Search

Bảo Diệu Tâm đánh máy

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Mu A Mu Sa.

Con nguyện mười phương chư Phật ban rải năng lượng đại từ đại bi tới muôn loài chúng sanh.

Bảo Thành kính chào các bạn.

Hôm nay Bảo Thành muốn vô trực tiếp một câu chuyện để gợi ý về một sự việc, một ý thức trong cuộc sống, một cách giao tế, một cách xử thế trong cuộc đời, hay nói đúng hơn, một chân lý sống, một triết lý sống. Các bạn hãy theo dõi câu chuyện này, chắc chắn các bạn sẽ hiểu ngay khi Bảo Thành kể câu chuyện này. Câu chuyện kể rằng vào thời quá khứ, có hai nhà vua láng giềng, hai quốc độ ở gần với nhau. Nhưng hai ông vua này có một ông cứ muốn lấn chiếm quốc độ kia, muốn tiêu diệt ông vua láng giềng, muốn xua quân tới để chiếm đóng, để tiêu diệt, để gọi là với cái danh mở mang bờ cõi, con dân sống hạnh phúc. Nhưng mà các bạn biết đó, để mở mang bờ cõi, như cái câu người xưa nói là để có một quốc độ lớn lao, công được một cái thành thì hàng vạn con người phải chết. Hàng vạn vạn những con người phải chết, để có được một thành lũy. Có được một chút đất đai, biết bao nhiêu sinh mạng phải chết.

Cái khác biệt của câu chuyện này không phải là cuộc chiến giết chết người, mà là một sự xử thế rất là đặc biệt. Là hai ông vua đó, láng giềng đó, ông vua láng giềng này muốn chiếm đoạt và tiêu diệt ông vua kia. Phước báu thay là có một ông vua tu. Ông ấy có tu, ông ấy hiểu được tâm thiện, ông hiểu được tất cả là vô thường. Do đó ông không theo sự khích động của ông vua kia mang quân đi để đánh, hoặc là mang quân giao chiến. Mà ông ấy từ bỏ ngôi vua để hai vợ chồng hoá thành người dân thường, đi sống một đời thường và gửi người con duy nhất của mình cho một người khác nuôi, để tránh sự trả thù, hoặc là hận thù, hoặc là muốn tiêu diệt của ông vua kia. Cho nên vợ chồng đi một đường để được sống, nhường ngôi vua, bỏ ngôi vua không cần quốc gia nữa, để bình thường như không có vua, đứa con thì gửi đi. Ông vua láng giềng khi xâm chiếm thấy bên này không có vua, không có quân, giải tán hết rồi thì lấy nước một cách rất là bình thường, vui và hạnh phúc. Không xảy ra chiến tranh. Ông vua kia đã từ chức, đã từ bỏ quân đội và cũng nói quân đội bỏ hết. Dân chúng cứ lãnh nhận sự xâm chiếm của nước láng giềng để sống.

Nhưng ông vua này khi chiếm được nước đó rồi, thì suy nghĩ của con người sợ, sợ rằng ông vua kia có thể yếu thế, mai danh ẩn tích, để chờ ngày phản công giết lại ta, cho nên ông đã tìm đủ mọi cách để truy tìm. Cuối cùng cũng truy tìm được hai vợ chồng của ông vua, giết chết vua và hoàng hậu. Giết chết luôn tức là xua đuổi, giết hết không để gốc gác gì còn tồn tại truy diệt, giết tận. Nhưng mà không tìm ra được đứa con. Hoàng tử được vua cha và hoàng hậu gửi gắm đâu đó nên ông vua không tìm thấy. Rồi ông vua này chiếm quốc độ đó, sống ở đó an vui, tốt đẹp, bởi nay quốc gia đã thịnh vượng lớn hơn. Một hôm ông ta nghe thấy có một người biết đánh đờn thật là hay, thật là giỏi, ca hát giỏi lắm thì mời người đó vô đánh đờn trong cung vua và ca hát cho vua nghe. Vua được nghe người này hát và đánh đờn. Những khúc nhạc thật là vui và hạnh phúc. Bởi vì người đánh đờn hát này á, không thấy có một chút trong âm thanh của họ có sự oán hờn, giận hờn, luôn luôn khởi lên những vui vẻ và hạnh phúc. Tại sao anh ta có được như vậy. Các bạn biết anh ta là ai không? Anh ta chính là người hoàng tử mà vua cha đã giấu đi. Trong lúc đầu, người Hoàng Tử này cũng muốn lập binh tướng để trả thù, giết hại ông vua giết cha mẹ và chiếm quốc gia của ông ta. Nhưng nhìn lại gương nhẫn nhục từ bỏ vinh danh phú quý, để trở thành người bình thường, để tránh cho trăm họ phải xương tan thịt nát, chết đi, đau khổ vì cuộc chiến, thì anh Hoàng Tử này đã không lập quân đội nữa mà sống hoan hỉ, tập trung vào nghề đàn hát, bởi anh ta có năng khiếu về điều đó. Nhưng đàn hát với năng lượng bình an, hạnh phúc, an nhiên tự tại nên tiếng hát của anh ta, tiếng đờn của anh ta có năng lượng giúp cho con người bình an và hạnh phúc. Thế nên vua mới mời anh ta tới để gảy đàn hát cho vua nghe. Sau khi vua nghe được như vậy vua vui. Bao nhiêu năm tháng dù có chiếm được nước khác rộng lớn, có làm được đủ thứ, nhưng trong lòng không có vui. Nay được như vậy vui lắm. Nhưng mà hỏi ra ông mới nhận biết chính anh đang đánh đờn ca này là cựu nhạc, không có ai oán hận thù, thanh thoát, siêu thoát nhẹ nhàng. Và nhìn tướng hảo của vị Hoàng tử đó khiêm cung, từ tốn, thực có vóc dáng tướng hảo của vị minh quân. Các bạn biết không! Khi vị vua này nhìn ra như vậy thì lại không giết Hoàng tử này. Nghe được tiếng nhạc thì tâm hoan hỉ vui vẻ để từ đó tâm thiện trỗi dậy. Ông vua này sẵn sàng nhường ngôi báu lại cho vị Hoàng tử là con của vị vua và hoàng hậu năm xưa mình tiêu diệt của nước láng giềng nên ngôi vua. Và vị Hoàng tử này đã lãnh nhận ngôi báu, ngôi vua đó trị vì thiên hạ trong thái bình.

Các bạn thân mến! Cuộc đời của chúng ta không thể làm được chuyện như ông vua kia nhường ngôi. Mình cứ thử trong cuộc đời, họ lấn mình một câu là mình đáp lại ba, bốn câu. Bởi cuộc đời nó đã dạy cho chúng ta, luôn luôn chống trả lại. Anh đánh tôi một đánh, tôi phải đánh anh lại. Anh lấy của tôi một, tôi lấy của anh mười. Chống trả như vậy, hận thù như vậy, cứ thù qua thù lại. Nhưng là người con Phật, Đức Phật dạy: Tất cả các Pháp đều vô thường sanh diệt. Vị vua và hoàng hậu kia đã thấy được vòng đời sanh diệt, ngôi báu không trường tồn nên sẵn sàng từ bỏ. Chúng ta không phải là từ bỏ ngôi nhà, tiền tài danh vọng, mà ở mức độ tu để cho tâm hoan hỉ thôi. Tức là từ bỏ những cuộc tranh luận, đấu đá bằng ngôn ngữ, tranh giành tiền tài danh vọng ảo. Chúng ta có dám từ bỏ hay không? Khó lắm các bạn ơi. Ông vua kia làm được. Hoàng Tử kia làm được. Và ông vua nọ chiếm được nước láng giềng cuối cùng cũng theo gương của vị vua kia làm được. Bởi họ đã nhận ra cuộc đời sau những năm tháng bồng bềnh trên danh vọng, tất cả là hão huyền, là ảo tưởng, là vô thường sanh diệt cho nên bỏ được. Nhận thức được sự vô thường trong các pháp, chúng ta mới có thể từ bỏ được, từ bỏ để sống an vui, từ bỏ để sống tịnh tĩnh, từ bỏ để cho người, cho muôn người không phải đổ máu không phải nát thịt, không phải tranh giành đấu đá, từ bỏ để giữ được sự hòa bình.

Câu hỏi làm sao tôi có thể từ bỏ sự xâm chiếm của người khác, sự tranh giành của người khác. Ví dụ, khi các bạn đang nói chuyện, một ai đó dùng ngôn ngữ theo những thuật ngữ thô ác áp đảo bạn. Bạn làm sao có thể buông được, bỏ được, dừng lại chỗ đó để an vui? Nếu bạn không bỏ được, không từ bỏ bạn sẽ đấu bằng ngôn ngữ. Ngôn ngữ ác không dùng ta sẽ dùng ngôn ngữ thô ác hơn. Thế đấy! Rồi đâm ra tranh giành đánh nhau. Đức Phật dạy, người thực sự có thể dừng và buông bỏ, sẵn sàng bước xuống để người khác sống hạnh phúc, là người hiểu được lý của trời đất, đạo của nhân quả. Người đó sẽ tịnh tĩnh và an vui. Trong lòng không có một chút thù hận, làm sao để thực hiện được điều đó các bạn. Pháp môn của chư Phật dạy là Pháp môn quán chiếu. Chúng ta phải quán chiếu vô thường, vạn pháp vô thường, khởi âm hoan hỉ sống tịnh tĩnh. Khi chúng ta quán vô thường thì đơn giản. Chúng ta chỉ cần hít vào và thở trong chánh niệm. Chúng ta nhìn rõ tất cả những gì đã có mà đã mất. Thì chúng ta biết không có gì tồn tại được hết. Đó, nhìn rõ từ Cửu Huyền Thất Tổ ông bà mình tới rồi đi, cha mẹ mình tới rồi đi, những người thân tới rồi đi. Đi ở đây tức là sinh ra đời chết, khỏe rồi yếu. Không có gì tồn tại mãi được. Cái tới, cái đi, nó vô thường, ta không làm chủ được nó. Cho nên chẳng có gì phải ôm giữ, miễn là khi ta buông điều đó ta phải gắn liền với hơi thở thực tập miên mật, tức là công phu hít vào thở ra quán chiếu Pháp vô thường. Để làm gì các bạn biết không? Để các bạn dễ dàng buông bỏ những cuộc tranh chấp cho cuộc đời. Đức Phật dạy như vậy: Chiến thắng thì gây khổ đau, chiến thắng gây hận thù. Thất bại cũng gây hận thù. Thất bại cũng gây khổ đau. Chiến thắng thì gây hận thù, thất bại thì gây khổ đau. Ta đứng ở ngoài vòng chiến bại của cuộc đời tâm ta tịnh tĩnh an nhiên tự tại. Nếu như ông vua kia không nhường ngôi, mà đánh đấu với ông vua láng giềng này, thì không biết bao nhiêu vạn người tan xương, nát thịt, đổ máu chồng chất, xương khô ở cửa thành. Mà giả sử như có một trong hai người thắng thì sẽ gây hận thù vô lượng kiếp. Mà giả sử như người thua thì sẽ đau khổ đến tận cùng. Đau khổ dữ lắm. Sao ta có thể thắng để gây hận thù mà làm cho người thua phải đau khổ mãi. Thắng thua ở đời không có quan trọng. Thắng thua cái tôi của mình mới là quan trọng. Chiến thắng được cái tôi của mình mới là quan trọng các bạn ạ. Trong gia đình nhỏ bé có vợ chồng, nếu vợ và chồng có thể chiến thắng được cái tôi của mình, để biết nhường chỗ, để biết bước xuống cho chồng hoặc cho vợ ngồi lên ngôi báu của hạnh phúc, của bình an, của sự tương hoà, hoà hợp với cuộc sống thì gia đình đó sẽ hạnh phúc. Bởi người vợ biết nhường, người chồng nhất định cũng sẽ biết nhường sau này. Như ông vua kia được ông vua nọ nhường bỏ đi, mặc dù giết chết ông rồi đó, nhưng mà sau này nhìn lại người con của vị vua kia, vị Hoàng tử đó, thì cũng nhường lại thôi.

Cuộc sống nhún nhường giữa vợ chồng mà biết nhìn rõ như vậy. Sống trong hơi thở chánh niệm, quán chiếu Pháp vô thường, xiển dương niềm hạnh phúc, biết nhún nhường nhau, không có dùng sự chiến thắng giữa người và ta, mà dùng sự chiến thắng giữa tôi với bản ngã của mình. Trong sự huân tu với hơi thở chánh niệm, quán chiếu vô thường thì nhất định cuộc sống của vợ chồng sẽ luôn hạnh phúc. Cuộc sống của gia đình vợ chồng, con cái sẽ luôn hạnh phúc. Cuộc sống của gia đình ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cái và cả nhân quần xã hội luôn hạnh phúc. Bởi ai ai cũng thấy tất cả các Pháp, các cảnh, cái gì có, cái gì tới, cái gì đi đều là vô thường. Nên biết nhường để bảo vệ sự hòa hợp sẽ an vui cho mọi người.

Chúc các bạn sống trong hơi thở chánh niệm, quán chiếu Pháp vô thường, chiến thắng được cái tôi bản ngã của mình trong từng hơi thở chánh niệm vào ra.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Mu A Mu Sa.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts