Search

Tu Luyện Lòng Nhân Từ

Bảo Linh đánh máy

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Mu A Mu Sa.

Con Nguyện Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng đại từ đại từ đại bi đến muôn loài chúng sanh.

Bảo Thành kính chào các bạn. Chúng ta gặp nhau trên kênh Youtube Thất Bảo Huyền Môn, các bạn nhớ đăng nhập vào kênh để chúng ta giữ sự liên lạc với nhau online.

Các bạn thân mến. Lòng nhân từ của con người rất quan trọng, nó rất cần trong cuộc sống. Bởi nếu như thế gian này không có lòng nhân từ, chiến tranh sẽ triền miên, đau khổ sẽ đau khổ thêm, và giữa con người với con người luôn gây đau khổ tạo khổ cho nhau. Lòng nhân từ cần phải được nuôi dưỡng. Lòng nhân từ cần phải được giáo dục. Lòng nhân từ cần phải được huân tu khổ luyện. Lòng nhân từ thực sự phải công phu sớm tối. Bởi khi sinh ra, người ta có cả hai lòng: lòng nhân từ vốn có, nhưng trong ta cũng đã có lòng ác, tâm thiện và tâm ác, lòng nhân từ và lòng ác. Có chánh tâm và cũng có tà tâm luôn luôn hiện hữu trong cuộc tồn sinh của kiếp người. Nhìn, nhìn, nhìn cho rõ trong trái tim. Nhìn, nhìn cho rõ trong mỗi con người đang sinh sống. Hay ta nhìn rõ ta, ta mới nhận biết ra. Ta nhận biết ra đủ cách. Ta nhận biết ra thật rõ ràng ta có cả hai tánh: tánh thiện và tánh ác.

Lòng nhân từ và lòng gian ác nó luôn luôn đan xen như bóng với hình, nó như một cặp nó nhảy múa mãi trong cuộc đời. Nếu ta khéo thì ta biết đứng về bên lòng nhân từ để dìu dắt bóng của lòng gian ác kia cùng nhịp điệu với ta hướng tới điều thiện lương. Nếu ta không khéo thì bóng sẽ làm chủ, bóng gian ác, lòng gian ác sẽ làm chủ và biến thành ta để dắt dìu ta, để kiềm chế ta, để biến ta thành nô lệ trong lòng gian ác đó. Ác và từ, thiện và tà, hai cái chánh tà, thiện và ác nó luôn luôn cuộn tròn với nhau trong cuộc sống, ta phải có được Trí Tuệ, phải nhân mầm nhân từ, phải nhân mầm từ bi để sống, còn không ta dễ bị lôi cuốn vào cái ác của cuộc đời.

Các bạn thân mến. Có một câu chuyện kể rằng. Ở trong một xóm kia ven bên bờ rừng, người ta sống thật đơn thuần chất phát. Người người đều sống bởi nghề nông, nương náu với cảnh thiên nhiên rừng rú, sống hòa quyện với muôn loài. Sống gần gũi với ruộng đồng. Sống giao thoa với tình cảm giữa người và con người. Nhà nào có chuyện thì muôn nhà khác tới giúp đỡ, có vui thì cùng tới hưởng vui, có buồn thì cùng tới để chia sẻ, rồi cảnh giới thiên nhiên tự tại bầu trời quang đãng lòng người an vui. Thật là một thôn xóm tràn đầy sự hạnh phúc, năng lượng thánh thiện, năng lượng bình an. Thế nhưng có một lão phu, một hôm đi vào rừng chặt củi nhưng vô tình rớt xuống một hố sâu, lão phu này tìm mọi cách trèo lên nhưng không được, hố quá sâu. Lão phu trèo mãi trèo mãi cũng chẳng có phương tiện như dây như cây như búa để đào hang, đào hố. Hai bàn tay trắng không có gì hết, nên càng cố sức thì càng mệt hơn. Đến khi không còn sức lực thì nằm đó chờ chết. Rất may ở thôn làng đó, trong khu rừng mà người lão phu kia rớt xuống hố đó, có một con khỉ thật nhân từ. Con khỉ này đã từ lâu cứ đi gần gũi hái trái cây mang tặng những người dân sống ở đó, thường giúp đỡ các loài khác và giúp đỡ ngay cả loài người mà chẳng ai biết. Vì nó là thú, nó không dám gần gũi với con người nhiều. Có tâm từ để giúp đời, chỉ biết hái trái cây ở trên rừng đặt ở cổng làng để mọi người hưởng, chứ sao dám, dám lộ mặt ra, nguy hiểm vô cùng. Bởi con người đâu có biết có thể nó là khỉ nó là thú tổn hại đến sinh mạng. Khi biết vậy nó vẫn lầm lủi nhưng hoan hỷ an vui, hái trái cây trên rừng tặng cho bổn làng ở đó. Ai sáng nào cũng có trái cây ăn chẳng biết ai tặng ai cho. Thì may mắn của người lão phu rớt xuống hố tưởng chừng sắp chết đó, thì gặp chú khỉ nhân từ này phát hiện ra. Chú khỉ này mới trèo xuống tận hố sâu và nói với lão tiều phu: này lão tiều phu ta biết cách trèo lên trên bởi ta là khỉ. Lão chỉ cần ôm chặt sau lưng ta, ta sẽ đưa lão lên trên hố này để trở về nhà với thôn làng, với xóm làng, với gia đình. Lão tiều phu nghĩ qua nghĩ lại mới lẫm bẫm rằng ta là người có trí khôn, ta là người có trí tuệ, ta là con người thông minh. Còn ngươi chỉ là thú làm sao có thể giúp được ta. Từ sáng cho tới giờ ta tìm bao nhiêu kế sách, tìm tòi bao nhiêu phương tiện, lại còn dùng hết sức, vận hết trí tuệ của ta mà không thể thoát được. Ngươi chỉ là con khỉ là loài thú, đầu óc có là bao làm sao cứu ta được.

Các bạn thân mến, nhưng trong ít phút bởi sợ sẽ chết, dưới hố sâu không ai biết, kêu gào không ai nghe, ở trong rừng sâu các bạn ạ, mà lại ở dưới hố sâu thăm thẳm, tiếng kêu la có vang lên chẳng ai nghe. Mà cả ngày trời rồi đã khát nước, đã đói bụng, đã hết sức, đã khàn tiếng, chỉ còn biết thều thào suy nghĩ thì làm sao có sức để la để kêu để cứu. Làm sao còn sức để trèo lên hố. Cái hố này sáng giờ lần mò không qua nổi, sắp chết rồi, ông ta đánh liều tin con khỉ. Tuy rằng nó là loài thú nhưng hiện giờ tại đây, lúc nguy nan này chỉ có con khỉ và ta. Lão phu này mới bám vào lưng con khỉ, ôm chặt. Thế là khỉ có tánh leo trèo giỏi cõng lão tiều phu từng bước từng bước nặng nhọc, nặng nhọc trèo lên thoát khỏi hang sâu kia. Rồi con khỉ cũng mệt nhoài nằm ở gốc cây kia nghỉ, lão tiều phu cũng mệt nằm đó nghỉ. Nghỉ sau một giấc ngủ thật dài và bình yên, lão tiều phu thức dậy trước con khỉ, thấy con khỉ vẫn mệt trong lòng lão tri ân cảm ơn con khỉ đã giúp lão thoát ra khỏi cái hầm tối đen. Nhưng ở trong lòng của lão lại khởi lên một ý niệm: ta là tiều phu ở trong làng, ta cũng đã lớn tuổi rồi, con khỉ này cũng giỏi nếu ta còng cổ nó lại, bắt nó mang về trong thôn, là con vật của ta để ta sai khiến, để ta sử dụng, khi nó còn khỏe ta sẽ sai nó làm việc cho ta, khi nó yếu rồi ta làm thịt để ăn. Thế cũng là một công hai việc, trước là bắt mang về để phục vụ nuôi nấng mình, làm việc cho mình, để mình ngồi không, không phải vô trong rừng nữa, để mua vui cho mình sau này già yếu. Nếu mà khan hiếm, nó cũng là một con thú cho ta được nhiều thịt, thịt để nuôi thân. Và anh ta khởi lên ý đó thật là mạnh.

Và kính thưa các bạn, chuyện gì xảy ra đã xảy ra, việc gì tới đã tới.

Các bạn thân mến, cuộc đời của con người là thế. Cứu vật vật trả ơn nhưng cứu người người gây oán. Có lẽ trong cuộc đời khi ta gặp những chuyện mà chúng ta đương đầu hằng ngày, ta có tánh khí nghĩ rằng người thông minh thông thái và  kẻ kia đang đói chỉ là loài thú, hoặc là kiến thức thấp hèn như thú mà thôi. Chẳng thèm nghe chẳng màng tới, để rồi khi lần mò trong đêm tối lọt vào hầm sâu hố thẳm, bao nhiêu Trí Tuệ được gọi là của ta, bao nhiêu kiến thức được gọi là của ta, bao nhiêu sức lực tài giỏi được gọi là của ta cũng hao mòn trong giây lát. Và trong tận cùng của đêm tối, trong tận cùng của hố sâu thăm thẳm không thể thoát, vẫn còn có phước có một loài thú là con khỉ nhân từ xuất hiện, chứ còn như vô phước chẳng có con khỉ xuất hiện ta sẽ chết. Nhưng quý nhân là loài thú, hay phước báu để khỉ có tấm lòng nhân từ nghe được sự đau khổ của ta trong tâm thức mà tới cứu, ta có biết trả ơn thực sự hay không. Hay sau khi nghỉ ta khỏe, tinh thần đã sáng suốt tưởng chừng trở lại như xưa, thì lòng gian ác vốn dĩ đã ngủ ngầm ở trong tâm đã trổi dậy bao trùm suy nghĩ của ta, diệt trừ đi tánh thiện, lòng nhân từ của ta. Dể rồi ta đang tâm hãm hại con khỉ đã cứu ta trong cuộc đời. Bắt nó cột sợi dây tròng vào cổ nó, điều khiển nó, sai khiến nó, hành hạ nó cho đến chết rồi thịt nó để ăn.

Tâm gian ác, Đức Phật dạy là phàm phu trong sáu cõi luân hồi, chúng ta chưa chuyển hóa hết được nó. Nó như như là một người tri kỉ ngủ ngầm trong tâm thức. Nếu như chúng ta không khéo công phu rèn luyện, phát huy được lòng nhân từ của ta để sống, thì ta chẳng độ người, ta chẳng giúp được người, ta cũng chẳng độ được ta, ta chẳng giúp được ta, thậm chí ta còn hại người hại vật và ta hại chính những ai có lòng nhân từ giúp đỡ ta. Như lão phu kia đó, tưởng chừng như trong một thôn xóm bình dị an nhiên tự tại, nương nhờ vào thiên nhiên sống cảnh rừng núi, đồng ruộng, với mây trời với gió nước, tâm hồn có lẽ sẽ ngây thơ lắm. Đúng, họ là những con người chất phát thuần nông, khi con người bình an và hạnh phúc. Thế nhưng khi lâm nguy tự cứu không được mà con khỉ cứu, thì chính trong giây phút trở lại được với cuộc sống trong cõi sinh tử đó. lòng nhân từ đã biến mất. Khi bên cạnh ta là một con vật nó có tài, nó khéo léo, nó có thể sử dụng được để làm công cho ta thì lòng tham, lòng gian các của ta đã đè bẹp lòng nhân từ. Để rồi từ đó niệm gian ác khởi dậy và chính lúc đó ta đã biến thành gian ác ra tay để mà sai, để mà tròng cổ những ân nhân, những quý nhân, những con người đã từng giúp đỡ ta thoát khổ trong cuộc đời.

Các bạn ơi, làm sao chúng ta có thể chuyển hóa lòng gian ác để phát triển lòng nhân từ. Đức Phật vẫn khuyên con người thực tập những Pháp rất đơn giản, đơn giản nhưng diệu kì, đơn giản nhưng màu nhiệm, đơn giản nhưng thần thông. Để mỗi người chúng ta làm chủ được lòng nhân từ và chuyển hóa được lòng gian ác, thì chúng ta sống biết tri ân, sống trong an lành, sống biết san sẻ. Để có được điều đó ta thực tập hơi thở chánh niệm hít vào thở ra, thở ra hít vào. Trong khi hít vào ta rải tâm từ, thở ra ta cũng rải tâm từ đến muôn loài. Bởi phương thức hơi thở chánh niệm rải tâm từ này sẽ nuôi dưỡng lòng nhân từ và chuyển hóa lòng gian ác. Để khi lỡ trong cuộc đời xảy ra muôn chuyện thì quý nhân là con khỉ khi tới chúng ta biết tri ân và đồng hành với nó trên con đường độ nhân cứu thế.

Cảm ơn các bạn đã nghe.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Mu A Mu Sa.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts