, hoặc có một chút gió lùa, uống một chút nước, rồi cầm cuốn kinh. Tụng kinh không cần thiết phải ngồi nghiêm trang nghiêm, chỉ cần tâm bạn thành kính trang nghiêm là được. Trong mọi tạo tác, đi, đứng, nằm, ngồi của bạn đều tụng kinh. Bởi tụng kinh là đọc để thấu nghĩa được lời Phật dạy mang vào ứng dụng. Chỉ ngoại trừ trong những thời khóa tu tập tại chùa, bởi Phật tử, đại chúng đông, tụ tập về cần có một thứ tự cho nên ta phải có sự cố gắng có sự chuẩn bị trước để khi ngồi xuống tụng kinh ta không ngủ gục, rồi những người đồng tu cảm thấy mà bị phiền não mà thôi. Hy vọng bạn hiểu ý của Bảo Thành. Cám ơn các bạn, Mô Phật.

Tham vấn Phật Pháp 6, https://youtu.be/evm1jfe-0y8

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts