Search

Tiên Nữ Và Khất Sĩ

Bảo Thành kính chào các bạn trên mạng Youtube Thất Bảo Huyền Môn

Sống để chiêm nghiệm ý nghĩa của cuộc đời. Sống để cảm nhận những điều tốt đẹp, cao quí, và những điều tốt đẹp cao quí đó luôn luôn đến với chúng ta và thể hiện qua cảm xúc vui buồn, hạnh phúc. Tư tưởng suy nghĩ, những, dòng suy nghĩ đó cũng mang lại cảm xúc, suy nghĩ và cảm xúc có sự liên kết chặt chẽ.

Các bạn thân mến, bởi từ đó có biết bao nhiêu nhà bác sĩ nghiên cứu về tâm lý hoặc tâm thần học, đã thấy được sự liên hệ mật thiết giữa tư tưởng tâm trạng của não bộ, ảnh hưởng đến cảm xúc của con người như thế nào. Và ngược lại tư tưởng, suy nghĩ như vậy tạo ra cảm xúc, rồi cảm xúc ảnh hưởng ngược lại với suy nghĩ, nó có sự giao thoa hai chiều, có thể khởi dậy từ suy nghĩ hay có thể bắt nguồn từ cảm xúc khi đến trong cuộc đời.

Con người thật là lý thú, phải không các bạn. Bởi vì chỉ đi theo cảm xúc và tư tưởng, suy nghĩ và cảm xúc, thì chúng ta đã thấy nó như cả một khu rừng nhiều cây nhiều lá, nhiều thể loại, như một thế giới mênh mông muôn điều kỳ diệu cảm xúc và tư tưởng.

Các bạn ơi, có một vị Khất sĩ trẻ thời Đức Phật, được Đức Phật giáo dưỡng và dạy cho làm một vị Tỳ kheo, đệ tử của đấng tuyệt đối thanh tịnh và giác ngộ. Vị Khất sĩ này từ bỏ cuộc đời, từ bỏ tất cả để đi theo Đức Thế Tôn.

Trên con đường hành trình theo lời khai thị của Đức Thế Tôn, vị Khất sĩ trẻ này đã tìm được hạnh phúc. Thế rồi một hôm, vị Khất sĩ trẻ ra bờ sông để tắm, dưới dòng sông tươi mát có sự giao thoa với cảm xúc của con người, đang bị nóng bức giữa trời đất và dòng nước mát của sông, làm cho tâm hồn của vị Khất sĩ trẻ cảm thấy hạnh phúc vô bờ, giữa sự tương tác của cơ thể con người, tư tưởng cảm xúc thiên nhiên tự tại, nên trong lòng hoan hĩ, cười nói không nguôi, chung với dòng nước đang xuôi ngược ở dưới dòng sông kia.

Bỗng nhiên có một vị chư tiên hiện xuống và hỏi rằng: Này Thầy ơi, sao Thầy còn quá trẻ, Thầy còn rất trẻ, tuổi đời còn trẻ, tướng mạo lại đẹp, biết bao nhiêu mộng tưởng tốt đẹp đang chờ, biết bao nhiêu ước vọng đang chờ và biết bao nhiêu những điều Thầy có thể làm được trong cuộc đời, Thầy có thể hưởng được tất cả mọi thú vui. Các bạn, các bạn nghĩ sao về câu hỏi này. Nhưng vị Khất sĩ kia mới suy nghĩ một chút, trong lúc đang suy nghĩ, thì vị Tiên nữ đó lại tiếp tục hỏi rằng: Này vị Khất sĩ trẻ kia, Thầy còn trẻ lắm, tại sao lại bỏ đi năm thú vui dục lạc của cuộc đời, để mà xuống tóc, bỏ đi mái tóc xanh, tại sao, tại sao không hưởng dục lạc trên đời. Sinh ra làm người dục lạc có gì đâu mà phải khước từ chạy trốn, vị tiên nữ nói đi nói lại. Suy nghĩ một hồi vị Khất sĩ trẻ trả lời: Tôi theo Đức Phật bậc giác ngộ vô thường đã dạy, những gì tôi theo Ngài học và làm, không phải là để đi tìm tất cả những thú vui dục lạc ở đời. Vị Tiên nữ kia nói rằng: Thầy từ bỏ mọi điều ở cuộc đời, đi tìm thú vui trong sự tịch tĩnh như vậy chẳng qua là một thứ dục lạc phi thời không đúng, không tốt đâu, hãy trở lại sống bình thường đi. Nhưng vị Khất sỉ trẻ kia trả lời: Không, không, không, lời của Đức Phật dạy là lời của bậc giác ngộ, bỏ năm dục lạc ở trên đời là bởi vì nhìn thấy nó, cho nên khi từ bỏ như vậy, không phải từ bỏ dục lạc mà tăng trưởng lạc trong sự thanh tịnh, chẳng phải đi ngược lại cuộc đời đâu, vị Tiên nữ đó không chấp nhận, do vậy vị Khất sĩ trẻ đã mời Tiên nữ đó đi đến gặp Đức Phật, khi diện kiến Đức Phật đã nói với Tiên nữ một bài pháp ngắn gọn trong mấy câu kệ, để cho vị Tiên nữ đó hiểu thấu. Đức Phật mới nói như vậy: “Không thấy rõ ái dục, mới hướng vào ái dục. Ảo tưởng về ái dục, đưa người về cửa chết. Trừ dục vượt ba ngã, tâm lặng hết mong cầu. Mọi ưu phiền cởi bỏ, đời này và đời sau”. 

Các bạn thân mến, sau khi Tiên nữ nghe Đức Thế Tôn nói bài kệ thật ngắn, bao trùm mọi ý nghĩa về ái dục, thì mới hiểu được ái dục trong cuộc đời. Tất cả những gì trước ngưỡng cửa của thần chết, đều không thể thiếu bạn, bạn vượt lên được ba nơi đen tối nhất trong cuộc đời đó là: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, tam đầu khổ rồi để làm gì. Bạn như một người dũng sĩ nhẹ nhàng, âm thầm nhưng dũng mãnh vô cùng, tự cởi trói, cởi bỏ mọi phiền toái của bạn trong đời này và đời sau. Cho nên theo Đức Phật, chúng ta từ bỏ dục lạc của cuộc đời, chính vì ta nhìn rõ, chứ không phải nhìn sai, nếu ai nhìn không rõ càng vướng vào ái dục.

Ái dục tức là sự đắm chìm vào dục lạc của cuộc đời như vấn đề ăn. Ái dục không hẳn chỉ về thân xác giữa nam và nữ. Khi chúng ta đắm chìm trong ăn uống đó là dục, có thể giết chết cuộc đời, mà hiện trạng này thấy rất nhiều ở các Nước Á Đông của chúng ta, hoặc ở trên thế giới ở đâu có con người. Vấn đề dục lạc trong ăn uống, đắm chìm nhất là khi đang bắt được một cái gì đó, thường hay bị đắm đuối trong vấn đề ăn và uống.

Các bạn cứ thử xem, trong một buổi chiều khoãng từ 5, 6, 7 giờ, các bạn sải chân đi dạo phố. Trên đường xá, góc phố nào cũng có quán ăn, quán nhậu. Con người sau một ngày lao động cực khổ, lại lao vào quán nhậu, quán ăn phung phí sức khỏe, khí lực; phung phí tiền tài, thời gian không còn gần gũi với vợ, con cái nữa. Không hẳn chỉ có đàn ông, phụ nữ ngày nay cũng đắm chìm trong vấn đề ăn uống đó, sự đắm chìm trong ăn uống cũng là một thứ ái dục, dục lạc mà con người khó cưỡng lại được.

Đó là nói về vấn đề ăn uống, còn vấn đề danh, chúng ta đã đắm chìm trong danh. Nhiều người bán bỏ lương tâm, bổ báng với Cha Mẹ để có được danh lợi, bán rẻ danh dự của bản thân, để miễn làm sao có quyền danh trong xã hội. Đó là một thứ dục lạc mà có người có thể bàn rẻ bản thân, để chiếm cảm tình thăng tiến trên công danh sự nghiệp. Họ bán rẻ tất cả lương tâm, linh hồn, để có được tiền tài, danh vọng và những bữa ăn ngon thịnh soạn, ăn mặc phải là những mặt hàng có tên tuổi, xử dụng cho nó oai, cao, có đẳng cấp.

Những lục dục, những thú vui dục lạc ở đời như vậy ta đắm chìm, bởi ta không thấy được ái dục đó. Sự đắm chìm vào trong năm ái dục đó là: tình, tiền tài, danh vọng, địa vị và sự ăn uống, ngủ nghỉ thì chúng ta vướng vào mãi, vướng vào mãi, và đó là ảo tưởng về ảo dục, nó không có thực, chỉ là ảo tưởng thôi. Bởi vì trên đời này, những ăn uống, những sự dục như: quần áo có tên tuổi, túi xách có tên tuổi, xe cộ phải là thứ đắc tiền, những thứ đó chỉ là ảo tưởng mà thôi.

Thế nhưng ngày nay, có người, rất nhiều người, không hiểu rõ được đó là ái dục, đắm chìm làm tổn phước báu vì những thú vui hiện tại, nó như là một tia chớp, chợt sáng trong không trung rồi biến mất. Nhưng họ lại hiểu rằng nó không phải như thế, như vị Tiên nữ kia, cho nên họ vẫn tiếp tục đắm chìm.

Phật gọi ai không thấy rõ được ái dục, mới vướng vào ái dục, phải nhớ rằng ái dục đó chỉ là ảo tưởng và ái dục trong ảo tưởng đưa người ta vào cửa chết, mà thực sự nếu ta dính vào sẽ bị đọa địa ngục, đọa ngạ quỷ súc sanh, bởi vì ta mất phước báu để vượt lên tiên cảnh thiện lành. Còn ai đó mà nhìn rõ được đó chỉ là ái dục ảo tưởng, thì họ chỉ xử dụng những điều cần thiết đó như một phương tiện sống ở đời, như vị Khất sĩ trẻ kia thiểu dục tri túc, lấy trí tuệ của Chư Phật soi sáng tâm mà hưởng được lạc. Lạc của sự thanh tịnh các bạn ạ. Lạc, Ngã, Tịnh, sự vô ngã và bây giờ đi đến ngã của sự thanh tịnh, lạc của sự thanh tịnh, tịnh trong niết bàn an nhiên. Cho nên người đi tu là có ngã và tịnh, có được ngã tướng không dính mắc, có được ngã tướng vô sắc, vô hình, vô tướng. Ngã đó là của người vượt lên trên tất cả, không còn dính mắc, tạm gọi là ngã, nhưng thực ra là vô ngã, đi đến sự vô ngã, đi đến sự an vui hạnh phúc, không dính vào cái tôi, cái tôi phải hưởng lạc thú như vậy hoặc lạc thú như kia. Khi hiểu rõ được như vậy, vị Khất sĩ trẻ đã từ bỏ cuộc sống, xử dụng những thú vui lục dục ở trần gian như người ta định nghĩa, để tiến tới thăng hoa lạc thú ở trong sự tịnh lạc, thiền diệt, món ăn mà cảm thấy được sự an lạc tịch tĩnh trong thiền diệt, không phải là món ăn của thân xác, đồng tiền, vật chất, danh vọng, địa vị, của nhà cửa, của những món hàng cao cấp đó, mà sự cao cấp nhất trong sự hưởng lạc của sự tịch tĩnh, đó chính là tâm. Tâm hiểu rõ ái dục ở đời để buông bỏ, để trừ được ba con đường rớt xuống, đó là địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh, thì tâm người đó tĩnh lặng như hồ thu trong suốt, không gợn sóng, để chúng ta có thể nhìn xuyên suốt xuống dưới đáy, để từ đó mọi ưu phiền, khổ não và tất cả những gì mang tới cho chúng ta những nỗi niềm gọi là gây ra sự đớn đau vô cùng, ta sẽ thấu để cởi bỏ nó, để cho đời này hay đời sau chúng ta luôn hạnh phúc.

Các bạn thân mến, trên con đường tầm cầu sự hạnh phúc trong sự tĩnh và an lạc nơi cửa Phật thường chúng ta dễ bị cám dỗ bởi ngũ dục, như vị Khất sĩ kia từ bỏ cuộc đời tìm giá trị thiện chân nơi Đức Phật để có được sự tĩnh lặng thì vị Tiên nữ đến cám dỗ kéo đi, chúng ta cũng bị như vậy thường xuyên lắm, nhưng các bạn hãy nhớ lời Đức Phật qua câu kệ Bảo Thành nhắc lại, để chúng ta hiểu rằng con đường tu không phải là từ bỏ dục lạc của thế gian, nhưng mà để thăng hoa dục lạc của thế gian trong sự tịch tĩnh của tâm không vướng mắc, dính mắc.

Đức Phật nói: Không thấy rõ ái dục mới vướng vào ái dục. Ảo tưởng về ái dục, đưa người về nẽo chết.

       Trừ dục vượt ba ngã.
       Tâm lặng hết mong cầu
       Mọi đau phiền cởi bỏ
       Đời này và đời sau

Cám ơn các bạn đã nghe Bảo Thành. Chúc các bạn luôn an vui.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts